Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020

II. TẬP LÀM VĂN

 A. Một số dàn ý tham khảo

Đề 1: Môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng do con người chưa có ý thức vứt rác đúng nơi quy định. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”

II. Thân bài

 1. Nêu vấn đề:

 -Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.

 - Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.

 - Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

docx 8 trang viethung 10620
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2019 - 2020
A. PHẦN LÍ THUYẾT
 I. Tiếng Việt
 * Kiểu câu
Kiểu câu
Khái niệm
1
Câu nghi vấn 
- Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn ai, gì, nào, sao, tại sao,cókhông, đã chưa, hoặc có từ hay(nối các vệ quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
- Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời. 
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
VD: + Bạn làm bài tập Ngữ văn chưa?
 + Cái cặp này có đẹp không?
2
Câu cầu khiến
- Câu cầu khiến là câu có những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
VD: Các bạn hãy giữ trật tự, chú ý nghe giảng.
3
Câu cảm thán
- Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôidùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết, chủ yếu xuất hiện trong ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
VD: Ôi, hoàng hôn trên biển thật đẹp.
4
Câu trần thuật
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cảm than, câu cầu khiến, thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,
- Ngoài những chức năng trên câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc(vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác)
- Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
- Đây là kiểu câu cơ bản và được dung phổ biến trong giao tiếp.
VD: Ngày mai, chúng ta thi học kì hai rồi.
5
Câu phủ định
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu
- Câu phủ định dung để: 
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định miêu tả)
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định. (Câu phủ định bác bỏ)
VD: Chưa làm xong bài tập, tôi sẽ không đi chơi.
II. TẬP LÀM VĂN 
 A. Một số dàn ý tham khảo
Đề 1: Môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng do con người chưa có ý thức vứt rác đúng nơi quy định. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”
II. Thân bài
 1. Nêu vấn đề: 
 -Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.
 - Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.
 - Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.
 2. Thực trạng
 - Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng
 - Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.
 - Ngay cả trên xe buýt, ngay thùng rác cũng không thèm vứt vào
 3. Nguyên nhân
 - Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống
 - Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.
 - Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.
 4. Tác hại
 - Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.
 - Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.
 - Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.
 - Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
 5. Biện pháp
 - Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.
 - Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, 
 - Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.
III. Kết bài:
 - Nêu suy nghĩ của bản thân về “vứt rác bừa bãi”
 - Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường.
Đề 2: Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các em học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
I. Mở bài
 Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,...).
II. Thân bài
 1. Giải thích khái niệm:
 - Game là gì? Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,...được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
 - Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
 - Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
 2. Nêu thực trạng:
 - Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game.
 - Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh.
 - Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game.
 3. Nguyên nhân:
 - Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ.
 - Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo.
 - Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ.
 - Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ.
4. Hậu quả:
 - Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút.
 - Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của.
 - Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội.
5. Biện pháp:
 - Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
 - Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
 - Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. Kết bài
 - Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,...).
 - Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.
Đề 3: Hiện tượng quay cóp, gian lận trong kiểm tra thi cử.
I. Mở bài: Giới thiệu gian lận trong thi cử
II. Thân bài: 
 1. Giải thích gian lận trong thi cử là gì?
 - Là không trung thực, dối trá trong kì thi
 - Không làm đúng với khả năng của mình
 - Làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật
 2. Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay
 - Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.
 - Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dùng phao, thi hộ, sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xem tài liệu,.
 - Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn
 3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử
 - Do học sinh lười học
 - Do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con
 4. Hậu quả của gian lận trong thi cử
 - Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng
 - Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước
 - Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống xã hội
 5. Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử
 - Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai
 - Xử lí nghiêm khắc đối với học sinh gian lận trong thi cử.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử
 - Đây là một vấn nạn hết sức không tốt
 - Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này
B. PHẦN BÀI TẬP
ĐỀ 1: 
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN(3 đ)
 Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Chỉ ra câu phủ định và nêu tác dụng của nó?
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp điệp ngữ được sử dụng ở khổ thơ và cho biết tác dụng của nó?
Câu 4. Nêu nội dung của đoạn thơ. 
II. TẬP LÀM VĂN
 Câu 1 (2đ) Từ phần đọc hiểu văn bản, hãy trình bày cảm nhận của em về dòng sông quê em (khoảng 10 đến 15 dòng), trong đó có sử dụng câu phủ định, câu cầu khiến (chú thích rõ).
 Câu 2( 5đ). Phương pháp học để có hiệu quả là một trong những vấn đề đã được ông cha ta chú trọng từ xa xưa nhưng hiện nay đã có không ít học sinh học tủ, học vẹt, mong chờ vào sự may rủi trong thi cử. Hãy phát biểu suy nghĩ của em về hiện tượng học vẹt, học tủ của một số học sinh ngày nay.
ĐỀ 2: 
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 đ)
 Cho đoạn thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Mặt người vất vả in sâu 
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn 
Đất nghèo nuôi những anh hùng 
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên 
Đạp quân thù xuống đất đen 
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa 
Việt Nam đất nắng chan hoà 
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh 
Mắt đen cô gái long lanh 
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung 
Đất trăm nghề của trăm vùng 
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem 
Tay người như có phép tiên 
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ 
 (Việt Nam quê hương ta- Nguyễn Đình Thi)
Em hãy cho biết bài thơ trên được viết theo thể loại gì?
Phương thức biểu đạt trong bài thơ trên là gì?
Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên?
II. TẬP LÀM VĂN
 Câu 1 (2đ). Qua bài thơ Việt Nam quê hương ta, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày cảm nhận của bản thân đối với quê hương đất nước?
Câu 2( 5đ). Suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra ở một số trường học hiện nay.
ĐỀ 3: 
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3 đ)
 Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
“ Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4. Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì?
II. TẬP LÀM VĂN
 Câu 1 (2đ) Từ nội dung đoạn thơ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.
 Câu 2( 5đ). Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các em học sinh. Nhiều bạn vì mãi chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 đ)
 Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...
 (Theo chân Bác, Tố Hữu)
Câu 1. Chỉ ra từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng ở khổ thơ và cho biết tác dụng của nó?
Câu 3. Nêu nội dung của đoạn thơ.
Câu 4. Hãy kể tên những bài thơ của Bác Hồ mà em đã học trong ngữ văn 8, kì 2. Qua những tác phẩm ấy em học tập được những bài học gì từ Bác?
II. TẬP LÀM VĂN
 Câu 1 (2đ) Hãy trình bày cảm nhận của em về Bác Hồ (khoảng 10 đến 15 dòng), trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu cảm thán (chú thích rõ).
Câu 2( 5đ) Môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng do con người chưa có ý thức vứt rác đúng nơi quy định. Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng.
Đề 5
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 đ)
 Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
(Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên)
Câu 1. Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng ở khổ thơ và cho biết tác dụng của nó?
Câu 3. Qua động từ "chống lại" và hình ảnh "giọt mồ hôi...", em hiểu được phẩm chất tốt đẹp nào của Bác?
Câu 4. Nêu nội dung của đoạn thơ.
II. TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (2đ) Từ phần đọc hiểu văn bản, em học tập được những bài học quý báu nào từ Bác Hồ kính yêu (khoảng 10 đến 15 dòng), trong đó có sử dụng một kiểu câu và một biện pháp tu từ đã học (chú thích rõ).
Câu 2( 5đ) Nếu biết sử dụng game một cách hợp lí thì nó là công cụ để chúng ta thư giản, giải trí. Nhưng hiện nay một số học sinh sử game không đúng mục đích dẫn đến tệ nạn nghiện game mà sa sút nhiệm vụ học tập. Hãy phát biểu suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay.
Đề 6
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 đ)
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc 
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng 
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất 
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa 
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường, 
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa 
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
 (Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 
2. Nêu ý nghĩa từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân ” trong đoạn thơ. 
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2?
II. TẬP LÀM VĂN
Câu 1 (2đ) Từ phần đọc hiểu văn bản, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2( 5đ) Hút thuốc lá rất ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nhưng hiện nay tình trạng học sinh hút thuốc lá rất nhiều. Hãy phát biểu suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá của học sinh hiện nay.
BGH kí duyệt
Nguyễn Thanh Hiền
Phú An, ngày 30 / 3 / 2020
Tổ ký duyệt
TT
Nguyễn Thị Hoàng Yến
Phú An, ngày 30 / 3 / 2020
GV soạn
Phan Nguyễn Ngọc Thêm

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2019_2020.docx