Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội)

Thông qua giới thiệu những mảng điêu khắc ở hai ngôi đình làng được

dựng vào cuối thế kỷ XVII và một ngôi đinh thế kỷ XIX (kế thừa những nét điển hình của

đình thế kỷ XVII) thuộc huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội), bài viết chỉ ra cơ sở ra đời,

những nội dung phản ánh và các thủ pháp thể hiện của điêu khắc đình làng ở một vùng đất

thuộc trấn Sơn Tây - Xứ Đoài thời Lê. Con người được lấy là trung tâm để khắc họa sống

động nhiều mặt sinh hoạt của đời sống làng quê đang vươn lên trong không khí đất nước

hòa bình. Điêu khắc cũng phản ánh khát vọng của người nông được sống trong một xã hội

dân chủ, bình đẳng

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội) trang 1

Trang 1

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội) trang 2

Trang 2

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội) trang 3

Trang 3

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội) trang 4

Trang 4

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội) trang 5

Trang 5

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội) trang 6

Trang 6

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội) trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8500
Bạn đang xem tài liệu "Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội)

Hình tượng người trong điêu khắc của một số đình làng ở huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội)
8 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinionTạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 66 (4/2020) 8-14
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI TRONG ĐIÊU KHẮC CỦA MỘT SỐ 
ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
PEOPLE IMAGE IN THE SCULPTURES OF SOME VILLAGE 
COMMUNAL HOUSE IN HOAI DUC DISTRICT (HANOI CITY)
Bùi Xuân Đính*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/10/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 3/04/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 29/04/2020
Tóm tắt: Thông qua giới thiệu những mảng điêu khắc ở hai ngôi đình làng được 
dựng vào cuối thế kỷ XVII và một ngôi đinh thế kỷ XIX (kế thừa những nét điển hình của 
đình thế kỷ XVII) thuộc huyện Hoài Đức (thành phố Hà Nội), bài viết chỉ ra cơ sở ra đời, 
những nội dung phản ánh và các thủ pháp thể hiện của điêu khắc đình làng ở một vùng đất 
thuộc trấn Sơn Tây - Xứ Đoài thời Lê. Con người được lấy là trung tâm để khắc họa sống 
động nhiều mặt sinh hoạt của đời sống làng quê đang vươn lên trong không khí đất nước 
hòa bình. Điêu khắc cũng phản ánh khát vọng của người nông được sống trong một xã hội 
dân chủ, bình đẳng.
Từ khóa: Hình tượng người, Điêu khắc, Đình làng, Hoài Đức.
Abstract: Through the introduction of the sculptures of two village communal houses 
built in the late 17th century and one built in the 19th century (which inherits the typical 
features of the 17th century communal house) in Hoai Duc district (Hanoi city), the article 
shows the basis of birth, the refl ected content and the art technique of the village sculptures 
