Giáo trình Soạn thảo văn bản

SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí: Để tiếp thu được kiến thức môn học này, trước đó, người học cần

phải có kiến thức của các môn học: Luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình;

Luật Thương mại; Luật Đất đai; Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại ở cấp xã.

- Tính chất: Nghiệp vụ chứng thực là một trong hai nội dung quan trọng của

môn học, thuộc khối kiến thức các môn học chuyên ngành, rèn cho người học các

kỹ năng cơ bản trong việc chuẩn bị hồ sơ công chứng, chứng thực, rèn kỹ năng

công chứng, chứng thực.

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 1

Trang 1

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 2

Trang 2

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 3

Trang 3

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 4

Trang 4

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 5

Trang 5

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 6

Trang 6

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 7

Trang 7

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 8

Trang 8

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 9

Trang 9

Giáo trình Soạn thảo văn bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 58 trang viethung 11400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Soạn thảo văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Soạn thảo văn bản

Giáo trình Soạn thảo văn bản
 1 
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI 
GIÁO TRÌNH TRUNG CẤP 
MÔN HỌC: SOẠN THẢO VĂN BẢN 
Lào Cai, năm 2017 
 3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Công chứng và chứng thực là hai chế định pháp luật quan trọng, có liên quan 
mật thiết đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đồng thời cũng là công 
cụ phục vụ đắc lực công tác quản lý của nhà nước, tạo hành lang pháp lý quan 
trọng để hoạt động công chứng, chứng thực được phát triển theo hướng chuyên 
nghiệp hóa, xã hội hóa, tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, cải 
cách tư pháp, tác động tích cực đến kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào việc 
phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nhà ở - lĩnh vực vốn 
phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp. 
Pháp luật hiện hành đã trao cho cá nhân, tổ chức quyền được lựa chọn công 
chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã 
khi thực hiện các quyền của mình đối với một số giao dịch. Thời gian qua, nhiều 
văn bản pháp luật có liên quan đến công chứng, chứng thức hợp đồng, văn bản 
thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở (gọi tắt là hợp đồng, giao dịch) 
như Luật đất đai năm 2013, Luật nhà ở năm 2014, Luật công chứng năm 2014 và 
Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng 
thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch 
(gọi tắt là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP) đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho cá nhân, 
cơ quan, tổ chức trong việc công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch, góp 
phần giảm tải áp lực trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, đảm bảo độ an 
toàn pháp lý các hợp đồng, giao dịch... 
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua đã phát sinh những thắc 
mắc của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc công chứng, chứng thực hợp đồng, 
giao dịch như: thế nào là công chứng? Thế nào là chứng thực? Những loại hợp 
đồng, giao dịch nào thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, những loại 
hợp đồng, giao dịch nào thì thực hiện tại UBND cấp xã; yêu cầu công chứng hoặc 
yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch thì cái nào đảm bảo độ an toàn pháp lý 
hơn hay đối với các hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất có 
giá trị lớn, tài sản hình thành trong tương lai thì chọn công chứng ở các tổ chức 
hành nghề công chứng hay chứng thực tại UBND cấp xã... 
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã dày công nghiên cứu và biên soạn quyển 
1 về Nghiệp vụ công chứng, chứng thực (một nội dung trong môn học Kỹ năng 
soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng và chứng thực) trên cơ sở các văn 
bản pháp luật hiện hành quy định về công chứng và chứng thực. Giáo trình sẽ cung 
cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức, thủ tục công chứng, chứng thực, các bài 
tập hữu ích thông qua đó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức 
trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực công chứng, chứng thực 
và các vấn đề có liên quan. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để học sinh, sinh viên 
chuyên ngành Dịch vụ pháp lý rèn các kỹ năng nghề nghiệp về hoạt động công 
chứng và chứng thực, đáp ứng được chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo đã ban 
hành. 
 4 
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, một số công chức Tư pháp – Hộ 
tịch là cựu học sinh, sinh viên ngành Dịch vụ pháp lý đã có những ý kiến đóng góp 
quý báu giúp tôi bổ sung và hoàn thiện giáo trình này. 
Chủ biên 
ThS. Phạm Thị Thu Hà – Phó trưởng Khoa Pháp lý 
 5 
SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN 
