Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020

Đội tàu dầu của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bình ổn thị trường tiêu

dùng và đảm bảo ổn định sản xuất của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Bài báo này

sẽ giới thiệu sự tăng trưởng của đội tàu này trong thời gian qua và dự tính nhu cầu cần thiết

trong thời gian tới

Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020 trang 1

Trang 1

Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020 trang 2

Trang 2

Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020 trang 3

Trang 3

Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020 trang 4

Trang 4

Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020 trang 5

Trang 5

Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 11400
Bạn đang xem tài liệu "Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020

Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 500 
Dự tính nhu cầu đội tàu dầu của Việt Nam đến năm 2020 
Estimation of the demand for Vietnam’s tanker fleet to 2020 
Nguyễn Hữu Hùng, Bùi Thanh Hải 
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 
 huuhung@vimaru.edu.vn 
Tóm tắt 
 Đội tàu dầu của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bình ổn thị trường tiêu 
dùng và đảm bảo ổn định sản xuất của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Bài báo này 
sẽ giới thiệu sự tăng trưởng của đội tàu này trong thời gian qua và dự tính nhu cầu cần thiết 
trong thời gian tới. 
 Từ khóa: Dự tính nhu cầu tàu, tàu chở dầu thô, tàu dầu sản phẩm. 
Abstract 
 Vietnam’s tanker fleet has played an important role in stabilizing the market as well 
as the country’s economy in the recent years. The paper presents the development of this fleet 
in recent years and estimation of the required demand in the near future. 
Keyword: Estimation of demand, crude oil Carrier, oil product tanker. 
1. Sự cần thiết của việc dự tính nhu cầu tàu dầu 
Trong thời gian qua, đội tàu biển Việt Nam nói chung và đội tàu dầu Việt Nam nói 
riêng đã trải qua các giai đoạn phát triển không ổn định, mất cân đối. Việc phát triển đội tàu 
còn mang tính tự phát, vì lợi ích trước mắt, không theo quy hoạch, nằm ngoài các định hướng 
hướng phát triển của Nhà nước [3]. Phần lớn các chủ tàu chỉ tập trung đầu tư các loại tàu 
hàng khô dễ khai thác và dễ dàng tham gia thị trường, trong khi đó các tàu chuyên dụng vận 
chuyển dầu và sản phẩm dầu thì ít được quan tâm phát triển, gây nên tình trạng thừa loại tàu 
này những thiếu loại tàu khác, mặc dù quy mô đội tàu theo trọng tải có tăng trong ngắn hạn. 
Thực tế, nhiều chủ tàu không có thông tin để có thể biết được mức cung của từng loại 
tàu đạt đến bão hòa hay chưa, nhu cầu tàu các loại còn thiếu bao nhiêu để họ có lựa chọn hợp 
lý cho việc đầu tư của họ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm mất cân đối cơ cấu 
đội tàu biển Việt Nam. 
Để phát triển cân đối cơ cấu đội tàu biển Việt Nam trong giai đoạn tới nhằm đảm bảo 
