Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020

Câu 2: (1đ) Tìm phép liên kết trong ví dụ sau và cho biết đó là phép liên kết gì?

 Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần Núi, thần Nước)

Câu 3: (3 đ) Viết một đoạn văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi bàn về “Tính khiêm nhường”

Câu 4: (5 đ) Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

 

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 31 trang viethung 9440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 9 - Năm học 2019-2020
Trường THCS Phú An
Tổ Ngữ văn-KTPV
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HK II
NĂM HỌC: 2019-2020
Bộ đề 1
Câu 1: (1đ) Cho đoạn thơ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng 
 Lộc giắt đầy trên lung
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao
a.Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b.Hai câu thơ đầu của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng
c.Tìm thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên
d.Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài thơ?
Câu 2: (1đ) Tìm phép liên kết trong ví dụ sau và cho biết đó là phép liên kết gì?
 Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần Núi, thần Nước)
Câu 3: (3 đ) Viết một đoạn văn nghị luận ngắn khoảng một trang giấy thi bàn về “Tính khiêm nhường”
Câu 4: (5 đ) Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 
a.Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ
-Tác giả: Thanh Hải
b.Đảo ngữ: Miêu tả sức sống mảnh liệt của mùa xuân
c.Thành phần gọi – đáp: Ơi
Tác dụng: Tâm trạng say sưa ngây ngất của tác giả khi đất trời vào xuân
d/ Suy nghĩ: Sống là phải cống hiến, cho đi không đòi nhận lại, còn là học sinh cố gắng học tập thất tốt để mai này góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp
Câu 2: Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.
 Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần Núi, thần Nước)
Câu 3
 a. Mở đoạn: (Giới thiệu vấn đề)
 Từ xưa dân tộc ta có rất nhiều đức tính quý báu như: Lòng hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm, lòng yêu thương con người nhưng một đức tính cũng được rất nhiều người yêu mến đó là tính khiêm nhường.
 b. Thân đoạn 
 - Giải thích: Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ đối xử, nhún nhường, nhường nhịn, không tự đề cao bản thân mình.
 - Tại sao ta phải khiêm nhường?
 + Khiêm nhường giúp ta gần gũi hòa hợp với mọi người trong cuộc sống.
 + Khiêm nhường giúp ta nhận ra hạn chế của bản thân.
 + Khiêm nhường giúp ta có tinh thần cầu tiến và thành công trong cuộc sống.
 - Những biểu hiện của tính khiêm nhường?
 + Luôn hiểu mình, biết người, luôn có thái độ nhã nhặn với mọi người xung quanh. không tự đề cao bản thân
 + Luôn lắng nghe ý kiến của người khác
 + Luôn có ý thức học hỏi, luôn có tinh thần cầu tiến.
 + Không khoe khoan bản thân với mọi người xung quanh.
 - Dẫn chứng: Anh thanh niên trong tác phẩm lặng lẽ Sa Pa, Bác Hồ
 - Phê phán: 
 + Những người tự ti, tự hạ thấp bản thân một cách thái hóa.
 + Những người tự cao, tự đại, kiêu căng, tự mãn luôn xem thường người khác.
 c. Kết đoạn
 - Khiêm nhường là đức tính tốt không thể thiếu ở mọi người
 - Là học sinh phải rèn luyện đức tính khiêm nhường để được thầy cô yêu thương bạn bè quý mến.
Câu 4 
 I. Mở bài
 1. Tác giả: Thanh Hải (1930- 1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 - Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
 2. Tác phẩm: Được sáng tác tháng 11 -1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời (12/1980)
 3. Nội dung: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời, mùa xuân đất nước cách mạng, nhà thơ khát khao được cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
II. Thân bài
 1. Giới thiệu khái quát
 Mùa xuân tươi đẹp đã về trên quê hương đất nước Việt Nam. Đâu đây dặt dìu lời ca êm dịu và bức tranh mùa xuân của thiên nhiên đất trời hiện ra vô cùng sinh động
 2.Phân tích
 Luận điểm 1: Cảm xúc của tác giả trước bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp.
 Với vài nét phác họa về mùa xuân trên xứ Huế, nhà thơ cảm nhận được ở mùa xuân với tất cả vẻ đẹp của đất trời. Mùa xuân được miêu tả qua ba hình ảnh rất dễ thương
 “ Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc 
 Ơi, con chim chiền chiện 
 Hót chi mà vang trời”
