Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ các thị trường mới nổi
Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên tinh thần lập nghiệp ở 39 thị trường mới nổi trong giai đoạn 2004–2015. Mở rộng các nghiên cứu trước đây về lý thuyết thể chế và lý thuyết tác động lan tỏa của FDI, nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp trong bối cảnh các thị trường mới nổi.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ các thị trường mới nổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp: Bằng chứng thực nghiệm từ các thị trường mới nổi
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 128, Số 5A, 2019, Tr. 17–32; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5081 * Liên hệ: thevpq@gmail.com Nhận bài: 21–12–2018; Hoàn thành phản biện: 21–01–2019; Ngày nhận đăng: 18–02–2019 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ VÀ TINH THẦN LẬP NGHIỆP: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI Võ Phan Quang Thế*, Trần Hoài Nam Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, 59C Nguyễn Đình Chiểu, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thể chế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên tinh thần lập nghiệp ở 39 thị trường mới nổi trong giai đoạn 2004–2015. Mở rộng các nghiên cứu trước đây về lý thuyết thể chế và lý thuyết tác động lan tỏa của FDI, nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp trong bối cảnh các thị trường mới nổi. Kết quả nghiên cứu củng cố các tranh luận đưa ra trước đó rằng thể chế chính thức, ví dụ như yếu tố tự do kinh doanh, tác động nghịch biến lên tinh thần lập nghiệp tổng thể và vốn FDI đi vào sẽ khuyến khích hoạt động lập nghiệp. Góp phần vào lý thuyết lập nghiệp hiện hành, các phát hiện hàm ý rằng thể chế quản trị tác động đến các hành vi lập nghiệp thông qua các hiệu ứng điều tiết của nó lên cả dòng FDI đi vào và dòng FDI đi ra. Sự tương tác giữa chất lượng thể chế và FDI tạo ra các hiệu ứng đối lập lên tinh thần lập nghiệp cơ hội và tinh thần lập nghiệp cần thiết. Trong khi lập nghiệp cơ hội được thúc đẩy khi dòng FDI đi vào và bị suy giảm khi dòng FDI đi ra trong các thị trường mới nổi có chất lượng thể chế thấp, tinh thần lập nghiệp cần thiết không được khuyến khích khi FDI đi vào mà được thúc đẩy khi FDI đi ra các thị trường mới nổi có chất lượng thể chế cao. Từ khóa: tinh thần lập nghiệp, lập nghiệp cần thiết, lập nghiệp cơ hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế chính thức, thể chế quản trị, thị trường mới nổi 1 Đặt vấn đề Với sự đóng góp ngày càng lớn của các nền kinh tế thị trường mới nổi vào nền kinh tế toàn cầu, hoạt động lập nghiệp trong các thị trường mới nổi là một vấn đề cần được nghiên cứu sâu rộng. Với các thị trường này, một số nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được ghi nhận như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chất lượng thể chế cũng sẽ trở thành những yếu tố có thể quyết định đến tinh thần lập nghiệp [19]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi vẫn chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố quan trọng này. Thứ nhất, các nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực này vẫn chưa xem xét thấu đáo sự khác biệt giữa FDI đi vào và FDI đi ra. Bên cạnh đó, vai trò của thể chế quốc gia trong việc chi phối mối quan hệ của FDI (đi vào/đi ra) lên hoạt động lập nghiệp vẫn còn để ngỏ. Thật sự, sự đa dạng và phân hóa cao về mức độ phát triển thể chế