Giáo trình phần mềm Project

Microsoft Project 2003 là phần mềm chuyên dụng phục vụ cho lĩnh vực Lập và quản lý Dự án. Với nhiều tính năng mạnh và dễ dùng, phần mềm có thể áp dụng rất rộng cho các lĩnh vực, ngành nghề. Trong xây dựng nói riêng, Microsoft Project 2003 có thể giúp bạn lập ra kế hoạch và quản lý quá trình thực hiện Dự án đầu t xây dựng. Đơn giản hơn, sử dụng phần mềm này, bạn nhanh chóng tạo lập tiến độ thi công công trình và quản lý quá trình thực hiện chúng, theo dõi tình hình biến động của các loại vật t, máy móc, con ngời cũng nh các chi phí tơng ứng,.

Trớc những u điểm thiết thực của phần mềm nh vậy và để phục vụ quá trình tin học hoá, Trờng Cao đẳng Xây dựng số 2 đ• quyết định sử dụng Microsoft Project 2003 vào nội dung môn Tin học ứng dụng để đào tạo cho ngành Cao đẳng Kinh tế Xây dựng.

Tài liệu này đợc sử dụng cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế Xây dựng khi học môn Tin học ứng dụng. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên các chuyên ngành Xây dựng, Cấp thoát nớc,. đều có thể tham khảo để phục vụ cho quá trình học tập và thời gian công tác sau này tại các Doang nghiệp trong ngành xây dựng.

 

Giáo trình phần mềm Project trang 1

Trang 1

Giáo trình phần mềm Project trang 2

Trang 2

Giáo trình phần mềm Project trang 3

Trang 3

Giáo trình phần mềm Project trang 4

Trang 4

Giáo trình phần mềm Project trang 5

Trang 5

Giáo trình phần mềm Project trang 6

Trang 6

Giáo trình phần mềm Project trang 7

Trang 7

Giáo trình phần mềm Project trang 8

Trang 8

Giáo trình phần mềm Project trang 9

Trang 9

Giáo trình phần mềm Project trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 101 trang minhkhanh 4340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình phần mềm Project", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình phần mềm Project