in an area of Son Tay town - Xu Doai in the Le Dynasty. People are put into center to 
vividly portray many asprects of a rural village life which is rising up in the atmosphere of 
a peaceful country. Sculptures also refl ect the aspiration of farmers to live in a democratic 
and equal society.
Keywords: People image, Sculpture, Communal house, Hoai Duc.
* Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
1. Mở đầu 
Ngôi đình trong các làng Việt là 
trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội của 
dân làng, nơi thờ thành hoàng và tổ chức 
các hoạt động văn hóa với đỉnh cao là hội 
làng. Đình được coi là bộ mặt của mỗi 
làng; nên được dân làng chăm chút kiến 
thiết trên cả hai mặt kiến trúc và điêu khắc. 
Điêu khắc đình làng thể hiện ở phần 
mái, các vì kèo, mái và một số bộ phận khác 
trong toàn bộ ngôi đình, trong đó tập trung 
nhất là ở cửa võng và cả các vì kèo, thông 
9Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
qua các bức chạm. Đề tài mà các bức chạm 
phản ánh là hình ảnh các loài chim - thú, 
người và cỏ cây hoa lá với nhiều nội dung 
khác nhau, phụ thuộc vào từng ngôi đình ở 
các địa phương, vùng miền ở các thời kỳ, 
từng hiệp thợ, thậm chí vào hoa tay của từng 
người thợ tạo ra các bức chạm. Với phong 
cách phóng khoáng, chủ đề tự do, không bị 
áp đặt, gò bó như điêu khắc trong các công 
trình kiến trúc tôn giáo hay kiến trúc cung 
đình, các mảng điêu khắc đình làng mà 
những người thợ mộc - các nghệ nhân dân 
gian tạo ra phản ánh tư tưởng của người 
dân quê sống trong lòng xã hội phong kiến 
quan liêu. Nghiên cứu giá trị của các mảng 
điêu khắc ở các ngôi đình từng vùng không 
chỉ làm rõ lịch sử phát triển, đặc điểm của 
nền nghệ thuật điêu khắc nói chung, mà 
còn tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, 
phục dựng các mảng điêu khắc đó, khi tiến 
hành trùng tu các ngôi đình. 
Bài viết này giới thiệu một số tư liệu 
về mảng điêu khắc có chủ đề con người 
của một số đình làng ở huyện Hoài Đức 
(thành phố Hà Nội), vùng đất gồm một số 
làng - xã của hai huyện Đan Phượng và Từ 
Liêm thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, 
đất Xứ Đoài thời Lê†.
2. Mảng điêu khắc về đề tài người 
qua một số đình làng tiêu biểu ở huyện 
Hoài Đức 
Đến nay, qua bao thăng trầm của 
lịch sử, huyện Hoài Đức vẫn còn giữ 
được 45 ngôi đình, trong đó có 24 đình 
được xếp hạng cấp quốc gia, 9 đình được 
xếp hạng cấp tỉnh và 12 đình chưa được 
xếp hạng.
Trong số các ngôi đình đã được 
xếp hạng, qua các văn bản Hán Nôm và 
† Địa danh hành chính “Huyện Hoài Đức” chính thức được thành lập tháng 8 - 1945, sau thắng lợi 
của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 
điêu khắc, có thể xác định được những 
ngôi đình xuất hiện sớm nhất (cuối thế kỷ 
XVII) là đình Tiền Lệ (xã Tiền Yên, năm 
Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị, 1676), đình 
An Trai (xã Vân Canh, khoảng niên hiệu 
Vĩnh Trị, 1676 - 1680), đình Giang Xá 
(thị trấn Trạm Trôi, cuối thế kỷ XVII)... 
Loạt đình được xây dựng tiếp theo (đầu 
thế kỷ XVIII) là đình Kim Hoàng (xã Vân 
Canh), đình Lại Yên (xã Lại Yên)... Mỗi 
