Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp

BÀI 1. Tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam”

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam”.

- Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam”

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 30 trang viethung 13780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp

Giáo trình Thực hành biểu diễn tổng hợp
1 
UBND TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ 
MÔN HỌC: THỰC HÀNH BIỂU DIỄN TỔNG HỢP 
NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC 
Lào Cai, năm 2019 
3 
LỜI GIỚI THIỆU 
 Thực hành biểu diễn tổng hợp là một trong những môn học nằm trong chương 
trình giảng dạy của ngành đào tạo Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc, là một 
bộ môn cung cấp những kiến thức và kỹ năng biểu diễn múa đông người, múa ít người 
và tổng hợp các hình thức, thể loại biểu diễn về ngôn ngữ, phong cách múa của một số 
dân tộc Việt Nam: Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông kết hợp với ngôn ngữ chất liệu múa 
khác thông qua các tác phẩm biên đạo, sáng tác mới của biên đạo múa. 
 Thực hành biểu diễn tổng hợp được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm mục 
đích giúp cho học sinh làm quen với kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn tổng hợp nhiều hình 
thức, thể loại biểu diễn, học sinh vận dụng những kỹ thuật, kỹ năng, năng lực múa cơ 
bản đã học được ở các môn múa dân gian dân tộc, múa cổ điển Châu Âu và các môn 
múa hiện đại vào việc thể hiện tác phẩm múa với cảm nhận cảm xúc âm nhạc để biểu 
đạt nội dung, ý nghĩa của tác phẩm múa mà biên đạo muốn truyền tải đến khán giả. 
Thể hiện một số tác phẩm múa tập thể, múa ít người được đưa vào hàng tác phẩm tiêu 
biểu của múa Việt Nam và một số tác phẩm múa sáng tác của các biên đạo trong thời 
kỳ mới. 
 Thực hành biểu diễn tác tổng hợp là môn học cần học sinh phát huy vai tập thể, 
cá nhân và mối liên kết giữa các thành viên trong lớp học, trong quá trình học tập cần 
đạt được những kỹ năng múa đồng đều, múa nội tâm, kỹ thuật kỹ xảo cá nhân về tổ 
hợp động tác, đội hình tập thể cần mỗi học sinh có ý thức cảm nhận tốt vị trí đứng của 
mình với vị trị của những học sinh khác xung quanh mình, luôn giữ khoảng cách đều 
đặn, duy trì tuyến múa hợp lý. Đặc biệt rèn cho học sinh có cảm nhận âm nhạc đều 
nhau, cảm nhận lắng đọng chi tiết nội tâm, kết hợp hài hòa giữa múa tập thể và múa ít 
người để tạo ra những chuyển động cơ thể, những động tác ăn khớp với nhạc và thực 
hiện đều nhau trên các tuyến múa và đội hình múa. 