Giáo trình phần mềm Project
GIÁO TRÌNH
 PHẦN MỀM PROJECT
Tài liệu lưu hành nội bộ
Dành cho sinh viờn cao đẳng
BIấN SOẠN: ThS. NGUYỄN XUÂN TÙNG 
lời nói đầu
Microsoft Project 2003 là phần mềm chuyên dụng phục vụ cho lĩnh vực Lập và quản lý Dự án. Với nhiều tính năng mạnh và dễ dùng, phần mềm có thể áp dụng rất rộng cho các lĩnh vực, ngành nghề. Trong xây dựng nói riêng, Microsoft Project 2003 có thể giúp bạn lập ra kế hoạch và quản lý quá trình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng. Đơn giản hơn, sử dụng phần mềm này, bạn nhanh chóng tạo lập tiến độ thi công công trình và quản lý quá trình thực hiện chúng, theo dõi tình hình biến động của các loại vật tư, máy móc, con người cũng như các chi phí tương ứng,... 
Trước những ưu điểm thiết thực của phần mềm như vậy và để phục vụ quá trình tin học hoá, Trường Cao đẳng Xây dựng số 2 đã quyết định sử dụng Microsoft Project 2003 vào nội dung môn Tin học ứng dụng để đào tạo cho ngành Cao đẳng Kinh tế Xây dựng. 
Tài liệu này được sử dụng cho sinh viên chuyên ngành Kinh tế Xây dựng khi học môn Tin học ứng dụng. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên các chuyên ngành Xây dựng, Cấp thoát nước,... đều có thể tham khảo để phục vụ cho quá trình học tập và thời gian công tác sau này tại các Doang nghiệp trong ngành xây dựng. 
Tại thời điểm này, để sớm có tài liệu tham khảo cho sinh viên nên thời gian và khả năng còn hạn chế, tài liệu khó tránh được các thiếu sót. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của những người tham khảo tài liệu này. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ xung thêm các nội dung để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.
Chương I
Làm việc với một dự án mới 2003
I/ Microsoft Project 2003 là một công cụ có hiệu quả đối với các công việc sau đây:
Tổ chức lập kế hoạch thi công.
Lên lịch công tác.
Chỉ định các tài nguyên và chi phí cho các công tác.
Điều chỉnh kế hoạch để thích ứng với các điều kiện ràng buộc.
Chuẩn bị báo biểu để thông tin kế hoạch sau cùng đến tất cả những người phê chuẩn hay thi hành kế hoạch.
II/ Khi đã bắt đầu tiến hành dự án, bạn có thể dùng Microsoft Project 2003 để tiếp tục những công tác sau:
Giám sát việc thi công thực tế.
- Dự trù các tác động đến tiến độ của dự án khi xảy ra những thay đổi đe doạ đến sự thành công của dự án.
Xem xét lại dự án để đối phó với những tình huống ngẫu nhiên.
Lập các báo biểu sau cùng về kết quả của dự án.
III/ Chuẩn bị trước khi sử dụng Microsoft Project 2003:
Trước khi bạn bắt đầu một dự án, bạn cần xác định mục đích của dự án và công việc nào cần hoàn thành để đạt được mục đích. Khi đã xác định mục đích của dự án và các nhiệm vụ của dự án thì bước tiếp theo là xác định xem ai sẽ làm công việc này, khi nào thì công việc được bắt đầu và công việc đó sẽ kéo dài trong bao lâu. Thêm vào đó trong thời kỳ vạch định kế hoạch bạn cần phải xác định xem dự án này tốn bao nhiêu tiền. Khi mỗi một công việc xảy ra đều cần có sự theo dõi, cần phải có sự điều chỉnh để ngăn chặn sự cố. Những sự cố có thể xảy ra là: Công nhân bị ốm, vật liệu không được cung cấp đúng thời gian, người làm thôi việc....Sau đó thời gian biểu được điều chỉnh và thông tin đến những người có liên quan tới dự án.