đình có dáng nét riêng về kiến trúc và điêu 
khắc. Về điêu khắc, mảng chạm khắc có 
nội dung đa dạng về người, động - thực 
vật, trong đó, các cảnh về người có vị trí 
nổi bật. 
Bài viết này giới thiệu một số nét 
độc đáo của các mảng điêu khắc có đề tài 
hình tượng con người tại ba ngôi đình làng 
tiêu biểu trong huyện. 
2.1. Đình Giang Xá
Làng Giang Xá (thuộc thị trấn Trạm 
Trôi) hiện còn ngôi đình tọa lạc cách Tỉnh 
lộ 422 từ thị trấn Trạm Trôi ra đường 
Thăng Long khoảng 200 mét. Đình nhìn 
hướng Đông, kết cấu chữ “Đinh”. Tòa đại 
đình gồm 3 gian, 2 chái, 2 dĩ, nối với hậu 
cung 2 gian. Hiện không còn văn bản Hán 
Nôm nào cho biết thời điểm dựng đình, 
nhưng qua kiến trúc vì kèo cùng các mảng 
điêu khắc trên các bức cốn, các xà con... 
cho thấy, đình được dựng vào cuối thế kỷ 
XVII, đầu thế kỷ XVIII,
Điểm độc đáo đầu tiên của điêu khắc 
đình là bố trí các bức chạm tại gian giữa 
tòa đại đình, tập trung ở các bức cốn của vì 
nách. Ở hai cốn phía ngoài, các nghệ nhân 
chạm khắc mặt trong nhìn xuống lòng 
giếng, còn ở hai cốn bên trong lại chạm 
10 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
mặt ngoài nhìn ra hai bên; giúp cho khách 
tham quan có thể dễ dàng quan sát, ngắm 
nghía các bức cốn một cách tổng thể, liên 
hoàn. Ngoài chủ đề “Rồng” với các tư thế 
khác nhau ở phần lớn các bức cốn, ở bức 
cốn phía bên trái, xuất hiện hình ảnh con 
người, ... ên đầu rồng, hình các con rồng và 
tiên nữ mềm mại, thướt tha trong điệu 
múa cổ. 
2.2. Đình Kim Hoàng
Làng Kim Hoàng (xã Vân Canh) 
hiện còn ngôi đình được hoàn thành Hàng 
chữ trên cột cái đình cho biết, đình được 
cất nóc vào ngày mồng 3 tháng Hai năm 
Chính Hòa thứ 22 (12 - 3 - 1701). Đình 
nhìn hướng Nam, kết cấu chữ “Đinh” 
(chuôi vồ). Đại đình gồm 5 gian, 2 chái. 
Giá trị nhất của đình Kim Hoàng không 
chỉ thể hiện ở mặt kiến trúc: là sự chuyển 
tiếp giữa phong cách kiến trúc của thế kỷ 
XVII và XVIII mà còn ở phần điêu khắc. 
Trên các kẻ, bẩy, cốn đều có các bức chạm. 
Ở các gian bên trái (theo hướng đình) là cả 
một “thế giới” của các hoạt cảnh dân gian, 
11Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phản ánh sinh động cuộc sống của làng xã, 
tâm tư nguyện vọng của người nông dân. 
Cụ thể: 
- Các cảnh phản ánh các hoạt động 
thể thao, như hai người đánh vật, người 
bắn cung, người đâm đinh ba. Bên các 
cảnh sôi động của hoạt động thể thao là 
cảnh tĩnh tại với người đứng thổi sáo.
- Tập trung nhất là cảnh nhộn nhịp 
của hội lễ làng quê, trong đó có hình người 
dự hội là cả những phụ nữ mặc yếm xuềnh 
xoàng, có cô đứng tốc cả váy bên cạnh 
người đàn ông ăn mặc lịch sự. Đặc biệt là 
các bức chạm cảnh nam cưỡi hổ, nữ cưỡi 
voi, hơn nữa là cảnh cô gái cưỡi rồng. Các 
nhà nghiên cứu nghệ thuật cho rằng, bức 
chạm phụ nữ cưỡi rồng chỉ có ở một số ít 
đình trên vùng châu thổ Bắc Bộ như đình 
Tây Đằng (huyện Ba Vì), đình Phù Lưu 
(thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). 
2.3. Đình Mậu Hòa
Đình làng Mậu Hòa (xã Minh Khai) 
tọa lạc sát đê sông Đáy phía trong đồng. 
Đình nhìn hướng Bắc, có cấu trúc chữ 
“Đinh”, gồm đại đình và hậu cung. Đại 
đình gồm ba gian ba chái.
