Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Việc phát triển đội tàu vận tải xăng dầu của Việt Nam, đặc biệt là tàu chở dầu thô là

cơ sở khai thác tiềm năng dầu khí dồi dào của đất nước; góp phần không nhỏ trong việc phát

triển kinh tế ven biển, phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch, thương mại.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới và đánh giá hiện trạng

của đội tàu vận tải dầu thô của Việt Nam, phân tích nhu cầu và dự báo sản lượng tiêu thụ

cũng như khả năng cung ứng cho các nhà máy lọc dầu của Việt nam trong giai đoạn 2016 -

2020, tác giả đề xuất mô hình phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô có áp dụng mô hình toán

học nhằm mang lại hiệu quả tối ưu

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trang 1

Trang 1

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trang 2

Trang 2

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trang 3

Trang 3

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trang 4

Trang 4

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trang 5

Trang 5

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trang 6

Trang 6

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 10060
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 533 
Đề xuất mô hình toán học ứng dụng cho phát triển 
đội tàu vận chuyển dầu thô cho nhà máy lọc dầu của 
Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 
Recommendation on mathematical model for developing fleets 
carrying crude oil for Vietnam’s refineries in the period of 2016 to 2020 
Bùi Thanh Hải 
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 
buithanhhai@vimaru.edu.vn 
Tóm tắt 
Việc phát triển đội tàu vận tải xăng dầu của Việt Nam, đặc biệt là tàu chở dầu thô là 
cơ sở khai thác tiềm năng dầu khí dồi dào của đất nước; góp phần không nhỏ trong việc phát 
triển kinh tế ven biển, phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch, thương mại. 
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới và đánh giá hiện trạng 
của đội tàu vận tải dầu thô của Việt Nam, phân tích nhu cầu và dự báo sản lượng tiêu thụ 
cũng như khả năng cung ứng cho các nhà máy lọc dầu của Việt nam trong giai đoạn 2016 - 
2020, tác giả đề xuất mô hình phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô có áp dụng mô hình toán 
học nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. 
Từ khóa: Vận chuyển dầu thô. 
Abstract 
The development of Vietnam’s petroleum transport fleets, especially crude oil tankers 
is the basis to exploit the country’s potential source of the oil and gas; significantly 
contributing to the development of the coastal and industrial economy, tourism and trade. 
Basing on research experience in some countries in the world and assessment of the 
status of Vietnam crude oil transportation fleet, demand analysis, forecast of consumption 
volume and the ability of supplying for Vietnam's oil refineries in the period 2016 - 2020, the 
author recommends the model to develop fleet carrying crude oil with the application of 
mathematical model to get optimum result. 
Keywords: Crude oil transportation. 
1. Hệ thống vận tải dầu thô 
Hệ thống vận tải dầu thô cung ứng cho các nhà máy lọc dầu là tập hợp các biện pháp 
tổ chức vận tải cho phép bảo đảm vận chuyển dầu thô từ nơi khai thác, sản xuất đến nơi tiêu 
thụ (nhà máy lọc dầu) một cách an toàn và hiệu quả với chi phí về vật chất và lao động thấp 