mức cung hợp lý cho thị trường và đảm bảo tính hiệu quả của việc đầu tư thì cần có những 
thông tin về nhu cầu tàu để cho các nhà đầu tư tham khảo trước khi ra quyết định. 
2. Đánh giá sự phát triển của đội tàu dầu Việt Nam 
 Tàu dầu được đề cập trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này là các tàu được đóng 
hoặc trang bị phù hợp để dùng vào việc chuyên chở dầu mỏ và sản phẩm dầu theo công nghệ 
chở xô. 
 Tàu chở dầu thô (Crude Oil Carrier) là những tàu được thiết kế chuyên để vận chuyển 
các loại dầu mỏ nguyên khai. Đội tàu chở dầu thô có thể được chia thành nhiều nhóm khác 
nhau theo cỡ tàu (Size), mỗi một nhóm vận hành như một thị trường riêng biệt và có những 
yêu cầu đặc biệt. Tuy nhiên, những tàu chở dầu thô chạy trên các tuyến quốc tế thường có 
trọng tải lớn, từ cỡ Panamax (60.000 DWT) trở lên. 
 Tàu dầu thành phẩm (Oil Products Tanker) là những tàu được thiết kế chuyên để vận 
chuyển các loại dầu sản phẩm, chúng tạo ra một nhóm tàu riêng biệt trong đội tàu dầu thế 
giới, nhưng nhìn chung là cỡ nhỏ hơn tàu chở dầu thô. Đa số tàu chở dầu sản phẩm cỡ từ 10 - 
50.000 DWT, mặc dù vẫn có một số lượng lớn tàu chở dầu thành phẩm cỡ trên từ 50.000 
DWT. Tàu dầu sản phẩm thường có nhiều khoang chứa hàng cho phép tách biệt các cấp hàng 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 501 
khi được chở trong mỗi hầm. Các tàu chở dầu thành phẩm nói chung có vỏ két phủ sơn để 
ngăn ngừa nhiễm bẩn hàng hóa, đây là điểm khác biệt cơ bản với tàu chở dầu thô, vì vậy mà 
giá cả tàu loại này bao giờ cũng đắt hơn tàu chở dầu thô cùng cỡ [4]. 
 Tàu dầu Việt Nam là các tàu được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển Việt Nam, mang 
cờ quốc tịch Việt Nam, không phân biệt chủ sở hữu trong hay ngoài nước. 
 Các chỉ tiêu đánh giá là những chỉ tiêu tự nhiên, tương đồng với các tiêu thức thống kê 
của ngành Hàng hải thế giới và của ngành Hàng hải Việt Nam. 
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đội tàu dầu [4] 
2.1.1. Chỉ tiêu về số lượng tàu 
 Nti = Nđki +Nbsi –Ntli; (tàu) (1) 
Trong đó: Nti là số lượng tàu loại tàu i hiện có tại thời điểm tính toán, (tàu); 
 Nđki là số lượng loại tàu i có đầu kỳ (tàu); 
 Nbsi là số lượng loại tàu i được bổ sung trong kỳ (tàu); 
 Ntli là số lượng loại tàu i được thanh lý trong kỳ (tàu); 
 i =2 (tàu chở dầu thô và tàu chở dầu sẩn phẩm). 
2.1.2. Chỉ tiêu về tổng trọng tải và tổng dung tích đăng ký đội tàu quốc gia 
 Về tổng trọng tải đội tàu dầu, được tính theo công thức sau: 
 DWT = ∑(DWTji*Nji) (tấn) (2) 
Trong đó: DWT là tổng trọng tải của đội tàu dầu tại thời điểm tính toán (tấn); 
 DWTji là trọng tải của tàu cỡ j thuộc loại tàu i (tấn); 
 Nji là số lượng của tàu cỡ j thuộc loại tàu i (tàu). 
 Về tổng dung tích đăng ký của đội tàu dầu, được tính theo công thức sau: 
 GT= ∑(GTji*Nji) (gt) (3) 
Trong đó: 
GT là tổng dung tích đăng ký toàn phần của đội tàu dầu tại thời điểm tính toán (gt); 
