Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long

Nghiên cứu về đặc tính thạch học và những biến đổi sau trầm tích của cát kết có ý nghĩa rất quan

trọng trong việc đánh giá tầng chứa vì chúng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất

lượng của đá chứa cát kết. Nghiên cứu này trình bày đặc tính thạch học, biến đổi sau trầm tích

và sự ảnh hưởng của chúng đến độ rỗng, độ thấm của cát kết tập Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu

Long. Trên cơ sở kết quả phân tích thạch học chi tiết cho thấy hầu hết cát kết Oligocene là cát kết

arkose và cát kết lithic arkose, đôi khi xen kẹp bởi cát kết feldspathic greywacke. Mức độ thành tạo

đá của cát kết tăng dần theo độ sâu, chuyển từ giai đoạn tạo đá sớm (tập C) sang giai đoạn tạo đá

giữa (tập D) đến giai đoạn tạo đá muộn (tập E-F). Sự biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng mạnh đến

khả năng chứa của cát kết Oligocene lô 15-1/05 chính là quá trình xi măng hoá và quá trình nén

ép, nên chúng làm giảm đi độ rỗng và độ thấm của đá. Ngoài ra, sự xuất hiện của các khoáng vật

sét cũng làm ảnh hưởng đến độ thấm của cát kết trong đó sét illite và hỗn hợp sét illite-smectite

làm giảm độ thấm mạnh hơn những khoáng vật sét khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy đá chứa

tiềm năng của cát kết Oligocene tập E-F, lô 15-1/05 có độ chọn tốt, độ mài tròn tốt, hàm lượng xi

măng thấp, đặc biệt là sự vắng mặt của sét illite và hỗn hợp sét illite-smectite

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 1

Trang 1

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 2

Trang 2

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 3

Trang 3

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 4

Trang 4

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 5

Trang 5

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 6

Trang 6

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 7

Trang 7

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 8

Trang 8

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 9

Trang 9

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang viethung 10140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long

Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu
1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQG-HCM, Việt Nam
2Viện Dầu khí Việt Nam, Việt Nam
3Viện Địa lý Tài nguyên TP.HCM, Việt
Nam
Liên hệ
Đỗ Ngọc Thanh, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, ĐHQG-HCM, Việt Nam
Email: dngthanh@hcmus.edu.vn
Lịch sử
 Ngày nhận: 25-10-2019
 Ngày chấp nhận: 25-12-2019 
 Ngày đăng: 15-6-2020
DOI :10.32508/stdjns.v4i2.856 
Bản quyền
© ĐHQG Tp.HCM. Đây là bài báo công bố
mở được phát hành theo các điều khoản của
the Creative Commons Attribution 4.0
International license.
Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng đến độ
rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long
Đỗ Ngọc Thanh1,*, Phạm Thị Duyên2, Liêu Kim Phượng3
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
TÓM TẮT
Nghiên cứu về đặc tính thạch học và những biến đổi sau trầm tích của cát kết có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc đánh giá tầng chứa vì chúng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất
lượng của đá chứa cát kết. Nghiên cứu này trình bày đặc tính thạch học, biến đổi sau trầm tích
và sự ảnh hưởng của chúng đến độ rỗng, độ thấm của cát kết tập Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu
Long. Trên cơ sở kết quả phân tích thạch học chi tiết cho thấy hầu hết cát kết Oligocene là cát kết
arkose và cát kết lithic arkose, đôi khi xen kẹp bởi cát kết feldspathic greywacke. Mức độ thành tạo
đá của cát kết tăng dần theo độ sâu, chuyển từ giai đoạn tạo đá sớm (tập C) sang giai đoạn tạo đá
giữa (tập D) đến giai đoạn tạo đá muộn (tập E-F). Sự biến đổi sau trầm tích ảnh hưởng mạnh đến
khả năng chứa của cát kết Oligocene lô 15-1/05 chính là quá trình xi măng hoá và quá trình nén
ép, nên chúng làm giảm đi độ rỗng và độ thấm của đá. Ngoài ra, sự xuất hiện của các khoáng vật
sét cũng làm ảnh hưởng đến độ thấm của cát kết trong đó sét illite và hỗn hợp sét illite-smectite
làm giảm độ thấm mạnh hơn những khoáng vật sét khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy đá chứa
tiềm năng của cát kết Oligocene tập E-F, lô 15-1/05 có độ chọn tốt, độ mài tròn tốt, hàm lượng xi
măng thấp, đặc biệt là sự vắng mặt của sét illite và hỗn hợp sét illite-smectite.
Từ khoá: Đá chứa cát kết, thạch học trầm tích, độ rỗng và độ thấm
GIỚI THIỆU
Bể Cửu Long được xem là bể chứa dầu khí lớn nhất
ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam cho đến nay
(Hình 1). Dầu khí được tìm thấy chủ yếu trong cát
kết Miocene, Oligocene và đá móng nứt nẻ trước Đệ
Tam. Trong đó cát kết Oligocene là một trong những
đối tượng chứa tiềm năng của bể. Chất lượng chứa
của đá phụ thuộc chủ yếu độ rỗng và độ thấm của đá
vì những yếu tố này chi phối đến khả năng chứa và sự
lưu thông của dầu khí trong đá.
Độ rỗng và độ thấm của đá bị ảnh hưởng bởi kiến trúc
hạt và biến đổi sau trầm tích như được nghiên cứu
bởi Worden và Morad1,2, và nghiên cứu về sự tương
quan giữa kích thước hạt và đặc tính của đá chứa bởi
Griffith3.
Nội dung nghiên cứu này trình bày về đặc tính thạch
học và biến đổi sau trầm tích cũng như chất lượng
chứa của cát kết Oligoene lô 15-1/05, nằm ở rìa Tây
Bắc bể Cửu Long. Tập trầm tích Oligocene gồm các
tập C, D, E-F 4.
PHƯƠNG PHÁP
Phân tích thạch học lát mỏng nhằm mục đích xác
định phần trăm thể tích của các khoáng vật tạo đá, vật
chất đồng trầm tích (matrix), khoáng vật thứ sinh, xi
măng, khoáng vật quặng, độ rỗng nhìn thấy và kiến
trúc như: độ hạt, độ tròn cạnh, độ chọn lọc, tiếp xúc
hạt. Việc xác định thành phần phần trăm của các
khoáng vật tạo đá, các khoáng vật thứ sinh và lỗ rỗng
được dựa vào phương pháp đếm điểm của Van der
Plas5 và Soloman & Green 6, phân loại cát kết theo
R.L.Folk7. Kiến trúc gồmđo kích thước hạt dưới kính
của cát kết bằng cách đo theo trục dài của hạt, và đo
100 hạt cho mỗi lát mỏng và các thông số độ hạt được
tính theo phương pháp thống kê của Folk và Ward8,
phân tích độ tròn cạnh, độ chọn lọc, hình dạng hạt,
cách sắp xếp và tiếp xúc hạt theo R.L.Folk, Andrews
