Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học: 2020-2021
Chủ đề: EM LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM( 3 tiết)
Tiết 1: HĐ Khởi động + HĐ Hình thành kiến thức ( Mục I )
Tiết 2: HĐ Hình thành kiến thức ( Mục II + III )
Tiết 3: HĐ luyện tập + HĐ Vận dụng + HĐ tìm tòi mở rộng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học: 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 6 - Năm học: 2020-2021
Trường THPT Hoàng Văn Thụ Ngày soạn: 20/3/2021 Ngày giảng: 22/3/2021 đến 18/4/2021 Tiết 1, 2, 3 - Bài 1: Chủ đề: EM LÀ CÔNG DÂN VIỆT NAM( 3 tiết) Tiết 1: HĐ Khởi động + HĐ Hình thành kiến thức ( Mục I ) Tiết 2: HĐ Hình thành kiến thức ( Mục II + III ) Tiết 3: HĐ luyện tập + HĐ Vận dụng + HĐ tìm tòi mở rộng. Tiết 1: 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số : 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Tên hoạt động - HĐ của GV Hoạt động của học sinh Sản phẩm dự kiến của học sinh A. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ cho học sinh, giới thiệu bài. * nội dung hoạt động: Tìm hiểu và nêu cảm nghĩ về bài hát. - GV vào bài - HS đọc mục tiêu - HĐ chung cả lớp, chia sẻ, thống nhất ý kiến - cả lớp hát một bài và nêu cảm nhận về bài hát đó - Tự hào, yêu quê hương đất nước VN hơn B. Hoạt động hình thành kiến thức I. Điều kiện là công dân Việt Nam. * Mục tiêu: Nêu được các ĐK là công dân VN theo quy định của PL. * Nội dung HĐ: Tìm hiểu điều 15,16,17,18 luật quốc tịch VN năm 2008. - Tìm hiểu ai là công dân Việt Nam qua hội thoại - GV: Nêu câu hỏi a,b - HĐ cá nhân - trả lời, bổ sung -HĐ nhóm: Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét,bổ sung ( Tất cả đều là công dân Việt Nam...) I. Điều kiện là công dân Việt Nam: * Điều kiện là công dân Việt Nam: - ĐK về bố mẹ:có cha, mẹ là CDVN( Nếu chỉ có cha hoặc mẹ, thì bố mẹ phải thỏa thuận bằng văn bản, còn nếu bố mẹ không thỏa thuận thì là CDVN ) - ĐK về nơi ở: có HKTT tại VN. - ĐK về quốc tịch: có quốc tịch VN. - ĐK khác: Trẻ em bị bỏ rơi tại VN. Nhưng đến 15 tuổi mà tìm thấy bố, mẹ là người nước ngoài thì không có quốc tịch VN. - sinh ra tại VN, bố mẹ không có quốc tịch nhưng có hộ khẩu TT tại VN thì là CDVN. Kết luận: -Công dân; là người dân của một nước. - Căn cứ để xác định công dân của một nước; Đó là quốc tịch. - Công dân nước CHXHCN việt Nam; là người có quốc tịch Việt Nam - 3 trường hợp trên đều là CDVN - Trường hợp LêNa ( ĐK đưa ra không rõ nơi sinh, sự thỏa thuận giữa cha, mẹ, HKTT nên chưa khẳng định được) * GV giao nhiệm vụ: - Về học bài - Xem trước phần II và III trang 6,7,8,9 ----------------------------------------------------- Tiết 2: 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số : 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày điều kiện là công dân Việt Nam ? 3. Bài mới: Tên hoạt động - HĐ của GV Hoạt động của học sinh Sản phẩm dự kiến của học sinh B. Hoạt động hình thành kiến thức II. Tự hào là công dân Việt Nam: *Mục tiêu:Trình bày được những yếu tố làm nên điều tự hào của mỗi người công dân Việt Nam. * Nội dung: +Tìm hiểu về quê hương đất nước và con người Việt Nam qua các hình ảnh, bài hát. + Tìm hiểu vẻ đẹp của con người và quê hương Việt Nam trong bài hát... + Tìm những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam III. Học tập tốt- nhiệm vụ quan trọng của người công dân nhỏ tuổi: *Mục tiêu: - Thể hiện được một số hành vi, thái độtích cực của người CD nhỏ tuổi trong gia dình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là trong học tập và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Nội dung: - Suy nghĩ và chia sẻ mục đích học tập của HS. - Tìm hiểu các cách để đạt được mục đích học tập. - Học tập các tấm gương tiêu biểu." Nguyễn Dương Kim Hảo" HĐ nhóm: Thảo luận, chia sẻ, thống nhất ý kiến. - HĐ cả lớp: HS chia sẻ cảm nghĩ - HĐ cả lớp: Hs trả lời câu hỏi a,b,c - HĐ cá nhân: cá nhân chia sẻ suy nghĩ của bản thân về mục đích học tậpbộc lộ - HĐ nhóm: Tìm ra PP học tập tốt để đạt mục đích. - HĐ nhóm - HS chia sẻ nhận xét. II. Tự hào của công dân Việt Nam: 1. Quan sát tranh: 1. Hoa sen là biểu tượng của dân tộc Việt Nam 2. Trang phục truyền thống. 