Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Câu 1: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

 A. Cóc, cú, mèo rừng, cắt B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng

 C. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo D. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?

 A. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.

 B. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.

 C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.

 D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.

 

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

doc 5 trang viethung 11480
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021
Đề cương sinh học 7
.
Câu 1: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?
	A. Cóc, cú, mèo rừng, cắt	B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng
	C. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo	D. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?
	A. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
	B. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
	C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
	D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
Câu 3: Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau? 
	A. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau
	B. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau
	C. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau
	D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 4: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
1.Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém
2.Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
3.Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
	A. 1	B. 1, 2	C. 2, 3	D. 1, 2, 3
Câu 5: Động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa có độ đa dạng: 
	A. Cao	B. Trung bình	C. Thấp	D. Rất thấp
Câu 6: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
	A. Giúp lẩn tránh kẻ thù.
	B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.
	C. Tránh mất nước cho cơ thể.
	D. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.
Câu 7: Đặc điểm cơ quan di chuyển của san hô và hải quỳ là
	A. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt
	B. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
	C. Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định
	D. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo
Câu 8: Nạn chuột xuất hiện phá hoại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học do nguyên nhân nào? 
	A. 	Do mèo bị bắt làm thực phẩm	B. Do chim cú mèo diều hâu bị săn bắt
	C. Do rắn bị bắt làm đặc sản	D. Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 9: Đa dạng sinh học ở moi trường đới lạnh và đới nóng rất thấp vì: 
	A. Điều kiện khí hậu thuận lợi
	B. Sinh sản ít
	C. Động vật ngủ đông dài
	D. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt chỉ có những loài có thích nghi đặc trưng mới tồn tại được
Câu 10: Ở động vật, sinh sản vô tính có hai hình thức chính là
	A. mọc chồi và tiếp hợp.	B. tiếp hợp và phân đôi cơ thể.
	C. phân đôi cơ thể và mọc chồi.	D. ghép chồi và ghép cành.
Câu 11: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?
	A. Số lượng cá thể trong quần xã.	B. Số lượng cá thể trong một loài.
	C. Số lượng loài.	D. Số lượng loài trong quần thể.
Câu 12: Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng?
	A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
	B. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.
	C. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.
	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây về tiến hóa là đúng? 
	A. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để chống lại điều kiện sống.
	B. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn gian hoá dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.
	C. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.
	D. Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật theo hướng hoàn thiện cơ thể để chống lại các điều kiện sống bất lợi.
Câu 14: Động vật nào dưới đây có tập tính đào hang, lót ổ để bảo vệ con?
	A. Ếch đồng.	B. Thỏ hoang.	C. Thằn lằn bóng đuôi dài.	D. Chim bồ câu.
Câu 15: Mục đích của các biện pháp đấu tranh sinh học được sử dụng là: 
	A. Gây bệnh cho các sinh vật gây hại	B. Hạn chế tác động của sinh vật gây hại
	C. Tiêu diệt tận gốc sinh vật gây hại	D. Cả ba mục đích trên
Câu 16: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Trong quá trình phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động và di chuyển là sự (1) từ chưa có chi đến có chi (2) thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.
	A. (1): đơn giản hóa; (2): phân hóa	B. (1): phức tạp hóa; (2): phân hóa
	C. (1): phức tạp hóa; (2): chuyên hóa	D. (1): đơn giản hóa; (2): chuyên hóa
Câu 17: Loài nào phát triển KHÔNG trải qua biến thái
	A. Châu chấu	B. Ếch	C. Thằn lằn	D. Trai sông
Câu 28: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Hình thức sinh sản (1) không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái trong sự (2) của trứng, ngược hẳn với hình thức sinh sản (3).
	A. (1): hữu tính; (2): phát triển; (3): vô tính	B. (1): hữu tính; (2): thụ thai; (3): vô tính
	C. (1): vô tính; (2): thụ tinh; (3): hữu tính	D. (1): vô tính; (2): sinh sản; (3): hữu tính
Câu 19: Đặc điểm cơ quan di chuyển của rết là
	A. Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
	B. Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi đốt
	C. Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo
	D. Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
Câu 20: Châu chấu có hình thức di chuyển
	A. Nhảy, bay	B. Bò, nhảy	C. Bò, nhảy và bay	D. Bay, bò
Câu 21: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?
	A. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.	B. Do các loại thiên tai xảy ra.
	C. Do các hoạt động của con người.	D. Do các loại dịch bệnh bất thường.
Câu 22: Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài, là vì
	A. Đỡ tiêu tốn năng lượng
	B. Cho hiệu suất thụ tinh cao
	C. Không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
	D. Không nhất thiết phải cần môi trường nước
II. TỰ LUẬN 
Câu 1: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật ? 
Câu 2: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại cao hơn hẳn so với môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Em hãy đề ra các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học?
Câu 3:  Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chốn chạy không ?

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2020_202.doc