Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang nghiên cứu mô tả kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm của người trực tiếp sản xuất tại 30 cơ sở sản xuất nem chua thuộc thành phố Thanh Hóa, cho thấy:

Tỷ lệ đạt kiến thức chung về phụ gia thực phẩm của đối tượng nghiên 67.6%, trong đó tỷ lệ đạt kiến thức chung ở nhóm đối tượng là chủ cơ sở hoặc người quản lý là 80% và tỷ lệ đạt kiến thức chung ở nhóm đối tượng là người trực tiếp sản xuất là 65.5%.

Tỷ lệ thực hành chung đạt yêu cầu theo quy định là 56.2%; trong đó tỷ lệ đạt thực hành chung ở nhóm đối tượng là chủ cơ sở hoặc người quản lý là 73.3% và tỷ lệ đạt thực hành chung ở nhóm đối tượng là người trực tiếp sản xuất là 52.2%

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 7420
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa

Kiến thức, thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất nem chua về phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm tại thành phố Thanh Hóa
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn14
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2018
TÓM TẮT
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 
nghiên cứu mô tả kiến thức, thực hành và một số yếu tố 
liên quan trong phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm 
của người trực tiếp sản xuất tại 30 cơ sở sản xuất nem chua 
thuộc thành phố Thanh Hóa, cho thấy: 
Tỷ lệ đạt kiến thức chung về phụ gia thực phẩm của 
đối tượng nghiên 67.6%, trong đó tỷ lệ đạt kiến thức chung 
ở nhóm đối tượng là chủ cơ sở hoặc người quản lý là 80% 
và tỷ lệ đạt kiến thức chung ở nhóm đối tượng là người 
trực tiếp sản xuất là 65.5%.
Tỷ lệ thực hành chung đạt yêu cầu theo quy định là 
56.2%; trong đó tỷ lệ đạt thực hành chung ở nhóm đối tượng 
là chủ cơ sở hoặc người quản lý là 73.3% và tỷ lệ đạt thực hành 
chung ở nhóm đối tượng là người trực tiếp sản xuất là 52.2%.
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, phụ gia thực phẩm
ABTRACT
KNOWLEDGE, PRACTICE OF OWNERS, 
DIRECT PRODUCER AND SOME RELATED 
FACTORS IN THE PRODUCTION OF NEM CHUA 
ABOUT FOOD ADDITIVES CONTAMIATION 
PREVENTION IN THANH HOA CITY
Using a cross-sectional descriptive research method 
Describe the knowledge, practice and some related factors 
in the prevention of food additive contamination of the 
direct production in 30 nem manufacturing establishments. 
Thanh Hoa city, shows:
The rate of general knowledge about food additives of 
the study subjects was 67.6%, in which the rate of general 
knowledge in the target group is 80% and 80% The object 
of direct production is 65.5%.
The required compliance rate is 56.2%; The share of 
common practice in the target group is 73.3% and the rate 
of general practice in the group of people who are directly 
engaged in production is 52.2%.
Key word: Knowlegdege, practice, food additives
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nem chua là sản phẩm thịt lên men truyền thống 
được nhiều người ưa chuộng. Đây là sản phẩm giàu giá 
trị dinh dưỡng, hương vị hài hoà, thơm ngon mang nét 
văn hoá truyền thống đăc trưng cho mỗi vùng, miền. Sản 
phẩm được sản xuất chủ yếu theo phương pháp thủ công, 
nguyên liệu chính là thịt lợn không qua xử lý nhiệt, quá 
trình “chín” của sản phẩm dựa chủ yếu vào giai đoạn lên 
men nhờ vi khuẩn (VK) lactic có sẵn trong thịt do đó việc 
giữ cho sản phẩm có chất lượng ổn định là rất khó khăn 
và luôn tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thực phẩm (ATTP). 