Như các bạn đã biết quản lý một dự án thì cần nhiều sự quản lý khác nhau và cần phải có kỹ năng phối hợp giữa chúng. Theo dõi tất cả các khía cạnh của dự án và điều chỉnh nó theo mục đích của dự án là một việc rất khó khăn. Sử dụng Microsoft Project 2003, bạn có thể vạch định kế hoạch, quản lý và phối hợp một dự án từ bao quát đến chi tiết. Sử dụng Microsoft Project 2003 làm công cụ quản lý dự án. Bạn có thể quản ký dự án một cách tự tin.
Trước khi sử dụng Microsoft Project 2003, cần chuẩn bị những thông số sau:
Danh sách các công việc của dự án (Task list).
Ước lượng thời gian hoàn thành các công việc của dự án (Duration of each task).
Thứ tự thực hiện các công việc và mối quan hệ giữa chúng (Task dependencies).
Danh sách đội dự án và phân công ai thực hiện nhiệm vụ nào (Resource list and Resource assignment).
Lịch làm việc của dự án và từng thành viên (Project calendar and Resource calender).
Các loại chi phí cho dự án bao gồm: chi phí cho các thành viên dự án, chi phí cho các nhiệm vụ (Fixed cost and Resource Cost).
VI/ Một số từ khóa:
Task: công việc, nhiệm vụ.
Task List: danh sách các công việc.
Resource: tài nguyên hoặc nhân lực, vật lực dùng thực hiện các công việc của dự án.
Duration: thời gian hoàn thành công việc hoặc dự án.
Work: số giờ công được gán để thực hiện các công việc.
Unit: năng suất (khả năng) lao động của tài nguyên.
Milestone: loại công việc đặc biệt có Duration = 0, dùng để kết thúc các đoạn trong dự án.
Recurring Task: loại công việc có tính lặp đi, lặp lại nhiều lần theo chu kỳ trong thời gian thực hiện dự án (VD: các buổi họp tháng).
Và một số từ khoá khác ...
Chương II
khởi động và thoát khỏi Microsoft Project 2003
I/ Khởi động chương trình Microsoft Project 2003: 
Microsoft Project 2003 là một chương trình chạy trong môi trường Windows do đó cách khởi động hoàn toàn giống các chương trình chạy trong môi trường Windows khác.
Cách1: Nháy đúp vào biểu tượng Microsoft Project 2003 trên màn hình.
Cách 2: Bạn khởi động máy tính, chờ lúc máy sẵn sàng chọn Start (góc dưới bên trái), một cửa sổ hiện lên chọn Programs - cửa sổ Programs mở ra hãy di chuột tới vị trí Microsoft Project 2003và nhấn nút trái.
Khi Microsoft Project khởi động trước tiên bạn thấy thanh tiêu đề của Microsoft Project ở đỉnh màn hình, dọc theo Menu của Microsoft Project là hai thanh công cụ và một thanh nhập. Thanh trạng thái ở cuối màn hình và giữa màn hình là vùng dữ liệu, sẽ hiển thị dữ liệu của dự án. Vùng này được gọi là một dạng quan sát (View).
Cửa sổ làm việc chính của Microsoft project 2003 bao gồm các menu ngang, menu dọc, biểu tượng và các menu được lựa chọn bởi người sử dụng
Cửa sổ làm việcMicrosoft Project 2003
Màn hình ban đầu của MS Project 2003
II/ Thoát khỏi chương trình Microsoft Project 2003:
Khi đang làm việc trên dự án, muốn ra khỏi chương trình (thủ tục giống như tro ... u. Gồm 9 bảng quan sát giống như trong khung nhìn Gantt Chart
Vùng nhìn phải: thể hiện Task Usage theo thang thời gian TimeScale gồm 6 bảng quan sát 
Thao tác:
Format -> Details 
Các bảng quan sát trong vùng nhìn bên phải
ý nghĩa của các bảng quan sát :
Tên bảng
ý nghĩa
Work
Bảng thể hiện giờ làm việc của các công tác 
Actual Work
Bảng thể hiện giờ làm việc thực tế của các công tác 
Comulative Work
Bảng tích luỹ thời gian làm việc của các công tác 
Baseline Work
