Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh

Quy hoạch tích hợp và triển khai theo hướng phối hợp đa ngành có vai trò quan

trọng đối với quá trình Quản lý phát triển đô thị bền vững. Bài viết này tập trung vào

nhận định một số yếu tố về thực trạng công tác cải tạo chỉnh trang đô thị và phân tích

một trường hợp điển hình về quy hoạch chi tiết và triển khai dự án Công viên Văn hóa

Gò vấp. Từ hướng tiếp cận thực tiễn, kết hợp những xu hướng quy hoạch phát triển đô

thị hiện nay, bài viết đề xuất mô hình Quy hoạch hạ tầng xanh (Green Blue

Infrastructure) và những khuyến nghị áp dụng những công cụ hỗ trợ tổ chức thực hiện

quy hoạch. Để nâng cao tính khả thi cho dự án cải tạo đô thị, khung MOTA

(Motivation – Ability), Phương pháp tiếp cận “động lực – năng lực”, được áp dụng

giúp xác định các động lực và nguồn lực thực thi, khi thất bại thị trường (Market

Malfunction) được khắc phục thông qua cơ chế tài chính hợp lý và xác định yếu tố cải

thiện động lực tham gia của các đối tác (Stakeholders).

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 1

Trang 1

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 2

Trang 2

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 3

Trang 3

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 4

Trang 4

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 5

Trang 5

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 6

Trang 6

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 7

Trang 7

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 8

Trang 8

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 9

Trang 9

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang viethung 7840
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh

Chuyển đổi đô thị dựa trên giá trị sông rạch: hướng tiếp cận quy hoạch thực thi tích hợp và xây dựng hạ tầng xanh
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
CHUYỂN ĐỔI ĐÔ THỊ DỰA TRÊN GIÁ 
TRỊ SÔNG RẠCH: HƯỚNG TIẾP CẬN 
QUY HOẠCH THỰC THI TÍCH HỢP VÀ 
XÂY DỰNG HẠ TẦNG XANH 
TS. KTS. Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc, Sở 
Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; 
PGS. TS. Nguyễn Hồng Quân - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nước và Biến 
đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐH Quốc gia TPHCM; 
TS. KTS. Phan Nhựt Duy - Khoa Quy hoạch, trường Đại học Kiến trúc TP.HCM. 
Tóm tắt 
Quy hoạch tích hợp và triển khai theo hướng phối hợp đa ngành có vai trò quan 
trọng đối với quá trình Quản lý phát triển đô thị bền vững. Bài viết này tập trung vào 
nhận định một số yếu tố về thực trạng công tác cải tạo chỉnh trang đô thị và phân tích 
một trường hợp điển hình về quy hoạch chi tiết và triển khai dự án Công viên Văn hóa 
Gò vấp. Từ hướng tiếp cận thực tiễn, kết hợp những xu hướng quy hoạch phát triển đô 
thị hiện nay, bài viết đề xuất mô hình Quy hoạch hạ tầng xanh (Green Blue 
Infrastructure) và những khuyến nghị áp dụng những công cụ hỗ trợ tổ chức thực hiện 
quy hoạch. Để nâng cao tính khả thi cho dự án cải tạo đô thị, khung MOTA 
(Motivation – Ability), Phương pháp tiếp cận “động lực – năng lực”, được áp dụng 
giúp xác định các động lực và nguồn lực thực thi, khi thất bại thị trường (Market 
Malfunction) được khắc phục thông qua cơ chế tài chính hợp lý và xác định yếu tố cải 
thiện động lực tham gia của các đối tác (Stakeholders). 
__________________________________________________________ 
28
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
1. Đặt vấn đề 
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), một 
đô thị cực lớn có vị trí gần biển, nằm trên lưu 
vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, có quá trình phát 
triển gắn liền với yếu tố sông ngòi – kênh rạch. 
Đường thủy đã từng là giao thông tiếp cận chính 
trong quá trình lịch sử phát triển của thành phố. 
Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển kinh tế (là đô 
thị đóng vai trò là đô thị trung tâm của vùng), và 
đóng góp hơn 20% GDP của quốc gia, quá trình 
đô thị hóa đã diễn ra quá nhanh, nhất là tại các 
quận mới phát triển. Trên thực tế, hầu hết các dự 
án phát triển các khu đô thị mới đều dựa trên hệ 
thống kỹ thuật hạ tầng “cứng” (bê-tông hóa). 
Quá trình này có thể đã giải quyết một số lợi ích 
trước mắt như chống sạt lở và ngăn triều cường 
cho một khu vực cục bộ, nhưng lại gây những 
ảnh hưởng dài hạn và đáng kể đến sự cân bằng 
của hệ sinh thái tự nhiên trong đó có yếu tố nước, 
một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền 
vững của đô thị. Chính cách tiếp cận vấn đề chưa 
phù hợp, liên quan đến công tác lập và quản lý 
quy hoạch, đã dẫn đến sự chủ quan trong việc 
định hướng phát triển đô thị trên các vùng đất rủi 
ro dễ bị tổn thương bởi các tác động từ môi 
trường tự nhiên trong đó có ngập lụt (Duy, 
2017b). Bằng chứng là thực trạng ngập của 
Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra ngày càng 
nghiêm trọng với tác động ngày càng lớn đến sự 
phát triển bền vững của đô thị và môi trường 
sống của người dân (số điểm ngập đã tăng từ 680 
trong 7 năm 2003 – 2009 (Phi, 2013) lên 1250 
trong 7 năm tiếp theo 2010 – 2016 (nguồn tổng 
hợp từ SCFC, 2010 - 2016). Do đó, Thành phố 
cần có hướng tiếp cận phù hơn hơn cho các giải 
pháp quy hoạch và đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ 
thuật đô thị góp phần tăng cường khả năng thích 
ứng của đô thị trước các tác động của môi trường 
ngày càng biến động khó lường. 
Hướng đến hạ tầng thông minh hơn 
Đối những những thách thức về ngập lụt 
và môi trường hiện nay và hướng đến những mục 
tiêu thiên niên kỷ của UN Habitat, tầm nhìn của 
TP.HCM hướng đến một đô thị có hạ tầng thông 
minh, chức năng không gian mở và cây xanh 
đóng vai trò điều hòa nước và cải thiện môi 
trường và chất lượng sống đô thị. Tầm nhìn này 
cần được bám sát thông qua một khung phát 
triển, điều này không có nghĩa là các quy định và 
sự kiểm soát mang tính tập trung mà là một công 
cụ để dự đoán nhu cầu, điều phối nỗ lực và tìm ra 
con đường để đạt được mục tiêu mà mọi người 