và Lewis9. Bài báo sử dụng một số thuật ngữ mô tả
về sự trưởng thành cơ học của đá cát của R.L.Folk 10.
Độ rỗng nhìn thấy được gồm lỗ rỗng nguyên sinh
được thành tạo trong quá trình tạo đá và lỗ rỗng thứ
sinh tạo ra do hoà tan. Độ rỗng được nhuộm màu và
nhìn thấy được dưới kính hiển vi. Phần trăm độ rỗng
được xác định trên lát mỏng theo phương pháp đếm
điểm của Van der Plas5, Soloman & Green6.
Phương pháp phân tích X-Ray xác định thành phần
khoáng vật sét và tính thành phần phần trămbán định
lượng của chúng Griffin3.
KẾT QUẢ
Trích dẫn bài báo này: Thanh D N, Duyên P T, Phượng L K. Đặc tính thạch học và biến đổi sau trầm tích 
ảnh hưởng đến độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long. Sci. Tech. Dev. J. 
- Nat. Sci.; 4(2):478-495.
478
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Hình 1: Vị trí bể Cửu Longa .
a(Nguồn: PVEP,2011)
Kết quả phân tích thạch học cát kết
Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long
Kết quả phân tích thạch học của 247 mẫu vụn và mẫu
lõi cát kết tập Oligoene, gồm các tập trầm tích C, D và
E-F trong đó cát kết hiện diện với hàm lượng phong
phú nhất. Sét kết, sét vôi kết và bột kết hiện diện với
hàm lượng kémhơn cát kết. Nghiên cứu này tập trung
vào các tập cát kết để xác định khả năng chứa của
chúng.
Kết quả phân tích thạch học cho thấy cát kết chiếm ưu
thế là cát kết sạch, chứa hàm lượng vật liệu đồng trầm
tích (matrix) nhỏ hơn 15%. Cát kết được phân loại
phổ biến nhất là cát kết arkose và lithic arkose, kém
phổ biến hơn là cát kết feldspathic litharenite với hàm
lượng thạch anh nhỏ hơn 75%. Ngoài ra, cát kết felds-
pathic greywacke với hàm lượng matrix > 15% chiếm
số lượng ít2. Độ rỗng của cát kết phân bố không đồng
nhất và được bảo tồn rất kém. Độ rỗng nhìn thấy của
cát kết tập C và D hầu như bị phá hủy hoàn toàn và
479
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
độ rỗng nguyên sinh của cát kết tập E&F được bảo tồn
kém ( ...  hóa, quá trình nén ép cơ
học có ảnh hưởng rất lớn trong việc làm giảm độ rỗng
của cát kết Oligocene. Trên cơ sở biểu đồ David W.
Houseknecht, cát kết tập C và tập D có khoảng 80%
lượngmẫu tập trung ưu thế do quá trình nén ép. Biểu
đồHình 12a vàHình 12b cho thấy có 53,6–57,2% độ
rỗng nguyên sinh của cát kết bị phá hủy bởi quá trình
nén ép và 42,9–46,5%độ rỗng bịmất đi do quá trình xi
măng hóa. Ngược lại, cát kết tập E và F lại có khoảng
65% lượngmẫu tập trung ưu thế do quá trình xi măng
hóa. Đối với nhóm mẫu có độ rỗng lớn hơn 5%, độ
rỗng bị mất do quá trình xi măng hóa chiếm ưu thế rõ
rệt so với quá trình nén ép. Cụ thể độ rỗng ban đầu
của đá bịmất đi do quá trình nén ép chỉ chiếm 5.0% và
do quá trình xi măng hóa chiếm đến 81,75%. Sự ưu
thế của quá trình xi măng hóa so với quá trình nén
ép giảm dần đối với nhóm mẫu có độ rỗng lớn hơn
0% đến nhỏ hơn 5% và nhất là đối với những mẫu cát
487
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Hình 5: Mối tương quan giữa thành phần khoáng vật tạo đá và độ rỗng nhìn thấy của cát kết tập E&F.
Hình 6: Ảnh hưởng của kích thước hạt đến độ rỗng nguyên sinh của cát kết tập E và F.
488
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Hình 7: Mối tương quan giữa đỗ rỗng nguyên sinh và độ chọn lọc của cát kết tập E và F.
Hình 8: Ảnh hưởng của tổng hàm lượng xi măng và khoáng vật thứ sinh với độ rỗng.
Bảng 3: Tổng hợp giá trị độ rỗng theo hàm lượng của khoáng vật sét kaolinite
Tập Giá trị Kaolinite (%) Độ rỗng nhìn thấy (%)
C Trung bình 3,0 0
Nhỏ nhất-lớn nhất V-8,7 0
D Trung bình 2,3 0
Nhỏ nhất-lớn nhất V-9,3 0
E và F Trung bình 0,2 0,6
Nhỏ nhất-lớn nhất 0,0–7,0 (MD-1X) V-5,3 (AN-3X)
489
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Hình 9: Mối tương quan giữa độ thấm và tổng hàm lượng khoáng vật sét.
Hình10: Mối tươngquangiữađộ thấmvà tổnghàm lượngkhoángvật sét illite và tổhợpsét illite – smectite.
490
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Hình 11: Mối tương quan giữa độ rỗng nguyên sinh và hàm lượng khoáng vật zeolite.