Để khắc phục việc giữ cho sản phẩm có chất lượng ổn 
định, kéo dài thời gian bảo quản, tạo mầu, giải quyết 
vấn đề này người dân đã biết tìm đến và đưa phụ gia thực 
phẩm (PGTP) vào nem chua và việc sử dụng phụ gia trong 
chế biến, bảo quản thực phẩm là một việc cần thiết và tất 
yếu trong xã hội phát triển. Tuy nhiên, ô nhiễm thực phẩm 
chính là mối đe dọa hàng đầu mà con người phải đối mặt; 
nhất là ô nhiễm hóa chất phụ gia thực phẩm.
Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng sử dụng PGTP đang 
rất khó khăn trong việc kiểm soát. Hoặc là dùng những 
phụ gia ngoài danh mục, những phụ gia đã bị cấm, hoặc là 
dùng quá giới hạn, dùng không đúng cho các chủng loại 
thực phẩm. 
Tại thành phố Thanh Hóa các cơ sở sản xuất thực 
phẩm trên địa bàn thành phố chủ yếu là các cơ sở sản xuất 
truyền thống với quy mô nhỏ lẻ hoặc hộ gia đình, đặc biệt 
là các cơ sở sản xuất nem chua nên việc sử dụng PGTP 
rất khó kiểm soát; sử dụng phụ gia hóa học trong thực 
phẩm không hợp lý là nguyên nhân gây ô nhiễm hóa học 
Ngày nhận bài: 28/04/2018 Ngày phản biện: 10/05/2018 Ngày duyệt đăng: 30/05/2018
1. Chi cục ATTP tỉnh Thanh Hóa
Email: doanvanquang.txadp@gmail.com, SĐT: 0949336137
2. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA CHỦ CƠ SỞ, NGƯỜI TRỰC 
TIẾP SẢN XUẤT NEM CHUA VỀ PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM 
PHỤ GIA THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA
Đoàn Văn Quang1, Hoàng Năng Trọng1, Ninh Thị Nhung2 
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn 15
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
vào thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. 
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Mô tả kiến thức, 
thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng chống ô 
nhiễm phụ gia thực phẩm của người trực tiếp sản xuất nem 
chua tại thành phố Thanh Hóa.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian
Đối tượng: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất tại 
các cơ sở sản xuất nem chua
Địa điểm: thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 
Thời gian từ 06/2017 đến 04/2018.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Là một nghiên cứu dịch tễ học mô tả qua cuộc điều 
tra cắt ngang.
 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu phỏng vấn người sản xuất được tính theo 
công thức:
n = Z2
 (1-a/2) 
p(1 - p) / d2
Trong đó: 
n: là cỡ mẫu nghiên cứu
 Z: là hệ số tin cậy, lấy ở ngưỡng α= 0,05 và tra bảng 
ta có Z
(1-a/2) 
 =1,96
p: 85% là tỷ lệ người chế biến có kiến thức, thực hành 
đúng theo nghiên cứu Hà Văn Giáp năm 2010 về khảo sát 
tình hình ô nhiễm thực phẩm do hóa chất độc trong thức 
ăn chế biến sẵn).
Thay số liệu vào công thức ta tính được n = 196. 
Dự trù 10% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu, mẫu 
nghiên cứu là 210 đối tượng nghiên cứu.
2.2.3. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu
Chọn đối tượng để phỏng vấn: Mỗi cơ sở sản xuất 
nem có khoảng 5-7 người trực tiếp tham gia sản xuất, chọn 
toàn bộ người trực tiếp sản xuất và toàn bộ chủ cơ sở để 
phỏng vấn theo bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn.