 GTji là dung tích đăng ký toàn phần của tàu cỡ j thuộc loại tàu i (gt); 
Nji là số lượng của tàu cỡ j thuộc loại tàu i (tàu). 
2.1.3. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của đội tàu dầu theo quy mô 
 Ktt = (QMt/QMt-1)*100 (%) (4) 
Trong đó: QMt: Giá tri đại lượng đặc trưng theo quy mô (số lượng, trọng tải hoặc dung tích) 
của đội tàu năm t; 
 QMt-1: Giá trị đại lượng đặc trưng theo quy mô của đội tàu năm t-1. 
2.2. Thực trạng phát triển đội tàu dầu Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến 2015 
Đội tàu dầu Việt Nam trong những năm qua do nhiều chủ tàu thuộc mọi thành phần 
kinh tế đầu tư và kinh doanh dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong đó, chỉ có 4 
đơn vị kinh tế lớn là Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Tập đoàn Dầu khí Việt 
Nam (Petro - Vietnam), Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty 
Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) sở hữu đội tàu với các tàu có trọng tải trên 10.000 DWT. Phần 
còn lại là đội tàu nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, nhỏ lẻ với số lượng tàu sở hữu ít, 
trọng tải nhỏ [2]. Việc đánh giá thực trạng phát triển của đội tàu dầu Việt Nam dựa theo Quy 
hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt 
bởi Quyết định số 1601/QĐ-TTg năm 2009 và điều chỉnh năm 2014. Thực trạng phát triển 
đội tàu dầu Việt Nam năm 2011 đến 2015 được chỉ ra ở bảng 1. 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 502 
Bảng 1. Tình hình phát triển đội tàu dầu Việt Nam từ năm 2011 đến 2015 
Năm 
Số lượng Tổng trọng tải Tổng dung tích 
Chiếc 
% so với năm 
trước 
DWT 
% so với năm 
trước 
GT 
% so với năm 
trước 
2011 130 - 1,591,206 - 953,980 - 
2012 132 1.015 1,641,034 1.031 975,654 1.022 
2013 127 0.964 1,563,044 0.952 970,478 0.994 
2014 132 1.039 1,695,044 1.084 1,080,811 1.114 
2015 133 1.007 1,710,283 1.008 1,129,059 1.045 
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Hàng hải Việt Nam [1] 
 Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, nhìn chung tổng trọng tải của đội tàu dầu Việt 
Nam tăng từ 1.59 triệu DWT lên đến 1.7 triệu DWT, đạt 7.5% trong vòng 5 năm, bình quân 
tăng 1.5 %/năm. Nhìn chung đội tàu dầu Việt Nam tăng trưởng chậm cả về số lượng và trọng 
tải. Nguyên nhân là do các chủ tàu chưa dám bỏ vốn đầu tư mới mà chỉ cơ cấu lại loại tàu, 
tuổi tàu và cỡ tàu cho phù hợp tình hình thị trường và điều kiện kinh doanh cụ thể của họ. 
 Theo quy hoạch phát triển Vận tải biển đến 2020 và định hướng đến năm 2030, tổng 
nhu cầu trọng tải đội tàu dầu các loại đến năm 2015 là 2,391,233 DWT, trong đó, đội tàu chở 
dầu sản phẩm là 1,399,577 DWT (tuyến quốc tế cần 818,182 DWT; tuyến nội địa cần 
581,385 DWT), đội tàu chở dầu thô là 991,667 DWT (tuyến quốc tế là 666,667 DWT; tuyến 
nội địa là 325,000 DWT). Đến năm 2020, nhu cầu tổng trọng tải đội tàu dầu Việt Nam cần từ 
3.61 triệu đến 3.98 triệu DWT. Trong đó, đội tàu dầu sản phẩm cần từ 1.69 triệu đến 1.77 
