Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

4. Định hưởng phát triển năng lực:

 Có cơ hội phát triển năng lực tính toán

 Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm tương tác với giáo viên

 Có cơ hội phát triển năng lực hợp tác , chủ động sáng tạo

5. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Sự nhạy bén linh hoạt trong tư duy

-Tự tin, tự chủ, tự lập

 

Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải trang 1

Trang 1

Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải trang 2

Trang 2

Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải trang 3

Trang 3

Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải trang 4

Trang 4

Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải trang 5

Trang 5

Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải trang 6

Trang 6

docx 6 trang viethung 05/01/2022 9920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Giáo án môn Toán Lớp 8 (Theo phương pháp mới) - Chủ đề: Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
GIÁO ÁN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn.
HS hiểu các qui tắc biến đổi phương trình, các bước giải phương trình giáo dục đức tính cẩn thận, khoa học thông qua biến đổi phương trình.
2. Kĩ năng:HS thực hiện được qui tắc chuyển vế, qui tắc nhân.
HS thực hiện thành thạo qui tắc chuyển vế, qui tắc nhân để giải các PT bậc nhất
3. Thái độ: Hs có thói quen làm việc khoa học
Rèn cho hs tính cẩn thận, chính xác khoa học
4. Định hưởng phát triển năng lực:
 Có cơ hội phát triển năng lực tính toán
 Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm tương tác với giáo viên
 Có cơ hội phát triển năng lực hợp tác , chủ động sáng tạo 
5. Định hướng phát triển phẩm chất: 
- Sự nhạy bén linh hoạt trong tư duy 
-Tự tin, tự chủ, tự lập
II PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, Vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Máy chiếu ( nếu có), bảng
III. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phấn màu, bảng phụ, slide...
2. HS : Bảng nhóm, vở, bút...
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động
Kiểm tra bài cũ: 
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nắm lại định nghĩa phương trình, định nghĩa hai phương trình tương đương
Phương pháp: Vấn đáp giải quyết vấn đề
Hình thức: Kiểm tra cá nhân
10’
Câu 1: Nêu định nghĩa phương trình?
Câu 2: Nêu định nghĩa hai phương trình tương đương 
- Gv cùng HS nhận xét cho điểm .
Câu 1: Phương trình 3x + 9 = 3 ; x ( x + 8 ) = 0 PT có nghiệm x= -8 ?
Câu 2: - Hai phương trình x – 2 = 0 và x (x – 2) = 0 tương đương với nhau không ?
Hoạt động 1: Góp phần giúp học sinh nắm lại kiến thức về phương trình và phương trình tương đương, từ đó hs có sự liên kết giữa kiến thức cũ và kiến thức mới.
Hoạt động 2: Hình thành định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
Mục tiêu:
- Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
- Qui tắc biến đổi phương trình
- Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm đôi
15’
1/ Hình thành định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn:
- GV giới thiệu : Định nghĩa sgk 
- GV yêu cầu HS xác định các hệ số a và b của mỗi phương trình.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài tập 7/10 SGK
HS : a)1 + x = 0 c)1 – 2t = 0 
d) 3y = 0 là các phương trình bậc nhất một ẩn 
- Phương trình x + x2 = 0 không có dạng ax + b = 0.
- Phương trình 0x – 3 = 0 tuy có dạng 
 ax + b = 0 nhưng a = 0 không thỏa mãn điều kiện a ≠ 0
- Chốt: Phương trình bậc nhất 1 ẩn là phương trình mà bậc của ẩn là bậc 1 và hệ số của ẩn phải khác 0.
2. Hai qui tắc biến đổi phương trình:
- GV đưa ra bài toán :
Tìm x biết 2x – 6 = 0 HS làm 2x – 6 = 0 2x = 6 =>x = 6 : 2 => x = 3
 - GV : Chúng ta vừa tìm x từ một đẳng thức số. Em hãy cho biết trong quá trình tìm x trên, ta đã thực hiện những quy tắc nào ? ( chuyển vế )
- GV : Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế.
Với phương trình ta cũng có thể làm tương tự.
a) Quy tắc chuyển vế.
- Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế khi biến đổi phương trình.
- GV yêu cầu HS nhắc lại.
- GV cho HS làm ? 1 .
b) Quy tắc nhân với một số.
- GV : Ở bài toán tìm x trên, từ đẳng thức 2x = 6, ta có x = 6 : 2 Hay x = 6. ð x = 3
