Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021

II. Trả lời các câu hỏi nhận biết và bài tập vận dụng, vận dụng cao.

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm Quyền sở hữu của công dân?

 Câu 2: Nghĩa vụ của công dân với Quyền sở hữu của công dân?

Câu 4: Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng bao gồm những gì?

Câu 5: Nghĩa vụ của công dân đối với Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng.

Câu 6: Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung.

 

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

docx 5 trang viethung 05/01/2022 7500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kiểm tra học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 - Năm học 2020-2021
TRƯỜNG THCS GIA THỤY
Năm học: 2020 - 2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
A. NỘI DUNG:
- Phòng chống tệ nạn xã hội.
- Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
- Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.
B. YÊU CẦU:
- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.
- Biết vận dụng kiến thức để so sánh, đánh giá các hành vi, việc làm có đạo đức hoặc không có đạo đức.
- Có kĩ năng trình bày lưu loát, khoa học theo đặc trưng môn GDCD.
C. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP:
I. Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm trong tiết ôn tập.
II. Trả lời các câu hỏi nhận biết và bài tập vận dụng, vận dụng cao.
Câu 1: Em hãy nêu khái niệm Quyền sở hữu của công dân? 
 Câu 2: Nghĩa vụ của công dân với Quyền sở hữu của công dân?
Câu 4: Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng bao gồm những gì?
Câu 5: Nghĩa vụ của công dân đối với Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng.
Câu 6: Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường?
Câu 7: Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.
Hỏi:
a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao?
b) Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao?
BGH duyệt
Phạm Thị Hải Vân
Tổ trưởng CM duyệt
Người ra đề
Nguyễn Thị Nga
ĐÁP ÁN 8
Câu 1: Em hãy nêu khái niệm Quyền sở hữu của công dân? 
   - Quyền chiếm hữu: Là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
   - Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản.
   - Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho...
 Câu 2: Nghĩa vụ của công dân với Quyền sở hữu của công dân?
   - Tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác, không được sâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của nhà nước.
   - Khi vay, nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.
   - Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, nếu hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường.
Câu 3 Trách nhiệm của Nhà nước về Quyền sở hữu của công dân?
   - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy định pháp luật quyền sở hữu của công dân.
   - Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu
   - Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
=> Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
 Câu 4:Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng bao gồm những gì?
   - Đất đai, rừng núi, sông, hồ, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình văn hoá, xã hội...
   - Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
Câu5: Nghĩa vụ của công dân đối với Tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng.
   - Công dân phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.
   - Không được xâm phạm tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng.
   - Khi được giao quản lí, sử dụng phải bảo quản, giữ gìn...
Câu 6: Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ? Ai sẽ phải bồi thường ?
Trả lời
Hà không có quyền sử dụng chiếc xe đó, vì chị Hoa gửi xe cho ông chủ cửa hàng. Hai bên đã có sự thỏa thuận thời gian, chị Hoa trả tiền và nhận lại xe. Như vậy, trong thời gian đó chủ cửa hàng có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng, trong thời gian chị Hoa gửi xe. Căn cứ vào Bộ luật Dân sự, chị Hoa có quyền đói bồi thường xe đó. Ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị Hoa.
Câu 7:  Ông Tám được giao phụ trách máy pho-to-co-py của cơ quan. Ông giữ gìn rất cẩn thận, thường xuyên lau chùi bảo quản và không cho ai sử dụng. Ngoài những việc của cơ quan, ông thường nhận tài liệu bên ngoài pho-to để tăng thu nhập. Vào mùa thi, ông nhận in tài liệu thu nhỏ để thí sinh dễ mang vào phòng thi.
Hỏi :
a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?
b) Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao ?
Trả lời
a) Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao.
- Điểm chưa đúng của ông Tám:
     + Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lý vào mục đích bất hợp pháp (In thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi).
     + Sử dụng tài sản được Nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân.
b) Người quản lý tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:
     + Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.
     + Không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước).
Câu 8: Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.
Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.
Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_8_na.docx