 Lào Cai, năm 2019 
Người biên soạn 
Hà Văn Trung 
4 
MỤC LỤC 
BÀI 1. Tác phẩm múa “Mẹ Việt Nam”______________________________________ 6 
I. Lý thuyết _________________________________________________________ 6 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm _________________________________________ 6 
1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Văn Quang ___________________________ 6 
1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh___________________________ 7 
1.3. Nội dung tác phẩm ____________________________________________ 8 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm __________________________________ 8 
1.3.2. Nội dung tác phẩm _________________________________________ 8 
1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa _____________________________ 8 
2. Các bước thực hiện _______________________________________________ 8 
II. Thực hành ________________________________________________________ 9 
BÀI 2. Tác phẩm múa “Những cô gái Việt Nam” ____________________________ 10 
I. Lý thuyết ________________________________________________________ 10 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________ 10 
1.1 Tác giả biên đạo múa NSND Chu Thúy Quỳnh ______________________ 10 
1.2. Tác giả âm nhạc múa NSND Quang Vinh__________________________ 11 
1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________ 12 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________ 12 
1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________ 12 
1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________ 12 
2. Các bước thực hiện ______________________________________________ 12 
II. Thực hành _______________________________________________________ 13 
BÀI 3. Tác phẩm múa “Mùa ban nở” _____________________________________ 14 
I. Lý thuyết ________________________________________________________ 14 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________ 14 
1.1 Tác giả biên đạo múa Nghệ sĩ nhân dân Minh Tiến __________________ 14 
1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Lê Lan _____________________________ 16 
1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________ 17 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________ 17 
1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________ 17 
1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________ 17 
2. Các bước thực hiện ______________________________________________ 17 
II. Thực hành _______________________________________________________ 18 
BÀI 4. Tác phẩm múa “Nước Thiêng” _____________________________________ 19 
I. Lý thuyết ________________________________________________________ 19 
5 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________ 19 
1.1 Tác giả biên đạo múa Mạnh Long ________________________________ 19 
1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn ______________________ 20 
1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________ 21 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________ 21 
1.3.2. Nội dung tác phẩm ________________________________________ 21 
1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa ____________________________ 21 
2. Các bước thực hiện ______________________________________________ 21 
II. Thực hành _______________________________________________________ 22 
BÀI 5. Tác phẩm múa “Hồn tre Việt” _____________________________________ 23 
I. Lý thuyết ________________________________________________________ 23 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ________________________________________ 23 
1.1 Tác giả biên đạo múa Hà Trung _________________________________ 23 
1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ NSUT Hồ Hoài Anh ___________________ 24 
1.3. Nội dung tác phẩm ___________________________________________ 25 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm _________________________________ 25 
1.3.2. Nội dung tác phẩm _______________________ ... động 
tác trên tuyến, 
đội hình với âm 
nhạc có sắc thái 
biểu cảm trên 
khuôn mặt 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
- Biểu cảm sắc thái 
Không 
19 
BÀI 4. Tác phẩm múa “Nước Thiêng” 
 Mục tiêu 
 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
 - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Nước thiêng”. 
 - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Nước thiêng”. 
 Nội dung chính: 
 I. Lý thuyết 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
1.1 Tác giả biên đạo múa Mạnh Long 
 Tác phẩm múa “Nước thiêng” là một sáng tác biên đạo múa Mạnh Long. Biên 
đạo múa Mạnh Long tên thật là Nguyễn Văn Mạnh. Hiện nay là giảng viên của Khoa 
Văn hóa nghệ thuật Trường Cao đẳng Lào Cai. Tốt nghiệp Khoa múa trường Đại học 
sân khấu Điện Ảnh Hà Nội về nhận công tác Lào Cai trực tiếp giảng dạy môn múa 
Dân gian dân tộc Việt Nam. Ngoài công tác giảng dạy anh đã có nhiều sáng tác góp 
phần vào sự phát triển nghệ thuật múa của Lào Cai. Các tác phẩm để lại dấu ấn trong 
lòng khác giả là các tác phẩm: “Sen Việt”, “Nước thiêng” 
20 
 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn 
 Âm nhạc tác phẩm múa “Nước thiêng” là sáng tác của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn. 
Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn (sinh năm 1973) đã từng học tập ở Trường Nghệ thuật Quân 
đội chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây và sáng tác âm nhạc, sau đó ở lại 
Trường làm giảng viên cho đến nay. Anh đã tham gia sáng tác, dàn dựng âm nhạc cho 
nhiều chương trình lớn thường niên như: Festival Chè (Thái Nguyên), Festival Hạ 
Long, Về miền Quan họ, và các chương trình nghệ thuật lớn như 60 năm chiến thắng 
Điện Biên Phủ, Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á 
 Các ca khúc: Sao anh và Sao em, Thằng Bờm, Thằng Cuội, Mẹ Âu Cơ, Thăng 
Long Việt Nam bay lên 
 Giải thưởng nhạc sĩ xuất sắc hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc năm 
2013, Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2014; trên 20 huy chương 
vàng, bạc trong các kỳ hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. 