 Những hình ảnh đơn sơ nhưng gợi cảm, hai màu xanh và tím như quyện vào nhau vẫy gọi mùa xuân. Động từ “mọc” xuất hiện đầu bài thơ, kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, gợi tả sức sống mãnh liệt của mùa xuân. Ba nét chấm phá: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện tạo nên bức tranh đầy màu sắc, hình ảnh và tràn ngập âm thanh. Bức tranh mùa xuân hiện ra tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Từ “ơi” biểu lộ tâm trạng ngây ngất, say sưa của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
 Chi tiết tưởng tượng lãng mạn, giàu sức gợi tả “Từng giọt long lanh rơi,tôi đưa tay tôi hứng”. Với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhà thơ cảm nhận giọt âm thanh của tiếng chim không chỉ bằng thính giác, thị giác mà cả bằng xúc giác. Giọt âm thanh không tan trong không gian mà đọng lại thành hình khối, rơi xuống, nhà thơ đưa tay ra trân trọng đón nhận làm báu vật cho mình, đồng thời thể hiện tình yêu tha thiết đối với cuộc sống. Với khổ thơ đầu, nhà thơ bộc lộ niềm say sưa, ngây ngất nâng niu trân trọng trước thiên nhiên tươi đẹp và lòng thiết tha yêu cuộc sống.
 Luận điểm 2: Suy nghĩ về mùa xuân của đất nước, cách mạng 
 “Mùa xuân người cầm súng 
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ”
 Hình ảnh “Người cầm súng”, “Người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ quan trong là bảo vệ và xây dựng đất nước. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của những con người dũng cảm trong chiến đấu và hăng say trong lao động sản xuất. Họ chính là những con người mang lại mùa xuân cho đất nước.
 Hình ảnh ẩn dụ “lộc” là cành non, là lá ngụy trang theo chân người lính ra trận,“lộc” còn là mạ non theo chân người nông dân ra đồng. “Lộc” chính là nhữ ...  nội dung của văn bản trên.
ĐÁP ÁN:
Phương thức biểu đạt: tự sự
 b)Lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên: Gandhi đáp: “ Một người nghèo nào đó tìm thấy chiếc giày trên đường ray thì họ tìm thấy chiếc thứ hai và như vậy họ sẽ có cả đôi để dùng.”
 c) Vì đó là câu nói của Gandhi được nhắc lại nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép.
 d)Trình bày ngắn ngọn suy nghĩ của em về nội dung của văn bản trên: Trong cuộc sống chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ cho nhau.
Câu 14: 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
 Học chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi bạn sẽ đạt nhiều thứ hơn : hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.
 ( Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jama và Harvey McKinnon, biên địch Huế phượng, NXB Tổng hợp TP. HCM, năm 2017)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu sau :
 Thông qua học hỏi bạn sẽ đạt nhiều thứ hơn : hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận.
c) Từ đoạn trích trên em hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân.
ĐÁP ÁN:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích : Nghị luận
 c)Từ đoạn trích trên em hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân : HS tự viết nhưng phải thể hiện được ý sau : Sự cần thiết của việc không ngừng học hỏi trong cuộc sống.
Đề 15: 
Đọc Văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
 Muốn biết giá trị thật sự của một năm, hãy hỏi học sinh thi rớt đại hoc.
 Muốn biết giá trị thật sự của một tháng, hãy hỏi người mẹ đã sinh con non.
 Muốn biết giá trị thật sự của một tuần, hãy hỏi biên tập viên của một tạp chí ra hàng tuần.
 Muốn biết giá trị thật sự của một giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau.
 Muốn biết giá trị thật sự của một phút, hãy hỏi những người vừa lỡ chuyến tàu.
 Muốn biết giá trị thật sự của một giây, hãy hỏi những người vừa thoát khỏi một tai nạn hiểm nghèo.
 Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi vân động viên điền kinh vừa đoạt huy chương bạc tại Sea Games.
 1 giây không nhiều nhưng cũng không ít đâu.
 1 giây không làm được gì nhưng có thể làm được tất cả.
 Những con người khỏe mạnh, 1 giây chỉ thoáng qua nhưng đối với những bệnh nhân nan y,
 1 giây là sự sống
 Trên đường đua, 1 giây quyết định kẻ thắng người thua. Bao tháng ngày trui rèn, 1 giây nói lên tất cả. 
 1 giây là thời gian mà thời gian là vòng xoay bất tận, 1 giây của hôm nay không giống 1 giây của hôm qua và càng không giống 1 giây của ngày mai.
 Hãy sống để không bao giờ phải hối tiếc dù chỉ một giây ngắn ngủi.
	( Theo facebook.com/ruoumocsamocchau)
Xác định phép tu từ được sử dụng từ dòng 1 đến dòng 6 ( từ trên xuống).
