Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị: Từ thực tiễn đến yêu cầu đổi mới (Phần 2)
Tồn tại
Mục đích kiểm soát phân vùng là cơ sở để định hướng và chia nhỏ
các khu vực kiểm soát phù hợp với quy mô quản lý và điều kiện
phát triển từng khu vực, những vẫn đảm bảo tính thống nhất trong
cấu trúc toàn đô thị.
(1) Quy hoạch phân khu được quy định trong Luật Quy hoạch đô
thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014 theo hướng chuyển đổi
đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trước đây thành sản phẩm đồ
án quy hoạch phân khu với tỷ lệ bản đồ 1/2000-1/5000. Tuy nhiên
trong thực tế triển khai từ năm 2012 các đồ án quy hoạch phân khu
mới bắt đầu được nghiên cứu lập và phê duyệt tại các đô thị
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị: Từ thực tiễn đến yêu cầu đổi mới (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị: Từ thực tiễn đến yêu cầu đổi mới (Phần 2)
SË 100 . 201964 & TÁC GIẢ QUY HOẠCH PGS.TS.KTS. LưU ĐưÙC CườnG* - TS.KTS. nGUYễn TrUnG dUõnG** và các đồng nghiệp Từ THưÏC TIễn Đến YêU CAàU ĐOåI mơÙI Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển Đô thị 6. Kiểm soát phân vùng phát triển của đô thị TTồn tại Mục đích kiểm soát phân vùng là cơ sở để định hướng và chia nhỏ các khu vực kiểm soát phù hợp với quy mô quản lý và điều kiện phát triển từng khu vực, những vẫn đảm bảo tính thống nhất trong cấu trúc toàn đô thị. (1) Quy hoạch phân khu được quy định trong Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014 theo hướng chuyển đổi đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trước đây thành sản phẩm đồ án quy hoạch phân khu với tỷ lệ bản đồ 1/2000-1/5000. Tuy nhiên trong thực tế triển khai từ năm 2012 các đồ án quy hoạch phân khu mới bắt đầu được nghiên cứu lập và phê duyệt tại các đô thị. Đối với các đô thị lớn như thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, các đồ án quy hoạch phân khu được quy định cụ thể về chức năng sử dụng đất từng lô đất quy hoạch (Luật QHĐT 2009) trên nền tảng hiện trạng và dự án đã có, thiết kế tương đối cụ thể hệ thống hạ tầng cấp khu vực. Kết quả đạt được cho thấy quy định về sử dụng đất không đảm bảo tính hệ thống, được điều chỉnh cục bộ khi có nhu cầu đầu tư mới phát sinh, do đó hệ thống hạ tầng xã hội, không gian cảnh quan, công viên vườn hoa rất thiếu do khống chế quy mô dân số thấp trong quy hoạch chung so với thực tế phát triển, công trình cao tầng phát triển khá tùy tiện trong đô thị. Đối với TP.HCM, việc thực hiện chuyển đổi các quy hoạch chung quận huyện trước đây thành các quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 (chỉ bao gồm quy hoạch sử dụng đất và giao thông theo ô quy hoạch lưới đường trung bình 400-600 m) để giảm thủ tục triển khai lập quy hoạch, kết quả khi quy hoạch thực hiện theo quy hoạch chi tiết của các dự án cụ thể, sẽ hạn chế các QHPK được duyệt, hạn chế rất nhiều tác dụng điều tiết quản lý phát triển đô thị. Phát sinh những vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị trong giai đoạn vừa qua như ách tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm môi trường do không có hướng xử lý từ hệ thống hạ tầng khung. Đối với các đô thị tỉnh ly, thuộc tỉnh, quy hoạch phân khu đã xác định chức năng, theo phân vùng cấu trúc đô thị, theo mô hình đơn vị ở với quy mô lập quy hoạch khác nhau, đưa ra các quy định khá cụ thể về tầng cao, về mật độ xây dựng. Do áp dụng cùng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân vùng (thực chất là quy định chỉ tiêu sử dụng đất cho từng lô đất quy hoạch). Thực tế sau quy hoạch phân khu được phê duyệt, các dự án triển khai do các nhà đầu tư thực hiện có những cách thức và nhu cầu đầu tư khác nhau cũng