Luận văn Góp phần phân lập scopolamine từ Cà đôc dược (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae)
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm, ngày 23/02/2005 Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết số 46-NQ/TW
trong tình hình mới trong đó chỉ rõ, nhiệm vụ của ngành Dược cần phải làm
đó là củng cố mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc để ổn định
thị trường về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thuốc
phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Ngày 14/6/2005 Luật Dược
34/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thông qua, ngày 09/08/2006 Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 79/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật dược.
Năm 2007 Bộ Y tế đã ban hành cấp thiết Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT
về nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” hướng đến cung ứng đủ
thuốc đảm bảo chất lượng và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho
người dân. Thông tư số 43/2010/TT-BYT Quy định lộ trình thực hiện nguyên
tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”; địa bàn và phạm vi hoạt động của
cơ sở bán lẻ thuốc. Theo lộ trình này, từ 01/01/2011 tất cả các nhà thuốc phải
đạt GPP và đến 01/01/2013 tất cả các quầy thuốc phải đạt GPP. Trong quá
trình thực hiện, Bộ Y tế có điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với tình hình thực
tế: Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT được thay thế bằng Thông tư số
46/2011/TT-BYT và lộ trình thực hiện theo Thông tư số 43/2010/TT-BYT
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Góp phần phân lập scopolamine từ Cà đôc dược (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae)
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA HỌC −−−−−− LÊ HỒNG THẮM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƢỢC MSSV: 2102482 CẦN THƠ 11–2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA HỌC −−−−−− LÊ HỒNG THẮM GÓP PHẦN PHÂN LẬP SCOPOLAMINE TỪ CÀ ĐỘC DƢỢC (DATURA METEL L.), HỌ CÀ (SOLANACEAE) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA DƢỢC CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. LÊ THANH PHƢỚC CẦN THƠ 11–2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN Năm học 2013-2014 Đề tài: “GÓP PHẦN PHÂN LẬP SCOPOLAMINE TỪ CÀ ĐỘC DƢỢC DATURA METEL L., HỌ CÀ (SOLANACEAE)” LỜI CAM ĐOAN . Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Lê Hồng Thắm Luận văn tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Hóa Dƣợc Đã bảo vệ và đƣợc duyệt Hiệu trƣởng:. Trƣởng Khoa:. Trƣởng Chuyên ngành Cán bộ hƣớng dẫn TS. Lê Thanh Phƣớc Trƣờng Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bộ Môn Hóa Học NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Lê Thanh Phƣớc Đề tài: Góp phần phân lập scopolamine từ Cà độc dƣợc (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae). 2. Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Thắm MSSV: 2102482 Lớp: Hóa dƣợc Khóa: 36 3. Nội dung nhận xét: a. Nhận xét về hình thức của LVTN: ............................................................................................................................. b. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ): Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: ............................................................................................................................. Những vấn đề còn hạn chế: ............................................................................................................................. c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): ............................................................................................................................. d. Kết luận, đề nghị và điểm: ............