kết không có độ rỗng. Theo đó, đối với những mẫu
cát kết này độ rỗng ban đầu bị mất đi do quá trình
nén ép là 44,4% và do quá trình xi măng hóa là 55,6%
(Hình 12c). Thông thường thì càng xuống sâu mức
độ nén ép càng tăng. Nhưng độ rỗng cát kết tập E và
F lại tốt hơn độ rỗng của tập C và tập D có thể giải
thích rằng quá trình xi măng hóa ở giai đoạn sớm của
cát kết tập E và F đã làm giảm sự ảnh hưởng của quá
trình nén ép cơ học lên tập này. Còn đối với cát kết
tập C và D thì quá trình xi măng hóa giai đoạn sớm
chưa triệt để và tạo điều kiện cho quá trình nén ép tác
động mạnh mẽ đến việc làm mất hoàn toàn độ rỗng
nguyên sinh.
Nói chung, sự tác động của hai yếu tố xi măng hóa và
nén ép trong quá trình tạo đá đã làm giảm, mất độ
rỗng của cát kết Oligocene lô 15-1/05 đáng kể. Trong
đó, quá trình nén ép có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến
độ rỗng của cát kết.
Quá trình hoà tan là nguyên nhân làm tăng độ rỗng
thứ sinh của đá. Nhìn chung độ rỗng thứ sinh của cát
kết Oligocene có khuynh hướng tăng theo chiều sâu
chôn vùi (Hình 13). Tuy nhiên mức độ hoà tan của
khoáng vật không đồng nhất, sự hoà tan xảy ra chủ
yếu trong cát kết tập E và F. Vì thế độ rỗng thứ sinh
chỉ đóng vai trò thứ yếu trong khả năng chứa của cát
kết Oligocene.
Mối liên hệ giữa độ rỗng và độ thấm rất chặt chẽ. Một
yếu tố ảnh hưởng đến độ rỗng thì như hệ quả nó cũng
ảnh hưởng đến độ thấm. Điều đó có nghĩa là khi độ
rỗng tăng thì độ thấm cũng tăng tương ứng. Trên
cơ sở kết quả phân tích độ thấm Klinkenberg, cát kết
arkose và lithic arkose tập E và F cũng tuân theo quy
luật này (Hình 14).
Tóm lại, độ rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene,
lô 15-1/05, bể Cửu Long là kết quả của sự tác động
tổng hợp bởi nhiều yếu tố: thành phần khoáng vật
tạo đá, kiến trúc hạt và những biến đổi sau quá trình
thành đá. Độ rỗng của cát kết Oligocene, lô 15-1/05
tăng theo hàm lượng thạch anh, kích thước hạt và độ
chọn lọc. Ảnh hưởng đáng kể trong việc làm giảm độ
rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene là sự hiện diện
với hàm lượng cao của các khoáng vật sét như zeolite,
kaolinite và các khoáng vật nhóm carbonate trong quá
trình tạo đá. Ngoài ra, quá trình xi măng hóa và nén
ép cơ học tác động đồng thời làm giảm đáng kể độ
rỗng và độ thấm của cát kết Oligocene. Bên cạnh đó,
độ rỗng thứ sinh cũng tăng theo độ sâu chôn vùi tuy
nhiên chỉ đóng vai trò thứ yếu trong khả năng chứa
của cát kết tập này.
KẾT LUẬN
Cát kết Oligocene, lô 15-1/05, bể Cửu Long phổ biến
nhất là cát kết arkose và lithic arkose có độ rỗng không
đáng kể đến kém, đôi khi xen kẹp với các lớp cát kết
feldspathic greywacke và cát kết feldspathic litharenite
(tập E và F) có độ rỗng không đáng kể. Cát kết tập C
đang trong giai đoạn tạo đá sớm với sự hiện diện của
sét smectite, trong khi cát kết tậpDở giai đoạn đầu tạo
đá giữa và cát kết tập E và F đã bước vào giai đoạn tạo
đá giữa đến đầu giai đoạn tạo đá nâng cao với vắng
mặt hoàn toàn của sét smectite và sự gia tăng hàm
lượng tổ hợp sétp illite-smectite. Độ rỗng và thấm của
cát kết chịu ảnh hưởng tổng hợp của hai quá trình xi
măng hóa và nén ép. Trong đó ảnh hưởng mạnh nhất
đến độ rỗng chính là quá trình nén ép. Kích thước và
độ chọn lọc của hạt vụn trong cát kết ảnh hưởng một
cách đáng kể đến độ rỗng và độ thấm. Cát kết arkose
và lithic arkose có kích thước hạt trung cùng với độ
chọn lọc từ trung bình đến trung bình-tốt là loại đá có
độ rỗng tốt nhất. Độ thấm giảmmạnh khi hàm lượng
sét tăng cao, và có xu hướng giảm mạnh nhất khi cát
kết giàu các khoáng vật sét illite và tổ hợp sét illite-
smectite. Ngoài ra, cát kết giàu khoáng vật thứ sinh
zeolite hiện diện phong phú ở tập E-F là một trong
491
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Hình 12: Độ rỗng nguyên sinh của cát kết bịmất do bị xi măng hóa và nén ép cơ học. (a) Tập C; (b) TậpD; (c)
Tập E và F.
Hình 13: Mối tương quan giữa độ rỗng thứ sinh và độ sâu chôn vùi cát kết tập E và F.
492