triệu DWT; đội tàu dầu thô cần từ 1.92 triệu đến 2.21 triệu DWT [5]. 
Tàu dầu sản phẩm sử dụng cỡ tàu từ 1,000 - 50,000 DWT; tàu dầu thô sử dụng cỡ tàu 
từ 100,000 - 300,000 DWT (tàu tiếp chuyển dầu thô từ các mỏ vào các nhà máy lọc dầu của 
Việt Nam cỡ từ 100,000 - 150,000 DWT) [5]. 
 So với mục tiêu của quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến 2020 được phê 
duyệt bởi Quyết định 1601/2009/QĐ-TTg thì thực tế đội tàu dầu Việt Nam đầu năm 2016 cần 
phát triển thêm một lượng tấn trọng tải toàn bộ (DWT) là: ∆DWT = 2,391,233 - 1,710,283 = 
680,950 (tấn); thiếu 28.5% năng lực so với quy hoạch. 
Xét riêng theo loại tàu, hiện nay Việt Nam có 4 tàu chở dầu thô cỡ xấp xỉ từ 100,000 
DWT trở lên, gồm Hercules M (96,174DWWT), PVT Athena (105,177 DWT), ABYSS 
(105,162 DWT) và Vietsovpetro 01 (154,146 DWT). Tổng trọng tải đội tàu này là 460,659 
DWT. Còn lại 129 tàu dầu sản phẩm cỡ từ 1,000 DWT đến 50,000 DWT với tổng trọng tải là 
1,249,624 DWT. 
 Sự thiếu hụt năng lực của đội tàu dầu chở dầu thô đầu năm 2016 theo quy hoạch phát 
triển vận tải biển Việt Nam sẽ là 531,008 DWT (991,667DWT - 460,659DWT), tương đương 
với 5 tàu cỡ 105,000 DWT. 
 Sự thiếu hụt năng lực đội tàu dầu sản phẩm theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt 
Nam sẽ là 149,953 DWT (1,399,577DWT - 1,249,624 DWT), tương đương với khoảng 7 tàu 
cỡ Handysize cỡ 20,000 DWT hoặc tương đương 3 tàu Panamax cỡ 50,000 DWT. 
3. Dự tính nhu cầu đội tàu dầu Việt Nam đến năm 2020 
3.1. Nhu cầu vận tải 
3.1.1. Nhu cầu vận tải dầu sản phẩm 
 Theo dự báo của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến 2020, nếu tốc độ 
tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam đạt khoảng 6.5% thì tổng khối lượng 
vận chuyển do đội tàu dầu sản phẩm của Việt Nam dự kiến đảm nhận năm 2020 là 26.3 triệu 
tấn. Trong đó: vận tải quốc tế khoảng 12.3 triệu tấn, bao gồm các tuyến vận chuyển hàng 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 503 
XNK và chở thuê ở nước ngoài; vận tải nội địa khoảng 14 triệu tấn, bao bồm các tuyến từ các 
nhà máy lọc dầu trong nước đến các cảng trên phạm vi cả nước. 
3.1.2. Nhu cầu vận tải dầu thô 
 Tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần 16.5 triệu tấn dầu thô mỗi năm cho công nghiệp 
hóa dầu, trong đó nhà máy lọc dầu Dung Quất cần 6.5 triệu tấn/năm, nhà máy lọc dầu Nghi 
Sơn hoạt động với công suất 10 triệu tấn/năm. Lượng dầu thô của Việt Nam khai thác năm 
2015 đạt gần 17 triệu tấn, dự kiến vào năm 2020 đạt sản lượng khoảng 22 triệu tấn/năm, trong 
đó sử dụng nội địa cho công nghiệp hóa lọc dầu vào khoảng 16.5 triệu tấn, lượng còn lại để 
xuất khẩu khoảng 5.5 triều tấn [6]. 
3.2. Nhu cầu tàu dầu Việt Nam đến năm 2020 
3.2.1. Nhu cầu tàu dầu sản phẩm Việt Nam theo DWT 
 Nhu cầu tàu được dự tính ở đây là tổng số tấn trọng tải cần thiết để vận chuyển hết 
một lượng hàng theo yêu cầu trong một thời kỳ nhất định. Nhu cầu tàu dầu sản phẩm theo 
DWT được xác định như sau [4]: 
)(DWTT
YC
P
Q
DWT