Tuy mới được dựng lại vào năm Kỷ 
Hợi niên hiệu Thành Thái (năm 1899) và 
sửa lại vào năm Ất Sửu, niên hiệu Khải 
Định - 1925 (theo văn bia còn lưu), song 
đình Mậu Hòa mang dáng dấp kiến trúc và 
phong cách nghệ thuật cuối thời Lê, đầu 
thời Nguyễn (thế kỉ XVIII - XIX). Chắc 
chắn, khi dựng lại đình, những người thợ 
‡ Chung Tử Kỳ, họ tên thật là Chung Huy, là một danh sĩ ẩn dật, làm nghề tiều phu (đốn củi) để báo hiếu cha 
mẹ tuổi già.
Bá Nha hay Sở Bá Nha, họ Du tên Thụy, người nước Sở nhưng làm quan Thượng Đại phu nước Tấn đời Xuân 
Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc (từ năm 771 đến năm 476 trước Công nguyên); là một khách phong 
lưu văn mặc, có ngón đàn thất huyền cầm nổi tiếng đương thời. 
Bá Nha kết bạn với Chung Tử Kỳ, trở thành đôi bạn âm nhạctri kỷ. Dân gian tổng kết : “Bá Nha chơi đàn tuyệt 
hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi”, chỉ có Tử Kỳ mới hiểu được tiếng đàn của Bá Nha.
đã cố gắng giữ lại những bức chạm trên 
đình cũ, hoặc sáng tác lại theo bản cũ. Đây 
là bài học kinh nghiệm của việc trùng tu 
các di tích hiện nay.
Về chủ đề của các mảng chạm khắc 
trong đình, ngoài hình ảnh rồng và hoa lá 
tại các mặt kẻ và mặt bẩy, các hình chạm 
được tập trung tại các con rường giữa cột 
cái và cột quân trước cửa hai gian bên 
lắp sát vào nhau tạo thành các con mê. 
Những con mê này có thiết diện khá rộng 
để trang trí. Mặt trước của con mê nhìn 
vào lòng đình chạm kênh bong theo đề 
tài tứ linh, mặt sau chạm các hoạt cảnh 
của người gắn với các điển tích. Bức cốn 
trái chạm cảnh hai cụ già ngồi trên sập đê 
thõng một chân xuống, ở giữa có bàn cờ, 
cụ bên trong đang chơi đàn nguyệt, có cụ 
ngoài nâng chén trà, xung quanh có những 
người chầu chạm nhỏ hơn, phía dưới là 
tiểu đồng đang đun nước, phía trong là 
một tiểu đồng đang bê đĩa phật thủ, phía 
ngoài là một tiểu đồng đang giơ chiếc quạt 
lông, phía trên có một con rồng đang đội 
cuốn thư. Bức cuốn thư có khắc bài thơ về 
Chung Tử Kì và Bá Sa‡:
Trời cao mới có khúc nhạc này
Trần gian đâu tá mấy kẻ hay
Cuộc đời thua được ai mà biết
Đổi cà giang sơn, cuộc tỉnh say.
Bức cốn bên phải chạm khắc cánh 
“Đăng đài bái tướng”. Phía trên có bức 
cuốn thư có dòng chữ “Tướng tài quả nhị, 
12 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Quốc sĩ vô song” (Tướng tài chi có một,
,
quốc sĩ không có hai). Hình ảnh được chạm 
là một tướng phía sau hương án như một 
ẩn sĩ, phía trước hương án là một đoàn 
quan quân đang vác biển, dắt ngựa đến bái 
yết, phía dưới vị tướng có cảnh săn hươu. 
Người trong hai bức chạm nhân vật được 
rải ra, không che khuất nhau, có người cao 
to, có người thấp nhỏ theo vị trí xã hội. Các 
cảnh được chạm phối hợp với các góc độ 
khác nhau: nhìn ngang, nhìn trên xuống, 
nhìn chếch..., tạo cho hình sinh động và 
các chi tiết hiện lên rõ ràng (Huyện ủy, Hội 
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện 
Hoài Đức, 2012, trang...).
3. Một vài nhận xét
Cuối thế kỷ XVII, sau khi cuộc phân 
tranh Trịnh - Nguyễn, Đàng Trong - Đàng 
Ngoài tạm thời lắng xuống, các làng xã ở 
Bắc Bộ có điều kiện để phát triển, mở ra 
một trang mới cho việc xây dựng, tôn tạo, 