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
Hình 14: Mối tương quan giữa độ rỗng và độ thấm cát kết tập E và F.
những yếu tố quan trọng làm giảm độ rỗng của cát
kết tập này. Độ rỗng của cát kết hạt mịn giảm nhanh
hơn so với cát kết hạt thô khi có sự tăng lên của hàm
lượng zeolite.
Tất các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến độ rỗng và
độ thấm, loại cát kết có chất lượng chứa tốt nhất tầng
Oligocene, lô 15-1/05 là cát kết arkose và lithic arkose
tập E và F có kích thước hạt trung, độ chọn lọc từ
trung bình đến trung bình-tốt, hàm lượng xi măng
thấp, đặc biệt là hàm lượng thấp của sét illite và tổ
hợp sét illite-smectite.
LỜI CÁMƠN
Nhóm tác giả chân thành cám ơn Tổng công tyThăm
dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) đã cung cấp nguồn
tài liệu cho nghiên cứu này.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi TrườngĐại họcKhoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí
Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ đề tài mã số:
T2018-24.
DANHMỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XRD: Phân tích phân tích nhiễu xạ tia X
Tr: Vết
VF: Kích thước hạt rất mịn
F: Kích thước hạt mịn
M: Kích thước hạt trung
C: Kích thước hạt thô
P: Độ chọn lọc kém
M: Độ chọn lọc trung bình
M-G: Độ chọn lọc trung bình-tốt
G: Độ chọn lọc tốt
A: Góc cạnh
SA: Nửa góc cạnh
SR: Nửa tròn cạnh
R: Tròn cạnh
F: Không tiếp xúc
P: Tiếp xúc dạng điểm
L: Tiếp xúc dạng đường thẳng
C: Tiếp xúc dạng đường cong
S: Tiếp xúc dạng đường khâu
Q: Thạch anh
Pl: Plagioclase
Or: Orthoclase
B: Biotite
G: Mảnh đá granite
V: Mảnh đá núi lửa
Ca: Calcite
Ze: Zeolite
XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Các tác giả cam kết không có xung đột về lợi ích liên
quan đến nghiên cứu với các cơ quan/tổ chức/cá nhân
tài trợ.
493
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Tự nhiên, 4(2):478-495
ĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ:
Đỗ Ngọc Thanh – tác giả chính: Tổng hợp, viết bài,
chịu trách nhiệm nội dung nghiên cứu.
PhạmThị Duyên – thành viên tham gia: Phân tích và
thống kê số liệu
Liêu Kim Phượng – thành viên tham gia: Kiểm tra và
chịu trách nhiệm hàm lượng khoa học cho bài báo.
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Worden RH. Dolomite cement distribution in a sandstone
from core and wireline data: the Triassic fluvial Chaunoy For-
mation, Paris Basin, in Harvey, P.K., and Lovell, M.A., eds., Core-
Log Integration. Geological Society of London Special Publi-
cation. 1998;136(15):197–211. Available from: https://doi.org/
10.1144/GSL.SP.1998.136.01.17.
2. Morad S. Carbonate Cementation in Sandstones. Interna-
tional Association of Sedimentologists, Special Publication.
1998;26(26):1–26. Available from: https://doi.org/10.1002/
9781444304893.
3. Griffiths JC. Grain size distribution and reservoir rock char-
acteristics. American Association of Petroleum Geologist
Bulletin. 1952;36. Available from: https://doi.org/10.1306/
3D9343EE-16B1-11D7-8645000102C1865D.
4. Đông TL, Hải PD. Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu
khí. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam, Hà Nội. 2005;p.
263–311.
5. Plas L, Tobi AC. A chart for judging the reliability of point
counting results. Am J Sci. 1965;263:87–90. Available from:
https://doi.org/10.2475/ajs.263.1.87.
6. Soloman M, Green R. Geol Rundsch, A chart for designing
modal analysis by point counting. International Journal of
Earth Science. 1966;55:844–848. Available from: https://doi.
org/10.1007/BF02029658.
7. Folk RL. Petrology of Sedimentary Rocks, Texas 78703.
Hemphill Publishing Company. 1974;.
8. Folk RL, Ward WC. Brazos river bas: a study in the signifi-
cance of grain size parameters. Journal of Sedimentary Petrol-
ogy. 1957;27:3–26. Available from: https://doi.org/10.1306/
74D70646-2B21-11D7-8648000102C1865D.
9. Folk RL, Andrews PB, Lewis DW. Detrital sedimentary rock
classification and nomenclature for use in New Zealand. New