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày.tháng.năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn Lê Thanh Phƣớc Trƣờng Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Khoa Khoa Học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bộ Môn Hóa Học NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ CHẤM PHẢN BIỆN 4. Cán bộ chấm phản biện: Đề tài: Góp phần phân lập scopolamine từ Cà độc dƣợc (Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae). 5. Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Thắm MSSV: 2102482 Lớp: Hóa dƣợc Khóa: 36 6. Nội dung nhận xét: e. Nhận xét về hình thức của LVTN: ............................................................................................................................. f. Nhận xét về nội dung của LVTN ( Đề nghị ghi chi tiết đầy đủ): Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài: ............................................................................................................................. Những vấn đề còn hạn chế: ............................................................................................................................. g. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia đề tài (ghi rõ từng nội dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có): ............................................................................................................................. h. Kết luận, đề nghị và điểm: ............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày.tháng.năm 2013 Cán bộ phản biện LỜI CẢM ƠN Quá trình thực hiện luận văn này đã giúp em học hỏi đƣợc nhiều kiến thức bổ ích, nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tế hỗ trợ tốt cho công viêc sau này. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay đó là nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, giai đình, bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn: Các thầy cô trong khoa Khoc học Tự nhiên, các thầy cô trong Bộ môn Hóa và cô vấn học tập thầy Ngoan, các thầy cô đã dẫn dắt lớp chúng em trãi qua 4 năm dài quãng đƣờng đại học, đã tận tình giúp đỡ chúng em trong học tập và dạy cho chúng em những kiến thức chuyên nghành thật bổ ích giúp chúng em có thể vững chãi khi bƣớc ra đƣờng đời. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đết thầy Lê Thanh Phƣớc, thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Em cũng chân thành cảm ơn anh Lê Văn Nhã Phƣơng và anh Dƣơng Hoàng Long cùng các anh chị trong công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco đã tận tình chỉ bảo và giúp em có cơ hội tiếp cận công việc thực tế, mở rộng kiến thức chuyên ngành. Cuối cùng, em cảm ơn gia đình và các bạn lớp Hóa Dƣợc K36 đã luôn động viên và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục hình Danh mục bảng Danh mục các từ viết tắt Tóm tắt CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU.................................................................................... 1 CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 2 2.1 Tổng quan thực vật học .......................................................................... 2 2.1.1 Khái quát về họ Cà (Solanaceae) ................................................. 