Mĩ thuật - Lược sử hội họa cổ điển của Tây Phương
Cho đến thời Phục Hưng, Họa sĩ theo hình thức Tự Nhiên (Naturalism) nghĩa là Họa hình đối
tượng có thật (hiện tại hay quá khứ) trong trạng thái tự nhiên của nó. Nó khác với hình thức
Tượng Trưng (Symbolism), nghĩa là Họa hình thể nào đó để bày tỏ ý tưởng và cảm xúc của họa
sĩ. Hình thức Tự Nhiên tiếp tục cho tới cuối thế kỷ 19. Bắt đầu thế kỷ 20, Hội Họa bắt đầu có
thêm Hình thức Tượng Trưng.
Hội Họa khác với Họa khi kết cấu của bức họa có "3 chiều" (3-dimensional).
Để cho bức họa có có "3 chiều", họa sĩ dùng những phương pháp ghép Phối Cảnh (Perspective)
và để rõ hơn còn dùng thêm Kỹ thuật "Chiaroscuro" (Kỹ thuật Đậm-Nhạt). Phối Cảnh là phương
pháp Hội Họa thể hiện không gian của đối tượng trên mặt tranh. Phương pháp Phối Cảnh có
nhiều thay đổi theo thời gian.
Đối tượng trong một bức họa có thể là nhân vật hay phong cảnh.
Hình của nhân vật (đại đa số là con người) trong bức họa gồm có khuôn mặt, thân thể và
trang phục. Chân dung là trong bức họa chỉ có 1 nhân vật thường là khuôn mặt. Hình của nhân
vật có khi biểu lộ cảm xúc (bắt đầu từ thời Phục Hưng).
Hình của phong cảnh trong bức họa có thể là tập hợp (nhiều) nhân vật (kiểu Gothic) hay
thành phố hay thiên nhiên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mĩ thuật - Lược sử hội họa cổ điển của Tây Phương
LƯỢC SỬ HỘI HỌA CỔ ĐIỂN CỦA TÂY PHƯƠNG (Phan Thượng Hải) Cho đến thời Phục Hưng, Họa sĩ theo hình thức Tự Nhiên (Naturalism) nghĩa là Họa hình đối tượng có thật (hiện tại hay quá khứ) trong trạng thái tự nhiên của nó. Nó khác với hình thức Tượng Trưng (Symbolism), nghĩa là Họa hình thể nào đó để bày tỏ ý tưởng và cảm xúc của họa sĩ. Hình thức Tự Nhiên tiếp tục cho tới cuối thế kỷ 19. Bắt đầu thế kỷ 20, Hội Họa bắt đầu có thêm Hình thức Tượng Trưng. Hội Họa khác với Họa khi kết cấu của bức họa có "3 chiều" (3-dimensional). Để cho bức họa có có "3 chiều", họa sĩ dùng những phương pháp ghép Phối Cảnh (Perspective) và để rõ hơn còn dùng thêm Kỹ thuật "Chiaroscuro" (Kỹ thuật Đậm-Nhạt). Phối Cảnh là phương pháp Hội Họa thể hiện không gian của đối tượng trên mặt tranh. Phương pháp Phối Cảnh có nhiều thay đổi theo thời gian. Đối tượng trong một bức họa có thể là nhân vật hay phong cảnh. Hình của nhân vật (đại đa số là con người) trong bức họa gồm có khuôn mặt, thân thể và trang phục. Chân dung là trong bức họa chỉ có 1 nhân vật thường là khuôn mặt. Hình của nhân vật có khi biểu lộ cảm xúc (bắt đầu từ thời Phục Hưng). Hình của phong cảnh trong bức họa có thể là tập hợp (nhiều) nhân vật (kiểu Gothic) hay thành phố hay thiên nhiên. Hội Họa Tự Nhiên giữ độc quyền trong suốt lịch sử Hội Họa cổ điển của Tây Phương (thế kỷ 14 cho tới hết thế kỷ 19) gồm: Phục Hưng, Baroque, Rococo, Tân Cổ Điển, Lãng Mạn, Ấn Tượng và Hậu Ấn Tượng. PHỤC HƯNG Ở Ý (ITALIAN RENAISSANCE) Thời Phục Hưng bắt đầu từ thế kỷ 14 cho đến thế kỷ 17. Đề tài của bức họa là từ Thánh Kinh, Thần thoại Hy Lạp, lịch sử thời Trung Cổ và quí tộc đương thời; rất hiếm khi từ người thường. Hình nhân vật là thông thường nhứt. Hiếm khi có hình phong cảnh, thường là gồm nhiều nhân vật như trận chiến... Với nước sơn cũ, họa sĩ ở Florence, Rome và Parma thường chú trọng đến "vẽ" nhưng từ khi sáng chế ra nước sơn dầu, họa sĩ ở Venice chú trọng về "sơn" hơn là "vẽ". 