21 
Hiện nay anh là Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật thực hành, thuộc Trường Đại học Văn 
hoá Nghệ thuật Quân đội và Phó chủ tịch Hội âm nhạc Hà Nội. 
 1.3. Nội dung tác phẩm 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm 
Tác phẩm múa “Nước thiêng” là tác phẩm hình thức múa đơn trong tập thể nam 
nữ được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Dao đỏ để sáng 
tác. Phần múa chuông của dân tộc Dao. 
1.3.2. Nội dung tác phẩm 
Thể hiện nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Dao ở trong nghi lễ cầu 
mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh có cuộc 
sống ấm no hạnh phúc. 
1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa 
Tác phẩm múa sức sống gồm có 4 đoạn tương ứng với 4 đoạn âm nhạc: Chậm - 
nhanh – chậm – nhanh. 
Sử dụng linh hoạt các tuyến, đội hình múa chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang 
với đặc trưng đội hình vòng tròn đồng tâm. 
2. Các bước thực hiện 
- Bước 1. Chuẩn bị 
+ Trang phục 
+ Giầy 
+ Tự khởi động 
- Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa 
22 
- Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc 
- Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm 
nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt 
II. Thực hành 
PHIẾU THỰC HÀNH 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Nước thiêng” 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang 
phục 
Không 
Bước 2 Thực hành động 
tác đơn lẻ 
Đúng chuẩn Không 
Bước 3 Thực hiện động 
tác trên tuyến, 
đội hình với âm 
nhạc 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
Không 
Bước 4 Thực hiện động 
tác trên tuyến, 
đội hình với âm 
nhạc có sắc thái 
biểu cảm trên 
khuôn mặt 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
- Biểu cảm sắc thái 
Không 
23 
BÀI 5. Tác phẩm múa “Hồn tre Việt” 
 Mục tiêu 
 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
 - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Hồn tre Việt”. 
 - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Hồn tre Việt”. 
 Nội dung chính: 
 I. Lý thuyết 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
1.1 Tác giả biên đạo múa Hà Trung 
 Tác phẩm múa “Hồn tre Việt” là một sáng tác biên đạo của Hà Trung – Phó 
Giám đốc Trung tâm Đào tạo và biểu diễn nghệ thuật. Là một giảng viên, biên đạo 
múa trẻ công tác tại Trường Cao đẳng Lào Cai, có uy tín trong lĩnh vức sáng tác biên 
đạo múa nói riêng và lĩnh vực hoạt động nghệ thuật nói chung của tỉnh Lào Cai. Tốt 
nghiệp Khoa múa trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2014 anh trở về 
công tác tại trường Cao đẳng Lào Cai trực tiếp tham gia công tác giảng dạy chuyên 
ngành Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc với bộ môn Múa Cổ điển Châu Âu 
và môn Kỹ thuật biểu diễn. Với kinh nghiệm thực tế và những kiến thức đã học được 
anh đã biên đạo được nhiều tác phẩm múa thành công tại tỉnh và tại các cuộc thi trong 
nước và khu vực. Tác phẩm múa “Xuân về trên bản Y Lình Hồ” chất liệu múa gậy tiền 
dân tộc Mông đạt Huy chương bạc tại Cuộc thi tài năng HSSV Văn hóa nghệ thuật 
năm 2010 tại Đà Nẵng. Tác phẩm múa “Men say Bắc Hà” với chất liệu múa Mông 
Bắc Hà đã đại Huy chương vàng tại Cuộc thi tài năng HSSV Văn hóa nghệ thuật năm 
2012 tại Đà Nẵng. Tác phẩm múa “Lời then mẹ kể” chất liệu múa dân tộc Tày đã đạt 
Huy chương bạc tại Liên hoan thi tài năng biên đạo trẻ toàn quốc năm 2014 tại thành 
phố Hồ Chí Minh. Năm 2015 đạt giải Ba giáo viên dạy giỏi Trung cấp chuyên nghiệp 
24 
toàn quốc tổ chức tại Đà Nẵng. Hiện nay anh là một trong những Hội viên trẻ tuổi nhất 
của Hội nghệ sĩ múa Việt Nam được kết nạp từ năm 2014. 
