Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Thông qua các mô hình thực tế dẫn dăt học sinh biết được định lí Pitago.

 Học sinh hiểu được định lý Pitago, hiểu được về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông và định lí Pitago đảo.

 2. Kĩ năng:

Học sinh hiểu, có kỹ năng vận dụng định lí Pitago để tính độ dài của 1 cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh kia. Nhận biết được một tam giác là tam giác vuông.

3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác. Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập thực tế. Có tinh thần hợp tác với giáo viên, với bạn học trong hoạt động học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

Có cơ hội phát triển NL phát hiện và giải quyết vấn đề.

Có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với giáo viên.

Có cơ hội phát triển NL mô hình hóa toán học.

 

Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago trang 1

Trang 1

Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago trang 2

Trang 2

Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago trang 3

Trang 3

Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago trang 4

Trang 4

Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago trang 5

Trang 5

Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago trang 6

Trang 6

doc 6 trang viethung 03/01/2022 6780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago

Giáo án Hình học 7 - Tuần 22, Tiết 37: Định lý Pitago
Tiết 37
Tuần 22
ĐỊNH LÍ PI TA GO
NS: 
NG: 
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Thông qua các mô hình thực tế dẫn dăt học sinh biết được định lí Pitago.
 Học sinh hiểu được định lý Pitago, hiểu được về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông và định lí Pitago đảo.
 2. Kĩ năng: 
Học sinh hiểu, có kỹ năng vận dụng định lí Pitago để tính độ dài của 1 cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh kia. Nhận biết được một tam giác là tam giác vuông.
3.Thái độ: Cẩn thận, chính xác. Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập thực tế. Có tinh thần hợp tác với giáo viên, với bạn học trong hoạt động học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
Có cơ hội phát triển NL phát hiện và giải quyết vấn đề.
Có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với giáo viên.
Có cơ hội phát triển NL mô hình hóa toán học.
5.Định hường phát triển phẩm chất:
- Sự nhạy bén , linh hoạt trong nhận định toán học.
 Tính cẩn thận, chính xác trong hoạt động học tập.
II. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức, thiết bị dạy học.
 - Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, đàm thoại, thuyết trình.
 - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
 - Phương tiện dạy học: Bảng tương tác, bộ que với các độ dài cho trước,bảng phụ, phiếu bài tập.
II. Chuẩn bị GV và HS:
 1. Giáo viên: Bài giảng trên bảng tương tác; giấy cắt sẵn hình theo ?2; thước thẳng, êke, bảng phụ, bộ que.
 2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ, bìa cắt sẵn, thước đo góc.
IV. Chuỗi các hoạt động học:
	Ổn định: Kiểm tra sỉ số: (1’)
Nội dung
Hướng dẫn, HS thực hiện
Hoạt động khởi động (4 phút)
Mục tiêu: Thực hành, trải nghiệm ghép que dẫn đến một phát hiện mới trong học tập, cách nhận biết tam giác vuông! ( Định lý Pitago đảo)
Phương pháp:Hoạt động nhóm.
Hình thức: Nhóm 4 học sinh
Giao việc: Cho nhiều bộ que. Mỗi bộ có 3 que, hãy ghép tam giác từ mỗi bộ que đó. Độ dài tương ứng của 3 bộ là: 
6cm; 8cm; 10cm
5cm; 6cm; 7cm
4cm; 6cm; 9cm
Học sinh thực hiện: HS thực hiện ngẩu nhiên khi kết thúc bài hát.
Báo cáo kết quả: Nhận kết quả từ hình ghép trên bảng, cả lớp nhận xét.
GV kết luận: Cả 3 trường hợp đều ghép được tam giác nhưng các tam giác này có đặc điểm gì khác nhau. Chỉ có một tam giác vuông
Qua đó GV giới thiệu vào bài mới: Vì sao có bạn ghép được tam giác vuông có bạn thì ghép được tam giác không vuông. Để lý giải được điều này, chúng ta nghiên cứu bài mới.
Giới thiệu bài mới. Tiết 36 Định lí Pytago
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Mục tiêu:
1.Hiểu được định lý Pitago.Có biết cách tính độ dài cạnh trong tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh còn lại.
2.Biết được định lý Pitago đảo.
Phương pháp:Hoạt động nhóm,vấn đáp.
Hình thức:Hoạt động cá nhân.Nhóm 4 học sinh
Hoạt động 1: ĐỊNH LÍ PITAGO (15’)
Nội dung
Hướng dẫn, HS thực hiện
Trò chơi cho cả lớp ( luyện tập cách vẽ hình bằng thước và compa)
Giao nhiệm vụ 1: Cho HS làm ?1 (thực hành 1)