2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá
Phỏng vấn trực tiếp về kiến thức và thực hành về 
ATTP đối với người tham gia sản xuất: theo bộ công cụ đã 
chuẩn bị trước (phụ lục mẫu số 2). Bộ câu hỏi này được 
xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu
2.3. Phân tích số liệu
Xử lý và phân tích theo phương pháp thống kê 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3. 1. Tỷ lệ đối tượng biết một số khái niệm về phụ gia thực phẩm theo vị trí đảm nhiệm (n=210) 
Khái niệm
Chủ cơ sở
(n=30)
Người trực tiếp sản 
xuất (n=180)
Chung
(n=210)
SL % SL % SL %
Là thực phẩm 03 10.0 163 90.5 166 79.0
Là một phần của thực phẩm 03 10.0 163 90.5 166 79.0
Không phải là thực phẩm 21 70.0 23 12.7 44 21.0
Là chất cho thêm vào để cải thiện đặc 
tính của thực phẩm
27 90.0 116 64.4 143 68.1
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ hiểu biết về các 
khái niệm phụ gia thực phẩm, theo đó 79% đối tượng 
nhận biết phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm 
và không phải là một phần của thực phẩm, có một số 
lượng lớn đối tượng nghiên cứu cho rằng PGTP là thực 
phẩm hoặc không biết vấn đề này (chiếm 21%), 68.1% 
đối tượng cho rằng PGTP là chất cho thêm vào để cải 
thiện đặc tính của thực phẩm, còn lại có tới 31,1% đối 
tượng nghiên cứu không biết hoặc trả lời sai. Trong đó 
tất cả nhóm đối tượng là chủ cơ sở hiểu biết về các khái 
niệm phụ gia thực phẩm cao hơn nhóm đối tượng trực 
tiếp sản xuất.
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn16
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2018
Kết quả bảng 3.2. cho thấy số đối tượng nghiên cứu 
nhận biết đúng phụ gia thực phẩm được phép sử dụng 
là chưa cao, có 86.2% đối tượng cho rằng chất điều vị 
mononatri glutamat (mỳ chính) là PGTP, tiếp đến là tự 
nhiên hoặc nhân tạo không có tính kiềm (chiếm 48.1%), 
các chất tạo ngọt Aspartame, neotam (đường ăn kiêng 
chiếm 42,9%, thạch agar chiếm 41.9%, các chất bảo quản, 
chống mốc chiếm 31%); vẫn còn một số lượng đối tượng 
nghiên cứu cho rằng hàn the và formol là phụ gia thực 
phẩm được phép sử dụng (chiếm tỷ lệ 10% và 16.2%).
Bảng 3.2. Tỷ lệ đối tượng hiểu biết kiến thức về các PGTP được phép sử dụng theo vị trí đảm nhiệm (n=210)
Tiêu chí (các chất)
Chủ cơ sở
(n=30)
Người trực tiếp sản 
xuất (n=180)
Chung
(n=210)
SL % SL % SL %
Hàn the 3 10.0 18 10.0 21 10.0
Chất điều vị Mononatri glutamat
(mỳ chính)
30 100 151 83.9 181 86.2
Phẩm màu tự nhiên hoặc nhân tạo 
không có tính kiềm
15 50.0 86 47.8 101 48.1
Chất tạo ngọt Aspartame, neotam
(đường ăn kiêng)
13 43.3 77 42.8 90 42.9
Formol 2 6.7 32 17.8 34 16.2
Chất bảo quản, chống mốc Kali nitrite 25 83.3 45 25.0 65 31.0
Thạch agar 12 40.0 76 42.2 88 41.9
Bảng 3.3. Tỷ lệ đối tượng hiểu biết kiến thức về một số tác dụng của phụ gia thực phẩm 
theo vị trí đảm nhiệm (n=210)
Tác dụng của phụ gia thực phẩm
Chủ cơ sở
(n=30)
Người trực tiếp 
sản xuất (n=180)
Chung
(n=210)
SL % SL % SL %
Bảo quản thực phẩm được lâu hơn 30 100.0 141 78.3 171 81.4
Không tạo nên giá trị thương phẩm cho sản phẩm 21 70.0 32 17.8 53 25.2
Tạo màu sắc bắt mắt cho thực phẩm 25 83.3 144 80.0 169 80.5
Tạo ra nhiều hương vị yêu thích cho người sử dụng 25 83.3 140 77.8 165 78.6
Có thể thay thế được các loại thực phẩm truyền thống 17 56.7 16 8.9 33 15.7
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn 17
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng trên cho thấy có 81.4% đối tượng nghiên 
cứu cho rằng phụ gia thực phẩm giúp bảo quản thực 
phẩm được lâu hơn, 80.5% đối tượng nghiên cứu cho 
rằng sử dụng PGTP trong chế biến thực phẩm sẽ tạo 
màu sắc bắt mắt cho thực phẩm, có 78.6% đối tượng 
nghiên cứu cho rằng sử dụng PGTP sẽ tạo ra ra nhiều 
hương vị yêu thích cho người sử dụng; vẫn còn 25.2% 
đối tượng nghiên cứu khi được hỏi trả lời không biết 
hoặc cho rằng PGTP không tạo nên giá trị thương 
phẩm cho sản phẩm và 15.7% đối tượng nghiên cứu 
cho rằng PGTP có thể thay thế được các loại thực 
phẩm truyền thống.