2 2.1.2 Giới thiệu về cây Cà độc dƣợc (Datura metel L.) ........................ 2 2.1.3 Thực vật học ................................................................................. 3 2.1.4 Hình thái thực vật ......................................................................... 4 2.1.5 Sinh thái phân bố và trồng hái ...................................................... 5 2.1.6 Thành phần hóa học ........................... ... hông chạy ra nữa; tiếp tục nạp cho hết lƣợng mẫu chất vào đầu cột. Mở khóa để hạ mực dung dịch mẫu xuống sát mặt thoáng chất hấp phụ, khóa lại, dùng ống nhỏ giọt cho một lƣợng nhỏ 5-10 mL dung môi bắt đầu rửa giải vào đầu cột lại mở khóa để dung dịch chảy ra. Nạp mẫu ở dạng bột khô Nếu chất mẫu không tan trong dung môi loại dung môi lựa chọn để bắt đầu quá trình giải ly cột, vì đây là loại dung môi kém phân cực, thay vì phải hòa tan mẫu trong dung môi phân cực có thể ảnh hƣởng vào quá trình giải ly, có thể nạp mẫu “khô”. Trong một bình cầu dùng để cô quay, mẫu chất cần sắc ký (x g) đƣợc hòa tan trong dung môi nhƣ ethyl acetate hoặc methanol (50x g), cho thêm vào silica gel cỡ hạt lớn (10x g). Hỗn hợp này đƣợc cô quay chân không đến khi có bột silica gel khô, bấy giờ, mẫu cần sắc ký đã đƣợc tẩm lên bề mặt của những hạt silica gel. Đặt mẫu bột khô này lên đầu cột, dùng một ít dung môi (loại lựa chọn để bắt đầu quá trình sắc ký cột), thấm ƣớt một phần bột silica gel. Cho một lớp cát dày khoảng 3-6 mm đặt nhẹ lên trên mặt thoáng của chất hấp thu để bảo vệ mặt cột. Cuối cùng cho dung môi vào đầy cột để bắt đầu quá trình giải ly. e. Theo dõi quá trình giải ly cột Đối với các mẫu nguyên liệu ban đầu có màu, ta có thể theo dõi quá trình giải ly bằng mắt thƣờng, nhờ nhìn thấy các dãy lớp có màu sắc ký khác nhau, đang tách xa nhau ra. Theo dõi các dãy màu và hứng chúng khi đƣợc giải ly ra khỏi cột. Nhƣng đa số các hợp chất hữu cơ thƣờng không có màu, nên dung dịch giải ly cũng trong suốt không màu; do đó ta phải theo dõi bằng những cách khác nhau. Phƣơng pháp thông dụng nhất là hứng dung dịch giải ly trong những lọ có đánh số thứ tự. Hứng mỗi lọ một thể tích nhƣ nhau. Nên pha một lƣợng lớn dung môi giải ly để hạn chế sai lệch nồng độ trong mỗi lọ. Dung dịch trong những lọ hứng sẽ đƣợc SKLM trên cùng một bản mỏng. Những lọ nào có kết quả SKLM giống nhau (giống nhau nhƣng có thể chứa nhiều hợp chất, vì hỗn hợp) sẽ đƣợc gom chung lại với nhau thành một phân đoạn. Đuổi dung môi ở áp suất kém các phân đoạn này sẽ cho cao của phân đoạn đó. f. Thay đổi hệ dung môi giải ly cột SKC đƣợc khởi đầu bằng loại dung môi nào là do kết quả sắc ký trên cao ban đầu. Thí dụ khởi đầu SKC bằng ether dầu hỏa, cứ tiếp tục giải ly cho đến khi lọ cuối cùng, hứng dung dịch giải ly ra, đuổi hết dung môi ra khỏi lọ này, cân lại không thấy có cặn hoặc còn cặn không đáng kể, hoặc đuổi bớt dung môi rồi chấm sắc ký lớp mỏng mà không còn hiện vết nữa. Điều này có nghĩa là dung môi ete dầu hỏa đã lôi hết ra khỏi cột những hợp chất không phân cực trong cao đã nạp ở đầu cột. Tiếp theo, cần tăng thêm độ phân cực cho dung môi giải ly để tiếp tục quá trình SKC. Lần lƣợt giải ly từ dung môi không phân cực đến dung môi phân cực. CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Các phƣơng tiện 3.1.1 Dung môi, hóa chất Dung môi và hóa chất sử dụng thực hiện đề tài đƣợc liệt kê trong bảng sau: Bảng 3.1 Hóa chất sử dụng Tên hóa chất Nƣớc sản xuất Ethanol 96 Ether dầu hỏa (PE) Chloroform Ethyl acetate (EA) Methanol (Me) Na2SO4 khan H2SO4 Dd NH3 30% Nƣớc cất Silica gel 60 F254 Bản SKLM Việt Nam Việt Nam, Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung Quốc Trung quốc Trung quốc Trung quốc Việt Nam Merck Merck 3.1.2 Dụng cụ, thiết bị Dụng cụ, thiết bị: Tủ sấy Máy cô quay Buchi Bếp từ Phễu chiết Bình lóng Cột sắc ký Ống mao quản, giấy lọc Cốc thủy tinh, bình tam giác, ống đong, pipet, lọ thủy tinh, đũa thủy tinh, 3.1.3 Phƣơng pháp xác định cấu trúc và hàm lƣợng Chạy SKLM với chất chuẩn, dùng thuốc thử đặc trƣng, so sánh các vết trên bản mỏng để định tính sự có hiện diện của chất. Xác định hàm lƣợng và kiểm tinh khiết bằng phƣơng pháp HPLC. 3.1.4 Nguồn gốc nguyên liệu Lá Cà độc dƣợc đƣợc thu mua ở tỉnh Tiền Giang vào tháng 7 năm 2013. Lá ở dạng khô, cắt nhỏ khoảng 1-1,5 cm. Hình 3.1 Lá Cà độc dƣợc khô 3.1.5 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian: tháng 08/2013 đến tháng 11/2013. Địa điểm: Phòng RD (Research Development), nhà máy Dƣợc Liệu, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, tỉnh Đồng Tháp. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Phƣơng pháp tách chiết Nguyên liệu đƣợc chiết trong ethanol bằng phƣơng pháp ngâm dầm, mỗi lần ngâm khoảng 24 giờ thu đƣợc dịch chiết. Dịch chiết của các lần ngâm đƣợc gom lại cô quay đuổi dung môi thu đƣợc cao ethanol tổng. Điều chế các cao chloroform bằng phƣơng pháp chiết lỏng-lỏng, sơ đồ điều chế các loại cao: Hình 3.2 Qui trình điều chế các loại cao 3.2.2 Phƣơng pháp phân lập Sử dụng phƣơng pháp SKC để tách các chất, dò tìm hệ dung môi giải ly cột và kiểm tra quá trình SKC cũng nhƣ mức độ tinh sạch của hợp chất bằng SKLM so với chất chuẩn. Dịch chiết PE, chloroform Dịch nƣớc acid Nguyên liệu khô Ngâm dầm với ethanol 96 Dịch chiết cô quay đuổi dung môi Cao ethanol tổng Acid hóa cao ethanol tổng Chiết lỏng-lỏng với PE, chloroform Kiềm hóa Chiết lỏng-lỏng với chloroform Cao chloroform CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Quá trình điều chế các loại cao 4.1.1 Quá trình điều chế thu cao ethanol Mẫu nguyên liệu lá Cà độc dƣợc khô đƣợc ngâm trong ethanol 96 với tỷ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:4. Sau thời gian khoảng 24 giờ/mỗi lần ngâm thu lấy dịch chiết, lọc dịch chiết bằng máy lọc áp suất thấp và đem cô quay thu hồi dung môi. Cứ thế lặp lại quá trình này thêm 2 lần nữa. Sau đó, gom tất cả các lần thu cao trên lại sẽ đƣợc cao ethanol có màu xanh đen. (Hình 4.1) Cao ethanol tổng đƣợc gửi Phòng kiểm nghiệm xác định hàm lƣợng sopolamine bằng phƣơng pháp HPLC. Hình 4.1 Cao ethanol từ lá Cà độc dƣợc 4.1.2 Quá trình điều chế cao chloroform (cao C) Cao ethanol đã thu đƣợc ở trên sử dụng cho quá trình điều chế cao C bằng các bƣớc sau: Acid hóa cao ethanol (chuyển alkaloid sang dạng muối) Cho hết lƣợng cao ethanol vào cốc 1000 mL, thêm từ từ dung dịch acid H2SO4 1N vào cốc đựng cao, khuấy đều và thử giấy đo pH vạn năng đến khi pH của hỗn hợp khoảng 2-3 thì ngừng cho acid, đun ấm và thêm nƣớc cất để hòa tan hết cao. Hỗn hợp đƣợc lọc bằng máy lọc áp suất thấp và tận chiết lần lƣợt với các dung môi PE, chloroform để loại bớt tạp. Chuẩn bị bình lóng 1000 mL đặt trên một giá đỡ, mở nắp và khóa van lại. Cho mỗi lần 400 mL hỗn hợp cao đƣợc acid hóa cho vào bình lóng, tiếp tục cho thêm dung môi PE vào bình khoảng 300-400 mL/lần chiết. Đóng nắp bình lại, lắc đều rồi để bình lóng yên trên giá đỡ khoảng 15-20 phút để hỗn hợp trong bình lóng tách thành hai lớp: lớp dƣới màu nâu sậm và lớp trên màu xanh đen. Mở van, phần dung dịch màu nâu chảy sệt và