nâng cấp các công trình thờ cúng, trong 
đó có đình làng - yếu tố vật chất lớn nhất 
trong văn hóa làng. Đình không chỉ được 
xây dựng đồng loạt ở nhiều làng, mà còn 
được khoác một diện mạo mới, cả về quy 
mô kiến trúc, chức năng thờ cúng, đặc 
biệt là về nghệ thuật điêu khắc. Đây chính 
là giai đoạn phát triển đỉnh cao của nghệ 
thuật điêu khắc đình làng Việt, thể hiện 
qua nhiều ngôi đình nổi tiếng ở tất cả bốn 
trấn (Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây và 
Sơn Nam) bao quanh Thăng Long. 
Ba ngôi đình được giới thiệu trong 
bài viết này tiêu biểu cho 14 ngôi đình 
được dựng vào cuối thế kỷ XVII (gồm 9 
đình hiện tồn những dáng nét cơ bản và 5 
đình không còn đã được tu bổ nhiều lần 
nên không còn giữ được đường nét cũ) 
của huyện Hoài Đức ngày nay, vào thời 
Lê thuộc trấn Sơn Tây - Xứ Đoài, vùng 
đất được dân gian đúc kết là tiêu biểu cho 
hệ thống đình (Đình Đoài). Ba ngôi đình 
được giới thiệu trong bài viết này mang 
những đặc trưng chung của đình làng 
vùng Bắc Bộ cuối thế kỷ XVII về phương 
diện điêu khắc mà nét nổi bật là hình ảnh 
con người nổi lên là trung tâm, một điểm 
nhấn độc đáo. Khác với trong điêu khắc 
đình làng thời Mạc, hình ảnh con người 
trong kiến trúc đình làng cuối thế kỷ XVII 
không những phong phú về chủ đề, ý 
tưởng mà còn đa dạng về thủ pháp nghệ 
thuật diễn đạt. Về nội dung thể hiện, có 
thể chia hình ảnh con người trong các bức 
chạm thành hai nhóm chính:
- Con người mang yếu tố thần 
thoại, ước lệ, thể hiện ở những mảng 
chạm khắc theo các chủ đề nam cưỡi hổ, 
nữ cưỡi voi, cô gái cưỡi rồng (đình Kim 
Hoàng), hai chú bé cưỡi đầu rồng, các 
con rồng và tiên nữ cùng múa, các võ sĩ 
ngồi trên lưng voi đấu kiếm (đình Giang 
Xá). Đặc biệt ở đình Mậu Hòa có cảnh 
các cụ già chơi cờ cùng những người 
hầu xung quanh, vừa mang tính ước lệ, 
theo điển tích, là rất đời thường.
- Con người gắn với đời sống văn hóa 
- xã hội thực tại của làng quê đương thời, 
thể hiện ở các cảnh người đấu vật, người 
bắn cung, người đâm đinh ba, người đứng 
thổi sáo, người đi dự hội làng (đình Kim 
Hoàng), cảnh các cụ già đánh cờ, chơi đàn 
nguyệt, uống trà (đình Mậu Hòa). 
Những nội dung trên đây của các 
bức chạm tại ba ngôi đình phản ánh cuộc 
sống thực tế của làng quê Việt nửa sau thế 
kỷ XVII. Đây là thời điểm khởi đầu cho 
giai đoạn đi lên và thịnh vượng của Nhà 
nước phong kiến nước Đại Việt già nửa 
thế kỷ (đến cuối những năm 20 của thế kỷ 
XVIII), được sử cũ ghi nhận là “Kỷ cương 
thì chấn hưng, thưởng phạt thì nghiêm 
túc mà công minh, phần nhiều các công 
khanh đều xứng đáng với chức vụ, trăm 
quan kinh giữ phép tắc chế độ, nhân dân 
13Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
được yên nghiệp làm ăn” (Ngô Cao Lãng, 
1975, trang 62), tạo điều kiện để xây dựng 
đình, chùa, đền miếu. Đời sống vật chất 
ổn định đem lại những thay đổi lớn về tinh 
thần. Các cảnh đi săn, đánh vật, dự hội, 
chơi cờ... chính là sự phản ánh cuộc sống 
yên bình và những đổi thay của người dân 
quê giai đoạn này. Bên cạnh những rất đời 
thực, bình dị của người nông dân, còn có 
các cảnh “cao sang”, tao nhã được coi là 