trong các thị trường mới nổi là một cơ hội để nghiên cứu đi sâu vào xem xét các mối quan hệ mang tính ràng buộc này. Võ Phan Quang Thế, Trần Hoài Nam Tập 128, Số 5A, 2019 18 Việc xem xét sự tác động của các yếu tố thể chế và FDI đến tinh thần lập nghiệp là vô cùng quan trọng vì chúng đóng vai trò như chất xúc tác để khởi tạo doanh nghiệp. Hướng nghiên cứu này sẽ cung cấp một góc nhìn sâu sắc hơn về vai trò của các đặc điểm môi trường đối với hoạt động lập nghiệp. Qua đó, các tác giả đánh giá khả năng các quốc gia hấp thụ các lợi ích từ sự lan tỏa của các yếu tố trên, cụ thể là yếu tố vốn FDI và thể chế kinh tế. Từ đó, các quốc gia có thể lựa chọn những cách thức phù hợp nhằm khởi tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp triển khai ý tưởng kinh doanh mới, đồng thời giúp các nguồn lực xã hội được phân bổ hợp lý và không bị ảnh hưởng bất lợi trong môi trường đầu tư chuyên biệt của từng quốc gia [4, 19, 20]. Nghiên cứu này mở rộng các nghiên cứu trước đây và là nghiên cứu đầu tiên xem xét mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp ở các nền kinh tế mới nổi dựa trên sự phân biệt rõ mức độ tương tác giữa các thành tố cụ thể gồm thể chế chính thức và thể chế quản trị, dòng vốn FDI đi vào và dòng vốn FDI đi ra, lập nghiệp cần thiết và lập nghiệp cơ hội. Kết quả cho thấy rõ sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng giữa của các thành tố được phân loại này, đặc biệt là khi xem xét vai trò điều tiết của thể chế đối với sự tác động của FDI lên tinh thần lập nghiệp. Từ đó, nghiên cứu cung cấp một hệ thống lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm mới cho mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi mà các nghiên cứu trước đây chưa xem xét hoàn chỉnh. 2 Cơ sở lý thuyết 2.1 Tác động của FDI lên tinh thần lập nghiệp Hiệu ứng lan tỏa tích cực Tác động lan tỏa tích cực của FDI lên tinh thần lập nghiệp tại quốc gia sở tại được thể hiện thông qua sự lan truyền về công nghệ mới và tri thức (kỹ năng điều hành) về việc kiến tạo các thị trường mới và hình thành các hoạt động phụ trợ, về khả năng truy cập các nguồn lực quan trọng hoặc thậm chí là các hỗ trợ tài chính do các công ty nước ngoài cung cấp. Các hiệu ứng này có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc chiều dọc [8, 12, 20, 24]. Nhiều bằng chứng thực nghiệm đến nay xác nhận sự hiện diện của hiệu ứng lan tỏa tích cực ở cấp độ chuyên biệt quốc gia [6, 5, 18]. Ở cấp độ tập hợp các quốc gia, Doytch [15] phát hiện FDI tác động tích cực lên tinh thần lập nghiệp chỉ trong nhóm các nước có thu nhập trung bình. Kim và Li [21] xem xét dữ liệu tại 104 quốc gia và cho thấy có một mối quan hệ đồng biến giữa FDI và mức độ tạo lập công ty ở những vùng có sự hỗ trợ thể chế yếu, tức là FDI có vai trò tích cực đối với lập nghiệp, đặc biệt trong những quốc gia ít phát triển mà thiếu sự hỗ trợ thể chế, ổn định chính trị và chất lượng nguồn nhân lực. Albulescu và cs. [2] phát hiện dòng vốn Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 19 FDI chảy vào khu vực các quốc gia ở châu Âu có tác động tích cực đối với tinh thần lập nghiệp cơ hội ở đây. Hiệu ... u hơn, do đó làm giảm tinh thần lập nghiệp cần thiết (tham gia lập nghiệp khi không còn lựa chọn công việc nào khác). Tín dụng cung cấp đến khu vực tư cũng khuyến khích các hoạt động kinh doanh chính thức với quy mô lớn hơn và giảm hoạt động kinh doanh phi chính thức trong nền kinh tế – vốn là thành phần quan trọng