3.Cây tre gắn bó với con người Việt Nam..., 4. Truyền thống hiếu học 5. Gia đình xum họp, đoàn kết, hòa thuận. 5. Nông dân cần cù... 2. Qua bài hát: - Biển xanh, rừng, con người, mía, chè, cánh đồng, lũy tre, sông, suối.đó là những cảnh vật, con người rất đẹp, đáng tự hào.. 3. Những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: - Hiếu học, cần cù, siêng năng, yêu nước, tôn sư trọng đạo... III. Học tập tốt- nhiệm vụ quan trọng của người công dân nhỏ tuổi: * Mục đích học tập đúng: - Mục đích học tập trước mắt: Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. + Mục đích học tập lâu dài: Vì tương lai của bản thân, danh dự của gia đình, học để không thua kém bạn bè, học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước... * Các cách học tập: Tự học, học nhóm, kiên trì, không bỏ cuộc.... * Nguyễn Dương Kim Hảo": kiên trì, không bỏ cuộc.... * GV giao nhiệm vụ: - Về học bài - Xem trước phần C: Luyện tập và phần E: Mở rộng. Liên hệ thực tế bản thân và tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của công dân -------------------------------------------------------- Tiết 3: 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số : 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 2. Kiểm tra bài cũ: Mục đích học tập đúng là gì ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Ghi bảng C. Hoạt động luyện tập. * Mục tiêu: - Khắc sâu được kiến thức đã học - Hình thành năng lực tự học. * Nội dung: Các dạng bài tập, nhiệm vụ gần giống trong HĐ hình thành kiến thức bao gồm: +Xác định ai là công dân Việt Nam: - GV hướng dẫn học sinh trao đổi: Một HS nêu câu hỏi, một HS trả lời, thống nhất các tình huống a,b,c mục 1 trang 12 - Đánh giá mục đích học tập của bản thân - Viết về mục đích học tập của em - suy ngẫm điều Bác Hồ dạy HĐ cặp đôi: - GV hướng dẫn học sinh trao đổi, trình bày - HĐ cá nhân: HS trình bày, nhận xét bổ sung -HĐ cá nhân: HS viết, trình bày HĐ cả lớp: 1 vài hs trả lời HS HĐ theo sách hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ IV. Luyện Tập: 1. Xác định ai là công dân Việt Nam: - a là CD Việt Nam 2.Đánh giá mục đích học tập của bản thân: - Đồng ý với ý 1,3,4,5 3.Viết về mục đích học tập của em: - Việc học mang lại sự hiểu biết về mọi mặt. -Môn toán giúp em biết tính toán... 4.suy ngẫm điều Bác Hồ dạy: - Vì: Trẻ em là tương lai của đất nước, là những người tiếp nối thế hệ cha ông để xây dựng và phát triển đất nước - Có: Vì đó là những CD yêu nước, luôn găng sức mình để X ... ảm xúc. C. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Hãy tự nhận thức bản thân xem đã lắng nghe tích cực, dã giao tiếp tốt chưa, đã tự tin trong học tập, đã thể hiện sự sự cảm thông chưa ? * GV giao nhiệm vụ: - Về học bài - Về học bài, vận dụng, liên hệ thực tế bản thân - Xem lại các bài đã học ------------------------------------------------*-*-*--------------------------------------------- Ngày soạn: 10/4/2019 Ngày giảng: 17/4/2019 Tiết 35 - ÔN TẬP 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số : 6A1: 6A2: 6A3: 6A4: 2. Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra trong quá trình ôn tập) 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Ghi bảng A. Hoạt động khởi động - Hướng dẫn HS hát - cả lớp hát một bài và nêu cảm nhận về bài hát đó B. Hoạt động ÔN TẬP ? Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? - GV bổ sung ? Nguyên nhân nào là chủ yếu nhất ? - GV bổ sung - Cho biết ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ? - GV bổ sung 1. Đối với người đi bộ PL quy đinh ntn? - GV bổ sung 1. Đối với người đi xe đạp PL quy đinh ntn? - GV bổ sung Có mấy loại biển báo giao thông đường bộ ? đó là những loại biển báo nào ? đặc điểm và ý nghĩa của từng loại biển báo ? - GV bổ sung - Hòa bình có giá trị ntn - GV bổ sung Chúng ta cần làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình ? - GV bổ sung - Quyền của trẻ em gồm mấy nhóm, đó là những nhóm quyền nào ? - Nội dung của từng nhóm quyền ? - GV chốt Hãy nêu những việc làm vi phạm quyền trẻ em ? Ý nghĩa của quyền trẻ em? -HS phải có bổn phận gì ? Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được PL quy định ntn? Nhà nước có trách nhiệm ntn trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân ? HS phải có trách nhiệm ntn trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ học tập của công dân ? 2. Quyền được phápluật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Quyền được phápluật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là gì ? ? 3. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì LUYỆN TẬP : - GV hướng dẫn HS giải quyết các bài tập trong sách hướng dẫn. - HĐ chung cả lớp - HS nêu cảm nhận - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung HS bộc lộ - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung - HĐ chung cả lớp - HS trình bày, bổ sung HĐ cá nhân: Cá nhân trình bày, - HĐ cá nhân Bài 6: THỰC HIỆN TRẬT TỰ ATGT: I. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: - Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt( Kém hiểu biết về pháp luật về TTATGT hoặc biết nhưng không tự giác thực hiện). - Đường xấu và hẹp. - Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. - Phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn. * Nguyên nhân chủ yếu: - Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt( Kém hiểu biết về pháp luật về TTATGT hoặc biết nhưng không tự giác thực hiện). II. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông; - Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra,gây hậu quả đau lòng cho mình và cho mọi người. - Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội. III. Các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn và văn hóa tham gia giao thông: 1. Quy định đối với người đi bộ : - Phải đi trên hè phố, lề đường,trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ 2. Đối với người đi xe đạp; Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác, không sử dụng ô, điện thoại di động, mang vác và trở vật cồng kềnh, không buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh. * Đối với trẻ em; Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16 tuổi không được đi xe gắn máy. 3. Một số biển báo thông dụng: + Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ- thể hiện điều cấm. + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ- Thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng. + Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam- Báo điều phải thi hành. + Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông) nền xanh lam- Báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác. + Biển báo phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơn các biển báo khác. Bài 7: CUỘC SỐNG HÒA BÌNH. 1. Giá trị của cuộc sống hòa bình: + Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no , hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ đem lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình ly tấn... + Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thé giới. 2. Cách thể hiện lòng yêu hòa bình của học sinh: - Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do trường, địa phương tổ chức: vẽ tranh về chủ dề hòa bình, kí tên vào bản thông điệpbảo vệ hòa bình chống chiến tranh, mít tinh vì hòa bình, thể thao vì hòa bình,sứ giả hòa bình,giao lưu văn hóa vì hòa bình... - Yêu hòa bình, lên án các hành vi bạo lực trong cuộc sống hàng ngày. Bài 8: QUYỀN TRẺ EM 