đã làm thay đổi các định hướng của quy hoạch phân khu. (2) Quy định về an toàn, VSMT và phòng chống thiên tai đã được quy định. Do đó việc xác định khu vực nào áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn chung, khu vực nào không áp dụng là hết sức cần thiết và cần bổ sung các công cụ kiểm soát khác ngoài quy chuẩn, tiêu chuẩn. Các khu vực cần bổ sung hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn là: TCác khu vực không phù hợp cho đô thị hóa TCác khu vực gặp nhiều rủi ro thiên tai TCác khu vực phải bảo tồn nông nghiệp (3) Quy định về phân vùng trong hệ thống quy hoạch đô thị hiện nay được triển khai qua 03 cấp đồ án QHC, QHPK và QHCT và mỗi một loại đồ án có hệ thống các quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được phê duyệt. Các nội dung về phân vùng kiểm soát cũng được triển khai theo hệ thống đó từ tổng thể cho tới chi tiết, từ toàn (phần ii) 65SË 100 . 2019 đô thị tới từng lô đất phát triển trong đô thị. Theo quy định của hệ thống pháp luật Quy hoạch đô thị, quy chuẩn, tiêu chuẩn các quy định về phân vùng được cụ thể hóa trong các lô quy hoạch, phụ thuộc cấu trúc quy hoạch giao thông đô thị, bình quân diện tích các ô quy hoạch từ 50-100ha đối với đồ án QHC, 5-15ha đối với QHPK và 1-5ha đối với QHCT 1/500. (4) Cơ chế kiểm soát phân vùng thực chất là dựa trên các quy định về sử dụng đất theo các lô quy hoạch, chỉ có quy định trong đồ án QHCT 1/500 là sát với thực tế triển khai dự án đầu tư phát triển hoặc các hoạt động xây dựng tư nhân khác (loại đất sử dụng, chỉ tiêu diện tích...). Do đó mục tiêu đảm bảo các dự án phát triển tuân thủ các dự báo phát triển của đô thị trong đồ án QHC là rất khó khăn, do quy trình quy hoạch qua 03 bước nêu trên, tạo ra những khó khăn trong công tác giám sát thực hiện, kéo dài thời gian, hệ thống chỉ tiêu tầng bậc, qua nhiều bước trung gian, phương pháp triển khai lập quy hoạch và quản lý khác nhau. Đối với một số các đồ án hiện nay có áp dụng phần nào công cụ phân vùng trong đồ án quy hoạch chung, nhưng khi triển khai cụ thể hóa thành quy hoạch phân khu, hoặc quy hoạch chi tiết không tuân thủ ranh giới phân vùng trong quy hoạch chung và các nội dung quản lý sử dụng đất theo phân vùng đã được xác định. (5) Một vấn đề khác nữa là ranh giới lập đồ án quy hoạch phân khu thường khác biệt so với quy định ‘phân vùng’ trong đồ án quy hoạch chung (một phần do nhu cầu thực tế quản lý). Điều này càng làm cho công tác quản lý giám sát tuân thủ quy hoạch chung lại thêm một ... g khí hậu. Từ đó mới có thể xác định đúng các giải pháp cố thủ và thích nghi với BĐKH. TGiải pháp nâng cao khả năng thích ứng BĐKH của đô thị BĐKH là một nội dung mới trong QHĐT và các cơ chế để lồng ghép BĐKH trong QHĐT còn khá mới mẻ. Lồng ghép BĐKH cần được xem xét trong công tác lập quy hoạch đô thị trước khi ra quyết định đầu tư phát triển đô thị. Quy hoạch đô thị thích ứng sẽ giúp các thành phố duy trì khả năng cạnh tranh. Nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH không chỉ đầu tư cho thích ứng và giảm thiểu mà còn mang đến nhiều cơ hội phát triển hơn cho đô thị. Tuy nhiên, thích ứng với BĐKH không thể chỉ được giải quyết thông qua quy hoạch và kiểm soát phát triển đô thị. Nhiều giải pháp trong các lĩnh vực khác liên quan đến thiết kế, vận hành, bảo trì CSHT đô thị, hoạt động và bảo dưỡng hệ thống giao thông, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và quản lý thiên tai, tất cả sẽ đóng một vai trò quan trọng cho sự thành công của thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, khu vực tư nhân có vai trò quan trọng trong việc thay đổi thiết kế và tiến hành xây dựng, cũng như quản lý rủi ro có thể thích ứng với BĐKH nhằm tránh chi phí cao về kinh tế của những rủi ro BĐKH. Vì vậy để nâng cao khả năng thích ứng BĐKH của đô thị cần thực hiện các giải pháp sau: 1) Nâng cao tính bền vững và quản lý rủi ro trong quy hoạch đô thị 2) Tích hợp nội dung thích ứng với BĐKH trong lập quy hoạch đô thị 3) Áp dụng giải pháp công trình và phi công trình 4) Quy hoạch hạ tầng kĩ thuật đô thị xanh thích ứng với biến đổi khí hậu 10. Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển đô thị TTồn tại Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy quá trình phát triển đô thị đang chưa đáp ứng được các nhu cầu để đảm bảo chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị. Một mặt, quá trình đô thị hoá diễn ra rất nhanh chóng ở Việt Nam đã đặt ra nhu cầu về nguồn lực nhằm phát triển các hạ tầng cơ sở ‘khung’. Mặt khác, phát triển đô thị lại bị hạn chế bởi khuôn khổ pháp lý liên quan tới công cụ và cách thức thu hút nguồn lực, thẩm quyền và khả năng vay để tài trợ phát triển đô thị cũng như cơ chế, chế tài đảm bảo việc vay nợ để tài trợ vừa hiệu quả vừa nằm trong giới hạn an toàn. Kết quả là, việc phát triển đô thị hiện nay mang tính chất manh mún, ‘mạnh ai nấy làm’, chưa có tính hệ thống và liên kết vùng cao, nguồn lực tài trợ cho phát triển đô thị còn chưa đáp ứng được nhu cầu và tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài trợ này còn thấp. TĐịnh hướng đổi mới Xây dựng các công cụ tài chính đô thị 1) Quỹ Phát triển Địa phương (MDF) Quỹ phát triển địa phương là một công cụ tài chính đô thị được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới (Tuy-Ni-Di, Colombia, CH Séc, Ấn Độ). Trong mô hình này, một chính quyền địa phương nộp hồ sơ xin vay từ một ngân hàng thương mại, và ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khoản vay dựa trên hướng dẫn của MDF và chuẩn mực của ngành ngân hàng. Mô hình MDF phù hợp với bối cảnh thực tiễn về khung pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam, mang lại lợi thế nhiều mặt. Mô hình này đề cập đến những nhu cầu và thiếu hụt trong cơ sở hạ tầng địa phương, và hỗ trợ xây dựng thể chế và củng cố các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt trong lập kế hoạch và tiến hành đầu tư. 2) Trái phiếu địa phương Bước đầu tiên trong phát triển thị trường trái phiếu địa phương ở Việt Nam bao gồm việc cải thiện khung quy định chung. Quy định của nhà nước về trái phiếu địa phương cần được sửa đổi, nhằm đơn giản hóa quy trình thẩm định, hiện đòi hỏi Bộ Tài chính phê duyệt đối với toàn bộ kế hoạch huy động vốn của chính quyền địa phương. Điều này sẽ làm tăng tính độc lập và trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương là cơ quan sẽ phát hành trái phiếu địa phương của chính mình, và nếu được thiết kế phù hợp, điều này sẽ không làm giảm mức độ giám sát của chính quyền trung ương đối với khía cạnh này của tài chính chính quyền địa phương. 3). Đổi đất lấy hạ tầng Đổi đất lấy hạ tầng đã được áp dụng tại Việt Nam. Có nhiều ví dụ thành công tại Đà Nẵng. “Đổi đất lấy hạ tầng” được sử dụng rộng rãi như một phương thức đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở tất cả các tỉnh thành, đặc biệt là những thành phố lớn của Việt Nam. Phương thức này thường được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ và tư nhân. Nói một cách ngắn gọn, Chính phủ đổi một phần đất nhất định để nhận được cơ sở hạ tầng mà tư nhân đầu tư, xây dựng dưới dạng hợp đồng. Ở mức cao nhất, phương thức này đóng góp Quy hoπch & t∏c gi∂ SË 101+102 . 