Bảng thể hiện giờ làm việc cơ sở của các công tác 
Cost
Bảng thể hiện giá các công tác 
Actual
Bảng thể hiện giá thực tế các công tác 
III/ Khung nhìn Tracking Gantt
Khung nhìn Tracking Gantt cho phép ta quan sát tiến độ thực tế so với tiến độ cơ sở của dự án thông qua các bảng chuẩn
Thao tác:
Cách 1: View -> Tracking Gantt -> khung nhìn Tracking Gantt 
-	Cách 2: Chọn biểu tượng Tracking Gantt trên thanh View Bar
Gọi Tracking Gantt
Khung nhìn Tracking Gantt
Vùng nhìn phải
Vùng nhìn trái
Khung nhìn Tracking Gantt gồm 2 vùng: Vùng nhìn trái và vùng nhìn phải.
Vùng nhìn trái: là bảng nhập và quan sát dự án. Gồm 9 bảng chuẩn:
Thao tác:
 View -> Table 
Các bảng trong vùng nhìn trái
Vùng nhìn phải: Là biểu đồ ngang thể hiện thanh thời khoảng Bar thực tế so với thanh thời khoảng cơ sở
IV/ Khung nhìn Resource Usage
Khung nhìn Resource Usage cho phép ta quan sát và sửa đổi việc sử dụng tài nguyên trong dự án
Thao tác:
Cách 1: View -> Resource Usage -> khung nhìn Resource Usage
Cách 2: Chọn biểu tượng Resource Usage trên thanh View Bar
Gọi Resource Usage
Khung nhìn Resource Usage
Vùng nhìn phải
Vùng nhìn trái
Khung nhìn Resource Usage gồm hai vùng nhìn:
Vùng nhìn trái: thể hiện việc sử dụng tài nguyên của dự án dưới dạng bảng dữ liệu, bao gồm 6 bảng chuẩn
Thao tác:
View -> Table 
 Định dạng các bảng quan sát
ý nghĩa các bảng quan sát:
Tên bảng
ý nghĩa
Cost
Bảng tính giá tài nguyên dự án
Entry
Bảng nhập tài nguyên dự án
Hyperlink
Bảng liên kết với tài nguyên của dự án khác
Summary
Bảng tổng hợp các thông tin về tài nguyên 
Usage
Bảng sử dụng sử dụng tài nguyên
Work
Bảng giờ làm việc của tài nguyên 
Vùng nhìn phải: thể hiện các thông tin tài nguyên của dự án theo thang thời gian TimeScale. Nó được định dạng bời 6 bảng chuẩn.
Thao tác:
Format -> Detail
Định dạng chi tiết các bảng
ý nghĩa các bảng :
Tên bảng
ý nghĩa
Work
Bảng thể hiện giờ làm việc của các tài nguyên 
Actual Work
Bảng thể hiện giờ làm việc thực tế của tài nguyên 
Comulative Work
Bảng thể hiện tích luỹ giờ làm việc của tài nguyên 
Overallocation
Bảng thể tài nguyên quá tải
Cost
Bảng thể hiện giá tài nguyên
Remaining Availability
Bảng thể hiện giá trị còn lại của tài nguyên 
Chú ý: các bảng này có thể hiển thị đồng thời cùng một lúc trên khung nhìn phải.
Chương XIV
Đường găng của dự án - Critical path
I/ Đường găng trong Microsoft Project 2003
 Như ta đã biết đường găng Critical Path là đường đi từ sự kiện xuất phát đến sự kiện hoàn thành có chiều dài lớn nhất. Các công việc nằm trên đường găng gọi là công việc găng. Thông qua đường găng có thể điều chỉnh tiến độ của dự án.
Trong Microsoft Project 2003 cho phép hiển thị đường găng Critical Path của dự án thông qua công cụ Gantt Chart Wizard 
Thao tác:
Cách 1: Format -> GanttChartWizard -> hộp thoại GanttChartWizard
Cách 2: Chọn biểu tượng GanttChartWizard trên thanh công cụ.
Hiển thị đường găng dự án
Hộp thoại GanttChartWizard - Step1
Hộp thoại GanttChartWizard-Step1 -> Next -> hộp thoại GanttChartWizard-Step2 -> chọn Critical path -> Next -> Next -> Next -> Format It -> Exit Wizard.
	Sau khi thực hiện theo các bước trên đường găng của dự án đã được thiết lập thông qua khung nhìn Gantt Chart 
 Chọn Critical Path
Một dự án có thể có nhiều hơn một đường găng. Thao tác làm như sau:
Tools -> Options -> Calculation -> chọn Calculate multiple critical path -> OK