I. Vị trí, tính chất của môn học: 
- Vị trí: Để tiếp thu được kiến thức môn học này, trước đó, người học cần 
phải có kiến thức của các môn học: Luật Dân sự; Luật Hôn nhân và Gia đình; 
Luật Thương mại; Luật Đất đai; Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại ở cấp xã. 
 - Tính chất: Nghiệp vụ chứng thực là một trong hai nội dung quan trọng của 
môn học, thuộc khối kiến thức các môn học chuyên ngành, rèn cho người học các 
kỹ năng cơ bản trong việc chuẩn bị hồ sơ công chứng, chứng thực, rèn kỹ năng 
công chứng, chứng thực. 
II. Mục tiêu môn học: 
- Về kiến thức: Phần công chứng, chứng thực này cung cấp cho người học 
những kiến thức về công chứng, chứng thực: Thẩm quyền, giá trị pháp lý, thủ tục 
công chứng và chứng thực các giao dịch, hợp đồng và các văn bản khác, các loại phí 
và lệ phí công chứng, chứng thực 
 - Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng áp dụng 
những kiến thức đã học để thực hiện hoạt động chứng thực thực tế tại địa phương 
gắn với nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch; phân loại các việc chứng thực 
như: chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao 
dịch, tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện công tác chứng thực 
khi công tác tại địa phương ; tư vấn được các tình huống phát sinh trong quá trình thực 
hiện công chứng, chứng thực. 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
 + Rèn luyện cho người học tư duy và cách làm việc đúng quy định pháp luật 
về hoạt động công chứng và chứng thực. 
 + Rèn tính cẩn trọng trong các hoạt động nghiệp vụ. 
+ Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc 
được giao và có thể làm việc độc lập hoặc cần hợp tác, phối hợp với người khác 
trong tập thể. 
BÀI 1 
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC 
 6 
1. Quy định chung về công chứng 
1.1. Khái niệm 
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng 
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn 
bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo 
đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc 
từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của 
pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. 
(Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014) 
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được 
Bộ trưởng Bộ Tư pháp  ... bản công chứng đó thực hiện. 
1.2. Chế độ lưu trữ đối với hồ sơ chứng thực 
12.1. Sổ chứng thực là tài liệu lưu trữ của Nhà nước, được bảo quản, lưu trữ 
vĩnh viễn tại trụ sở cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực. 
1.2.2. Đối với việc chứng thực chữ ký và chứng thực chữ ký người dịch, cơ 
quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải lưu một bản giấy tờ, văn bản đã chứng 
thực; thời hạn lưu trữ là 02 (hai) năm. Trong trường hợp chứng thực chữ ký của 
người tiến hành giám định trong văn bản kết luận giám định tư pháp, chứng thực 
bản sao từ bản chính thì không lưu trữ. 
1.2.3. Đối với việc chứng thực hợp đồng, giao dịch, cơ quan thực hiện chứng 
thực phải lưu một bản chính hợp đồng, giao dịch kèm theo hồ sơ; thời hạn lưu trữ 
là 20 (hai mươi) năm. 
1.2.4. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực không được thu lệ phí, chi phí 
khác đối với văn bản chứng thực lưu trữ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 
này; có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ chứng thực và văn bản chứng thực. 
1.2.5. Việc tiêu hủy văn bản chứng thực khi hết thời hạn lưu trữ được thực 
hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. 
2. Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thựcI 
2.1. Quản lý nhà nước về công chứng 
2.1.1. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên 
quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng 
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng. 
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong 
việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau 
đây: 
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản 
quy phạm pháp luật về công chứng; 
b) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công 
chứng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức 
hành nghề công chứng trong cả nước; 
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, triển khai, 
quản lý việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công 
chứng trong cả nước; 
d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển 
nghề công chứng; 
đ) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; 
 53 
e) Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công 
chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu 
sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng 
viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật 
khác có liên quan; 
g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt 
động công chứng theo thẩm quyền; 
h) Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng; 
i) Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng; 
k) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản 
quy phạm pháp luật khác có liên quan. 
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng 
dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam 
ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, 
viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo 
Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 
để tổng hợp báo cáo Chính phủ. 
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách 
nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công 
chứng. 
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở Tư 
pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng 
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại 
địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính 
sách phát triển nghề công chứng; 
b) Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa 
bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đã 
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 
c) Quyết định thành lập Phòng công chứng, bảo đảm cơ sở vật chất và 
phương tiện làm việc cho các Phòng công chứng; quyết định việc giải thể hoặc 
chuyển đổi Phòng công chứng theo quy định của Luật này; 
d) Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công 
chứng; quyết định cho phép thành lập, thay đổi và thu hồi quyết định cho phép 
thành lập Văn phòng công chứng, cho phép chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập 
Văn phòng công chứng; 
đ) Ban hành mức trần thù lao công chứng tại địa phương; 
e)Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công 
chứng theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh 
tra về công chứng; 
g) Báo cáo Bộ Tư pháp về việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công 
chứng; cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công 
 54 
chứng trên địa bàn. Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công 
chứng tại địa phương để tổng hợp báo cáo Chính phủ; 
h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản 
quy phạm pháp luật khác có liên quan. 
- Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản 
lý nhà nước về công chứng tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy 
định tại Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 
1.2. Quản lý nhà nước về chứng thực 
1.2.1. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về chứng 
thực 
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng thực trong 
phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
- Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành 
theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực; 
- Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về 
chứng thực; 
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử 
lý các vi phạm hành chính liên quan đến chứng thực theo thẩm quyền; 
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà 
nước về chứng thực; 
- Hợp tác quốc tế về chứng thực; 
- Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu các việc về chứng thực 
báo cáo Chính phủ. 
1.2.2. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về chứng 
thực 
- Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về 
chứng thực đối với các Cơ quan đại diện, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về công tác chứng thực tại các Cơ 
quan đại diện; 
b) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho viên chức ngoại giao, viên 
chức lãnh sự làm công tác chứng thực tại các Cơ quan đại diện; 
c) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực của các 
Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp; 
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến 
chứng thực theo thẩm quyền. 
- Cơ quan đại diện thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong phạm vi 
địa bàn, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện 
theo quy định tại Nghị định này; 
b) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực; 
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến 
chứng thực theo thẩm quyền; 
 55 
d) Hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về chứng thực báo cáo 
Bộ Ngoại giao theo quy định. 
Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao làm công tác chứng thực có trách 
nhiệm giúp Cơ quan đại diện thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b và 
d Khoản 2 Điều này. 
1.2.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước 
về chứng thực 
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong 
địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực tại 
địa phương; 
b) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm 
công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã và công chứng 
viên của các tổ chức hành nghề công chứng; 
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực; 
d) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chứng thực và quản lý nhà 
nước về chứng thực trong phạm vi địa phương, đáp ứng yêu cầu cung cấp và trao 
đổi thông tin; 
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân 
dân cấp xã, các tổ chức hành nghề công chứng; có biện pháp chấn chỉnh tình hình 
lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ 
tục hành chính trên địa bàn; 
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến 
chứng thực theo thẩm quyền; 
g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về 
chứng thực trong địa phương, báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định. 
Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định 