trong lập nghiệp cần thiết. Một điểm đáng chú ý là dòng vốn FDI đi ra cũng có ý nghĩa (dù chỉ ở mức 10%) đối với tinh thần lập nghiệp cơ hội. Mối quan hệ là dương và phần nào cho thấy dòng vốn FDI đi ra ở đây vẫn làm tăng tinh thần lập nghiệp cơ hội. Thậm chí đây là điều không hề làm ai ngạc nhiên vì nó có thể thúc đẩy việc lập nghiệp định hướng xuất khẩu. Ở một số thị trường mới nổi có dòng vốn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, tinh thần lập nghiệp cơ hội có thể hình thành Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 27 như một hệ quả tận dụng những cơ hội kinh doanh mới – đó là việc hình thành các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu đến những thị trường là mục tiêu của các dòng vốn FDI đi ra ở nước này. Những dòng vốn FDI đi ra cũng đồng nghĩa đi vào ở những thị trường hướng đến, và tinh thần lập nghiệp phát triển ở những thị trường mục tiêu đó cũng thúc đẩy tinh thần lập nghiệp định hướng xuất khẩu ở thị trường nơi FDI đi ra. Sẽ hợp lý hơn khi những lập nghiệp định hướng xuất khẩu này là lập nghiệp cơ hội. Ước lượng từ mô hình tương tác Kết quả ở Bảng 4 cho thấy mối quan hệ giữa thể chế quản trị và lập nghiệp là một mối quan hệ gián tiếp thông qua kênh vốn FDI. Nói cách khác, thể chế quản trị đóng vai trò môi trường điều tiết cho mối quan hệ giữa FDI và lập nghiệp (tổng thể, cơ hội và cần thiết). Dễ dàng thấy rằng mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê của thể chế quản trị với lập nghiệp tổng thể ở Bảng 3 đã biến mất trong Bảng 4. Điều này cho thấy sự phân tách về các nhóm nước mới nổi theo thể chế quản trị đã loại bỏ ý nghĩa của thể chế quản trị trên cấp độ tổng thể. Thật vậy, thể chế quản trị thấp đóng vai trò môi trường cho tác động tích cực của dòng vốn FDI đi vào lên lập nghiệp thể hiện. Cũng trong môi trường đó, dòng vốn FDI đi ra làm suy giảm tinh thần lập nghiệp xét ở mức độ tổng thể. Trong khi đó, ở môi trường thể chế quản trị cao, dòng vốn FDI đi ra thúc đẩy tinh thần lập nghiệp tổng thể. Rõ ràng, một khi xem xét các nhóm nước một cách thích hợp theo nhiều cấp độ thể chế quản trị hơn (Bảng 4), các mối quan hệ thành phần được bộc lộ và mối quan hệ tổng thể của thể chế quản trị không còn ý nghĩa. Một điều rõ ràng là mẫu hình ở mô hình LN_TT phản ánh chủ yếu mẫu hình ở mô hình LN_CH. Điều này là hợp lý vì lập nghiệp cơ hội chiếm vai trò chủ đạo trong lập nghiệp tổng thể, như đã phân tích ở phần Thống kê mô tả (mẫu hình đối với toàn bộ tinh thần lập nghiệp bị chi phối mạnh hơn bởi các tinh thần lập nghiệp cơ hội). Mô hình LN_CH trong Bảng 4 chỉ rõ thực tế kể cả dòng vốn FDI đi vào và dòng vốn FDI đi ra đều thúc đẩy mạnh tinh thần lập nghiệp cơ hội ở những thị trường có chất lượng thể chế không quá cao. Cụ thể, 75% các thị trường mới nổi – những thị trường ở vùng chất lượng thể chế bên dưới – cho thấy ảnh hưởng tích cực của dòng vốn FDI đi vào lên lập nghiệp cơ hội. 25% thị trường có chất lượng thể chế cao nhất cho thấy mối quan hệ âm nhưng không mang ý nghĩa thống kê. Dù vậy, tương tự như các kết luận trước đó, tác động tích cực của dòng vốn FDI đi vào lên tinh thần lập nghiệp cơ hội nội địa là mạnh hơn ở những thị trường có chất lượng thể chế thấp hơn. Đối với trường hợp của dòng vốn FDI đi ra (ở mô hình LN_CH), mẫu hình cũng rõ ràng hơn. Tác động tích cực của dòng vốn FDI đi ra lên tinh thần lập nghiệp cơ hội (có lẽ định hướng xuất khẩu) chỉ xảy ra ở các nước có chất lượng thể chế cao. Ngược