 (tấn) (5) 
Trong đó: ∑DWT là tổng nhu cầu tàu dầu (tấn); 
∑Qyc là tổng khối lượng dầu sản phẩm cần vận chuyển của đội tàu 
Việt Nam, năm 2020 nhu cầu này theo quy hoạch là 26,300,000 tấn; trong đó: tuyến 
quốc tế (XNK và chở thuê) là 12,300,000 tấn, tuyến nội địa là 14,000,000 tấn. 
PT(DWT) là năng suất vận chuyển của đội tàu dầu (tấn/DWT). Năng suất này được lấy 
theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam trong quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam 
như sau: tuyến quốc tế: PT(DWT) = 9.5 T/DWT; tuyến nội địa: PT(DWT) = 20.0 T/DWT. 
Như vậy, nhu cầu tàu tuyến quốc tế là: 
DWTQT = 12,300,000/ 9.5 = 1,294,737 (tấn) 
Nhu cầu tàu tuyến nội địa là: 
DWTNĐ = 14,000,000/ 20 = 700,000 (tấn) 
Tổng nhu cầu tàu sẽ là : 
∑DWT=DWTQT + DWTNĐ = 1,294,737 + 700,000 = 1,994,737 (tấn) 
Nhu cầu bổ sung từ 2016 đến 2020 là: 
∑DWTBS =DWTYC - DWTHC (tấn) 
Tổng năng lực đội tàu dầu sản phẩm của Việt Nam đầu năm 2016 là 1,249,624 DWT. 
Như vậy, nhu cầu tàu cần bổ sung tiếp trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 là: 
 ∑DWTBS =1,994,737 - 1,249,624 = 745,113 (tấn) 
Cụ thể: 
+)Vận tải quốc tế: hiện có 61 tàu cỡ ≥ 5,000 DWT với tổng trọng tải là 986,433 DWT. 
Cần bổ sung tiếp: 1,294,737 - 986,433 =308,304 DWT, tương đương với khoảng 10 
tàu cỡ 3 vạn DWT. 
+)Vận tải nội địa: hiện có 65 tàu cỡ dưới 5,000 DWT với tổng trọng tải là 
263,191DWT. 
Cần bổ sung tiếp: 700,000 - 263,191 = 436,809 DWT, tương đương với khoảng 118 
tàu cỡ 5,000 DWT. Nhu cầu trọng tải tàu dầu sản phẩm của Việt Nam đến 2020 được chỉ ra ở 
bảng 2. 
3.2.2. Nhu cầu tàu chở dầu thô 
Tuyến quốc tế: chỉ tính cho lượng hàng xuất khẩu 5.5 triệu tấn dầu thô của Việt Nam 
vào thị trường Nhật Bản, không tính chở thuê ở nước ngoài. Đội tàu Việt Nam đảm nhận 40% 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 504 
theo quy tắc 40/40/20, ứng với khoảng 2,200,000 tấn, khoảng cách vận chuyển có hàng khảng 
2,500 hải lý, chiều về chạy ballast. Khối lượng này phân bổ cho các tàu cỡ lớn để vận chuyển 
trên các tuyến xa theo nguyên tắc lợi thế nhờ quy mô, tức là dùng tàu Vietsovpetro 01 
(154146 DWT) vận chuyển 150,000 tấn/chuyến. Thời gian khai thác của mỗi tàu trong năm 
dự tính khoảng 330 ngày. Thời gian còn lại dùng vào việc sửa chữa, bảo dưỡng và ngừng do 
thời tiết xấu. Nếu năng lực còn dư thừa sẽ chuyển sang phục vụ tuyến nội địa. 
Tuyến nội địa: nhu cầu dầu thô nội địa phục vụ cho hai nhà máy lọc dầu của Việt Nam 
là 16,5 triệu tấn, cự ly vận chuyển bình quân từ các mỏ của Việt Nam về đất liền là 450 hải 
lý, các tàu chạy hai chiều với tốc độ bình quân 13 hải lý/giờ mất 3 ngày. Thời gian chuyến đi 
bình quân khoảng 10 ngày/chuyến, mỗi năm thực hiện khoảng 35 chuyến. Các tàu cỡ 100,000 
DWT đảm nhận chở khoảng 95,000 tấn/chuyến, mỗi năm chở được 313,5000 tấn. 
Bảng 2. Nhu cầu trọng tải tàu dầu sản phẩm của Việt Nam đến 2020 
Tuyến vận 
chuyển 
Khối lượng vận 
chuyển (Tấn) 
Nhu cầu trọng 
tải (Tấn) 
Năng lực hiện 
có (Tấn) 
Nhu cầu bổ 
sung (Tấn) 
Quốc tế 12,300,000 1,294,737 986,433 308,304 
Nội địa 14,000,000 700,000 263,191 436,809 
Tổng 26,300,000 1,994,737 1,249,624 745,113 
 Tổng khả năng vận chuyển dầu thô của 4 tàu của Việt Nam hiện có được chỉ ra ở bảng 3. 
Bảng 3. Khả năng vận chuyển dầu thô của đội tàu dầu thô Việt Nam hiện có tính đến năm 2020 
Tàu 
Tuyến 
Tốc độ 
(Hải 
lý/h) 
Cự ly 
(hải 
lý) 
Thời 
gian 
chuyến 
đi 
(ngày) 
Số 
chuyến 
(chuyến) 