Chọn Calculate multiple critical path
Chú ý: Khi quan sát đường găng Critical Path trong khung nhìn Gantt Chart hoặc khung nhìn Network Diagram thì đường găng và các công tác găng có màu đỏ (mặc định)
II/ Thể hiện đường găng thông qua công cụ lọc Filtered:
Ngoài cách thể hiện đường găng bằng công cụ Gantt ChartWizard ta có thể hiện đường găng bằng cách sử dụng bộ lọc Filtered.
Thao tác: 
Project -> Filtered for -> Chọn Critical
Hiện đường găng thông qua bộ lọc
Chú ý: Dùng bộ lọc cho phép ta chỉ thể hiện công tác găng với màu mặc định là đỏ (mặc định)
Chương XV
công cụ xử lý trong Microsoft Project 2003 
I/ Các dạng bảng quan sát khác cho các khung nhìn:
Đối với các khung nhìn ngoài các bảng chuẩn ra Microsoft Project 2003 còn cho phép ta quan sát các bảng khác thông qua hộp thoại More View
Thao tác:
View -> More View -> Hộp thoại More View
Menu More View
Hộp thoại More View
ý nghĩa các thông số trong hộp thoại More View:
Views
Lựa chọn các bảng quan sát
New
Tạo bảng quan sát mới (đơn, kép) thông qua các trường dữ liệu
Edit
Sửa đổi bảng quan sát đã có thông qua các trường dữ liệu
Copy
Sao chép ra bảng quan sát mới thông qua các trường dữ liệu
Organizer
Các thông số tổ chức dự án
II/ Công cụ Zom
	Công cụ Zoom dùng để thu phóng vùng quan sát các khung nhìn.
Thao tác:
Cách 1: View -> Zoom -> Hộp thoại Zoom 
Cách 2: Chọn biểu tượng Zoom In Zoom out trên thanh công cụ
Gọi menu Zoom
Hộp thoại Zoom
	Tuỳ theo yêu cầu quan sát mà ta chọn các lựa chọn Zoom khác nhau trên hộp hội thoại Zoom
III/ Lưu dự án cơ sở
Trong quá trình lập và quản lý dự án có thể có những thay đổi do đó việc lưu lại một dự án cơ sở Save Baseline là cần thiết
Thao tác:
Tools -> Tracking -> Save Baseline -> hộp thoại Save Baseline 
 Gọi Save Baseline
Hộp thoại Save BaseLine
Các thông số trong hộp thoại Save BaseLine:
Save Baseline
Lưu dự án cơ sở tính từ thời điểm hiện tại
Save interim plan
Lưu dự án ở các giai đoạn khác nhau
Copy
Sao chép từ dự án .. .
Into
Lưu vào dự án ...
Entire project
Sao lưu toàn bộ dự án
Selected tasks
Sao lưu các công tác được chọn
Để huỷ bỏ việc lưu dự án cơ sở Save Baseline ta làm như sau:
Tools -> Tracking -> Clear Baseline 
IV/ Công cụ bộ lọc Filtered
	Sử dụng công cụ bộ lọc Filtered phục vụ cho việc thực hiện các tiêu chí mặc định của chương trình và các tiêu chí do người sử dụng đưa ra.
Thao tác:
Project -> Filtered for
Các lựa chọn trong bộ lọc
ý nghĩa các tiêu chí lọc:
All task
Tất cả các công tác 
Completed Tasks
Các công tác đã hoàn thành
Critical
Các công tác găng
Date Range .. .
Các công tác nằm trong khoảng thời gian nào đó
Incompleted Tasks
Các công tác chưa hoàn thành
Milestones
Các công tác mốc
Summary Tasks
Các công tác tóm lược
Tasks Range .. .
Các công tác nằm giữa hai chỉ số ID
Task with Estimated Duration
Các công tác với thời khoảng ước lượng
Using Resources .. .
Các công tác sử dụng tài nào
More Filtered
Các tiêu chí lọc khác (hình 115)
AutoFilter
Tự động lọc theo tiêu chí người sử dụng (hình 116)
Hộp thoại More Filters
Dùng bộ lọc AutoFilter:
Dùng AutoFilter cho phép lọc theo các tiêu chí do người sử dụng đưa ra. AutoFilter là công cụ mạnh trong việc in các báo biểu của dự án.
Thao tác:
Cách 1: Project -> FIltered for -> AutoFilter 
Cách 2: Chọn biểu tượng AutoFilter trên thanh công cụ