Vậy trong một đẳng thức số, ta có thể nhân với hai vế với cùng một số khác 0. Đối với phương trình ta cũng có thể làm tương tự.
- GV cho HS phát biểu quy tắc nhân với một số (bằng hai cách : nhân, chia hai vế của phương trình với cùng một số khác 0).
- GV yêu cầu HS làm ? 2 .
Hai HS lên bảng trình bày ý b, c
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn:
- GV cho HS đọc hai Ví dụ SGK.
VD1 nhằm hướng dẫn HS cách làm, giải thích việc vận dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân.
VD2 hướng dẫn HS cách trình bày một bài toán giải phương trình cụ thể.
-GV hướng dẫn HS giải phương trình bậc nhất một ẩn ở dạng tổng quát.
- GV: Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm ? 
- HS làm ?3 : ( chuyển vế )
( chia hai vế cho -0,5)
Phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ‡ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
Ví dụ : 2x–1 = 0 ; ; 
 – 2 + y = 0
Bài tập số 7 tr10 SGK
Phương trình bậc nhất một ẩn là các phương trình: a)1 + x = 0 c)1 – 2t = 0 d) 3y = 0
 - Phương trình x + x2 = 0 không có dạng ax + b = 0.
- Phương trình 0x – 3 = 0 tuy có dạng 
 ax + b = 0 nhưng a = 0 không thỏa mãn điều kiện a 0
Hai qui tắc biến đôi phương trình.
a ) Quy tắc chuyển vế.
Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó.
? 1 Trả lời kết quả.
a) x – 4 = 0 ó x = 4.
b)+ x = 0 ó x = – 
c)0,5 – x = 0 ó – x = – 0,5 ó x = 0,5.
b) Quy tắc nhân với một số.
 + Từ đẳng thức 2x = 6, ta có x = 6 : 2
Hay x = 6. ð x = 3
Trong một phương trình, ta có thể nhân, chia hai vế của phương trình với cùng một số khác 0.
Vídụ: Giảiphươngtrình: 
Ta nhân cả hai vế của ph .trình với 2, ta được: x = – 2 
b) 0,1x = 1,5 x = 1,5:0,1 x = 1,5 . 10 
 x = 15
 Vậy : S = {15 }
c) – 2,5x = 10 x=10 : (– 2,5) x= – 4 
 Vậy : S = {-4 }
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn :
-Từ một phương trình, dùng quy tắc chuyển vế hay quy tắc tắc nhân, ta luôn nhận được một phương trình mới tương đương với phương trình đã cho.
ax + b = 0 ( a ≠ 0)óax = -b ( chuyển vế )
óx = – ( chia hai vế cho a ≠ 0)
Vậy : Phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất là x = – 
 ?3 Giải phương trình
-0,5x + 2,4 = 0
 -0,5x = - 2,4(chuyển vế )
 x = 4,8 ( chia hai vế cho -0,5)
Kết quả :S = {4,8 }
Hoạt động 2 góp phần giúp phát triển năng lực mô hình hóa toán học ( thông qua việc hình thành định nghĩa phương trình bậc nhất, quy tắc biến đổi phương trình, cách giải phương trình bậc nhất một ẩn), năng lực giao tiếp ( trình bày cách làm trước lớp)
HĐ 3: Áp dụng giải bài tập 
Mục tiêu:
Áp dụng được kiến thức để giải phương trình bậc nhất một ẩn
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Hình thức: Nhóm đôi
8’
GV nêu câu hỏi 
a) Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình bậc nhất một ẩn có bao nhiêu nghiệm?
b) Phát biểu hai quy tắc biến đổi phương trình
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, nửa lớp làm ý c, còn lại làm ý a sau đó ghép lại thành cặp đôi làm ý c,b
Luyện tập : Bài số 8c, b trg 10 SGK
b) 2x + x + 12 = 0 3x = - 12 ( thu gọn đồng dạng ; chuyển vế ) x = -4 ( chia hai vế cho 3 )
c) x – 5 = 3 – x x+ x =3+5
 2x = 8 ( thu gọn đồng dạng )
 x = 4 ( chia hai vế cho 2 )
Hoạt động 3 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học ( trình bày trước lớp cách giải bài toán)
HĐ 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Nắm vững định nghĩa, số nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn, hai quy tắc biến đổi phương trình.
Phương pháp: Hoạt động nhóm
Hình thức: Nhóm đôi
7
Cho hs giải bài tập 13, 17 trang 7 SBT toán 8.
Hướng dẫn bài 6 tr 9 sgk
 Cách 1 : S = 
 Cách 2: S = 
Hoạt động 3 góp phần giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực tư duy và logic, năng lực giao tiếp toán học ( trình bày trước lớp cách giải bài toán)
HĐ 5: Hướng dẫn tự học ở nhà
Mục tiêu:
-Nhận biết được định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
-Biết được quy tắc biến đổi phương trình 
- Biết cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
- Áp dụng được kiến thức về phương trình bậc nhất một ẩn để giải bài toán liên quan
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
Hình thức: Cá nhân
5’
Gv cho BTVN: 14,16 tr 7 sbt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_8_theo_phuong_phap_moi_chu_de_phuong_tr.docx