1) Florence * Nền Hội Họa ở Florence khởi đầu cho thời Phục Hưng, nó bắt đầu từ Giotto. Giotto cố gắng tạo ra "3 chiều" trong bức họa, khác với thầy mình là Cimabue. Tuy có tiến bộ nhưng ông chưa thành công. Giotto là họa sĩ bắt đầu vẽ hình nhân vật biểu lộ tình cảm. Các họa sĩ ở Florence trong thời Phục Hưng chỉ chú trọng đến "vẽ". Masaccio và Uccello bắt đầu dùng Phối Cảnh Đường Thẳng (Linear Perspective) và riêng Masaccio còn sáng tạo ra Chiaroscuro (kỹ thuật Đậm-Nhạt). Đặc tính "3 chiều" của bức họa giữ độc tôn trong ngành Hội Họa cho đến đầu thế kỷ 20 khi có phái Lập Thể (Cubism) của Picasso. (Madonna and Child enthroned with six angels/Cimabue): Hình "2 chiều" 1270 (The Battle of San Romano/Uccello): Hình "3 chiều" với Phối Cảnh Đường Thẳng 1432 Masaccio cũng nâng cao kỹ thuật vẽ hình khuôn mặt, thân thể con người và trang phục cho các họa sĩ Florence về sau. Tu sĩ Fra Angelico, Tu sĩ Fra Filipo Lippi và Mantegna cũng như Uccello chỉ dùng Phối Cảnh Đường Thẳng (cũng đủ tạo ra hình có "3 chiều" cho 1 bức họa). Tu sĩ Fra Filipo Lippi vẽ khuôn mặt người rất tế nhị. Mantegna vẽ hình thân thể con người vững chắc hơn, như hình những bức tượng điêu khắc. Từ Piero della Francesca và môn đệ là Gozzoli, các họa sĩ ở Florence đều dùng cả 2: Phối Cảnh Đường Thẳng và Chiaroscuro. Cimabue (1240-1302) Giotto di Bondone (1267-1337) Masaccio tên thật là Tommaso di Ser Giovani di Mone (1401-1428) Fra Angelico tên thật là Guido di Pietro (1395-1455) Paolo Uccello tên thật là Paolo di Dono (1397-1475) Fra Filippo Lippi (1406-1469) Piero della Francesca tên thật là Pieri dei Benedetto Franceschi (1422-1492) Benozzo Gozzoli (1421-1497) Andrea Mantegna (1430-1506) (St Sebastian/Mantegna) 1459 * Verrocchio tiến bộ hơn Mantegna trong "vẽ" hình thân thể con người, khởi đầu cho những bức họa "cơ thể học" của Michelangelo sau nầy. Verrocchio có 3 môn đệ là Ghirlandaio, Botticelli và Leonardo da Vinci. Ghirlandaio vẽ không khác Verrocchio nhưng Đề tài của ông là "Người ngoài đời" trong giới quí tộc không phải từ Thánh Kinh hay Thần thoại Hy Lạp. Ông đặc biệt có những bức họa Chân Dung cũng như Tu sĩ Fra Filipo Lippi. Botticelli cũng vẽ hình người (thân thể) vững chắc như Mantegna (và Masaccio) nhưng ông chú trọng tới nét vẽ rõ ràng (ở chu vi) và có khuynh hướng Cầu Kỳ (Mannerism). Leonardo da Vinci không khác Verrocchio nhưng ông sáng tạo ra Phối Cảnh Không Gian (Aerial Perspective) và đi ngược với Botticelli: không dùng nét vẽ rõ ràng khi vẽ hình nhân vật (đó là kỹ thuật Sfumato được sáng tạo từ Leonardo). Phối Cảnh Không Gian khi nước sơn dầu ra đời thay thế Phối Cảnh Đường Thẳng. (The Birth of Venus / Botticelli) 1485 (Mona Lisa / Leonardo da