Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh

Vấn đề thực thi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp là vấn đề rất được quan tâm hiện nay

của cả người trong và ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu này là nhằm đánh giá cảm nhận của sinh

viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility – CSR) của

các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc

thực thi trách nhiệm xã hội của các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố.

Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 7340
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá cảm nhận của sinh viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) của các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh
1681 
ĐÁNH GIÁ CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG HUTECH 
VỀ VIỆC THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) CỦA 
CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thảo Bảo Trân, Nguyễn Thị Minh Châu 
Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, 
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Đỗ Thị Ninh 
TÓM TẮT 
Vấn đề thực thi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp là vấn đề rất được quan tâm hiện nay 
của cả người trong và ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu này là nhằm đánh giá cảm nhận của sinh 
viên trường HUTECH về việc thực thi trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility – CSR) của 
các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc 
thực thi trách nhiệm xã hội của các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố. 
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, thực thi trách nhiễm xã hội, doanh nghiệp lữ hành, cảm nhận của 
sinh viên, HUTECH. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay khái niệm “Trách nhiệm xã hội” (Corporate Social Responsibility – CSR) là một chiến lược 
kinh doanh tốt và bền bỉ nhất của công ty, tập đoàn kinh doanh trên con đường hội nhập với kinh tế 
Thế Giới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Việt Nam. Hiện tại, có rất nhiều nghiên 
cứu về vấn đề CSR như: Nghiên cứu về hiệu quả tài chính, nghiên cứu về giá trị thương hiệu, nghiên 
cứu về thành phần CSR. Nhưng nhìn chung thì hầu như chưa có một cuộc khảo sát nghiên cứu nào 
về cảm nhận của người tiêu dùng và nhận thức về việc thực hiện CSR của công ty kinh doanh lữ 
hành nói chung và các công ty kinh doanh lữ hành tại Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. Cho nên 
cần phải có một nghiên cứu nhằm “đánh giá cảm nhận” của người tiêu dùng về việc thực thi CSR 
của công ty lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh thông qua khảo sát các bạn sinh viên Trường Đại học Công 
nghệ Tp. Hồ Chí Minh – Hutech. 
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1 Khái niệm CSR (Corporate Social Responsibility) 
Khái niệm CSR được hình thành và phát triển nhiều thập niên qua hình thành từ những năm đầu 
của thập kỷ 1930 đến năm 1953, thời đại CSR được đánh dấu bởi Bowen khi ông xuất bản cuốn 
"Social Responsibilities Of The Businessman” đây là quyển tài liệu được xem là quyển sách đầu tiên 
định nghĩa về đề tài này. Sau Bowen rất nhiều tác phẩm khác nhau xuất liệu đóng vai trò quan 
trọng trong việc định nghĩa về CSR (Berle and Means, 1932), (Cheit, 1964), (Davis and Blomstrom, 
1966) 
1682 
Ngay từ năm 1973, Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản 
ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, 
công nghệ”. Trong khi đó, Archie Carroll (1999) còn cho rằng, CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS 
bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức 
tại một thời điểm nhất định”. Tiếp sau đó, Matten và Moon (2004) lại cho rằng, “CSR là một khái 
niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ 
thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động 
và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù” Carroll và Buchholtz 
(2011) chỉ ra rằng thuật ngữ “trách nhiệm xã hội của công ty” có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ 
phải thực hiện nghĩa vụ kinh tế và pháp luật của mình mà còn có những trách nhiệm khác liên 
quan đến việc bảo vệ và tăng cường xã hội. Bên cạnh đó, theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì 
sự phát triển bền vững, “CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát 
triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng 
như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung” Hay gần đây, theo Nhóm Phát 
triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp 
cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của 
người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi 
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” 
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về “trách nhiệm xã hội hội của doanh nghiệp – CSR” điều này 
phụ thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi công ty, chính phủ dưa trên điều kiện, đặc điểm và trình độ 
phát triển mỗi đối tượng. 
Hình 1: Mô hình “Kim Tự Tháp” CSR của Carroll 
(Nguồn: A.Carroll (1990)) 
2.2 Các thành phần CSR và vai trò của việc thực hiện CSR 
Trách nhiệm kinh tế (Economic Responsibility): Đây là trách nhiệm đầu tiên trong CSR. Các mục tiêu 
như tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi lẽ đây là 
mục tiêu tối thượng của doanh nhân. Mục tiêu kinh tế không được thỏa mãn thì doanh nghiệp cũng 
Từ thiện 
Đạo đức 
Pháp lý 
Kinh tế 
1683 
không thể tồn tại để đáp ứng các trách nhiệm khác. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý 
thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. 
Trách nhiệm pháp lý (Legal Responsibility): Là sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội. Mọi hoạt 
động của doanh nghiệp đều nằm trong khuôn khổ pháp luật. Trong quá trình tìm kiếm các mục 
tiêu kinh tế, doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Do đó, trách nhiệm kinh tế và pháp lý 
là hai thành tố cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 
Trách nhiệm đạo đức (Ethical Responsibility): Là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng 
chưa được đưa vào văn bản luật. Việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật là sự đáp ứng những đòi 
hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra. Xã hội kỳ vọng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động có 
lợi ích cho xã hội hơn cả những điều quy định trong luật pháp. Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện 
nhưng lại chính là trọng tâm của trách nhiệm xã hội. 
Trách nhiệm từ thiện (Philanthropic Responsibility): Là hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự 
trông đợi của xã hội, như quyên góp xây nhà tình nghĩa, ủng họ đồng bào lũ lụt, tài trợ cho trẻ em 
vùng sâu vùng xaĐiểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn 
toàn tự nguyện. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được 
coi là đáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội mong đợi. 
Vai trò của việc thực hiện CSR: Thực hiện CSR tốt giúp công ty thu hút được nguồn lao động, 
tăng doanh thu, tạo niềm tin của khách hàng, đối tác. Tạo dựng được hình ảnh tốt trong lòng người 
tiêu dùng và thu hút được nguồn đầu tư. 
3 THỰC TRẠNG CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG HUTECH VỀ VIỆC 
THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH ĐANG 
HOẠT ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Trong khoảng thời gian từ tháng 04/2020 – 05/2020, tác giả khảo sát 200 sinh viên trường Hutech 
về việc cảm nhận của sinh viên trường đối với vấn đề thực thi TNXH của các công ty lữ hành đang 
hoạt động tại Thành phố Hồ Chi Minh và kết quả cụ thể như sau: 
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát với 200 bạn sinh viên Hutech. Trong đó số lượng sinh viên nữ là 122 
bạn (chiếm 61% )và số lượng sinh viên nam là 78 bạn (chiếm 39%). Như vậy tỷ lệ sinh viên nữ tham 
gia khảo sát nhiều hơn sinh viên nam. 
 Biểu đồ 1: Cơ cấu giới tính Biểu đồ 2: Cơ cấu khóa học 
1684 
Số lượng 200 sinh viên thực hiện khảo sát bao gồm các sinh viên đang học các khóa 2016 chiếm 
11%, khóa 2017 chiếm 15.50%, khóa 2018 chiếm 40% và cuối cùng là khóa 2019 chiếm 33.50%. Như 
vậy, khóa 2018 chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng thứ 2 là khóa 2019, xếp thứ ba là khóa 2017 và cuối cùng 
là khóa 2016. 
Theo khảo sát cho thấy: “Thái độ và sự phục vụ của nhân viên ảnh hưởng đến thương hiệu của 
công ty lữ hành” có 194 ý kiến đồng ý (chiếm 97%) và có 6 ý kiến cho rằng là bình thường (chiếm 3%) 
và không có ý kiến nào không đồng ý. Như vậy thì thái độ phục vụ của nhân viên ảnh hưởng đến 
thương hiệu của công ty lữ hành. 
Kết quả khảo sát về chất lượng của các dịch vụ và sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến thương hiệu 