nhất. 
Hệ thống vận tải dầu thô bao gồm: 
- Dầu thô cung ứng cho các nhà máy lọc dầu; 
- Tàu chở dầu thô; 
- Cảng hàng lỏng chuyên dùng, cảng chuyển tải; 
- Các tuyến vận chuyển chủ yếu; 
- Các quy định và công ước quốc tế về vận tải dầu thô; 
- Hệ thống giá cước vận chuyển dầu thô; 
- Các yêu cầu cần thiết khi xếp dỡ, bảo quản và vận chuyển dầu. 
2. Kinh nghiệm phát triển hệ thống vận tải dầu thô tại một số nước 
2.1. Kinh nghiệm vận tải dầu thô của Úc 
Úc có bảy nhà máy lọc dầu được xây dựng vào những năm 1950 và 1960, và đã được 
nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao. Các nhà máy lọc dầu của Úc tương đối 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 534 
nhỏ, lớn nhất có công suất 8.300 megalitres/năm, so với bốn nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á 
sản xuất từ 30.000 megalitres/năm và 70.000 megalitres/năm. 
Một số nhà máy lọc dầu của Úc đã và có thể phải đóng cửa do công suất nhỏ nên khả 
năng cạnh tranh thấp. Vì vậy trong tương lai, sự tăng trưởng về nhu cầu tại Úc sẽ tiếp tục chủ 
yếu được đáp ứng bởi hàng nhập khẩu. Do đó ngành công nghiệp lọc dầu của Úc cần xem xét 
đầu tư mở rộng quy mô của các nhà máy lọc dầu tại các vùng ven biển. 
2.2 Kinh nghiệm vận tải dầu thô tại Mỹ 
Hiện nay vận chuyển dầu thô bằng đường ống của Mỹ không đủ đáp ứng nhu cầu từ 
một số khu vực sản xuất, hoặc không liên kết được với các nhà máy lọc dầu. Mạng lưới sà lan 
không phục vụ một số nhà máy chính nằm xa đường thủy. Vì vậy để thay thế cho việc xây 
dựng các dự án đường ống dẫn mới, dầu thô sản xuất ở Bắc Mỹ đang được chuyển sang vận 
chuyển bằng đường sắt để đáp ứng nguồn cung dầu thô cho thị trường Mỹ. 
Một phần tư năng lực lọc dầu của Mỹ đang tập trung ở 11 nhà máy lọc dầu có công 
suất 300.000 thùng/ngày. Công suất lọc dầu đã tăng từ 16,5 triệu lên gần 18 triệu thùng dầu 
mỗi ngày trong thập kỷ qua. Nhà máy lọc dầu chiếm khoảng 75% công suất trong nước (13,3 
triệu thùng dầu mỗi ngày) có khả năng xử lý dầu thô nặng, nhưng nhiều nhà máy lọc dầu nhỏ 
hơn chỉ có thể xử lý dầu thô nhẹ. 
Nguồn: EIA, Refinery Capacity Report 
Hình 2.1. Vận chuyển dầu thô của Mỹ 
2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam 
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia khác về phát triển các nhà 
máy lọc dầu và đảm bảo nguồn cung dầu thô để các nhà máy hoạt động hiệu quả, tác giả nhận 
thấy Việt nam cần chú trọng về quy mô của các nhà máy lọc dầu nhằm đảm bảo lợi thế nhờ 
quy mô để tăng sức cạnh tranh. Các nhà máy lọc dầu của Việt Nam có lợi thế về vận chuyển 
dầu thô bằng phương thức vận tải thủy nên rất cần chú trọng phát triển đội tàu, các phương 
tiện vận tải chuyên dùng và các hệ thống xếp dỡ, kho chứa một cách đồng bộ nhằm phát huy 
tối đa tiềm năng sẵn có. 
3. Thực trạng vận tải dầu thô cung ứng cho nhà máy lọc dầu tại Việt Nam 
3.1. Quá trình phát triển vận tải dầu thô của Việt Nam 
Các giai đoạn phát triển vận tải dầu thô của Việt Nam 
- Từ năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu khai thác và xuất khẩu dầu thô và Việt Nam 
không có phương tiện tàu chở dầu thô; 
- Năm 1997: Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (FALCON SHIPPING COMPANY) 
mua 01 tàu chở dầu sản phẩm (đóng năm 1986), sau đó hoán cải thành tàu vận tải dầu thô có 
trọng tải 71.000 DWT, chính là tàu PACIFIC FALCON; 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 535 
- Tháng 4/2003: PVTrans đưa tàu Poseidon M (96.125 DWT) hoạt động chở dầu thô 