tại các Điểm a, b, c, d, đ và g của Khoản này. 
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi 
chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực 
trong địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực cho cán bộ, công chức làm 
công tác chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn; 
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chứng thực; 
c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được 
chứng thực; 
d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực; 
đ) Kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã; có 
biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với 
giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn; 
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến 
chứng thực theo thẩm quyền; 
 56 
g) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về 
chứng thực, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định. 
Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ quy 
định tại các Điểm a, b, c, d, đ và g Khoản này và thực hiện các việc chứng thực 
thuộc thẩm quyền của Phòng Tư pháp theo quy định của Nghị định NĐ23. Trưởng 
Phòng Tư pháp, Phó Trưởng Phòng Tư pháp phải thông báo mẫu chữ ký khi ký 
chứng thực cho Sở Tư pháp. 
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về chứng thực trong địa 
phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 
a) Thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp 
xã theo quy định tại Nghị định này; 
b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của 
pháp luật về chứng thực; 
c) Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được 
chứng thực; 
d) Lưu trữ sổ chứng thực, Văn bản chứng thực; 
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến 
chứng thực theo thẩm quyền; 
e) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về 
chứng thực báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định. 
Công chức Tư pháp - Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các 
nhiệm vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản này. Chủ tịch Ủy ban nhân 
dân cấp xã, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo mẫu chữ ký khi 
ký chứng thực cho Sở Tư pháp. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Hãy cho biết chế độ lưu trữ đối với hồ sơ công chứng và hồ sơ chứng thực? 
2. Hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực 
hiện quản lý nhà nước về chứng thực của địa phương? 
 57 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG CHÍNH SỐ TRANG 
BÀI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG 
THỰC 
6-13 
1. Quy định chung về công chứng 6-8 
1.1. Khái niệm 
1.2. Đặc điểm 
1.3. Phạm vi các việc cần công chứng 
1.4. Nguyên tắc hành nghề công chứng 
1.5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng 
2. Quy định chung về chứng thực 8-11 
2.1. Khái niệm 
2.2. Phạm vi các việc chứng thực 
2.3. Đặc điểm 
2.4. Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực 
Câu hỏi ôn tập và gợi ý 11-13 
BÀI 2.THẨM QUYỀN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC 14-20 
1. Thẩm quyền thực hiện công chứng 14-17 
1.1 Khái niệm 
1.2. Chủ thể thực hiện công chứng 
2. Thẩm quyền thực hiện chứng thực 17-19 
2.1. Khái niệm 
2.2. Chủ thể thực hiện chứng thực 
Bài tập và câu hỏi ôn tập 19-20 
BÀI 3. THỦ TỤC THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG 21-36 
1. Khái niệm thủ tục thực hiện công chứng, các nguyên tắc thực 
hiện công chứng 
21-26 
1.1. Khái niệm 
1.2. Các nguyên tắc thực hiện công chứng 
2. Thủ tục chung về công chứng các hợp đồng, giao dịch cụ thể 26-30 
2.1. Công chứng hợp đồng giao dịch đã được soạn thỏa sẵn 
2.2. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn theo 
đề nghị của người yêu cầu công chứng 
3. Thủ tục công chứng các giao dịch, hợp đồng cụ thể 
 58 
3.1. Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản 
3.2. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền 
3.3. Thủ tục công chứng di chúc 
3.4. Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản 
3.5. Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế 
3.6. Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản 
3.7. Thủ tục công chứng bản dịch 
4. Phí và thù lao công chứng 31-32 
4.1. Phí công chứng 
4.2. Thù lao công chứng 
Bài tập và câu hỏi ôn tập 32-36 
BÀI 4. THỦ TỤC THỰC HIỆN CHỨNG THỰC 37-50 
1. Khái niệm, nguyên tắc chứng thực 37-38 
2. Thủ tục chứng thực 38-46 
2.1. Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc 
2.2. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính 
2.3 Thủ tục chứng thực chữ ký 
2.4. Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch 
2.5. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch 
Thảo luận, bài tập, câu hỏi ôn tập 46-50 
BÀI 5. CHẾ ĐỘ LƯU TRỮ VÀ SỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ 
CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC 
51-56 
1. Chế độ lưu trữ 51-52 
1.1. Chế độ lưu trữ đối với hồ sơ công chứng 
1.2. Chế độ lưu trữ đối với hồ sơ chứng thực 
2. Quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực 52-56 
1. Quản lý nhà nước về công chứng 
2. Quản lý nhà nước về chứng thực 
Câu hỏi ôn tập 
 59 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_soan_thao_van_ban.pdf