Vinci) 1503-1506 Sau những họa sĩ trên, Bronzino ở Florence nhưng lại vẽ giống Michelangelo (ở Roma). Từ Tu sĩ Fra Bartolommeo, sau khi có nước sơn dầu, các họa sĩ Florence đổi qua chú trọng về "sơn" thay vì chú trọng về "vẽ". Andrea del Verrocchio tên thật là Andrea di Cioni (1435-1488) Domenico Ghirlandaio (1448-1494) Sandro Botticelli tên thật là Alesandro di Maciano (1444-1510) Leonardo da Vinci (1452-1519) Fra Bartolommeo tên thật là Baccio della Porta (1472-1517) Bronzino tên thật là Agnolo di Cosimo (1503-1572) 2) Roma Hội Họa ở Roma bắt đầu sau Florence. Nó có 3 họa sĩ nổi danh là Raphael, Michelangelo và Piombo. Tất cả đều "vẽ" như họa sĩ cùng thời ở Florence. Michelangelo dùng Phối Cảnh Đường Thẳng và Chiaroscuro như Masaccio của Florence để vẽ hình nhân vật ở Sistine Chapel nhưng hình "cơ thể học" của ông về thân thể là đặc sắc nhất. Khuynh hướng Cầu Kỳ cũng thấy trong những bức họa nhân vật nầy của Michelangelo. Cũng dùng Phối Cảnh Đường Thẳng nhưng Raphael đổi Chiaroscuro của Masaccio thành ra kỹ thuật Chiaroscuro của riêng mình, khéo léo hơn (gọi là Raphael's subtle Chiaroscuro). Piombo là họa sĩ hàng đầu ở Roma sau khi Raphael qua đời. Ông chú trọng nhiều về vẽ chân dung như ... Murrillo thì "sơn" giống như Rubens nhưng Velazquez lại sơn theo kiểu Rembrandt, nhẹ nhàng hơn nên nổi tiếng nhứt trong 3 người. (La Meninas / Velazquez) 1656 Francisco Zubarán (1598-1664) Bartolomé Estaban Murillo (1617-1682) Diego Rodriguez de Silva y Velázquez (1599-1660) * Như vậy các Họa sĩ họa Nhân Vật của Baroque gồm có: "vẽ" từ Ý và "sơn" từ Hòa Lan và Spain. Hình thể của Nhân Vật được "vẽ" vững chắc từ Caravaggio và "sơn" cũng vững chắc từ Rubens (sơn dầy) như các họa sĩ "vẽ" thời Phục Hưng ở Ý. Tất cả đều dùng Phối Cảnh Caravaggio và Hình Nhân Vật mang rất nhiều tình cảm. Đó là những đặc điểm của Hội Họa Baroque. Thực tế nó có kiểu "vẽ" Caravaggio (Caravaggesque) và kiểu "sơn" Rubens là tiêu biểu. Về Đề tài, ngoài Thánh Kinh, Thần thoại Hy Lạp và giới quí tộc còn có Trưởng giả và người bình dân. Đối tượng trong hình đều là người thật như thời Phục Hưng ở Bắc Âu và đặc biệt bắt đầu có dùng nhiều người ngồi làm mẫu. Caravaggio vẽ Tửu Thần Bacchus nhưng dùng 1 đĩ đực làm người mẫu trong bức họa nổi tiếng "The Young Bacchus" (1596). 2) Hình Phong Cảnh Trong thời kỳ Baroque có các họa sĩ "sơn" Phong Cảnh hoàn toàn Thiên Nhiên (khác với thời kỳ Phục Hưng), dùng Phối Cảnh Không Gian và Chiaroscuro. Từ Carracci, có những họa sĩ: Poussin ở Pháp cũng như Carracci với những Phong Cảnh Thiên Nhiên tưởng tượng đúng như từ Thần thoại Hy Lạp Claude ở Roma với những Phong Cảnh Thiên Nhiên của Ý và bờ biển Amalfi (của Ý). Bức họa của ông có vẻ phóng đại (với không gian cao rộng và ánh sáng mù mờ). Both ở Hòa Lan với những Phong Cảnh Thiên nhiên hổn hợp của Ý (Roman campagna) và Hòa Lan. Bức họa của ông luôn trung thực với cảnh vật làm mẫu. Van Ruysdaele, Jan Van Goyen và Cuyp ở Hòa Lan cũng họa Cảnh đẹp và yên bình của Hòa Lan một cách