Zealand Journal of Geology and Geophysics. 1970;p. 937–
968. Available from: https://doi.org/10.1080/00288306.1970.
10418211.
10. Folk RL. Stage of textural maturerity in sedimentary rocks.
Sedimentary petrology. 1951;Available from: https://doi.org/
10.2110/jsr.21.127.
11. WentworthCK. A scaleofgradeandclass terms for clastic sedi-
ments. The Journal of Geology. 1922;30(5):377–392. Available
from: https://doi.org/10.1086/622910.
12. Phuong LK. Characterization of petrography and diage-
netic processes influence on porosity and permeability of
Oligocene sandstone reservoir rocks, block 15-2 in Cuu Long
basin. Journal of Engineering Research and Application.
2017;p. 62–73. Available from: https://doi.org/10.9790/9622-
0706076273.
13. Dũng NV. Đặc điểm thạch học, biến đổi sau trầm tích và ảnh
hưởng của chúng đến độ rỗng - thấm của đá chứa cát kết tuổi
Oligocene-miocene sớmmỏSư TửĐen, Lô 15 -1, bể Cửu Long.
Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-
HCM. 2004;.
14. Houseknecht D. Assessing the Relative Importance of
Compaction Processes and Cementation to Reduction of
Porosity in Sandstones. AAPG Bulletin. 1987;p. 633–642.
Available from: https://doi.org/10.1306/9488787F-1704-11D7-
8645000102C1865D.
494
Science & Technology Development Journal – Natural Sciences, 4(2):478-495
Open Access Full Text Article Research Article
1University of Science, VNU-HCM,
Vietnam
2Vietnam Petroleum Institute, Vietnam
3Ho Chi Minh City Institute of Resources
Geography, Vietnam Academy of Science
and Technology, Vietnam
Correspondence
Do Ngoc Thanh, University of Science,
VNU-HCM, Vietnam
Email: dngthanh@hcmus.edu.vn
History
 Received: 25-10-2019
 Accepted: 25-12-2019
 Published: 15-6-2020
DOI : 10.32508/stdjns.v4i2.856
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
Petrographical characteristics and post-depositional alteration
affecting porosity and permeability of Oligocene sandstones,
block 15-1/05, Cuu Long basin
Do Ngoc Thanh1,*, Pham Thi Duyen2, Lieu Kim Phuong3
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
Petrographical characteristics and post-depositional alteration studies of sandstones are the two
important factors to reservoir rocks, which affect oil and gas storage and permeability of reservoir
rocks. This study revealed petrographical characteristics, post-depositional alteration, and their in-
fluence on the porosity and permeability of Oligocene sandstones, including C, D, and E and F se-
quences, block 15-1/05, Cuu Long Basin. The results show thatmost of the sandstoneswere arkose,
lithic arkose, and sporadically interbedded by feldspathic greywacke. The post-depositional alter-
ation was progressively increasing following the burial depth from early diagenesis of sequence
C, to intermediate diagenesis of sequence D and advanced diagenesis of sequence E and F. The
post-depositional alterations significantly influenced on the porosity of the Oligocene sandstone
were the cementation and mechanical compaction. They reduced the porosity and permeability
of the sandstone. Additionally, authigenic clay minerals have a negative effect on permeability in
which sandstones were rich illite and illite-smectite clay minerals, and the permeability tended to
decrease stronger than others. Our results showed that the potential reservoir rocks of Oligocene
sandstones, block 15-1/05 were sequence E and F sandstones that are in well grain sorting, well
grain roundness shape, and contained a small number of cement, particularly the absence of illite
and illite-smectite.
Key words: sandstone reservoir, sedimentary petrography, porosity and permeability
Cite this article : Thanh D N, Duyen P T, Phuong L K. Petrographical characteristics and post-
depositional alteration affecting porosity and permeability of Oligocene sandstones, block 15-
1/05, Cuu Long basin. Sci. Tech. Dev. J. - Nat. Sci.; 4(2):478-495.
495

File đính kèm:

  • pdfdac_tinh_thach_hoc_va_bien_doi_sau_tram_tich_anh_huong_den_d.pdf