lại, tác động tiêu cực lên lập nghiệp cơ hội từ dòng vốn FDI đi ra là mạnh mẽ ở các thị trường chất lượng thể chế quản trị thấp. Đây có lẽ là vấn đề về nguồn lực – những nơi cần thu hút nguồn lực đi vào (ví dụ FDI đi vào), các doanh nghiệp tiềm năng ít có đủ năng lực để định hướng xuất khẩu; do vậy, dù dòng Võ Phan Quang Thế, Trần Hoài Nam Tập 128, Số 5A, 2019 28 vốn trong nước đi tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài (FDI đi ra), những người lập nghiệp tiềm năng vẫn không đủ điều kiện để theo đuổi các ý tưởng định hướng xuất khẩu. Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình tương tác ***, **, * lần lượt là hệ số hồi quy có mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Điểm thú vị khác của kết quả ở Bảng 4 là sự xuất hiện vai trò của dòng vốn FDI đi ra và dòng vốn FDI đi vào đối với tinh thần lập nghiệp cần thiết (mô hình LN_CT). Mối quan hệ đã bộc lộ sau khi xem xét riêng biệt tác động của FDI đến lập nghiệp ở các nhóm đặc trưng thể chế khác nhau. Kết quả gần như đối lập với trường hợp lập nghiệp cơ hội (mô hình LN_CH). Vai trò của dòng vốn FDI đi vào, về tổng thể, làm giảm tinh thần lập nghiệp cần thiết nhưng chỉ thể hiện ở các thị trường có chất lượng thể chế cao. Trong khi ở những thị trường như vậy, dòng vốn FDI đi ra khuyến khích lập nghiệp cần thiết. Bức tranh ở đây rất thú vị. Về bản chất, những phát hiện này đối lập với trường hợp của lập nghiệp cơ hội và phản ánh đúng sự tương phản trong bản chất của 2 loại hình lập nghiệp là lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết. Các lập luận là tương tự với trường hợp của lập nghiệp cơ hội nhưng ở vị thế ngược lại. Cụ thể là dòng vốn FDI đi vào làm gia tăng tinh thần lập nghiệp cơ hội nhưng chỉ thể hiện ở các thị trường có Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 29 chất lượng thể chế thấp (với mức ý nghĩa 10%). Trong khi ở những thị trường như vậy, dòng vốn FDI đi ra không khuyến khích lập nghiệp cơ hội. 5 Kết luận Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về mối quan hệ giữa thể chế, FDI và tinh thần lập nghiệp trong các thị trường mới nổi. Thứ nhất, thể chế chính thức với ý nghĩa về tự do kinh doanh không khuyến khích tinh thần lập nghiệp trên mức độ tổng thể. Thứ hai, thể chế quản trị không trực tiếp tác động lên tinh thần lập nghiệp mà chỉ bộc lộ vai trò gián tiếp thông qua kênh tác động giữa FDI và lập nghiệp. Thứ ba, việc thu hút FDI sẽ thúc đẩy tinh thần lập nghiệp cơ hội ở các thị trường mới nổi. Đóng góp có ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu này là ở vai trò điều tiết của thể chế quản trị đối với ảnh hưởng của FDI lên tinh thần lập nghiệp dựa trên mối quan hệ phức tạp giữa các thành phần gồm dòng vốn FDI đi vào, dòng vốn FDI đi ra, lập nghiệp cơ hội và lập nghiệp cần thiết. Theo đó, ở môi trường thể chế thấp, tinh thần lập nghiệp tổng thể chịu ảnh hưởng tích cực của dòng vốn FDI đi vào, nhưng lại bị ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn FDI đi ra. Ngược lại, ở môi trường thể chế cao, dòng vốn FDI đi ra lại ảnh hưởng tích cực đến tinh thần lập nghiệp tổng thể. Ở khía cạnh phân loại chi tiết về lập nghiệp, lập nghiệp cơ hội được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI đi vào nhưng bị hạn chế bởi dòng vốn FDI đi ra trong bối cảnh các thị trường mới nổi với chất lượng thể chế thấp. Trong khi đó, lập nghiệp cần thiết không được khuyến khích bởi dòng vốn FDI đi vào nhưng