trung thực như Both. (The four season: summer or Ruth and Boaz / Poussin) 1660 (Seaport at Sunset / Claude) 1639 (Southern landscape with a ruin / Both) Nicolas Poussin (1594-1665) Claude Lorrain tên thật là Claude Gallée (1600-1682) Jan Both (1618-1658) Salomon Van Ruysdaele (1600-1670) Aelbert Cuyp (1620-1691) ROCOCO Hội Họa chuyển sang một hướng, kiểu và bản chất mới: phù phiếm (frivolous) và có khi có thêm dâm đãng (erotic) để thỏa mãn giới trưởng giả lúc bấy giờ. Đó là Rococo, nó muốn tách ra khỏi giáo luật của Hội Thánh và chú trọng tới cá nhân Con người . Nó chính thức bắt đầu từ triều đình của vua Louis XV với họa sĩ Watteau và Boucher cho đến cuối thế kỷ 18. 1) Hình Nhân Vật * (Madame de Pompadour / Boucher) 1756 Bức họa Rococo có Hình Nhân Vật mang đặc tính phù phiếm xa hoa trong cách trang sức và trang hoàng và còn thêm "dâm đãng" (riêng với Boucher và môn đồ là Fragonard ở Pháp và Ricci và ở Ý). Họa sĩ Rococo đều "sơn" và theo giống như kỹ thuật của Baroque. Watteau, Boucher và Fragonard ở Pháp và Gainsborough và Sir Reynolds ở Anh "sơn" dầy theo kỹ thuật Baroque của Rubens. Đối tượng là Người trong giới trưởng giả. Ricci và Tiepolo ở Ý theo kỹ thuật Baroque nhưng "sơn" nhẹ nhàng, tự do như Titian và rất nhẹ như Veronese. Đối tượng của họ là nhân vật trong Thần thoại Hy Lạp. West ở Mỹ dùng Rococo để "sơn" Nhân Vật trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc. Jean Antoine Watteau (1684-1721) Francois Boucher (1703-1770) Jean Honoré Fragonard (1732-1806) Thomas Gainsborough (1727-1788) Sir Joshua Reynolds (1723-1792) Sebastiano Ricci (1650-1734) Giovanni Battista Tiepolo (1696-1770) Benjamin West (1738-1820) (Colonel Acland and Lord Sidney, the Archers / Sir Reynolds) 1769 * Hogarth, Bruegel (ở Anh) và Longhi (ở Ý) cũng "sơn" Hình Nhân Vật theo kiểu phù phiếm của Rococo nhưng với mục đích châm biếm một cách hài hước. Hogarth dùng đối tượng ở mọi giai cấp với mục đích khôi hài trong bức họa Bruegel dùng đối tượng là nông dân và mô tả thẳng thừng (như lúc họ đánh nhau hay đứng đái...) Longhi dùng đối tượng là giới quí tộc trưởng giả với mục đích chế giễu nhẹ nhàng những người nầy thể hiện trong bức họa. William Hogarth (1697-1764) Pietro Longhi tên thật là Pietro Falca (1702-1785) (The Ridotto in Venice/Longhi) 1750 * Stubbs "vẽ" Hình Thú Vật giống như Leonardo và Phục Hưng Ý "vẽ" Hình Nhân Vật. George Stubbs (1724-1806) * Vẫn còn theo Baroque như Carraci, Solimena ở Napoli "vẽ" những Thiên thần trong Thánh Kinh và Thần thoại Hy Lạp và Chardin ở Pháp "vẽ" những thường dân và tĩnh vật (Still Life). Francesco Solimena (1657-1747) Jean Baptiste Siméon Chardin (1699-1779) 2) Hình Phong Cảnh * Zuccarelli (và Gainsborough) ở Anh và Robert ở Pháp là những họa sĩ của Phong Cảnh Thiên Nhiên theo kiểu Rococo. Trong bức họa, phong cảnh thiên nhiên ở đằng sau và ở đằng trước là Hình Nhân Vật trong phong thái phù phiếm. Đối tượng của Robert lại là Cảnh Thần thoại Hy Lạp. Họ cũng như Altdorfer và Cranach the