Tìm các từ trong các dòng từ 1 đến 6( từ trên xuống) sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên trường từ vựng đó.
Nêu nội dung chính của văn bản.
 d)Từ đoạn trích trên em hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân.
ĐÁP ÁN:
 Phép tu từ được sử dụng từ dòng 1 đến dòng 6 ( từ trên xuống): Điệp ngữ “Muốn biết giá trị thật sự”
Các từ trong các dòng từ 1 đến 6( từ trên xuống): năm, tháng, tuần, giờ, phút, giây- >Trường từ vựng thời gian.
c) Nội dung chính của văn bản: Phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi qua một cách lãng phí dù chỉ một giây.
d)Từ đoạn trích trên em hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất cho bản thân : HS tự viết nhưng phải thể hiện được ý sau :Sống như thế nào để không bao giờ hối tiếc dù chỉ một giây ngắn ngủi.
Đề 16:
 Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
  “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn?
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng cấu trúc “Nếu thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?
Câu 4 (2,0 điểm): Theo em, tại sao“Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần/Câu
Đáp án
Điểm
Phần I 
Câu 1(0,5 điểm)
Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.”
 0,5
Câu 2(0,5 điểm)
- Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn.
 0,5
Câu 3(1,0 điểm)
Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:
Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau:
- Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay;
0,25
- Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội;
0,25
- Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người.
0,5
  Câu 4 (2,0 điểm)
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục. Những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời
- Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì:
+ Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực;
0,5
+ Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
0,5
- Để vươn lên từng ngày cần phải:
+ Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội;
0,25
+ Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống;
0,25
+ Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống;
0,25
+ Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp.
0,25
Đề 17:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường,
 Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
 Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
 Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
 Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi, SGK Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục 2009, trang 118)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Trong câu thơ “Rồi, hóng mát thuở ngày trường”, từ “Rồi” có nghĩa như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ:“Lao xao chợ cá làng ngư phủ”.(1,0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị hãy nêu ngắn gọn vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện qua bài thơ. (1,0 điểm)
 HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
I. Đọc hiểu
3.0
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: Phương thức biểu cảm/ biểu cảm
0.5
Câu 2
Từ “Rồi” được dùng trong câu thơ với nghĩa là: rỗi rãi/ rảnh rỗi
0.5
Câu 3
- Biện pháp tu từ: Đảo ngữ
- Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh lao xao, làm nổi bật nhịp sống sôi động của làng chài.
0.5
0.5
Câu 4
Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ:
- Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là đúng với tinh thần của đáp án
1.0
Đề 18:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 Trạng nguyên Nguyễn Hiền quê ở Nam Định. Ông là người có hoàn cảnh đặc biệt: cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa. Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng. Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở. Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ; dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người. Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”.
Khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng nguyên, trở thành vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam,
 (Nguồn: Internet) 
a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
b. Tìm thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở.
c. Theo em, vì sao Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên?
d. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền? (trả lời trong khoảng 3-5 dòng)
Trả lời
a. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên: tự sự
b. Thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Ngay từ thời thơ ấu
c. Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên bởi vì có tấm lòng ham học hỏi và ông còn có năng khiếu về học tập.
d. Em rút ra được bài học gì cho bản thân từ câu chuyện về Trạng nguyên Nguyễn Hiền:
Gợi ý:
- Dù hoàn cảnh cuộc sống có khó khăn tới đâu thì ta cũng cần phải hướng tới phía trước
- Cần phải có tinh thần tự học, cầu tiến
Đề 19:
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn
toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà
đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về
cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
a) Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Em hiểu như thế nào về phong cách của Hồ Chí Minh?
Câu 1:
a) - Đoạn văn trích từ tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh” (0.25 điểm)
- Tác giả Lê Anh Trà(0.25 điểm)
b) Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa
dân tộc và tinh hoa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. (0.5 điểm)
Đề 20:
Câu 1( 2.0 điểm):
Chi tiết Chiếc lược ngà có ý nghĩa như thế nào trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 2( 3đ ): Đọc kỹ câu chuyện sau:
Cách đây hai năm, chàng thanh niên Ra-pha-en-đơ Rốt-sin, người được thừa
hưởng một trong những gia tài kếch xù nhất thế giới, đã gục chết trên một vỉa hè ở
Niu Ooc vì “chơi” bạch phiến(*) quá liều, năm đó Ra-pha-en mới 23 tuổi.
Cái chết của chàng tỉ phú trẻ này đã làm không ít các bậc cha mẹ tỉ phú khác lo
lắng: làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng
tạo dựng.
 ( Báo Sài Gòn tiếp thị, số 15, 2002 ). Ghi chú: (*) Bạch phiến: hê-rô-in
Nếu được trao đổi với “các bậc cha mẹ tỉ phú” về vấn đề “làm sao để con cái đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng” bằng một bài văn ngắn thì em sẽ viết những gì?
GỢI Ý
 Chi tiết “chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm:
- Chiếc lược ngà không chỉ là một lời hứa với con mà quan trọng nó là cầu nối đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người, và cả sau khi ông Sáu đã hi sinh (1.0 điểm).
- Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng - là chi tiết nòng cốt bộc lộ chủ để tác phẩm: tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ chiến tranh(1.0 điểm).
Câu 2(3đ):
- Trên cơ sở nội dung và mối liên hệ của các sự việc và yêu cầu của đề, thí sinh cần xác định được nội dung bài trao đổi thực chất là một bài văn nghị luận. Vấn đề nghị luận là tập trung làm sáng tỏ nội dung “làm sao để con cái họ đừng hư đi vì số tài sản khổng lồ không do chính chúng tạo dựng”.
+ Chăm lo cho tương lai của con là trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ. Mỗi người sẽ có một cách thức, một con đường đi khác nhau nhưng đều hướng con mình tới một tương lai tốt đẹp.
+ Phải hiểu rõ rằng việc lo cho tương lai con cái không chỉ đơn thuần là để lại nhiều tài sản mà quan trọng hơn là việc giúp cho con có tri thức, giáo dục cho con về cách sống, cách tạo dựng tương lai.
+ Khi có tài sản để lại cho con, phải giúp con hiểu được ý nghĩa của số tài sản mà bản thân đang được thừa hưởng và xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy vai trò của số tài sản đó trong quá trình tạo dựng tương lai. 
+ Phải giúp con biết quý trọng đồng tiền, biết cách chi tiêu hợp lý và rèn lối sống lành mạnh...
LƯU Ý KHI LÀM BÀI: 
CÂU 1: NẾU ĐỀ YÊU CẦU TÌM VÀ PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT TU TỪ VÀ NÊU TÁC DỤNG THÌ CÓ BAO NHIÊU NGHỆ THUẬT TU TỪ CÁC EM GHI RA HẾT VÀ NÊU TÁC DỤNG.
-Còn nếu đề yêu cầu tìm một nghệ thuật tu từ và nêu tác dụng thì các em chỉ tìm một nghệ thuật và nêu tác dụng mà thôi
CÂU 3: NẾU ĐỀ YÊU CẦU VIẾT ĐOẠN VĂN THÌ CÁC EM CHỈ VIẾT ĐÚNG MỘT ĐOẠN MÀ THÔI, còn đề yêu cầu viết bài văn thì các em viết 3 đoạn ( đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài)
CÂU 4: NẾU ĐỀ YÊU CẦU PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ THÌ TRÍCH ĐOẠN THƠ HOẶC TRÍCH CÂU ĐẦU RỒI BA CHÂM CÂU CUỐI VÀO PHẦN MỞ BÀI . (còn đề yêu cầu phân tích cả bài thơ thì không trích thơ vào phần mở bài)
 Chúc các em thi thật tốt!
 BGH 
Nguyễn Thanh Hiền
 TTCM
Nguyễn Thị Hoàng Yến
Phú An, ngày 11 / 04 / 2020
	GVBM
Huỳnh Thị Hồng Hoa

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2019_2020.doc