xuất khẩu; 
- Hiện nay, PVTrans có ba tàu vận chuyển dầu thô đảm bảo các yêu cầu về an toàn và 
bảo vệ môi trường. Đó là: 
+ Tàu Hercules M có trọng tải 96.174 DWT; 
+ Tàu PVT Athena có trọng tải 105.177 DWT; 
+ Tàu PVT Mercury có trọng tải 104.000 DWT. 
3.2. Hiện trạng các phương tiện vận tải dầu thô 
- Theo “thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam”, đội tàu biển Việt Nam có 1.755 tàu, 
tổng dung tích 4,305 triệu GT, tổng trọng tải 6,958 triệu DWT. 
Bảng 3.1. Đội tàu treo cờ Việt Nam theo công năng 
Nguồn:“Số liệu thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam” 
4. Mô hình phát triển đội tàu vận chuyển dầu thô cung ứng cho nhà máy lọc dầu của 
Việt Nam 
4.1. Các căn cứ đề xuất mô hình 
4.1.1 Chiến lược và quy hoạch phát triển các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam 
Theo quy hoạch: “Giai đoạn từ 2020 - 2025, Việt Nam sẽ hoàn thành mở rộng công 
suất Tổ hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn và Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn với công suất chế biến 
20 triệu tấn dầu thô/năm. Đến năm 2025, Việt Nam dự kiến hoàn thành việc mở rộng và xây 
dựng xong 6 - 7 nhà máy lọc hóa dầu với tổng công suất lọc dầu 45 - 60 triệu tấn/năm.” 
Như vậy, Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể vể kết cấu và sản lượng vận chuyển dầu 
thô và sản phẩm xăng dầu, từ chỗ chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu và xuất khẩu 
dầu thô sẽ dần tiến tới nhập khẩu dầu thô phục vụ cho các nhà máy lọc dầu đáp ứng nhu cầu 
trong nước và xuất khẩu. 
4.1.2. Định hướng phát triển đội tàu chở dầu 
Quy hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam: 
- Các tuyến quốc tế: “Đối với tàu chở dầu thô sử dụng cỡ tàu từ 100.000 - 300.000 
DWT; khí hóa lỏng sử dụng cỡ tàu từ 1.000 - 5.000 DWT”; 
- Các tuyến nội địa: “Đối với tàu chở dầu thô từ các mỏ vào các nhà máy lọc dầu cỡ 
tàu từ 100.000 - 150.000 DWT”. 
Căn cứ vào tình hình thực tế như trên thì việc cần phải xây dựng một hệ thống vận 
chuyển cũng như mô hình tổ chức và quản lý, khai thác một cách có hiệu quả vận tải tàu dầu 
cung ứng cho các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam một cách khoa học và kinh tế là hết sức cần 
thiết trong giai đoạn tới. 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 536 
4.2. Phân tích và dự báo nhu cầu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam 
Căn cứ vào “quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến 2015, định hướng đến 
2025 được phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18/2/2009; Điều chỉnh, bổ sung 
Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu giai đoạn đến 2020 định 
hướng đến 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 7198/QĐ-BCT ngày 28/11/2012”. 
Các thông số đầu vào chính cho dự báo được tổng hợp trong biểu sau: 
Bảng 4.1. Các thông số đầu vào chính cho dự báo 
Đơn vị: Triệu T/năm 
TT Danh mục 2015 2020 2025 2030 
1 Dầu thô sản xuất trong nước 16 ÷ 18 15 ÷ 16 15 ÷ 16 15 ÷ 16 
2 Nhu cầu xăng dầu tiêu thụ 19,5 ÷ 22 27 ÷ 30 35 ÷ 40 47 ÷ 55 
3 Công suất các nhà máy lọc hóa dầu chính 
a) Dung Quất - Quảng Ngãi 6,5 6,5 ÷ 10 6,5 ÷ 10 6,5 ÷ 10 
b) Nghi Sơn - Thanh Hóa - 10 10 20 
c) Vũng Rô - Phú Yên - 8 8 8 
d) Long Sơn - Vũng Tàu - 10 10 10 ÷ 20 
e) Nam Vân Phong - Khánh Hòa - 10 10 10 
Ghi chú: Số liệu trước tương ứng với phương án thấp, số liệu sau tương ứng với phương án 
cao. 
Kết quả dự báo 