1. Các nhóm quyền cơ bản của trẻ em: Gồm 4 nhóm quyền: * Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như; Quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... * Nhóm quyền được bảo vệ: Như quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bỏ rơi, không bị bóc lột và xâm hại. * nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như; Quyền được học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.. * Nhóm quyền được tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình... 2. Những việc làm vi phạm quyền trẻ em: - Trẻ em bị bỏ rơi, bị đánh đập, không được học hành, bị bóc lột sức lao động, không được vui chơi giải trí. 3. Ý nghĩa của quyền trẻ em: - Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. - Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện. 4. Bổn phận của trẻ em: - Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác. - Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. Bài 9. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 1. Quyền học tập a. Quyền học tập: - Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi. - được học bằng nhiều hình thức. - Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. b. Nghĩa vụ học tập: - CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. - Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. c. Trách nhiệm của nhà nước: - Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục. - Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập: + Mở mang hệ thống trường lớp. + Miễn phí cho học sinh tiểu học. + Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn. d. Trách nhiệm của học sinh: - Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập. 2. Quyền được phápluật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: +Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể của người khác. Việc bắt giữ người phải đúng theo quy định của pháp luật. + Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. 3. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Thư tín , điện thoại điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật, Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không ai được nghe trộm điện thoại. * LUYỆN TẬP * GV giao nhiệm vụ: - Về ôn lại các bài đã học để tiết sau kiểm tra học kì 2 * NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG SAU TIẾT HỌC 1. Những thắc mắc của học sinh: 2. Những nội dung cần điều chỉnh: ... 3. Ghi chép về học sinh (Ghi chép mô tả những biểu hiện nổi bật môn học và các hoạt động giáo dục: kiến thức, kĩ năng môn học; những ý tưởng hành vi sáng kiến của học sinh, những hứng thú với môn học và các hoạt động giáo dục, biểu hiện nổi bật về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất) Họ và tên học sinh Lớp Ngày,tháng ,năm Nhận xét, đánh giá ------------------------------------------------*-*-*--------------------------------------------- Ngày soạn: 15/4/2019 Ngày kiểm tra: 13/5/2019 Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ II . I. Mục tiêu cần đạt; 1. Kiến thức: Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của học sinh từ bài 6 đến bài 9. 2. Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên. 3. Thái độ: - Cố gắng, tích cực phát huy khả năng của bản thân vào làm bài kiểm tra, tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra. II. Tài liệu, phương tiện kiểm tra: - Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án + biểu điểm. - Học sinh: Ôn các bài đã học từ đầu năm đến nay- giấy, bút III. Các kỹ năng sống được hình thành trong bài: Kĩ năng trình bày, động não IV. Phương pháp và kỹ thuật dạy học : - Kiểm tra viết. V. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: ( 1')Sĩ Số; 6A1 : 6A2: 6A3 : 6A4: 2. kiểm tra: a.Đề kiểm tra:( 45') ( Theo đề của phòng) b. Thu bài; 3. Củng cố: (1') - GV nhận xét ưu, nhược điểm tiết kiểm tra : Thái độ, hành vi... 3. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: - Hướng dẫn hs ôn luyện trong hè ------------------------------------------------*-*-*--------------------------------------------- Ngày soạn: 14/5/2019 Ngày giảng: 17/5/2019 Tiết 37: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II . I. Mục tiêu cần đạt; 1. Kiến thức: Đánh giá những ưu, nhược điểm của bài kiểm tra như: Nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đánh giá bài viết của mình 3. Thái độ: - Cố gắng, tích cực phát huy khả năng của bản thân vào làm bài kiểm tra, tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra. II. Tài liệu, phương tiện : - Giáo viên: Chấm bài, tổng hợp lỗi . - Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài. III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học : - Trả bài kiểm tra viết. V. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Ổn định tổ chức: ( 1')Sĩ Số; 6A1 : 6A2: 6A3 : 6A4: 2. Trả bài kiểm tra: a. Đề kiểm tra: - GV đọc cho HS nhắc lại đề kiểm tra b. Xác định đề kiểm tra: - GV nêu ra đáp án để HS theo dõi. Câu 1: (2 điểm) Hãy trình bày các quy định của PL về quyền, nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của gia đinh về quyền, nghĩa vụ học tâp của công dân? Trả lời: * Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tậpcủa công dân: *. Quyền học tập: - Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi. - được học bằng nhiều hình thức. - Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. * Nghĩa vụ học tập: - CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. - Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. *Trách nhiệm của gia đình... - Tạo điều kiện để mọi công dân được học tập. Câu 2: (5 điểm) Tình huống: Tuấn đèo thắng đi chơi bằng xe đạp. Đến ngã tư Tuấn vẫn cho xe phóng nhanh và đột ngột rẽ trái. Lúc đó, có một cụ già qua đường, vì bị bất ngờ nên Tuấn xử lí không kịp, đã va phải cụ, làm cụ bị ngã. a, Em hãy nhận xét hành vi đi đường của Tuấn ? Nếu là Tuấn hoặc Thắng trong trường hợp đó em sẽ làm gì ? b, Em hiểu gì về những quy định của PL về thực hiện TTATGT đối với người đi bộ, đi xe đạp và trẻ em ? Trả lời: a. Tuấn phóng nhanh, không quan sát Em sẽ đi chậm, quan sát rồi mới rẽ b. * Quy định đối với người đi bộ : - Phải đi trên hè phố, lề đường,trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường. Người đi bộ chỉ được qua đường ở nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ * Đối với người đi xe đạp; Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng, không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác, không sử dụng ô, điện thoại di động, mang vác và trở vật cồng kềnh, không buông cả 2 tay hoặc đi xe bằng một bánh. * Đối với trẻ em; Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16 tuổi không được đi xe gắn máy. Câu 3 (3 điểm) Hiện nay, trong trường phổ thông, kĩ năng tự kiềm chế của 1 số HS còn hạn chế dân đến tình trạng HS thường sử dụng bạo lực học đường để giải quyết mâu thuẫn cá nhân với nhau. a. Hành vi của một số bạn trên có chấp nhận dược không ? Vì sao ? b. Nếu là em, em sẽ giải quyết tình huống đó ntn? Trả lời: a. Hành vi của 1 số bạn đó là sai - Các bạn vi phạm kỉ luật, PL - Ảnh hưởng tới sức khỏe, gia đình, nhà trường, danh dự... b. Em sẽ bình tình giải quyết bàng thương lượng hòa bình... 3. Nhận xét bài kiểm tra: a. Ưu: - Xác định được yêu cầu của đè bài. - Nhiều em đạt bài khá giỏi như:... b. Nhược: - Một số em chưa đọc kỹ đề, câu hỏi dẫn đến trả lời câu hỏi còn lẫn lộn, thiếu chính xác - Trình bày không rõ ràng, lan man - Chữ viết quá xấu * Trả bài cho học sinh, gọi điểm. Giỏi: Khá: Trung bình: Yếu: 4. Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức đã chữa cho HS - Xem lại đề kiểm tra và tự làm lại - Ôn lại toàn bộ kiến thức GDCD 6 ----------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_6_nam_hoc_2020_2021.docx