Công cụ AutoFilter
V/ Công cụ sắp xếp theo nhóm Group by
Group by cho phép sắp xếp các công tác theo nhóm khác nhau
Thao tác:
Project -> Group by 
Lựa chọn Group by
ý nghĩa các lựa chọn Group by:
Tên lựa chọn
ý nghĩa
No Group
Không phân nhóm
Complete and InComplete Tasks
Các công tác hoàn thành và chưa hoàn thành
Constrain Type
Kiểu ràng buộc công tác 
Critical
Các công tác găng
Duration
Các công tác có cùng thời khoảng
Duration and Priority
Các công tác có cùng thời khoảng và mức độ ưu tiên
MileStones
Các công tác mốc
Priority
Các công tác có cùng mức ưu tiên
Priority keeping Outline Structure
Các công tác có cùng mức ưu tiên thể hiện dưới dạng cấu trúc phân cấp công tác 
More Group
Các lựa chọn khác
Customize Group by
Lựa chọn bởi người dùng (hình 118)
Lựa chọn bởi người sử dùng
Chương XVI
Quản lý và điều chỉnh tiến độ thực tế của dự án
	Thông thường một dự án gồm hai giai đoạn thực hiện:
Lập dự án
Quản lý và điều chỉnh dự án
Việc quản lý và điều chỉnh dự án thông thường chỉ được thực hiện khi việc lập dự án đã hoàn tất .
I/ Tiến độ thực tế của công tác: 
	Cập nhập tiến độ cho công tác theo thực tế là cần thiết. Cách làm như sau:
Thao tác:
	Tools -> Tracking -> Update Tasks -> hộp thoại Update Tasks 
Cập nhập tiến độ thực tế cho công tác
Hộp thoại Update Tasks
ý nghĩa các thông số trong hộp thoại Update Tasks:
Name
Tên công tác
% Complete
Phần trăm công tác hoàn thành
Actual dur
Thời khoảng thực tế của công tác 
Remaining dur
Thời khoảng còn lại của công tác 
Actual
Thời gian thực tế của công tác 
Current
Thời gian hiện thời của công tác 
II/ Tiến độ thực tế của dự án
	Trong thực tế một số công tác trong dự án có thể có cùng ngày làm việc do đó việc cập nhập tiến độ thực tế được thực hiện như sau:
Thao tác:
Tools -> Tracking -> Update Project -> hộp thoại Update Project 
 Cập nhập tiến độ thực tế cho dự án
Hộp thoại Update Project
ý nghĩa các thông số trong hộp hội thoại Update Project:
Update work as complete through
Cập nhập công tác theo thời gian 
Set 0%-100% complete
Cập nhập tiến độ của công tác theo thực tế
Set 0%-100% completed only
Chỉ cập tiến độ của công tác khi công tác kết thúc
Reschedule Uncompleted work to started after
Thiết lập lại lịch trình cho công tác chưa kết thúc theo thời điểm thực tế
Entire project
Toàn bộ dự án
Selected Task
Cho những công tác được chọn
III/ Cân đối tài nguyên
	Tài nguyên quá tải là việc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Microsoft Project 2003 đưa ra công cụ cân đối tài nguyên thông qua hộp thoại Resource Leveling
Thao tác:
Tools -> Resource Leveling -> hộp thoại Resource Leveling 
Cân đối tài nguyên cho dự án
Hộp thoại Resource Leveling
ý nghĩa các thông số trong hộp thoại Resource Leveling:
Leveling Calculations
 (Tính toán cân đối tài nguyên)
Automatic
Tự động cân đối
Manual
Cân đối bằng tay
Look for overallocation on a basic
Tìm kiếm các tài nguyên quá tải theo các tiêu chí, từng: phút, giờ, ngày, tuần
Clear leveling values before leveling
Xoá các giá trị cân đối tài nguyên trước khi thực hiện cân đối lại
Leveling range for
 (Phạm vi cân đối tài nguyên)
Level entire project
Cân đối toàn bộ dự án
Level from – to
Cân đối theo khoảng thời gian
Resolvings overallocations
(Giải pháp cho những tài nguyên quá tải)
Leveling order
