Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh hình thành trong khu

vực đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn,

giữa khu vực chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ

sang đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực

có địa hình đồng bằng thấp (nơi cao nhất không

vượt quá 40 m, nhiều chỗ còn thấp trũng), bề mặt

tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng

lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 1

Trang 1

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 2

Trang 2

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 3

Trang 3

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 4

Trang 4

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 5

Trang 5

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 6

Trang 6

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 7

Trang 7

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 8

Trang 8

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 9

Trang 9

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 8000
Bạn đang xem tài liệu "Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố

Kiến nghị một số giải pháp quản lý và thiết kế đô thị đối với hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 
VÀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI HỆ THỐNG 
SÔNG RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ 
Lê Văn Năm 
Huỳnh Xuân Thụ 
I. TP. Hồ Chí Minh, đô thị sông nước: 
Thành phố Hồ Chí Minh hình thành trong khu 
vực đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, 
giữa khu vực chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ 
sang đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực 
có địa hình đồng bằng thấp (nơi cao nhất không 
vượt quá 40 m, nhiều chỗ còn thấp trũng), bề mặt 
tương đối bằng phẳng và bị chia cắt bởi mạng 
lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. 
Ngoài các dòng sông chính, thành phố còn có 
mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như rạch Láng 
The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, kênh An Hạ, 
Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, 
Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi 
và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các 
huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày 
đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh 
Ðông -Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh 
Xáng, Bình Chánh. Hệ thống sông rạch trên toàn 
bộ khu vực thành phố Hồ Chí Minh có tổng 
chiều dài khoảng 7.955 km, tổng diện tích mặt 
nước khoảng 16% diện tích đất thành phố tương 
đương 35.192 ha. 
40
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
II. Đô thị phát triển cùng sông nước : 
Quá trình lịch sử hình thành và phát triển 
của Thành phố Sài Gòn – Bến nghé - Chợ Lớn 
luôn gắn với sông nước. Từ hơn ba thế kỷ 
trước, các đồn binh, thành lũy, chợ búa, công 
xưởng cùng các khu dân cư đông đúc đã hình 
thành và phát triển ngày càng quy mô, sầm uất 
dọc theo các tuyến sông rạch lớn của thành phố. 
Nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống sông 
rạch kết nối giữa các tuyến vận tải nội địa và 
các tuyến thương thuyền quốc tế, đến đầu thế 
kỷ 20 thành phố Sài Gòn đã là một thương 
cảng hàng đầu của vùng Viễn Đông, là cửa ngõ 
ra thế giới cho 75% lượng hàng hóa xuất khẩu 
của xứ Đông Dương. Hoạt động kinh tế cảng, 
đóng và sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ vận tải và 
giao nhận hàng hóa, thương mại trên bền dưới 
thuyền, du lịchlà trụ cột kinh tế của Thành 
phố qua nhiều thế kỷ. Những cái tên như Cảng 
Sài Gòn, Tân Cảng, cảng Bến Nghé, Khánh 
Hội, Nhà Rồng cho đến các cảng sông như : bến 
Bình Đông, bến Hàm Tử, Vân Đồn, Mễ Cốc, Lò 
Gốmđã đi vào lịch sử của Thành phố như 
những trung tâm hàng hóa, kinh tế dịch vụ chủ 
yếu. 
Cùng với các hoạt động kinh tế và thương 
mại, không gian đô thị thành phố qua các thời 
kỳ cũng phát triển mạnh mẽ gắn liền với các 
tuyến sông rạch. Trong đó đáng kể nhất là trục 
Sông Sài gòn với cảng Ba Son, bến Bạch Đằng, 