 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ NSUT Hồ Hoài Anh 
 Âm nhạc tác phẩm múa “Hồn tre Việt” là sáng tác của nhạc sĩ NSUT Hồ Hoài 
Anh. NSƯT Hồ Hoài Anh (sinh năm 1979) là một nhạc sĩ của Việt Nam, từng giành 
được 2 đề cử và 1 giải Cống hiến. Anh được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 
2015. Anh đã sáng tác nhiều ca khúc như Giọt sương và chiếc lá, Dẫu có lỗi lầm... Học 
vị thạc sĩ âm nhạc. 
 Anh kết hôn năm 2009 với ca sĩ Lưu Hương Giang và đã có hai con gái, một bé 
9 tuổi tên Hồ Khánh Hà và một bé 4 tuổi tên Hồ Tú Anh 
 Hồ Hoài Anh sinh năm 1979 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật.Dì 
của anh là NSƯT Thanh Hằng, nguyên phó khoa âm nhạc truyền thống Học viện âm 
nhạc quốc gia Việt Nam, mẹ anh là NSND Thanh Tâm, nghệ sĩ đàn bầu nổi tiếng, 
nguyên trưởng khoa nhạc cụ dân tộc ở Nhạc viện,... Vì thế, lên 8 tuổi Hồ Hoài Anh bắt 
đầu được làm quen với nó. 13 tuổi, Hồ Hoài Anh đã sang Nhật tham gia Festival âm 
nhạc thiếu nhi châu Á - Thái Bình Dương. 18 tuổi, Hoài Anh đoạt giải nhất Cuộc thi 
độc tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 1998. 
 Hồ Hoài Anh là giảng viên dạy đàn bầu của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt 
Nam. Tuy nhiên, sau các sáng tác về nhạc trẻ như Dẫu có lỗi lầm, Tình yêu muôn màu, 
anh bắt đầu được khán giả biết đến với vai trò nhạc sĩ. 
25 
 Bộc lộ năng khiếu từ sớm, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã sáng tác rất nhiều ca khúc 
nhạc trẻ được nhiều người mến mộ như: "Dẫu Có Lỗi lầm" (Hiền Thục), "Tình Yêu 
Muôn Màu" (Minh Quân), "Nuối Tiếc" (Hồ Quỳnh Hương), "Cô Gái Tự Tin" (Lưu 
Hương Giang), "Giọt Sương Và Chiếc Lá" (Lưu Hương Giang), "Với Anh" (Mỹ 
Linh), "Gánh Hàng Rau" (Hà Anh Tuấn), "Mưa Và Nỗi Nhớ" (Mỹ Tâm), "Rơi" 
(Hoàng Thùy Linh)... Các sáng tác khí nhạc cho dàn nhạc dân tộc: Nặng tình phương 
Nam, Tiếng vọng,...Nhờ các sáng tác của mình, anh đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả 
và thu về nhiều giải thưởng. 
 Hồ Hoài Anh tham gia rất nhiều những chương trình trò chơi trên truyền hình 
và được khán giả hết sức yêu thích. Anh là một trong 4 huấn luyện viên của chương 
trình Giọng hát Việt nhí mùa thứ nhất và anh cũng được mời tiếp tục làm huấn luyện 
viên ở mùa thứ hai của Giọng hát Việt nhí. Năm 2015 được phong danh hiệu Nghệ sĩ 
Ưu tú. 