Bảng 4.2. Lượng hàng lỏng có nhu cầu vận tải biển theo các giai đoạn 
Đơn vị: Triệu T/năm 
TT Danh mục 
2015 2020 2025 2030 
PACB PA cao PACB PA cao PACB PA cao PACB PA cao 
I Hàng xuất nhập khẩu 24,20 27,80 57,50 62,00 57,50 62,00 75,60 82,00 
1 Dầu thô xuất 10,00 11,00 14,00 15,00 14,00 15,00 14,00 15,00 
2 Dầu thô nhập 1,00 1,00 43,50 47,00 43,50 47,00 57,00 67,00 
3 Sản phầm dầu nhập 13,20 15,80 0,00 0,00 0,00 0,00 4,60 0,00 
II Hàng vận chuyển trong nước 10,00 10,00 28,50 30,90 27,50 30,00 30,00 38,50 
1 Dầu thô 5,50 5,50 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00 
2 Sản phẩm dầu 4,50 4,50 27,50 29,90 26,50 29,00 29,00 37,50 
 Tổng cộng (I + II) 34,20 37,80 86,00 92,90 85,00 92,00 105,60 120,50 
 Ghi chú: 
- Dầu thô nội địa vận chuyển từ Bạch Hổ đến Dung Quất - Quảng Ngãi; 
- Sản phẩm dầu nội địa chủ yếu từ các nhà máy lọc hóa dầu đến các bến/cảng đầu 
mối cung ứng trong vùng phục vụ. 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 537 
4.3. Đề xuất mô hình 
4.3.1. Các nguyên tắc kinh tế khi đề xuất mô hình 
- Lợi thế nhờ quy mô; 
- Xếp dỡ hàng hoá hiệu quả; 
- Phương thức vận chuyển tích hợp; 
- Tối ưu hóa lượng tồn kho. 
4.3.2. Đề xuất các tiêu chí 
Trong vận tải biển hàm mục tiêu thường là các chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả hoạt 
động sản xuất kinh doanh mong muốn của nhà quản lý như: 
- Khả năng vận chuyển của đội tàu hiện có lớn nhất; 
- Lợi nhuận kinh doanh khai thác đội tàu hay thiết bị xếp dỡ lớn nhất; 
- NPV và IRR của dự án đầu tư trong tương lai là lớn nhất; 
- Chi phí khai thác trong năm kế hoạch dự tính là nhỏ nhất; 
- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư của 1 dự án đầu tư là nhỏ nhất; 
- Quãng đường tàu chạy không hàng trong kỳ kế hoạch là nhỏ nhất. 
4.3.3. Lựa chọn các tiêu chí 
Trong thực tế, để lập và giải các bài toán quy hoạch toán học, phải trải qua 3 giai đoạn 
sau đây: 
- Xây dựng mô hình cho vấn đề thực tế tức là xác định yếu tố có ý nghĩa quan trọng 
nhất và xác lập các quy luật mà chúng phải tuân theo; 
- Lựa chọn chỉ tiêu chất lượng (hàm mục tiêu); 
- Xác định các điều kiện ràng buộc và xác định giá trị của hệ số hàm mục tiêu, hệ số 
của các điều kiện ràng buộc, hằng số phía bên phải của các điều kiện ràng buộc. 
Lựa chọn phương pháp số để giải bài toán quy hoạch toán học. 
Phân tích và kiểm định lại các kết quả thu được. 
4.3.4. Mô hình tối ưu hoá phát triển đội tàu vận tải dầu thô của Việt Nam 
Ngành vận tải biển là một hệ thống kinh tế rất phức tạp được cấu tạo từ 3 tiểu hệ 
thống chủ yếu: đội tàu vận tải biển, hệ thống các cảng biển và các cơ sở công nghiệp (đóng 
mới và sửa chữa tàu), việc phát triển đội tàu vận tải biển biển ở Việt Nam nói chung và đội 
tàu vận tải dầu thô nói riêng trên cơ sở sử dụng tối ưu đội tàu hiện có và các tàu mới bổ sung 
trước đó là việc làm quan trọng của bất kỳ quốc gia nào có đội tàu vận tải biển hay một công 
ty vận tải biển nào nói chung trong đó có đội tàu vận tải dầu thô nói riêng. 
Chỉ tiêu được lựa chọn làm tiêu chuẩn tối ưu trong mô hình bài toán kinh tế về tối ưu 
hoá phát triển đội tàu vận tải dầu thô trong tương lai ở Việt Nam là: Cực tiểu hoá chi phí. 
Mô hình bài toán kinh tế về tối ưu hoá phát triển đội tàu vận tải dầu thô trong tương lai 
ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả đội tàu cũ và đội tàu đã được bổ sung trước đó sẽ 
có dạng tổng quát như sau: 
Hàm mục tiêu: 
F = 
thoả mãn các điều kiện ràng buộc: 
    