cảng Sài Gòn, cảng Nhà Rồng, Tân Thuận; trục 
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé; kênh Đôi kênh Tẻ 
chảy qua khu vực Chợ Lớn với bến Chương 
Dương, bến Vân Đồn, bến Hàm Tử, Bình Đông 
rất sầm uất; trục Nhiêu Lộc- Thị Nghè, trục 
Tham Lương- Bến CátQuá trình phát triển đó 
đã tạo nên diện mạo một đô thị trung tâm kinh tế 
sầm uất với đặc trưng sông nước rất riêng biệt 
và lưu lại nhiều di sản đô thị đáng trân trọng, là 
nền tảng để thành phố tiếp nối và phát triển rực 
rỡ hơn trong tương lai. 
41
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
III. Những thành tựu ban đầu và thách thức với hệ thống kênh rạch: 
Qua nhiều thăng trầm của đất nước nói chung và thành phố nói riêng, hệ thống sông rạch đã phát 
huy mạnh mẽ các thế mạnh đối với sự phát triển nhiều mặt của thành phố về kinh tế và xã hội. Bên 
cạnh đó, hệ thống sông rạch của thành phố cũng gánh chịu rất nhiều áp lực về nhiều mặt gây ra tình 
trạng ô nhiễm môi trường, nhà cửa công trình tự phát lấn chiếm kênh rạch, hệ thống thoát nước bị tắc 
nghẽnChính vì vậy, trong nhiều năm qua, Thành phố đã rất quan tâm, tăng cường công tác quy 
hoạch, quản lý, đầu tư cải tạo và chỉnh trang kênh rạch và đã đạt được nhiều thành quả rất đang khích 
lệ: 
• 
42
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
• Nhận thức về vai trò của hệ thống sông rạch đối với sự phát triển thành phố đã lan tỏa khá rộng 
trong các ngành, các cấp, trong rộng rãi người dân Thành phố. 
• Công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch chung Thành phố, việc bảo vệ, chỉnh trang và phát huy 
hệ thống sông rạch đã được coi trọng và thể hiện trong định hướng phát triển không gian và bản đồ 
quy hoạch chung Thành phố, quy hoạch chung quận huyện, cũng như quy hoạch phân khu và các 
dự án đầu tư. 
• Thành phố đã nghiên cứu và ban hành quyết định 150/2004 và quyết định 22/2017 về quản lý và sử 
dung hanh lang ven bờ sông, suối, kênh rạch. 
• Đầu tư phát triển hệ thống cảng biển đạt hiệu quả cao như cảng Cát Lái, cảng Tân Thuận, Hiệp 
Phước. 
• Bước đầu tổ chức hệ thống giao thông hành khách đường thủy 
• Tổ chức triển khai nhiều dự án đầu tư quy mô lớn nhằm cải tạo và chỉnh trang kênh rạch đem lại 
nhiều kết quả như: 
 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 
 Cải tạo hệ thống giao thông đường thủy 
 Di dời các khu nhà ở lụp xụp và xây dựng nhà ở mới. 
 Bổ sung không gian công viên cây xanh mặt nước. 
43
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Tuy nhiên, trong thời gian tới, hệ thống sông rạch của Thành phố phải đối mặt với rất nhiều thách 
thức, cụ thể như: 
• Ngập úng ngày càng nặng nề hơn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và quá trình đô thị hóa 
nhanh chóng. Vì vậy, cần có những giải pháp căn cơ, bền vững, tổng thể về kinh tế và kỹ thuật để 
ứng phó lâu dài với các thác thức trong tương lai. 
• Ô nhiễm môi trường do sản xuất và đô thị hóa, lan tỏa ra các khu vực kênh rạch ngoại thành, thu 
giảm diện tích sông rạch do lấn chiếm và san lấp quá mức. Những thách thức này đòi hỏi chính 
quyền thành phố phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát; tăng cường nhận thức của 
cộng đồng và doanh nghiệp để cùng chung tay bảo vệ môi trường nói chung và môi trường sông 
rạch nói riêng. 
• Quản lý còn nhiều bất cập và thiếu nguồn lực đầu tư. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn 
khổ pháp lý và các uy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với sông rạch. 
• Chất lượng quy hoạch và thiết kế chưa tương xứng, còn nhiều tiềm năng để phát huy hơn nữa kinh 
nghiệm, chất xám, sự sáng tạo để có thêm nhiều giải pháp quy hoạch và thiết kế tốt hơn, nâng cao 
chất lượng các không gian mở công cộng theo sông rạch, nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng sông 
rạch trong sự phát triển chung của thành phố, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người dân Thành 
phố. 
IV. Tăng cường khai thác lợi thế sông rạch đối với sự phát triển của Thành phố: 
Ngày nay, đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển vượt bậc so với Sài Gòn năm xưa về diện 