Bảng 3.4. Tỷ lệ đối tượng hiểu biết kiến thức về chất bảo quản theo vị trí đảm nhiệm (n=210)
Tiêu chí
Chủ cơ sở
(n=30)
Người trực tiếp 
sản xuất (n=180)
Chung
(n=210)
SL % SL % SL %
Tất cả các chất bảo quản hiện nay đều được phép 
sử dụng trong chế biến thực phẩm
9 30.0 46 25.6 55 26.2
Chỉ có những chất bảo quản nằm trong danh mục 
cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới 
được sử dụng để chế biến thực phẩm
30 100.0 142 78.9 172 81.9
Chất bảo quản giúp cho thực phẩm lâu chua, 
khỏi lên men, lên mốc, bảo quản thực phẩm lâu hơn
27 90.0 141 78.3 168 80.0
Sử dụng chất bảo quản trong chế biến thực phẩm 
nhất thiết phải đúng liều lượng theo quy định
25 83.3 161 89.4 186 88.6
Dùng liều cao có thể gây dị ứng, đầy hơi, đầy 
bụng, khó tiêu; thậm chí có thể gây ngộ độc, ung thư 
23 76.7 136 75.6 159 75.7
Kết quả cho thấy có 81.9% đối tượng nghiên cứu khi 
được hỏi cho rằng chỉ có những chất bảo quản nằm trong 
danh mục cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
mới được sử dụng để chế biến thực phẩm, 80% đối tượng 
cho rằng sử dụng chất bảo quản trong chế biến thực phẩm 
sẽ giúp cho thực phẩm lâu chua, khỏi lên men, lên mốc, 
bảo quản được lâu, có 88.6% đối tượng nghiên cứu cho 
rằng sử dụng chất bảo quản trong chế biến thực phẩm nhất 
thiết phải đúng liều lượng theo quy định; tuy nhiên vẫn còn 
26.2% đối tượng nghiên cứu khi được hỏi cho rằng tất cả 
các chất bảo quản hiện nay đều được phép sử dụng trong 
chế biến thực phẩm.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đạt kiến thức chung về phụ gia thực phẩm của đối tượng nghiên cứu
theo vị trí đảm nhiệm (n=210) 
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn18
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2018
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ đạt chung về kiến 
thức phòng chống ô nhiễm phụ gia thực phẩm theo quy 
định là (67.6%), trong đó đạt cao kiến thức về hàn the 
(80%); thấp nhất là kiến thức về việc công bố chất lượng 
sản phẩm 56.7% và kiến thức về nhãn sản phẩm của phụ 
gia thực phẩm.
Bảng 3.6. cho thấy tỷ lệ đạt cao một số kiến thức khác 
về xem nhãn, mác, hạn dùng của chất phụ gia sử dụng, 
sử dụng phụ gia được phép sử dụng và đọc hướng dẫn sử 
dụng của phụ gia lần lượt là 85.2%, 83.3% và 80%. Kiến 
thức có tỷ lệ đạt thấp nhất là cân, đong khối lượng phụ gia 
theo thói quên chiếm 28.6%.