I J I J
E
c cc n m
i j Rr i j
m
ijr
m
ijr
m
ijr
c
ijr
c
ijr
Rr
xKCxC min)(
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 538 
Với các ký hiệu quy ước như sau: 
r: chỉ số năm lập kế hoạch; 
R: tập hợp số năm lập kế hoạch; 
c: kí hiệu biểu thị tàu cũ; 
m: kí hiệu biểu thị tàu mới; 
i: chỉ số loại tàu thuộc mạng tàu lựa chọn để dự định khai thác trong tương lai; 
I: tập hợp các kiểu tàu trong mạng lưới cũ và tàu mới dự định bổ sung trong tương 
lai; 
j: chỉ số sơ đồ công nghệ vận tải của năm kế hoạch r mà trên đó tàu loại i sẽ hoạt 
động; 
J: tập hợp (số lượng) các sơ đồ công nghệ vận tải của các năm lập kế hoạch mà 
các tàu sẽ hoạt động trên đó; 
C: chi phí khai thác trong một chuyến đi của tàu (trừ chi phí khấu hao của các 
tàu mới dự định đưa vào tính toán để lựa chọn bổ sung cho tương lai) theo một sơ đồ 
công nghệ vận tải nào đó; 
T: quỹ thời gian trong năm của tàu có thể khai thác được; 
t: thời gian chuyến đi của tàu theo một sơ đồ công nghệ vận tải nào đó; 
Q: khối lượng hàng cần phải vận chuyển trong năm của một sơ đồ công nghệ 
vận tải nào đó; 
X: số chuyến đi của tàu (biến cần tìm của bài toán) theo một sơ đồ vận tải nào 
đó (phương pháp xác định sơ đồ công nghệ vận tải đã được trình bày ở mục bài toán 
điều tàu rỗng); 
[E]: hệ số hiệu quả vốn đầu tư định mức trong ngành vận tải biển; 
k: vốn đầu tư phân bổ trong một chuyến đi của tàu mới cần bổ sung. 
Tài liệu tham khảo 
Tài liệu tiếng Việt 
[1]. PGS.TS. Phạm Văn Cương (2011). Ứng dụng các phương pháp toán trong quản lý 
vận tải biển. Trường Đại học Hàng hải. 
[2]. TS. Phạm Văn Cương (1995). Tổ chức khai thác đội tàu vận tải biển. Trường Đại học 
Hàng hải. 
[3]. TSKH. Nguyễn Văn Chương (1995). Phương thức vận tải tiên tiến trong đường biển 
thế giới - vận chuyển Container. NXB GTVT, Hà Nội. 
[4]. TS. Lý Bách Trấn - Vũ Ngọc Cừ (1987). Các phương pháp toán ứng dụng trong giao 
thông vận tải. NXB GTVT, Hà Nội. 
JJRr
I I
jjQxqxq mc
i i
jr
m
ijr
m
ijr
c
ijr
c
ijr
c m
   
,,
 
  
J
iRr
c
j
cir
c
ijr
c
ijr ITxt ,
Rrij IJx cc
c
ijr
  ,,0
Rrij IJx mm
m
ijr
  ,,0
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 539 
[5]. PGS.TS. Bùi Thế Tâm - GS.TS. Trần Vũ Thiệu (1998). Các phương pháp tối ưu hoá. 
NXB GTVT, Hà Nội. 
Tài liệu tiếng nước ngoài 
[6]. Statistical Review of World Energy 2015. 
[7]. INTERTANKO Annual Review and Report 2015. 
[8]. International Energy Ageny (2015), World Energy Outlook. 
[9]. HIS Fairplay 15 March 2012, Vol 374, ISSUE: 6676. 
Website 
[10].  
[11]. https://www.iea.org/bookshop/700-World_Energy_Outlook_2015. 
[12].  
[13].  
[14].  

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mo_hinh_toan_hoc_ung_dung_cho_phat_trien_doi_tau_van.pdf