tích, dân số và quy mô của nền kinh tế. Nhưng hệ thống sông rạch vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng 
đối với sự phát triển của Thành phố. Bên cạnh những chức năng chính về phát triển kinh tế, cảng, 
logistic, giao thông vận tải hành khách đường thủy, thoát nước đô thị sông rạch còn đóng vai trò 
ngày càng quan trọng vào việc tạo lập cảnh quan, không gian mở đô thị và cải thiện chất lượng môi 
trường sống và trên hết là góp phần tạo dựng những nét đặc trưng hết sức riêng biệt của của thành phố 
Hồ Chí Minh như là một đô thị sông nước hiện đại và giàu truyền thống. 
44
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Với nhận thức đó, để hệ thống sông rạch đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của 
Thành phố, chúng ta có thể nghiên cứu triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau đây: 
1. Về các giải pháp chính sách : 
a. Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về quản lý, bảo vệ 
và phát huy giá trị của hệ thống sông rạch vào sự phát triển của Thành phố. 
b. Tạo các cơ chế chính sách khuyến khích cộng đồng dân cư và doanh nghiệp tham gia tích 
cực bảo vệ và phát huy giá trị của kênh rạch vào cuộc sống đô thị. 
2. Về các giải pháp truyền thông 
a. Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, giáo dục, quảng bá về ý nghĩa. Vai trò, giá trị, tiềm năng 
của sông rạch đối với sự phat triển bền vững của Thành phố, nhất là tuyên truền trong giới 
thanh thiếu niên thông qua các hoạt động dã ngoại, phong trào bảo vệ môi trường nói chung 
và bảo vệ kênh rạch nói riêng. 
b. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sông rạch, thi chụp ảnh, các hoạt động thể thao dưới nước 
nhằm thu hút sự quan tâm và sáng kiến của cộng đồng đối với các ấn đề của sông rạch. 
c. Xây dựng các chương trình truyền thông về kênh rạch trên các phương tiện truyền thông 
đại chúng. 
d. Lập website, facebook về bao vệ kênh rạch. Lập các nhóm tình nguyện viên bảo vệ kênh 
rạch trong học sinh sinh viên. 
45
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3. Nhóm giải pháp đầu tư: 
a. Tăng thêm mức đầu tư từ ngân sách thành phố cho các công tác liên quan đến bảo vệ, cải 
tạo chỉnh trang và phát huy lợi thế sông rạch. Trước mắt tập trung cho công tác quy hoạch, 
thiết kế đô thị, lập dự án nhằm kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP. 
b. Xây dựng các cơ chế linh hoạt nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư tư nhân, xã 
hội hóa các dự án cải tạo chỉnh tranh sông rạch. 
c. Lập danh mục các tuyến kênh rạch trọng điểm cần đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng kế 
hoạch tổng thể, phân kỳ đầu tư từng giai đoạn. 
4. Nhóm giải pháp quy hoạch và xây dựng: 
a. Lập Quy hoạch chung mạng lưới kênh rạch cấp quận. Lập hồ sơ kiểm toán kênh rạch cấp 
quận huyện. 
b. Tăng cường quy hoạch bảo vệ kênh rạch trong các đồ án quy hoạch nhất là quy hoạch 
phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị 1/500 các tuyến kênh rạch chính tiến tới lập các 
dự án đầu tư cải tạo kênh rạch. 
c. Xây dựng và ban hành hướng dẫn thiết kế đô thị, thiết kế kỹ thuật xây dựng cải tạo, nâng 
cấp kênh rạch cấp Thành phố. 
d. Tăng cường kiểm tra và giám sát việc quản lý đất đai, môi trường vệ sinh kênh rạch. 
e. Bổ sung chức năng quản lý kênh rạch cho thanh tra môi trường và xây dựng. 
V. Đề xuất một số định hướng thiết kế đô thị cho không gian sông nước 
Để phát huy hơn nữa lợi thế của hệ thống sông nước vào việc nâng cao chất lượng sống của 
người dân đô thị nói chung, tạo lập được các không gian đô thị có giá trị đặc trưng cho Thành 
phố, thu hút thêm đầu tư phát triển, xin đề xuất một số định hướng thiết kế đô thị như sau : 
1. Hài hòa: thiết kế đô thị các trục cảnh quan sông rạch cần nhìn nhận không gian đô thị không 
trong trạng thái cô lập mà trong tổng hòa những cấu thành của cả khu vực đô thị. Ví như một 
tuyến sông rạch cần gắn kết về không gian với các trục đường phố, đường phố gắn với các 
khu phố, từng khu phố gắn với thành phố, thành phố hài hòa với tổng thể vùng đô thị. Thiết 