Bảng trên cho thấy tỷ lệ thực hành đạt yêu cầu 
cao nhất là đã được xác nhận kiến thức ATTP 73.8%; 
thấp nhất là thực hành mang, mặc bảo hộ lao động 
đúng quy định 37.1%. Còn lại tương đối thấp là tỷ lệ 
thực hành khám sức khỏe và vệ sinh cá nhân lần lượt 
là 65.2%, 58.6%.
Bảng 3.5. Tỷ lệ đối tượng thực hành đạt về điều kiện con người trong sản xuất theo vị trí đảm nhiệm (n=210)
Tiêu chí
Chủ cơ sở 
(n=30)
Người trực tiếp 
sản xuất (n=180)
Chung
(n=210)
SL % SL % SL %
Đã được xác nhận kiến thức về ATTP 27 90.0 124 68.9 155 73.8
Đã được khám sức khỏe định kỳ theo quy định 27 90.0 106 58.9 137 65.2
Thực hiện mang, mặc bảo hộ lao động đúng quy định 11 36.7 67 37.2 78 37.1
Vệ sinh cá nhân 24 80.0 99 55.0 123 58.6
Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng thực hành đạt về lựa chọn và sử dụng phụ gia để sản xuất,
chế biến thực phẩm theo vị trí đảm nhiệm (n=210)
Tiêu chí
Chủ cơ sở
(n=30)
Người trực tiếp 
sản xuất (n=180)
Chung (n=210)
SL % SL % SL %
Xem nhãn, mác, hạn dùng của chất phụ gia sử dụng 27 90.0 152 84.4 179 85.2
Đọc hướng dẫn sử dụng của phụ gia 27 90.0 151 83.9 168 80.0
Sử dụng phụ gia được phép sử dụng 28 93.3 148 82.2 176 83.3
Cân, đong khối lượng nguyên liệu thực phẩm 27 90.0 112 62.2 139 66.2
Cân, đong khối lượng phụ gia sử dụng 12 40.0 48 26.7 60 28.6
Trộn đều hỗn hợp chế biến 30 100 121 67.2 151 71.9
Ước lượng theo thói quen 18 60.0 43 23.9 61 29.0
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn 19
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng trên cho thấy thực hành chung thực hành của 
đối tượng nghiên cứu với 54.3% đạt yêu cầu, trong đó 
nhóm đối tượng chủ cơ sở hoặc người quản lý có tỷ lệ 
đạt cao (73.3%) so với nhóm đối tượng trực tiếp sản xuất 
(52.2%). Thực hành về điều kiện con người trong sản xuất 
với tỷ lệ đạt 51%; thực hành lựa chọn và sử dụng phụ gia 
để sản xuất, chế biến thực phẩm có điểm trung bình tỷ lệ 
đạt 56.2%.
IV. BÀN LUẬN
Kết quả về kiến thức chung về phụ gia thực phẩm của 
đối tượng nghiên 67.6%. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi cho kết quả về kiến thức đúng của nhóm đối tượng 
nghiên cứu cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị 
Thanh Hương năm 2012 [4] khi nghiên cứu 164 chủ cơ sở 
sản xuất, kinh doanh các nhóm thực phẩm là bún, bánh các 
loại (chế biến từ bột gạo, bột mỳ), các cơ sở chế biến giò 
chả, nem chua, thịt quay, thịt nướng tại Quảng Bình, theo 
đó có 51,8% đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt 50% 
số điểm tối đa trở lên. Với kết quả của chúng tôi tuy có tỷ 
lệ hiểu biết về kiến thức chung trong phòng chống ô nhiễm 
phụ gia thực phẩm cao hơn so với những nghiên cứu khác, 
nhưng tỷ lệ hiểu biết vẫn còn khá thấp so với yêu cầu theo 
quy định.