của tầng lớp “thượng lưu”, như các bậc 
kỳ lão chơi cờ, đoàn quan quân, tướng đi 
săn... Đấy là khát vọng của người dân quê 
không chỉ có một cuộc sống thanh bình, 
dung dị, mà còn hướng tới những điều tốt 
lành hơn. 
Trong các bức chạm của ba ngôi 
đình có sự hiện diện và kết hợp của hình 
ảnh người, thú, hoa lá, cỏ cây, song con 
người vẫn nổi bật, là trung tâm trên mặt 
bằng của mỗi bức. Người thợ mộc - nghệ 
nhân dân gian muốn gửi với người đời 
sau từ các bức chạm này thông điệp: con 
người sống trong môi trường tự nhiên, dù 
luôn có khát vọng chiếm lĩnh thiên nhiên 
(cảnh người cưỡi hổ, cưỡi voi), song vẫn 
phải hòa đồng với thiên nhiên, môi trường 
(các bức chạm thú, người, cỏ cây hoa lá 
hòa vào trong một tổng thể). 
Sự hồi phục và phát triển của làng 
quê Việt sau những cuộc tranh chấp của 
các tập đoàn phong kiến qua gần 150 năm 
(1533 - 1672)§ đã củng cố thêm những 
quan điểm, tư tưởng của người dân quê 
về một xã hội bình đẳng hình thành từ rất 
sớm, nhưng đã bị giai cấp phong kiến phủ 
đè lên, đặc biệt nặng nề từ thời vua Lê 
Thánh Tông (1460 - 1497). Chính vì thế, 
khi ngọn lửa nội chiến vừa tắt, thôn xóm 
bình yên trở lại, người dân quê đã mong 
§ Nội chiến Nam Bắc triều (Lê - Mạc phân tranh, 1533 - 1593); Trịnh Nguyễn phân tranh hay Đàng 
Trong - Đàng Ngoài, 1627 - 1672).
ước được trả lại những giá trị về xã hội 
dân chủ, bình đẳng thuở xưa đã bị mất, 
và người thợ mộc - những nghệ nhân dân 
gian đã thay mặt người dân quê thể hiện 
ước vọng đó qua các bức chạm. Bức chạm 
những phụ nữ mặc yếm xuềnh xoàng, có 
cô đứng tốc cả váy bên cạnh người đàn ông 
ăn mặc lịch sự ở đình Kim Hoàng phản 
ánh tư tưởng nam nữ bình quyền, không 
chấp nhận thái độ coi thường phụ nữ, coi 
thường người lao động của tư tưởng, đạo 
đức phong kiến mà việc ngăn cấm phụ nữ, 
hạn chế người nghèo vào đình là tục lệ 
ngặt nghèo. Đặc biệt, các bức chạm cảnh 
cô gái cưỡi rồng thể hiện sự phủ nhận của 
quyền lực vua quan, của chế độ quân chủ.
Nét đặc sắc của chạm khắc về đề tài 
người trong đình làng cuối thế kỷ XVII ở 
huyện Hoài Đức còn ở thủ pháp thể hiện. 
Hình tượng người trong các bức chạm vừa 
mang tính thiêng, vừa mang tính trần tục. 
Tính thiêng thể hiện tính ước lệ, qua hình 
ảnh các nhân vật thần tiên, tức các tiên nữ, 
nhạc công thiên thần, “thiên thần bé nhỏ”, 
vừa ẩn vừa hiện, điển hình là bức chạm 
tiên nữ trong tư thế ngồi, gấp quặp chân về 
phía trước ở phần trước của cùi voi, giữa 
cổ và đầu voi trong đình Giang Xá, dáng 
người mềm mại, ngực nở, bụng thon, cánh 
tay dài với những ngón tay búp măng. Tính 
trần tục thể hiện ở những con người của 
đời thường, những bức chạm mô tả người 
đàn ông trong các cảnh đấu vật, đi săn có 
đặc điểm đầu tròn, to, cạo trọc, thân hình 
vạm vỡ, ngực nở, đôi khi các cơ bắp được 
phóng đại lên hơn mức bình thường; còn 
phụ nữ thì thường có khuôn mặt đầy đặn, 
phúc hậu, để tóc dài, xoã hoặc búi thành 
búi lớn trên đỉnh. Có thể nói, người thợ 
mộc đã kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa 
14 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cách tả thực và cách điệu. Ngay trong một 