Khối lượng 
vận chuyển 
(T/chuyến) 
Khả năng 
vận chuyển 
(Tấn/năm) 
VSpetro 01 Quốc tế 13 2,500 22 15 150,000 2,250,000 
Pathena Nội địa 13 450 10 33 95,000 3,135,000 
ABYSS Nội địa 13 450 10 33 95,000 3,135,000 
Hecules M Nội địa 13 450 10 33 95,000 3,135,000 
 Tổng cộng 11,655,000 
Nhu cầu tàu tuyến quốc tế coi như đã đủ, tuy nhiên dư về cầu vận chuyển dầu thô nội 
địa còn lại một lượng là 16,500,000 - (3*3,135,000) = 7,095,000 ( tấn). Do đó, nhu cầu tàu 
tuyến nội địa còn thiếu cần bổ sung là: 
 Nbs = 7,095,000 /3,135,000 = 2,3 tàu cỡ 100,000 DWT, tương đương 230,000 DWT. 
4. Nhu cầu vốn để phát triển đội tàu dầu sản phẩm Việt Nam theo DWT đến năm 2020 
 Để bổ sung thêm một lượng tấn tàu từ năm 2016 đến 2020 cho sự phát triển đội tàu 
dầu của Việt Nam theo các mục tiêu về vận tải do quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam 
đã lập ra thì cần một lượng vốn đầu tư tính theo đô la Mỹ (USD) như sau: 
 ∑V= DWTBS * PR (USD) (6) 
Trong đó: 
∑DWTBS là tổng nhu cầu tàu cần bổ sung (tấn); 
 PR là đơn giá đầu tư cho một tấn trọng tải tàu (USD/DWT). 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 505 
Bảng 4. Nhu cầu vốn đầu tư để phát triển đội tàu dầu Việt Nam đến năm 2020 
Đội tàu dầu sản phẩm Đội tàu chở dầu thô 
Tuyến vận 
chuyển 
Nhu cầu 
bổ sung 
(DWT) 
Đơn giá 
 tàu 
(USD/DWT) 
Tổng vốn 
đầu tư 
(103USD) 
Tuyến 
vận 
chuyển 
Nhu cầu 
bổ sung 
(DWT) 
Đơn giá tàu 
(USD/DWT) 
Tổng vốn 
đầu tư 
(103USD) 
Quốc tế 308,304 750 231,228 Quốc tế 0 500 0 
Nội địa 436,809 600 262,085.4 Nội địa 230,000 500 115,000 
Tổng 745,113 - 493,313.4 Tổng 230,000 - 115,000 
 Tổng vốn cần bổ sung phát triển đội tàu dầu Việt Nam đến năm 2020 khoảng 600 
triệu USD, chưa tính đến việc thay thế tàu cũ, tàu kinh doanh không hiệu quả. 
5. Kết luận 
 Trên cơ sở các dữ liệu thống kê và dự báo của các tổ chức nghiên cứu trong nước, bài 
báo này đã dự tính nhu cầu tàu dầu Việt Nam đến năm 2020. Việc dự tính nhu cầu tàu cho đội 
tàu dầu Việt Nam là cần thiết, nhằm cung cấp thông tin hữu ích để các cá nhân và tổ chức 
trong nước nắm bắt được nhu cầu thực tế. Thông qua đó các chủ tàu có những quyết định đầu 
tư vào loại tàu nào để đảm bảo cân đối cung cầu trong thị trường vận tải biển. Đồng thời 
thông qua kết quả dự tính này để các cơ quan quản lý Nhà nước về vận tải biển có những định 
hướng và cơ chế chính sách điều chỉnh sự phát triển của đội tàu dầu nói riêng và Vận tải biển 
Việt Nam nói chung theo hướng cân đối và bền vững. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Cục Hàng hải Việt Nam. Báo cáo tổng kết công tác và triển khai nhiệm vụ hàng năm, 
(2011-2015). 
[2]. Cục Hàng hải Việt Nam. Đề án tái cơ cấu vận tải biển phục vụ sự nghiệp Công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, (2014). 
[3]. Cục Hàng hải Việt Nam. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà 
nước trong lĩnh vực Hàng hải giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030, 
(2015). 
[4]. TS. Nguyễn Hữu Hùng. Kinh tế vận chuyển đường biển. NXB Hàng hải, (2014). 
[5]. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 1601/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển 
vận tải biển Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030, (2009). 
[6]. www.pvn.vn/Hóa lọc dầu và Khai thác dầu khí. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2016.

File đính kèm:

  • pdfdu_tinh_nhu_cau_doi_tau_dau_cua_viet_nam_den_nam_2020.pdf