của công ty lữ hành thì có 196 ý kiến đồng ý (chiếm 98%), có 4 ý kiến cho là bình thường không ảnh 
hưởng đến công ty lữ hành (chiếm 2%) và không đồng ý chiếm 0%. Như vậy, đa số cho rằng chất 
lượng của các dịch vụ và sản phẩm du lịch ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty lữ hành. 
Biểu đồ 3: Kết quả đánh giá thái độ và sự phục vụ của NV 
Biểu đồ 4: Cơ cấu chất lượng DV và SPDL ảnh hưởng đến thương hiệu 
Với 200 sinh viên được hỏi thì có 144 (chiếm 72%) ý kiến đồng ý với việc công ty lữ hành thực hiện 
khai báo thuế, giấy tờ liên quan một cách đầy đủ sẽ tạo được hình ảnh tốt hơn trong lòng khách 
hàng. Nhưng bên cạnh đó cũng có 47 (chiếm 23.5%) ý kiến cho rằng việc đó là bình thường và 
chiếm 4.5% cho 9 ý kiến không đồng ý. Như vậy, đa số cho rằng việc công ty lữ hành thực hiện khai 
báo thuế, giấy tờ liên quan một cách đây đủ sẽ tạo được hình ảnh tốt hơn trong lòng khách hàng. 
1685 
Biểu đồ 6: Kết quả khảo sát việc công ty lữ hành tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện 
Biểu đồ 7: Cơ cấu về niềm tự hào của nhân viên 
Theo khảo sát có 165/200 (chiếm 82.5%) ý kiến đồng ý với quan điểm công ty lữ hành tích cực tham 
gia vào các hoạt động, thiện nguyện trong cộng đồng. Và có 83 (chiếm 41.5%) ý kiến cho rằng bình 
thường, chiếm 2% cho 4 ý kiến không đồng ý với quan điểm trên. Như vậy, đa số đồng ý với việc 
công ty lữ hành tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng. 
Theo đa số thì mọi người thấy tự hào khi làm việc cho một công ty lữ hành thực hiện tốt các vấn đề 
thuộc về pháp lý, kinh tế, xã hội và môi trường (chiếm 91.5% cho 183/200 ý kiến). Bên cạnh đó thì có 
8% (6/200) ý kiến cho là bình thường. Và 0.5% cho 1 ý kiến không đồng ý. Như vậy, đa số cho rằng 
cảm thấy tự hào khi làm việc cho công ty lữ hành thực hiện tốt các vấn đề thuộc về pháp lý, kinh tế, 
xã hội và môi trường. 
4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
Các công ty lữ hành hiện đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nên chú ý vào thái 
độ và sự phục vụ của nhân viên, chất lượng các dịch vụ và sản phẩm du lịch mà công ty lữ hành 
cung cấp cho khách hàng. Để ý đến việc khai báo thuế và giấy tờ liên quan một cách dầy đủ. Cũng 
như tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện trong cộng đồng. Vì theo khảo sát cho thấy 
91.5% ý kiến cho rằng sẽ tự hào khi làm việc cho một công ty lữ hành thực hiện CSR tốt. Công ty cần 
hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện CSR. Thành lập tổ chức trong công ty chuyên 
trách về CSR đồng thời đào tạo, nâng cao khả năng nhận thức của người lao động về CSR và CSR 
trong chính bản thân của doanh nghiệp. Đề ra các hình thức phù hợp trong việc huy động nguồn 
ngân sách và thành lập quỹ nhằm phục vụ riêng cho các chương trình CSR. Ngoài ra, lãnh đạo của 
1686 
công ty lữ hành phải được nâng cao nhận thức, cách nhìn nhận về CSR một cách tích cực, đúng đắn 
và vô cùng cần thiết. Lãnh đạo công ty lữ hành tích cực truyền bá rộng rãi những tư tưởng tích cực 
về CSR nhằm mục đích cùng nhân viên tạo nên một môi trường làm việc thật năng động và hiệu 
quả dựa trên CSR. Các công ty nên xem CSR là một chiến lược phát triển lâu dài, bền bỉ, hiệu quả 
và mang lại lợi ích lâu dài cho công ty lẫn người lao động. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Davis, K (1960) “Can business afford to ignore social responsibilities?” California 
Management Review, Vol.2, pp.70 – 76. 
[2] Davis Keith (1973) “the case for and Against business assumption of Social Responsibilities” 
Academy of management Journal, I,312 – 322. 
[3] Carroll, A B (1999) “Corporate Social Responsibility” Business and society, 38 (3), 268 – 295 
[4] Ngân Hàng Thế Giới (WB), Public policy for corporate social responsibility (2003). 
[5] Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh (2013), “Phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực 
hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ”, khoa Kinh 
tế và Quản trị kinh doanh, Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ. 
[6] Đỗ Đình Nam, Nguyễn Như Ngọc, Nguyễn Thành Tư, Nghiên cứu vấn đề thực hiện trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, Đại học Quốc 
Gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cam_nhan_cua_sinh_vien_truong_hutech_ve_viec_thuc_t.pdf