Elder ở Đức và Bruegel ở Antwerp (vào thời Phục Hưng) không hoàn toàn là họa sĩ của Phong Cảnh Thiên Nhiên (Landscape). Francesco Zuccarelli (1702-1788) Hubert Robert (1733-1808) (Mc Beth and the Witches / Zuccarelli) 1760 (Return of the Bucintoro to the Molo on Ascension Day/Canaletto) 1729-1732 * Tính cách phù phiếm xa hoa của Rococo tạo ra những họa sĩ "sơn" Cảnh Thành Phố (Cityscape) ở Ý. Canaletto và Guardi họa thành phố Venice với một kỹ thuật là "Camera Obscura" để phản ánh thành phố. Panini họa thành phố Roma. Ông dùng kỹ thuật gọi là "Capricio": góp tất cả những chỗ vào trong bức họa tùy theo ý tổ chức của họa sĩ (mặc dù không có thật). Nó còn gọi là "Kiểu Kịch Nghệ" (Theatrical Style). Canaletto tên thật là Giovanni Antonio Canal (1697-1768) Francesco Guardi (1712-1793) Giovanni Paolo Panini (1691-1765) NEO CLASSICAL Neo Classical tiếp theo Rococo ở Pháp với David và Vigée-Lebrun. Họa sĩ "vẽ" Hình Nhân Vật giống như những bức tượng Thần Hy Lạp với bắp thịt và đường nét rõ ràng và dùng Chiaroscuro. Ingres (cũng ở Pháp) tiếp tục vào đầu thế kỷ 19 cũng "vẽ" giống như Raphael những Thần Hy Lạp (thêm phần dâm đãng). Jacques Louis David (1748-1825) Élizabeth Louise Vigée-Lebrun (1755-1842) Jean Auguste Dominique Ingres (1780-1867) (The Death of Marat / David) 1793 LÃNG MẠN (ROMANTISM) Tới thế kỷ 19, kỹ thuật Hội Họa đã hoàn chỉnh: "sơn" dầy như Rubens hay đôi khi mỏng như Titian của Venice thời Phục Hưng và Phối Cảnh như Masaccio thời Phục Hưng hay Caravaggio. Do đó, họa sĩ đổi qua tìm đối tượng để bày tỏ tình ý của mình một cách tự do. Cũng do đó Đề tài không còn lấy từ Thánh Kinh hay Thần thoại Hy Lạp và hơn nữa giới quí tộc cũng không còn nữa. Theo phái Lãng Mạn, họa sĩ họa một đối tượng mình lựa chọn để bày tỏ tình ý cá nhân của họa sĩ liên quan tới đối tượng đó hay về một chủ đề nào khác. Đối tượng trong bức họa có thể là Hình Nhân Vật hay Phong Cảnh Thiên Nhiên. Những họa sĩ dùng Hình Nhân Vật là: Goya, Blake, Géricault, De la Croix; Courbet, Millet và Millais. Những họa sĩ dùng Phong Cảnh Thiên Nhiên là: Constable, Turner, Friedrich, Corot và Church. (Liberty leading the People/Delacroix) 1830 * Goya ở Spain bày tỏ sự sợ hãi của mình về chiến tranh và chính trị của Napoléon và Spain. Kỹ thuật "sơn" theo Baroque của Rubens (và Velazquez). Blake bày tỏ những ý "không tưởng" của mình. Hoàn toàn chống lại Sir Reynolds ở Anh. Géricault, chống lại Neo Classical của David và Ingres ở Pháp, dùng những đối tượng (như trong bức họa "The raft of Medusa" 1830) bày tỏ nhận thức về cái Chết. Kỹ thuật "sơn" theo Baroque của Rubens De la Croix ở Pháp dùng những đối tượng (như trong bức họa "Libery leading the people" 1819) bày tỏ lòng ái quốc anh hùng về cách mạng chính trị ở Pháp. Kỹ thuật "sơn" theo Titian. Khác với những họa sĩ dùng đối tượng Nhân Vật, Friedrich "sơn" Phong Cảnh Thiên Nhiên do mình tạo ra để bày tỏ ý thức tâm linh của mình về cái Chết. Francisco José de Goya y Lucientes (1746-1828) William Blake (1757-1827) Eugène Delacroix (1798-1863) Théodore Géricauld (1791-1824) Caspar David Friedrich (1774-1840) * Kỹ nghệ hóa tạo nên nhiều chủ nhân giàu có mới cho họa sĩ nhưng cũng tạo nên những biến đổi trong cộng đồng xã hội, thêm giai cấp vô sản ở thành thị và cơ khí quá những truyền thống tiểu công nghệ. Để phản ứng lại, ý tình "Nostalgia" xuất hiện: thương nhớ lý tưởng thời Trung Cổ ở thôn quê và những lao động thật thà. Với ý tình "Nostalgia" nầy, họa sĩ mượn đối tượng là Hình Nhân Vật của người thường dân hay nông dân thay vì từ Giáo hội hay giới trưởng giả quí tộc hoặc mượn đối tượng là Phong Cảnh Thiên Nhiên. Những họa sĩ họa Hình Nhân Vật là Courbet, Millet và Millais. Courbet bày tỏ "Nostalgia" nồng nhiệt nhứt, có tính cách Xã hội (Socialism). Millet bày tỏ "Nostalgia" trong sự u buồn. Gustave Courbet (1819-1877) Jean Francois Millet (1814-1875) Sir John Everett Millais (1829-1896) (Bonjour, Monsieur Courbet / Courbet) 1854 Những họa sĩ "sơn" Phong Cảnh Thiên Nhiên nơi quê hương của mình để bày tỏ "Nostalgia" gồm có: Constable và Turner (đều ở Anh) và Corot (ở Pháp). Constable, Turner và Corot, cũng như Both và Ruysdael (của thời Baroque), họa trung thực với cảnh thiên nhiên. Constable có tài "phác họa" (Sketches). Turner có thêm sự yên tịnh của phong cảnh. Corot có thêm "thời tiết" trong phong cảnh. Church, cũng như Claude (của thời Baroque) phóng đại phong cảnh. Church dùng phong cảnh thiên nhiên để bày tỏ lòng tự hào về đất nước Mỹ rộng lớn của mình. John Constable (1776-1837) Joseph Mallord William Turner (1775-1851) Jean Baptiste Camille Corot (1796-1875) Frederick Edwin Church (1826-1900) (Wivenhoe Park / Constable) 1816 (Cross the Wilderness / Church) 1857 * Những họa sĩ trên đây (vẽ Nhân Vật hay Phong Cảnh) theo Hiện Thực (Realism) trong Hội Họa chống đối lại sự xa hoa phù phiếm của Rococo. Với họ, kỹ thuật Sơn hình (điển hình của Rubens) và Phối Cảnh (Phối Cảnh Không Gian cũng như Chiaroscuro) đã hoàn chỉnh nên họ chỉ cần áp dụng để họa những đối tượng nhân vật và phong cảnh thông thường tùy ý muốn và ý thích của mình (không cần phải theo ý của những nhà bảo trợ trong giới trưởng giả). Với cùng đối tượng thông thường như trên, phái Ấn Tượng và Hậu Ấn Tượng cải tiến những kỹ thuật "sơn". ẤN TƯỢNG (IMPRESSONISM) Dùng màu sắc khi "sơn" đối tượng, họa sĩ của Phái Lãng Mạn bày tỏ tình ý cá nhân của mình liên quan tới đối tượng đó hay bày tỏ tình ý cá nhân của mình về một chủ đề (có liên quan tới đối tượng đó). Dùng màu sắc khi "sơn" đối tượng, họa sĩ của Phái Ấn Tượng bày tỏ ấn tượng cá nhân của mình về đối tượng đó tại thời điểm (tạm thời) đó. Như vậy, phái Ấn Tượng (và Hậu Ấn Tượng sau nầy) vào cuối thế kỷ 19 chỉ thay đổi cách "sơn" một bức họa với những đối tượng là người thường hay phong cảnh (thiên nhiên hoặc thành phố) thông thường. Không còn cách "sơn" của Rubens làm kiểu mẫu cho tới lúc nầy. Kỹ thuật của Ấn Tượng Lãng Mạn (Romantic Impressionism) của tất cả các họa sĩ: dùng hiệu quả của Ánh sáng trên Màu