được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI đi ra xét trong bối cảnh các thị trường có chất lượng thể chế cao. Kết quả quan trọng này cung cấp một khuôn khổ chính sách cho việc thúc đẩy mở rộng tinh thần lập nghiệp ở các nước mới nổi (trong đó có Việt Nam) – một khu vực đang thu hút một lượng lớn về đầu tư nước ngoài và đang trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tài liệu tham khảo 1. Acs, Z. J., Desai, S. & Hessels, J. (2008), Entrepreneurship, economic development and institutions, Small Business Economic, 31(3), 219–234. 2. Albulescu, Tiberiu, C., Tămăşilă & Matei (2014), The Impact of FDI on Entrepreneurship in the European Countries, Procedia – Social and Behavioral Sciences, 124, 219–228. 3. Angulo, M. J., Pérez, S. & Abad, I. M. (2017), How economic freedom affects opportunity and necessity entrepreneurship in the OECD countries, Journal of Business Research, 73, 30–37. Võ Phan Quang Thế, Trần Hoài Nam Tập 128, Số 5A, 2019 30 4. Aparicio, S., Urbano, D. & Audretsch, D. (2016), Institutional factors, opportunity entrepreneurship and economic growth: Panel data evidence, Technological Forecasting and Social Change, 102, 45–61. 5. Ayyagari, M. & Kosová, R. (2010), Does FDI Facilitate Domestic Evidence from the Czech Republic, Review of International Economics, 18(1), 14–29. 6. Barbosa, N. & Eiriz, V.(2009), The role of inward foreign direct investment on entrepreneurship, International Entrepreneurship and Management Journal, 5, 319–339. 7. Baumol, W. (1990), Entrepreneurship: Productive, unproductive, and destructive, The Journal of Political Economy, 98, 893–921. 8. Bowen, H. P. & De Clercq, D. (2008), Institutional context and the allocation of entrepreneurial effort, Journal of International Business Studies, 39(4), 747–767. 9. Christiansen, H. & Ogutcu, M. (2002), Foreign direct investment for development – Maximizing benefits, minimizing costs, OCDE, Global forum on international investment, Attracting foreign direct investment for development, Shanghai, 5–6 December. 10. Danakol, S., Estrin, S., Reynolds, P. D. & Weitzel, U. (2016), Foreign Direct Investment and Domestic Entrepreneurship-Blessing or Curse? Small Business Economic. 11. De Backer, K. & Sleuwaegen, L. (2003), Does foreign direct investment crowd out domestic entrepreneurship? Review of industrial organization, 22(1), 67–84. 12. De Maeseneire, W. & Claeys, T. (2012), SMEs, foreign direct investment and financial constraints: The case of Belgium. International Business Review, 21(3), 408–424. 13. Djankov, S. & Hoekman (2000), Foreign Investment and Productivity Growth in Czech Enterprises, World Bank Economic Review, 14, 49–64. 14. Djankov, S., Glaeser, E., La Porta, R., Lopez-de-Silanes, F. & Shleifer, A. (2003), The new comparative economics, Journal of comparative economics, 31(4), 595–619. 15. Doytch, N. E. N. (2012), FDI and Entrepreneurship in Developing Countries, Global Science and Technology Forum Business Review. 16. Fuentelsaz, L., González, C., Maícas, J. P. & Montero, J. (2015), How different formal institutions affect opportunity and necessity entrepreneurship, BRQ Business Research Quarterly, 18, 246–258. 17. Glaeser, E., Scheinkman, J. & Shleifer, A. (2003), The injustice of inequality, Journal of Monetary Economics, 50(1), 199–222. 18. Görg, H. & Strobl, E. (2002), Multinational companies and indigenous development: An empirical analysis. European Economic Review, 46, 1305–1322. Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 31 19. Herrera-Echeverri, H., Haar, J. & Estévez-Bretón, J. B. (2014), Foreign direct investment, institutional quality, economic freedom and entrepreneurship in emerging markets, Journal of Business Research, 67, 1921–1932. 20. Javorcik, B. S. (2004), Does Foreign Direct Investment Increase the Productivity of Domestic Firms? In Search of Spillovers through Backward Linkages, The American Economic Review, 94, 605–627. 21. Kim, P. H. & Li, M. (2014), Injecting demand through spillovers: Foreign direct investment, domestic socio-political conditions, and host-country entrepreneurial activity, Journal of Business Venturing, 29, 210–231. 22. Konings, J. (2001), The Effects of Foreign Direct Investment on Domestic Firms: Evidence from Firm Panel Data in Emerging Economies, Economics of Transition, 9, 619–633. 23. Munemo, J. (2017), Foreign direct investment and business start-up in developing countries: The role of financial market development. The Quarterly Review of Economics and Finance, 65, 97–106. 24. Pitelis, C. N. & Teece, D. J. (2010), Cross-border market co-creation, dynamic capabilities and the entrepreneurial theory of the multinational enterprise. Industrial and Corporate Change, 19, 1247–1270. 25. Simón-Moya, V., Revuelto-Taboada, L. & Guerrero, R. F. (2014), Institutional and economic drivers of entrepreneurship: An international perspective, Journal of Business Research, 67(5), 715–721. 26. Yeung, H. W. (2002), Entrepreneurship in international business: An institutional perspective. Asia Pacific Journal of Management, 19(1), 29–61. Võ Phan Quang Thế, Trần Hoài Nam Tập 128, Số 5A, 2019 32 FOREIGN DIRECT INVESTMENT, INSTITUTIONS QUALITY AND ENTREPRENEURSHIP: EMPIRICAL EVIDENCE FROM EMERGING MARKETS Vo Phan Quang The*, Tran Hoai Nam University of Economics Ho Chi Minh City, 59C Nguyen Dinh Chieu St., Ho Chi Minh City, Vietnam Abstract: This study investigates the effects of institutional factors and foreign direct investment (FDI) on entrepreneurial activity in 39 emerging markets over the period 2004–2015. Extending previous studies on the institutional and FDI-based spillover theories of entrepreneurship, this study completely reveals the connection between institutions, FDI and entrepreneurial activity in the context of emerging markets. The results basically affirm well-evidenced arguments that inward FDI encourages opportunity entrepreneurial activity. Contributing to existing entrepreneurship literature, the findings indicate that institutions of governance affect productive behavior such as entrepreneurial activity through their moderating effects on both inward and outward FDI. Such interaction of institutional quality and FDI produces opposite effects on new business formed by opportunity- and necessity-driven entrepreneurs. While opportunity entrepreneurship is stimulated by inward FDI but diminished by outward FDI in emerging markets with the lowest institutional quality, necessity entrepreneurship is discouraged by inward FDI but promoted by outward FDI in emerging economies with the highest quality of governance. Keywords: entrepreneurship, necessity entrepreneurship, opportunity entrepreneurship, foreign direct investment, institutions of governance, emerging market
File đính kèm:
- dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_chat_luong_the_che_va_tinh_than.pdf