 Anh có nhiều sáng tác nhạc múa đóng góp vào sự phát triển chung của Nghệ 
thuật múa ở nhiều Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Những sáng tác của anh mang 
đậm nét dân gian kết hợp hài hòa với âm nhạc đương đại đem đến cho người thưởng 
thức nhiều cảm xúc mới mẻ. 
 1.3. Nội dung tác phẩm 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm 
Tác phẩm múa “Hồn tre Việt” là tác phẩm hình thức múa tập thể nam nữ được 
tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Kinh vùng đồng bằng bắc 
bộ để sáng tác. 
1.3.2. Nội dung tác phẩm 
Thể hiện nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Tinh thần giữ gìn nét đẹp 
truyền thống tre già măng mọc của lớp lớp thế hệ người Việt Nam. 
1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa 
Tác phẩm múa sức sống gồm có 4 đoạn tương ứng với 4 đoạn âm nhạc: Chậm - 
nhanh – chậm – nhanh. 
Sử dụng linh hoạt các tuyến, đội hình múa chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang 
với đặc trưng đội hình tháp chóp. 
26 
2. Các bước thực hiện 
- Bước 1. Chuẩn bị 
+ Trang phục 
+ Giầy 
+ Tự khởi động 
- Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa 
- Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc 
- Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm 
nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt 
II. Thực hành 
PHIẾU THỰC HÀNH 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Hồn tre Việt” 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang Không 
27 
phục 
Bước 2 Thực hành động 
tác đơn lẻ 
Đúng chuẩn Không 
Bước 3 Thực hiện động 
tác trên tuyến, 
đội hình với âm 
nhạc 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
Không 
Bước 4 Thực hiện động 
tác trên tuyến, 
đội hình với âm 
nhạc có sắc thái 
biểu cảm trên 
khuôn mặt 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
- Biểu cảm sắc thái 
Không 
28 
BÀI 6. Tác phẩm múa “Những cô gái Lô Lô” 
 Mục tiêu 
 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 
 - Trình bày được nội dung, ý nghĩa tác phẩm múa “Những cô gái Lô Lô”. 
 - Thực hiện biểu diễn được tác phẩm múa “Những cô gái Lô Lô”. 
 Nội dung chính: 
 I. Lý thuyết 
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
1.1 Tác giả biên đạo múa Trương Thị Hảo 
 Tác phẩm múa “Những cô gái Lô Lô” là một sáng tác biên đạo của Trương Thị 
Hảo. Biên đạo múa Trương Thị Hảo hiện nay là giảng viên của Khoa Văn hóa nghệ 
thuật Trường Cao đẳng Lào Cai. Tốt nghiệp Khoa múa trường Đại học sân khấu Điện 
Ảnh Hà Nội về nhận công tác Lào Cai trực tiếp giảng dạy môn múa Dân gian dân tộc 
Việt Nam. Ngoài công tác giảng dạy anh đã có nhiều sáng tác góp phần vào sự phát 
triển nghệ thuật múa của Lào Cai. Các tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng khác giả là 
các tác phẩm: “Những cô gái Lô Lô” “Múa ống Khơ Mú” 
 1.2. Tác giả âm nhạc múa nhạc sĩ Anh Tú 
29 
 Âm nhạc tác phẩm múa “Những cô gái Lô Lô” là sáng tác của nhạc sĩ Anh Tú. 
Anh Tú là một nhạc sĩ Việt Nam. Trước năm 1975, anh đã được biết đến nhiều từ khi 
ở Việt Nam, khi phong trào nhạc trẻ ở trong giai đoạn cực thịnh với ban nhạc Uptight 
Anh Tú tên thật là Lữ Anh Tú, sinh năm 1950 tại Đà Lạt, xuất thân trong một gia đình 
 nghệ sĩ. Cha anh là Lữ Liên, thành viên ban nhạc hài hước AVT, cũng là người 
soạn lời Việt cho rất nhiều ca khúc ngoại quốc. Các anh em của Anh Tú cũng đều là 
những ca sĩ nổi tiếng: Tuấn Ngọc, Bích Chiêu, Khánh Hà, Thúy Anh, Lưu Bích, Lan 
Anh. 