Kết quả thực hành chung đạt yêu cầu theo quy định 
là 56.2%. Tỷ lệ thực hành đạt chung trong nghiên cứu của 
chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn 
Thị Thanh Hương năm 2012 cho thấy tỷ lệ đối tượng thực 
hành đúng là 56,1%[4]. 
V. KẾT LUẬN 
Đã đánh giá được các kiến thức chung về phụ gia thực 
phẩm của đối tượng nghiên cứu 67.6%, trong đó tỷ lệ đạt 
kiến thức chung ở nhóm đối tượng là chủ cơ sở hoặc người 
quản lý là 80% và tỷ lệ đạt kiến thức chung ở nhóm đối 
tượng là người trực tiếp sản xuất là 65.5%.
Đã đánh giá được thực hành chung đạt yêu cầu theo 
quy định là 56.2%; trong đó tỷ lệ đạt thực hành chung ở 
nhóm đối tượng là chủ cơ sở hoặc người quản lý là 73.3% 
và tỷ lệ đạt thực hành chung ở nhóm đối tượng là người 
trực tiếp sản xuất là 52.2%.
Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng thực hành đạt chung của đối tượng nghiên cứu theo vị trí đảm nhiệm (n=210)
Vị trí đảm nhiệm
Thực hành
Chủ cơ sở
(n=30)
Người trực tiếp 
sản xuất (n=180)
Chung
(n=210) P
SL % SL % SL %
Thực hành về điều kiện con người 
trong sản xuất
24 80.0 88 48.9 112 51.0 >0,05
Thực hành lựa chọn và sử dụng phụ 
gia để sản xuất, chế biến thực phẩm
21 70.0 97 54.0 118 56.2 >0,05
Thực hành chung 22 73.3 94 52.2 116 56.2 >0,05
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế - Cục An toàn thực phẩm (2015), Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02/2/2015 về việc ban hành tài liệu 
tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2012). Thông tư 27/2012/TT-BYT về việc hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm. Hà Nội.
3. Trương Đình Định, Phan Thị Thủy, Phan Văn Thu và công sự - Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Bình, “Nghiên 
cứu tình hình sử dụng chất phụ gia, bảo quản thực phẩm và đề xuất những quản lý tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh 
doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học ATVSTP lần thứ 5, 2009, Cục An toàn thực 
phẩm, Nhà xuất bản Y học, tr. 332-339.
SỐ 4 (45) - Tháng 07-08/2018
Website: yhoccongdong.vn20
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2018
4. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012). Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng một số phụ 
gia trong chế biến thực phẩm tại Quảng Bình, Luận án Tiến sỹ dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng năm 2012.
5. Bộ Y tế (2001), Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 về quy định danh mục các chất phụ gia được 
phép sử dụng trong thực phẩm, Hà Nội
6. Helen C Roberts, Sanet De Wet, Kirsty Porter, et al. (2014), “The feasibility and acceptability of training 
volunteer mealtime assistants to help older acute hospital inpatients: the Southampton Mealtime Assistance Study”, J 
Clin Nurs, 23 (21-22): pp. 3240 - 9. 
7. Hidetaka Wakabayashi, Hironobu Sashika (2014), “Malnutrition is associated with poor rehabilitation outcome 
in elderly inpatients with hospital-associated deconditioning a prospective cohort study”, J Rehabil Med, 46 (3): pp. 
277- 82.
8. Safety assessment of PGTP substances and contaminants. Addition 1: The polyclorin-like biphenyl is not 
dioxin-like. PGTP of WHO, No. 71-S1, 2016. The toxin list of the 80th meeting
9. Shuchi Rai Bhatt (2010), Impact Analysis of knowledge Practice for Food Safety in Urban Area of Varanasi, 
Pakistan Journal of Nutrution 
10. Susana Montoya Montoya, Nora Elena Múnera García (2014), “Effect of early nutritional intervention in the a 
outcome of patients at risk clinical nutrition”, Nutr Hosp, 29 (2): pp. 427 - 436.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thuc_hanh_cua_chu_co_so_nguoi_truc_tiep_san_xuat_n.pdf