sắc từ tâm tình và nhãn quan (của họa sĩ) đúng ngay trong một lúc thoáng qua đó. (Paint the "Flash"). Do đó hình bức họa luôn "mờ". Kỹ thuật của Ấn Tượng Khoa Học: Seurat dùng những điểm chấm của màu sắc thay vì "sơn" thông thường để tạo nên sự giao động giả tưởng của nhãn quan. (Impression, soleil levant / Monet) 1872 Những đối tượng thông dụng: Phong Cảnh Thiên Nhiên: Monet, Whistler Phong Cảnh Thành Phố: Pissaro, Toulouse-Lautrec (họa cảnh Moulin Rouge), Hassam Nhân Vật: Manet, Degas, Renoir, Toulouse-Lautrec (họa Bohémiens), Seurat. Tất cả họa sĩ đều là người Pháp ngoại trừ Whistler (người Anh) và Hassam (người Mỹ, phái Ấn Tượng của đầu thế kỷ 20). (Le boulevard de Montmartre, matinée de printemps/Pissaro) 1897 Phái Ấn Tượng theo lối họa của Hokusai ở Nhật Bản. Phái có tên Ấn Tượng từ bức họa của Monet tựa đề là "Ấn tượng: Ánh sáng mặt trời" (Impression: Sunlight) 1872. Riêng Renoir có phần "dâm đãng" do chịu ảnh hưởng của Boucher. Pissaro là thầy của Gauguin và Cézanne (thời kỳ Hậu Ấn Tượng). Claude Monet (1840-1926) Édouard Manet (1832-1883) Camille Pissaro (1830-1903) Edgar Degas (1834-1917) Pierre Auguste Renoir (1841-1919) Henri de Toulouse-Lautrec (1864-1901) Georges Seurat (1859-1891) James Abbott Mc Neill Whistler (1834-1903) (Two sisters / Renoir) 1881 HẬU ẤN TƯỢNG (POST IMPRESSIONISM) Có 3 họa sĩ của thời Hậu Ấn Tượng (cuối thế kỷ 19): Van Gogh, Gauguin và Cézanne. Cả 3 đều "sơn" hình Nhân Vật, Phong Cảnh và Tĩnh Vật. Dùng màu sắc khi "sơn" đối tượng, Van Gogh và Gauguin bày tỏ tình ý cá nhân của mình "trong Màu Sắc" bằng kỹ thuật riêng biệt. Đó là kỹ thuật dùng màu sắc "chói lọi" (vivid and brillant) và kỹ thuật sơn màu sắc trên canvas. Van Gogh dùng đối tượng là Nhân Vật hay Vật thông thường thực tế trong khi Gauguin dùng đối tượng dị thường (như những thổ dân ở South Sea islands). Dùng màu sắc khi "sơn" đối tượng, Cézanne bày tỏ hình thể của đối tượng trước nhiều khía cạnh để cho thấy Hình rõ ràng của đối tượng. Ông mở đường cho phái Lập Thể (Cubism) của Picasso. Đối tượng của Cézanne là Nhân Vật hoặc nhứt là Vật thông thường. Vincent Van Gogh (1853-1890) Paul Gauguin (1848-1903) Paul Cézanne (1839-1906) (Self-portrait / Van Gogh) 1889 (The red vineyard / Van Gogh) 1888 (Jas de Bouffan / Cézanne) 1887 (Kết luận) Hội Họa cổ điển của Tây Phương theo chiều hướng Tự Nhiên (Naturalism) phai tàn cùng với thế kỷ 19 vì không còn cạnh tranh nỗi với Nhiếp Ảnh. Hội Họa tân thời từ thế kỷ 20 dần dần chuyển qua Hội Họa Tượng Trưng (Symbolism) với rất nhiều trường phái và kỹ thuật phức tạp. Hơn nữa một bức họa còn diễn tả thêm thời gian thay vì chỉ có không gian. Từ Michelangelo tới Picasso: (The creation of Adam / Michelangelo at Sistine Chapel) 1510 (Guernica / Picasso) 1937: diễn tả nội chiến Spain ở Guernica. PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn Tài liệu tham khảo 1) Painting (Roy Bolton) 2) Related Articles (Wikipedia/Google)
File đính kèm:
- mi_thuat_luoc_su_hoi_hoa_co_dien_cua_tay_phuong.pdf