 Anh Tú bắt đầu sự nghiệp ca hát vào năm 1969, khi anh cùng với em gái là 
Khánh Hà thử giọng để đi làm tại các Club Mỹ ở Sài Gòn khi đó. Hai người song ca 
bài What now my love và được chấp thuận. Tới năm 1970, anh cùng hai em gái Khánh 
Hà và Thúy Anh gia nhập ban nhạc The Blue Jets. Năm 1972, anh cùng hai em gái 
Khánh Hà và Thúy Anh lập ban tam ca Thúy Hà Tú rồi chuyển thành ban The Uptight 
 Năm 1975, Anh Tú rời Việt Nam sang định cư ở Hoa Kỳ và cùng các anh em 
tái lập ban Uptight. Cuối thập niên 80 đầu 90, ban Uptight được bổ sung thêm Lan 
Anh (đánh trống) và Lưu Bích (ca sĩ chính/bè). Anh đã gắn bó với ban nhạc này cho 
đến năm 1993 là năm ban nhạc ngưng hoạt động. Từ đó, Anh Tú bắt đầu hát với tư 
cách một ca sĩ độc lập. Anh Tú được biết tới với những nhạc phẩm ngoại quốc êm dịu, 
đặc biệt là các ca khúc Pháp. Anh cũng thành công với nhiều ca khúc trữ tình Việt 
Nam 
 1.3. Nội dung tác phẩm 
1.3.1. Chất liệu múa của tác phẩm 
Tác phẩm múa “Những cô gái Lô Lô” là tác phẩm hình thức múa tập thể nữ 
được tác giả biên đạo múa sử dụng chất liệu múa dân gian dân tộc Lô Lô vùng Đông 
bắc để sáng tác. Sử dụng chiếc mẹt lớn. 
1.3.2. Nội dung tác phẩm 
Thể hiện nét đẹp trong văn hóa của người Lô Lô. Những cô gái đảm đang khéo 
léo trong lao động se chỉ, kéo nhị, sàng sẩy. 
1.3.3. Đoạn múa và tuyến, đội hình múa 
Tác phẩm múa sức sống gồm có 4 đoạn tương ứng với 4 đoạn âm nhạc: Chậm - 
nhanh – chậm – nhanh. 
Sử dụng linh hoạt các tuyến, đội hình múa chủ yếu là tuyến chéo, tròn, ngang 
với đặc trưng đội hình tháp chóp. 
30 
2. Các bước thực hiện 
- Bước 1. Chuẩn bị 
+ Trang phục 
+ Giầy 
+ Tự khởi động 
- Bước 2. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa 
- Bước 3. Thực hiện các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm nhạc 
- Bước 4. Luyện thuần thục các động tác, tổ hợp múa trên tuyến và đội hình với âm 
nhạc có sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt 
II. Thực hành 
PHIẾU THỰC HÀNH 
PHIẾU THỰC HÀNH 
Công việc: Thực hành múa tác phẩm “Những cô gai Lô lô” 
Bước công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Trang thiết 
bị 
Ghi chú 
Bước 1 Chuẩn bị - Đúng, đủ trang 
phục 
Không 
Bước 2 Thực hành động 
tác đơn lẻ 
Đúng chuẩn Không 
Bước 3 Thực hiện động 
tác trên tuyến, 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
Không 
31 
đội hình với âm 
nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
Bước 4 Thực hiện động 
tác trên tuyến, 
đội hình với âm 
nhạc có sắc thái 
biểu cảm trên 
khuôn mặt 
- Thực hiện đúng 
động tác với âm nhạc 
- Thực hiện được 
liên tục nhiều lần 
- Biểu cảm sắc thái 
Không 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_bieu_dien_tong_hop.pdf