Mức độ cân đối theo: ID, chuẩn, chuẩn và mức ưu tiên
Level only within available slack
Chỉ cân đối trong khoảng thời gian có thể cân đối được
Leveling can adjust individual assignment on a task
Cân đối bằng cách điều chỉnh tải nguyên riêng lẻ phân bổ cho công tác 
Leveling can creat splits in remaining work
Cân đối tài nguyên có thể tạo ra sự phân tách công tác trong khoảng thời gian còn lại
Clear Leveling
Xoá cân đối tài nguyên
Level now
Ra lệnh cân đối tài nguyên
Chương XVII
in các dạng quan sát và báo biểu
I/ In ấn các báo biểu:
	Việc in ấn các báo biểu có thể được in dưới các dạng:
Các báo cáo chuẩn của Microsoft Project 2003 
Tiến độ chung của dự án
Báo cáo lịch trình các công tác 
Báo cáo về việc sử dụng tài nguyên và các công tác 
Báo cáo lịch làm việc theo tuần, quý, tháng .. .
Báo cáo theo các yêu cầu thực tế
II/ Các báo biểu chuẩn của Microsoft Project 2003: 
	Thao tác:
	View -> Reports -> hộp thoại Reports
Các báo biểu chuẩn của Microsoft Project 2003
Hộp thoại Reports
ý nghĩa chung của các bảng lựa chọn:
Overview
Các báo biểu tổng quan về dự án
Current Activities
Báo biểu về các công tác công tác
Cost
Báo biểu về tài chính của dự án
Assignment
Báo biểu về phân bổ tài nguyên
Workload
Báo biểu về việc sử dụng công tác và tài nguyên
Custom
Báo biểu được thiết lập bởi người sử dụng
Chú ý: Việc sử dụng các báo biểu chuẩn của Microsoft Project 2003 thường gặp những khó khăn như: Không can thiệp được vào bảng biểu, các trường thể hiện chủ yếu là tiếng Anh
III/ In ấn các biểu đồ của dự án:
	Biểu đồ tiến độ của dự án thường được in dưới 2 dạng chính:
Biểu đồ ngang Gantt
Sơ đồ mạng Network Diagram
Ngoài ra còn có biểu đồ của các tài nguyên ..
Thao tác:
Cách 1: File -> Print Preview -> Khung nhìn Preview 
Cách 2: Chọn biểu tượng Print Preview trên thanh công cụ
Gọi Print Preview
Khung nhìn Print Preview
1/ Thiết lập cấu hình trang in:
Thao tác:
File -> Print Preview -> Khung nhìn Preview -> Page Setup -> hộp thoại Page Setup
Hộp thoại Page Setup
Trong hộp thoại Page Setup cho phép thiết lập các thông số:
Page: Đặt cách nhìn và khổ giấy cho trang in
Margins: Căn lề trang in
Header: Các tiêu đề bên trên trang in của dự án
Footer: Các tiêu đề bên dưới trang in của dự án
Legend: Các hình minh hoạ cho trang in
View: Thiết lập các cấu hình cho trang in
2/ Đặt và xem ngắt trang:
Để xác lập một ngắt trang, bạn chọn hàng ngay bên dưới chỗ định ngắt trang. Hàng này trở thành đầu tiên của một trang mới. Từ menu Insert -> chọn Page Break. Một đường gạch đứt xuất hiện bên trên hàng đã chọn.
Để loại bỏ một ngắt trang, bạn chọn lại hàng ngay bên dưới chỗ ngắt trang. Từ menu Insert -> chọn Remove Page Break. 
Để loại bỏ tất cả các ngắt trang. Từ menu Insert -> chọn Remove All Page Break. 
Chú ý: Remove Page Break và Remove All Page Break chỉ xuất hiện khi Page Break được thiết lập.
Ghi chú : Việc in ấn trong Project 2003 như đã trình bày ở trên có những nhược điểm. Do đó, các bạn nên sử dụng công cụ Copy Picture trong menu Edit để xuất dữ liệu, bảng biểu sang AutoCAD.
Chọn ngày Kết thúc của Dự án
Chọn ngày Bắt đầu của Dự án
Tại AutoCAD, có 2 cách bạn xuất dữ liệu, tuỳ thuộc vào yêu cầu mà ta lựa chọn
	Cách 1: 
Cách 2: 
Chọn
AutoCAD Entities

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_phan_mem_project.doc