hình chạm tiên nữ, cũng có thể thấy được 
sự kết hợp này.
4. Kết luận
Những ngôi đình làng thế kỷ XVII 
của huyện Hoài Đức được giới thiệu trong 
bài viết nằm trong khung cảnh chung của 
đình làng Bắc Bộ cùng thời, được dựng 
khi đất nước không còn nội chiến, làng 
xã phát triển và hoàn thiện về cơ cấu tổ 
chức, lệ tục. Lấy con người là trung tâm, 
điêu khắc đình làng một mặt thể hiện 
trung thực, sống động nhiều mặt sinh 
hoạt của đời sống làng quê đang vươn lên 
trong không khí đất nước hòa bình; mặt 
khác cũng phản ánh sự phản kháng của 
người nông dân đối với những bất công 
của sự phân chia đẳng cấp vua - quan - 
dân, phân biệt nam nữ của chế độ quân 
chủ, vươn tới khát vọng được sống trong 
một xã hội dân chủ, bình đẳng. Bên cạnh 
đó có các bức chạm về hình tượng con 
người thể hiện ước mơ chinh phục, chế 
ngự thiên nhiên (người cưỡi hổ, người 
cưỡi rồng), những bức chạm có cả các 
yếu tố huyền thoại, thần tiên. Dù phản 
ánh hiện thực cuộc sống hay phản ánh 
ước mơ, khát vọng của người nông dân 
đương thời, chỉ bằng vài nét đục đường 
chạm sơ phác những người thợ chạm 
khắc gỗ thế kỷ XVII đã vượt ra khỏi sự gò 
bó về quan niệm nghệ thuật, thẩm mỹ, để 
tạo ra những tác phẩm điêu khắc dân giã 
nhưng có hồn, sống động, cởi mở. Có thể 
nói, đời sống phong phú, của người dân 
quê làm nền cho nghệ thuật điêu khắc, 
ngược lại, nghệ thuật điêu khắc(cùng với 
kiến trúc) lại là tấm gương phản ánh, tôn 
thêm sự sống động cuộc sống của người 
dân. Đó là giá trị nổi bật của điêu khắ c 
đình làng thế kỷ XVII - đỉnh cao cua điêu 
khắc đình làng Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Trần Lâm Biền (1993), Hình tượng con 
người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống 
Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
[2]. Hồ sơ di tích đình Giang Xá (1991), bản 
đánh máy, lưu tại đình Giang Xá, thị trấn 
Trạm Trôi.
[3]. Hồ sơ di tích đình Kim Hoàng (1991), bản 
đánh máy, lưu tại đình Kim Hoàng, xã Vân 
Canh.
[4]. Hồ sơ di tích đình Mậu Hòa (1991), bản 
đánh máy, lưu tại đình Mậu Hòa, xã Minh 
Khai.
[5]. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban 
nhân dân huyện Hoài Đức (2012), Hoài Đức, 
một vùng văn hóa dân gian, Nxb. Văn hóa 
Thông tin, Hà Nội. 
[6]. Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban 
nhân dân huyện Hoài Đức (2018), Địa chí 
Hoài Đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[7]. Ngô Cao Lãng, Lịch triều tạp kỷ, bản dịch, 
Nxb. Khao học xã hội, Hà Nội, 1975, tập II.
[8]. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Mỹ 
thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, 
1989.
[9]. Hà Văn Tấn (Chủ biên, 1994), Đình Việt 
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
[10].Trần Đình Tuấn (2012), “Hình tượng con 
người trong nghệ thuật chạm khắc đình làng”, 
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 12 (342).
Địa chỉ tác giả: Viện Dân tộc học, Viện Hàn 
lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: buixuandinh.dth@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfhinh_tuong_nguoi_trong_dieu_khac_cua_mot_so_dinh_lang_o_huye.pdf