dung dịch chất lỏng màu xanh đen lần lƣợt chảy ra và đƣợc hứng riêng từng cốc. Lấy lớp dƣới tiếp tục chiết với PE cho đến khi màu của lớp PE nhạt dần và kiểm tra bằng SKLM. Nếu thấy không còn vết chứng tỏ chất đã đƣợc trích hoàn toàn vào dung môi PE, sau đó gom lớp PE của các lần chiết lại cô quay thu hồi dung môi. Tƣơng tự, phần dịch nƣớc màu nâu sậm đƣợc chiết loại tạp tiếp với dung môi chloroform (300-400 mL/lần chiết). Lắc đều và để yên khoảng 15-20 phút, hỗn hợp trong bình lóng lúc này tách thành hai pha, do sự khác biệt về khối lƣợng riêng nên pha nƣớc nằm phía trên, pha hữu cơ nằm phía dƣới. Tách lấy pha hữu cơ cô quay thu hồi dung môi chloroform, pha nƣớc đƣợc hứng ra cốc riêng để tiến hành kiềm hóa. Kiềm hóa pha nƣớc (chuyển alkaloid về dạng base) Cho từ từ dd NH3 30% vào cốc đựng pha nƣớc, khuấy đều và thử giấy đo pH vạn năng đến khi pH của hỗn hợp khoảng 9-10 thì ngừng. Sau đó, hỗn hợp đƣợc chiết với dung môi chloroform, cho đến kiểm tra bằng SKLM trên pha hữu cơ và phun thuốc thử đặc trƣng Dragendroff không thấy vết của scopolamine nữa thì dừng lại. Dịch chiết từ dung môi chloroform sẽ đƣợc loại nƣớc bằng Na2SO4 khan, cô quay thu đƣợc cao C (gồm họ alkaloid ở dạng base và các chất tan trong chloroform) và dung môi chloroform thu hồi. Cao C đƣợc gửi Phòng kiểm nghiệm để xác định hàm lƣợng scopolamine bằng phƣơng pháp HPLC. SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO Hình 4.2 Sơ đồ điều chế cao ethanol và cao C từ lá Cà độc dƣợc 4.2 Phân lập scopolamine từ cao C 4.2.1 Khảo sát SKLM từ cao C SKLM cao C và scopolamine chuẩn với hệ dung môi EA:Me:NH3 (9:1:0,5), thuốc thử Dragendorff, để có thể quan sát hết toàn bộ các alkaloid trong cao C và vị trí vết của scopolamine so với các alkaloid còn lại. Dịch chiết PE, choloroform Dịch nƣớc acid Lá Cà độc dƣợc khô (1 kg) Ngâm dầm với ethanol 96 Dịch chiết đƣợc cô quay đuổi dung môi Cao ethanol tổng (250 g) Thêm H2SO4 1N đến pH=2-3, đun ấm Thêm nƣớc cất hòa tan hết cao, lọc Chiết lỏng-lỏng với PE, chloroform Thêm dd NH3 30% đến pH=9-10 Chiết lỏng-lỏng với chloroform Làm khan, cô quay thu hồi dung môi Cao C (3,8 g) Dịch nƣớc còn lại Hình 4.3 SKLM scopolamine chuẩn so với cao C Tuy nhiên, khi hiện hình bằng thuốc thử đặc trƣng Dragendorff thì không thấy đƣợc các chất tạp không phải là alkaloid. Để quan sát đầy đủ các chất trong cao phải hiện hình vết trên bản mỏng bằng thuốc thử H2SO4 (H2SO4 đậm đặc 20% trong methanol). Với thuốc thử này, các vết họ alkaloid đều hiện màu vàng nâu. Hình 4.4 SKLM cao C SKLM cao C với nhiều hệ dung môi khác nhau, nhận thấy rằng hệ dung môi PE-EA (80:20) đẩy vết tạp kém phân cực nhất lên vị trí Rf ≤ 0,3 trên bản mỏng. Tiến hành SKC cao C có khối lƣợng là 3,8 g với cột có đƣờng kính 3 cm, sử dụng loại silica gel 60 GF254 khối lƣợng là 80 g, dung môi giải ly đầu tiên là PE, sau đó tăng dần độ phân cực của dung môi với hệ PE:EA. Hứng dung dịch giải ly ra khỏi cột với thể tích mỗi lần là 50 mL. Theo dõi quá trình giải ly cột bằng SKLM, gom các lọ bi có SKLM hiện vết của scopolamine cô quay đuổi dung môi. Đặt tên phân đoạn có scopolamine là SC1, có khối lƣợng 2,01 g. Phân đoạn SC1 đƣợc SKLM và hiện hình bằng thuốc thử H2SO4, cho một vết chính là scopolamine màu vàng nâu kèm theo nhiều tạp màu xám đen. Hình 4.5 SKC cao C Hình 4.6 SKLM phân đoạn SC1 4.2.2 Xử lý phân đoạn SC1 Tiến hành SKC phân đoạn SC1 có khối lƣợng 2,01 g với cột có đƣờng kính 2,5 cm và 40 g silica gel. Giải ly cột với dung môi C và tăng dần độ phân cực của dung môi với hệ C:EA. Hứng