201972 tới 30% kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương cho đầu tư công trình hạ tầng cụ thể. Mặc dù chưa có thông tin chính xác về số vốn Việt Nam đã huy động được trên thực tế theo phương thức này, nhưng có lẽ mô hình cũng đã thành công vì một số công trình cơ sở hạ tầng đã được đầu tư theo cách này. 4). Các Đơn vị Bảo đảm Tín dụng Một vài quốc gia đã thành lập các định chế bảo lãnh tín dụng địa phương (Cơ quan/ Quỹ Bảo lãnh) để huy động các khoản vay thương mại cho tài chính cơ sở hạ tầng địa phương. Mục đích bảo đảm tín dụng của các đơn vị này là giảm thiểu rủi ro tín dụng và thanh khoản, là loại rủi ro phổ biến đối với bên vay chính quyền địa phương. Cơ cấu sở hữu có thể là sở hữu nhà nước hoặc cổ phần nhà nước - tư nhân. Các tổ chức này được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ trước khủng hoảng tài chính. 5. Tài chính đô thị thông qua hợp tác công - tư ở cấp địa phương Trong bối cảnh đó, tài chính tư nhân, chủ yếu thông qua quan hệ đối tác công tư (PPP), đã trở thành một kênh quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam mặc dù sự xuất hiện của tài chính tư nhân và PPP ở Việt Nam tương đối chậm so với dự kiến. Từ năm 2000 đến năm 2016, Việt Nam đã thu hút khoảng 12,85 tỷ đô la từ đầu tư tư nhân vào 76 dự án cơ sở hạ tầng, chủ yếu bằng điện (61% trong tổng số 7,83 tỷ đô la) và CNTT (16% trong tổng số 2,02 tỷ đô la). Đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đã tăng từ 3,3 tỷ đô la trong giai đoạn 2000 - 2005 lên 4,4 tỷ đô la và 5,2 tỷ đô la trong giai đoạn 2006 - 2010 và 2011 - 2016. Để có thể thành công trong việc nhân rộng việc áp dụng các công cụ tài chính đô thị góp phần vào phát triển đô thị địa phương ở Việt Nam, cần lưu ý những khía cạnh sau: THoàn thiện khung pháp lý TTăng cường năng lực quản lý tài chính Khuôn khổ pháp lý liên quan tới tài chính và khả năng huy động tài chính cấp địa phương ở Việt Nam hiện nay đã trao quyền nhiều hơn so với trước đây cho các chính quyền đô thị được huy động nguồn lực này vào quá trình phát triển đô thị. Mặt khác, kinh nghiệm quốc tế cho thấy các công cụ phổ biến trong huy động tài chính đô thị được thực hiện thành công gồm có: Quỹ phát triển địa phương (MDF), trái phiếu địa phương, quỹ bảo đảm tín dụng, ‘đổi đất lấy hạ tầng’, hợp tác công - tư. Tuy vậy, thực tế tại Việt Nam cho thấy để các công cụ tài chính đô thị này có thể thành công, cần nâng cao năng lực của chính quyền đô thị trong việc kiểm soát nợ vay, việc sử dụng nguồn lực tài chính cần ở cấp độ lớn hơn và việc điều chỉnh khung pháp lý phải phù hợp hơn khi các công cụ tài chính này được áp dụng phổ biến tại các địa phương. 11. Công tác đào tạo ngành quy hoạch đô thị TTồn tại Trong các nguyên nhân hạn chế chất lượng công tác quy hoạch đô thị nước ta, thì yếu tố con người, trong đó công tác đào tạo nhân lực phải kể đến đầu tiên. Nội dung và phương pháp đào tạo truyền thống đã không cung cấp đủ và kịp thời các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các kiến trúc sư, kiến trúc sư quy hoạch để bắt kịp với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng và các thay đổi căn bản của công tác quy hoạch 73SË 100 . 2019 Quy hoπch & t∏c gi∂ trong bối cảnh kinh tế thị trường, trong đó vai trò của đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng trong phát triển đô thị và là những nhà tuyển dụng nhân sự chính thay thế khối các cơ quan nhà nước như trước đây. Trong bối cảnh công tác quy hoạch đô thị tại nước ta đã có nhiều chuyển biến theo hướng tăng cường hội nhập, công tác đào tạo kiến trúc sư, kiến trúc sư quy hoạch tại các trường đại học dường như vẫn được tiến hành theo các phương pháp và giáo trình truyển thống mà chưa tiếp cận với nhu cầu của thị trưởng tuyển dụng nhân sự. Hệ quả của vấn đề này là các kiến trúc sư, kiến trúc sư quy hoạch, kỹ sư quản lý đô thị dù tốt nghiệp đại học nhưng chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức thực tiễn, đặc biệt là các kỹ năng làm việc và quy trình, các bước triển khai đồ án quy hoạch trên thực tế. Các đơn vị tuyển dụng phải mất thêm nhiều thời gian để tiến hành đào tạo lại mới có thể sử dụng hiệu quả. Mặt khác, hiện tại, các số liệu thống kê về hiệu quả đào tạo kiến trúc sư quy hoạch cũng không được nghiên cứu bài bản, chủ yếu là do các nhà sử dụng nhân sự việc làm tự đánh giá. Bên cạnh đó cũng không có hướng dẫn nào cho các nhà tuyển dụng về cách xác định các chỉ số phù hợp để sử dụng trong yêu cầu công việc. Những thách thức cơ bản được nêu trên chính là những vấn đề cần phải có các giải pháp khắc phục, nhằm đáp ứng quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững trong công tác xây dựng đô thị và nông thôn. Việc lồng ghép mang tính thực tiễn trong công tác lập quy hoạch đô thị sẽ mang lại tính hiệu quả của hệ thống từ trường học đến trường nghề, điều chỉnh bổ sung kiến thức cho từng kiến trúc sư, kỹ sư tương lai và tiếp cận đào tạo trên nhiều phương diện. TĐịnh hướng đổi mới TĐổi mới Chương trình đào tạo KTS quy hoạch theo hướng tiếp cận với nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. TTừng bước chuẩn hóa KTS quy hoạch tốt nghiệp theo mức tiệm cận với mức tiêu chuẩn chung của khu vực và trên thế giới. TĐa dạng hóa sản phẩm đào tạo ngành quy hoạch theo nhiều hình thức và cấp độ chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu đào tạo của thị trường: Xây dựng Chương trình đào tạo chuyên sâu Quy hoạch gia (urban planner); đào tạo cử nhân quy hoạch đô thị; Họa viên TTăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo: liên danh, liên kết trong đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài. Kết luận: Quy trình và phương pháp luận QHĐT và quản lý PTĐT ở nước ta hiện nay đã bộc lộ nhiều hạn chế cơ bản và tỏ ra khó thích nghi với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Yêu cầu phải đổi mới ngày càng đặt ra cấp thiết không những nhằm tháo gỡ các cản trở hiện tại của công tác quy hoạch và quản lý phát triển mà còn để tạo dựng một cấu trúc quy hoạch và quản lý phát triển đô thị mới phù hợp với cấu trúc nền kinh tế-xã hội của toàn đất nước với các yếu tố linh hoạt và thích ứng phải được đặt ra hàng đầu nhằm tiếp cận nhanh nhạy nhất với thị trường, thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư cho đô thị, trong đó các nguồn lực đến từ khối doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò động lực mới ngày một quan trọng. Việc đổi mới cần theo quy trình và các bước tiến hành cần bài bản từ đổi mới về nội dung, phương pháp cho đến cơ chế chính sách. Tuy nhiên, trong khi chờ tiến hành các bước đi đồng bộ, thì cần ưu tiên giải quyết một số vấn đề bức thiết, thực tế nhất hiện nay của công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị như đã nêu trên là việc làm cần thiết nhằm tạo ra các chuyển biến tích cực. Định hướng đổi mới phương pháp luận lập và quản lý QHĐT cần tập trung vào việc cải tiến quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch đô thị; xây dựng các công cụ quản lý phát triển đô thị hiệu quả; ứng dụng các công cụ hỗ trợ cho công tác quy hoạch và quản lý đô thị; nâng cao năng lực nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cần từng bước đổi mới về thể chế quy hoạch theo hướng tăng quyền chủ động cho chính quyền địa phương, giảm bớt các thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch và đầu tư, xây dựng chế tài để quản lý hiệu quả công tác triển khai phát triển đô thị đúng theo quy hoạch. * Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) ** Giám đốc TT Thông tin, Đào tạo và HTQT – VIUP
File đính kèm:
- doi_moi_phuong_phap_luan_quy_hoach_va_quan_ly_phat_trien_do.pdf