kế đô thị quan tâm đến các yếu tố không gian và nỗ lực tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố 
nêu trên và với hoạt động của cư dân đô thị như một hệ thống. 
46
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
2. Đặc trưng: các tuyến sông rạch cần được thiết kế để có thể phản ánh và phát huy những đặc 
trưng riêng biệt và những giá trị văn hóa của khu vực đô thị lân cận đồng thời cũng nhìn 
nhận những đặc trưng và giá trị đó luôn vận động. Nó nhắm tới việc từng công trình kiến 
trúc trong đô thị có những đặc trưng riêng của chúng, hài hòa với cảnh quan đô thị xung 
quanh và bổ trợ cho những giá trị lịch sử. Hệ thống sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh rất 
dày đặc, đan xen trong khung cảnh đô thị với rất nhiều các khu vực có những yếu tố văn hóa, 
lịch sử và hình thái đô thị khác nhau. Nếu đi sâu nghiên cứu, khai thác một cách tinh tế, khéo 
léo, có thể tạo ra những tuyến, không gian cảnh quan mở đô thị rất phong phú, sinh động và 
giàu bản sắc, hấp dẫn với người dân và du khách. 
47
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3. Đa dạng: Thiết kế đô thị các tuyến cảnh quan sông nước cũng cần hướng đến hướng tới sự 
đa dạng và tạo điều kiện cho cư dân đô thị có nhiều lựa chọn về sử dụng về hoạt động, 
khuyến khích tạo lập được nhiều chức năng khác nhau, tạo điều kiện tiếp cận nhiều loại 
phương tiện vận chuyển và nhà ởđáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng cư dân khác nhau, 
nhất là người già, trẻ em và người tàn tật. Sự linh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng cho 
phép đô thị thay đổi đáp ứng với hoàn cảnh mới ngoài dự đoán trong tương lai. 
4. Kết nối: Các trục sông rạch là những không gian công cộng hết sức lý tưởng, các phương án 
thiết kế cần cố gắng cải thiện sự kết nối để nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của cư dân đô 
thị, nâng cao khả năng lựa chọ các hoạt động và dịch vụ, tạo điều kiện cho sự giao tiếp và 
gắn kết xã hội, tạo nên các không gian đô thị sinh động và an toàn. Thiết kế đô thị nhìn nhận 
tầm quan trọng của việc kết nối các hệ thống giao thông: cơ giới, xe đạp, đi bộ, giao thông 
công cộng, giao thông đường sông với các dịch vụ đô thị, các tiện ích công cộng để hoàn 
thiện các không gian đô thị, giúp giảm thời gian di chuyển và giúp cư dân đô thị, du khách 
dễ dàng định hướng không gian, tiếp cận các dịch vụ một cách dễ dàng. Các trục đường dọc 
theo các tuyến sông rạch, nhất là trục đường đi bộ cần bảo đảm được kết nối liên tục. 
48
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
5. Sáng tạo: thiết kế đô thị khuyến khích sự sáng tạo và những giải pháp mới. Sáng tạo bổ sung 
cho đô thị sự đa dạng và phong phú và chuyển biến những không gian chức năng thành 
những nơi chốn đáng ghi nhớ, có giá trị về nghệ thuật. Sự sáng tạo tạo điều kiện cho những 
lối suy nghĩ mới, thể nghiệm và thiết lập nên những chuẩn mực mới, thách thức công nghệ 
và hiện thực hóa tương lai, nó làm cho môi trường văn hóa của đô thị phong phú hơn và làm 
cho bản sắc đô thị đậm nét hơn. 
Các giải pháp sáng tạo bao gồm nhiều thể loại, từ sáng tạo về phương án khai thác không 
gian mặt nước, các giải pháp thiết kế quy hoạch tổng thể đến các giải pháp về kỹ thuật, trang 
trí, thi công, cây xanh, chiếu sáng. Các giải pháp sáng tạo trong khai thác, sử dung các không 
gian công cộng cũng được hoan nghênh, tạo nên sự sống động, hấp dẫn của các không gian 
công cộng, khuyến khích sự sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật của người dân thành phố. 
6. Thân thiện: thiết kế đô thị làm giảm tác động môi trường thông qua các nguyên tắc thiết kế 
hướng tới bền vững về môi trường bao gồm đất đai, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, 
những công trình có giá trị về văn hóa và lịch sử chuyển lại cho các thế hệ sau trong điều 
kiện tốt hoặc tốt hơn. Thiết kế đô thị cũng nhắm tới việc tổ chức các không gian đô thị an 
toàn, có lợi cho sức khỏe cộng đồng. 
49

File đính kèm:

  • pdfkien_nghi_mot_so_giai_phap_quan_ly_va_thiet_ke_do_thi_doi_vo.pdf