(Vẽ tam giác vuông có cạnh góc vuông bằng 3 cm và 4 cm. Đo cạnh huyền).
Kết luận:
GV: Ta có: 32 + 42 = 9 + 16 = 25 = 52
=> 32 + 42 = 52
Qua đó các em phát hiện được vấn đề gì liên hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông?
Giao nhiệm vụ 2: Cho HS làm ?2 (thực hành 2 : thảo luận nhóm)
GV treo bảng phụ có vẽ 2 hình121-122 và trả lời câu a,b,c?
Diện tích phần hình vuông ở hình 121 bằng bao nhiêu?
Diện tích 2 hình vuông hình 122 là bao nhiêu?
Từ ?2 rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông?
Kết luận:
Trong tam giác vuông, bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Giao nhiệm vụ 3:
Hãy phát biểu thành định lí 
Vẽ hình minh họa và viết giả thiết kết luận bằng kí hiệu.
GV giới thiệu định lí Pitago
GV nêu lưu ý ở SGK
Kết luận:
DABC vuông tại A 
=> BC2= AB2+ AC2
Giao nhiệm vụ 4:
Làm bài tập ?3 b ( phiếu bài tập nhóm dưới dạng điền khuyết)
Kết luận:
Đáp số bài toán
Giao nhiệm vụ 5:
Làm bài tập ?3 a ( phiếu bài tập nhóm dưới dạng điền khuyết)
Kết luận:
Đáp số bài toán vuông tại B nên ta có: AC2 = AB2 + BC2
 102 = x2 + 82
x 2 = 102 – 82 = 100 -64 = 36
x = 6
Thực hiện: HS làm ?1
Sản phẩm: Hình vẽ của các em trong vở.
Đo được cạnh huyền bằng 5 cm
GV: cho hs xem đoạn lập trình mô phỏng vẽ tam giác ABC, đo cạnh BC.
Bình phương độ dài cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông
Thực hiện: HS thảo luận nhóm làm ?2
Báo cáo sản phẩm: HS trình bày sản phẩm của mình trên bàn học.
c2
a2 + b2
c2 = a2 + b2
Thực hiện
HS phát biểu định lí
 Sản phẩm 
BC2 = AB2 + AC2
Thực hiện
HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên
 Sản phẩm 
DEDF vuông tại D nên ta có:
 EF2 =  + DF2 
 x2 = . + ..
 x2 = 
, 
 x = 
Điền vào chỗ trống thích hợp:
Thực hiện
HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên
 Báo cáo sản phẩm 
DABC vuông tại B nên ta có:
AC2 = AB2 + BC2
 102 = x2 + 82
 x2 = 102 - 64
 x2 = 100 – 64 = 36
 x = 6 
Hai đại diện của hai nhóm trình bày bài làm, có chất vấn của thành viên nhóm khác.
Hoạt động 2: ĐỊNH LÍ PITAGO ĐẢO (10’)
Trò chơi cho cả lớp ( luyện tập cách vẽ hình bằng thước và compa)
Giao nhiệm vụ 1: Cho HS làm ?4
(Vẽ tam giác vuông có cạnh góc vuông bằng 3 cm và 4 cm. Đo cạnh huyền).
Kết luận:
Bình phương độ dài một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.
GV giới thiệu định lí Pitago đảo 
GV vẽ tam giác HS ghi GT;KL của định lí đảo
DABC , BC2 = AB2 + AC2=>góc BAC = 900 hay DABC vuông tại A.
Giao nhiệm vụ 2: Qua định lí thuận và đảo ta rút ra kết luận nào?
Kết luận:
DABC , BC2 = AB2 + AC2 góc BAC = 900 
Thực hiện: HS làm ?4
Sản phẩm: Hình vẽ của các em trong vở.
Đo được góc BAC = 900
Thực hiện: HS trả lời
Sản phẩm: Đẳng thức trên bảng
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng: (12’)
Mục tiêu:
1.Vận dụng được định lý Pitago để tính độ dài cạnh trong tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh còn lại.
2.Biết vận dụng được định lý Pitago đảo để nhận biết tam giác vuông hay không khi biết độ dài ba cạnh, hay khi có đẳng thức về quan hệ ba cạnh thì tam giác vuông tại đỉnh nào?
Phương pháp:Hoạt động nhóm,trò chơi.
Hình thức:Cả lớp tham gia trò chơi.Nhóm 4 học sinh
Giao nhiệm vụ 1:
Cho một lời giải sai để học sinh tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng.
Kết luận:
Để kiểm tra độ dài ba cạnh có phải là ba cạnh của một tam giác vuông hay không? Ta phải so sánh độ dài cạnh dài nhất với tổng độ dài hai cạnh còn lại. 
Giao nhiệm vụ 2:
Trò chơi mảnh ghép bí mật gồm 4 câu hỏi.
Thực hiện: HS thực hiện theo sự phân công của giáo viên.
Báo cáo sản phẩm:
HS đứng tại chỗ chỉ ra chỗ sai
HS lên bảng sắp xếp lời giải cho đúng. 
Thực hiện:
Một chuyên gia dẫn chương trình
HS tham gia trò chơi
Báo cáo sản phẩm:
HS trả lời các hỏi trong mảnh ghép bí mật và trả lời hình nền
D. Hoạt động tìm tòi – mở rộng (3’)
GV giới thiệu vài mới và tiểu sử Pitago.
Pitago sinh ra ở đảo Xamôs (cổ Hy Lạp) khoảng năm 580 trước công nguyên và là người đương thời với Talét. Sau 22 năm nghiên cứu ở cổ Ai Cập và Tiểu Á, Pitago trở về Xamôs (530 trước công nguyên) thu nhận những HS xuất sắc lập nên trường phái Pitago. Các định lí “Tổng các góc của tam giác ; Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác ; giải phương trình bậc hai bằng phương pháp hình học
Giới thiệu bộ ba Pytago
Tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy
Hướng dẫn học tập về nhà: Học thuộc định lý Pitago thuận, đảo.Làm các bài tập 53,54,55,56 trang 131 sách giáo khoa.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tuan_22_tiet_37_dinh_ly_pitago.doc