dung dịch giải ly ra khỏi cột với thể tích mỗi lần là 20 mL. Theo dõi quá trình giải ly cột bằng SKLM, gom các lọ bi có SKLM hiện vết của scopolamine cô quay đuổi dung môi thu đƣợc phân đoạn SC2 với khối lƣợng 0,92 g. Tiến hành SKLM phân đoạn SC2 cho vết chính scopolamine màu vàng nâu, tuy nhiên vẫn còn tạp kéo đuôi. Do đó, tiếp tục SKC phân đoạn này, hy vọng có thể phân lập đƣợc scopolamine tinh sạch hơn. Hình 4.7 SKC phân đoạn SC1 Hình 4.8 SKLM phân đoạn SC2 4.2.3 Xử lý phân đoạn SC2 Tiến hành SKC phân đoạn SC2 có khối lƣợng 0,92 g, sử dụng buret 25 mL có đƣờng kính 1 cm (thay thế cho cột sắc ký đƣờng kính 1 cm) và 15 g silica gel. Giải ly cột với hệ dung môi C:EA (30:70) và tăng dần độ phân cực. Hứng dung dịch giải ly ra khỏi cột với thể tích mỗi lần là 10 mL. Theo dõi quá trình giải ly cột bằng SKLM, gom các lọ bi có SKLM hiện vết của scopolamine cô quay đuổi dung môi đƣợc phân đoạn SC3 có khối lƣợng 660 mg. Kiểm tra lại phân đoạn SC3 bằng SKLM so với scopolamine chuẩn, cho thấy 2 vết giống nhau về Rf và màu sắc. Hình 4.9 SKLM scopolamine chuẩn và phân đoạn SC3 Phân đoạn SC3 này là chất lỏng sệt, màu trắng, tan trong chloroform, ethanol, không tan trong PE và nƣớc. CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Bƣớc đầu phân lập đƣợc scopolamine từ lá cà độc dƣợc (Datura metel L.), thu đƣợc kết quả sau: Hàm lƣợng scopolamine trong nguyên liệu khô (đƣợc kiểm tra bằng phƣơng pháp HPLC) là 0,124%. Một kg nguyên liệu khô điều chế đƣợc 250 g cao ethanol tổng bằng phƣơng pháp ngâm dầm, hàm lƣợng scopolamine trong cao tổng là 0,374%, hiệu suất chiết scopolamine giai đoạn nguyên liệu-cao ethanol là 75,4%. Điều chế cao chloroform từ cao ethanol với khối lƣợng 3,8 g, hàm lƣợng sopolamine trong cao choloroform là 21%, hiệu suất chiết scopolamine giai đoạn nguyên liệu-cao chloroform là 64,4%. Đã tiến hành SKC trên 3,8 g cao C, thu đƣợc phân đoạn có scopolamine (SC3) có khối lƣợng 660 mg. Hiệu suất cả quá trình chiết scopolamine từ Cà độc dƣợc là 53,2%. 5.2 Kiến nghị Nghiên cứu tách chiết scopolamine bằng hệ thống CO2 siêu tới hạn Kiểm tra phân đoạn SC3 bằng HPLC hoặc IR để có đƣợc đánh giá chính xác hơn Bán tổng hợp scopolamine tạo một số dẫn xuất: Scopolamine hydrobromide (C17H21NO4.HBr.3H2O); Scopolamine hydrochloride (C17H21NO4.HCl); Scopolamine methylnitrate (C17H21NO4.CH3NO3). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. [2] ọ-Cà, truy cập ngày 24-10-2013. [3] truy cập ngày 18-10-2013. [4] Tôn Nữ Liên Hƣơng, 2008. Nghiên cứu hợp chất thiên nhiên, Giáo trình đại học, khoa Khoa học Tự Nhiên, trƣờng Đại học Cần Thơ. [5] Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007. Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. [6] truy cập ngày 12-08-2013. [7] Varahalarao Vadlapudi và D.S.V.G.K.Kaladhar, 2012. Antimicrobial study of plant extracts of Datura metelL. against some important disease causing pathogens, Asian Pacific Journal of Tropical Disease, S94-S97. [8] Bing-You Yang, Yong-Gang Xia, Qiu-Hong Wang, De-Qiang Dou, Hai-Xue Kuang, 2010. Two new amide alkaloids from theflower of Datura metelL., Fitoterapia, 81: 1003-1005. [9] Avaratnarajah Kuganathan và Sashikesh Ganeshalingam, 2010. Chemical Analysis of Datura Metel Leaves and Investigation of the Acute Toxicity on Grasshoppers and Red Ants, E-Journal of Chemistry, 8(1): 107-112. [10] Nguyễn Thị Diệp Chi, 2008. Bài giảng các phương pháp phân tích hiện đại, Đại học Cần Thơ.
File đính kèm:
- luan_van_gop_phan_phan_lap_scopolamine_tu_ca_doc_duoc_datura.pdf