đều có thể làm theo. Quy hoạch hệ thống không 
gian mở đa chức năng cần gắn với khái niệm Hạ 
tầng Xanh và được quản lý tích hợp, gắn với tầm 
nhìn và khung phát triển để dự báo đúng như cầu 
và điều phối nguồn lực hợp lý. Thành phố cần có 
các cách tiếp cận vấn đề mang tính đa chiều 
thông qua quá trình điều chỉnh quy hoạch đô thị, 
ứng dụng các giải pháp đồng bộ, liên ngành, 
hướng đến một hạ tầng đa chức năng, gắn kết các 
không gian mở, nông nghiệp đô thị, mảng xanh 
và mặt nước của đô thị, nhằm nâng cao khả năng 
thích ứng, phục hồi nhanh (tạm dịch từ 
“resilience”) sau các biến cố ngập có thể xảy ra 
trong tương lai, gia tăng giá trị sinh thái, sức 
khỏe cộng đồng, đồng thời tạo các hiệu quả tích 
cực về xã hội và môi trường đô thị. 
Thực tiễn triển khai dự án đô thị 
Thực tiễn cải tạo đô thị tại Thành phố Hồ 
Chí Minh vẫn còn những bất cập như thiếu cơ 
chế chính sách phù hợp nhằm triển khai thực 
hiện quy hoạch cùng những giải pháp tổ chức 
thực thi hiệu quả, phát huy các dạng nguồn lực 
và các năng lực tổ chức thực hiện trong xã hội; 
cơ chế kiểm soát đầu cơ đất chưa theo kịp thị 
trường, thiếu những giải pháp đồng bộ và phù 
hợp, vẫn còn khe hở trong cơ chế chính sách quy 
định về quản lý đất đai, quy hoạch vv trước 
nhu cầu nhà ở tăng nhanh và áp lực của quá trình 
đô thị hóa; còn thực trạng doanh nghiệp lợi dụng 
phát triển các dự án nhỏ lẻ, manh mún, đầu cơ 
đất đai. 
Từ mục tiêu và những tồn tại, bất cập 
trong thực tiễn như đã nêu, phần tiếp theo của bài 
viết trình bày những lý luận về hạ tầng xanh, tính 
mềm dẻo và phục hồi nhanh cùng mô hình triển 
khai thực hiện được đề xuất cho Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
29
Quy hoạch và phát tr ... c nhau. 
Kết 
quả 
NGUYÊN NHÂN 
(Trigger) 
NHẬN THỨC 
(Perception) 
ĐỘNG LỰC 
(Motivation) 
NĂNG LỰC 
(Ability) 
HÀNH VI 
(Action) 
35
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Khung MOTA được sử dụng để đánh giá kết 
quả tiềm năng của một kế hoạch theo ba bước 
sau: (1) Đánh giá các thành phần con nhận thức, 
động lực và khả năng đáp ứng với một kích hoạt 
nhất định; (2) Đánh giá MOTA và lập bản đồ 
MOTA dựa trên phân tích động cơ và khả năng; 
và (3) Phân tích tương quan giữa nhận thức- động 
cơ và khả năng nhận thức. Thông tin về Nhận 
thức, Động lực và Khả năng của các bên liên 
quan được sử dụng làm đầu vào cho việc đánh giá 
có thể đạt được thông qua khảo sát xã hội (ví dụ 
như bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu, họp nhóm tập 
trung). Thông tin này sau đó được bình thường 
hoá thành điểm MOTA. Điểm MOTA có thể 
được hình dung dưới dạng bản đồ MOTA, mô tả 
hướng của các kết quả tiềm năng động lực và khả 
năng giữa các bên, minh hoạ tính khả thi của việc 
thực hiện. Do có sự khác nhau lớn về động cơ và 
khả năng giữa các bên, nên điểm MOTA của họ 
có thể khác nhau rất nhiều, nhưng điểm tổng hợp 
của hành động tập thể thể hiện tính khả thi của 
hành động này và có thể được thể hiện thành 8 
nhóm. Hướng ngang thể hiện động lực và chiều 
dọc là khả năng. Ở phía bên phải của hướng 
ngang (động lực) là những người ủng hộ / người 
theo và một bên trái là người phản đối. Những 
người có động lực và khả năng trên 50% là lãnh 
đạo (nhóm hỗ trợ nhất). Từ kết quả của bản đồ 
MOTA, theo trục ngang “đông lực”, chúng ta sẽ 
thấy được sự ủng hộ hoặc không ủng hộ giữa các 
nhóm từ đó có cách giải quyết hợp lý, xây dựng 
sự đồng thuận trước khi triển khai dự án. Bên 
cạnh đó, khi quan sát về năng lực của các nhóm, 
theo trục đứng “khả năng”, chúng ta có thể xác 
định các năng lực hạn chế và tập trung giải quyết. 
Kết quả cuối cùng từng công cụ MOTA mang lại 
sẽ giúp xây dựng được lộ trình triển khai các giải 
pháp, kế hoạch. 
Hình 9: Sơ đồ minh họa cho mô hình MOTA 
36
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
b. Các bước áp dụng khung MOTA cho dự án 
Công viên Gò Vấp (hoặc các dự án khác) 
• Xác định các vấn đề chính cần giải quyết 
• Xây dựng các phương án cần lựa chọn để 
giải quyết vấn đề 
• Xác dịnh bên có liên quan chính trong việc 
xây dựng và triển khai dự án (cơ quan quản 
lý, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các nhóm bị ảnh 
hưởng, tác động của dự án) 
• Xây dựng bộ bảng hỏi để điều tra 
• Tổ chức điều tra, phỏng vấn các bên có 
liên quan 
• Xử lý số liệu, vẽ biểu đồ MOTA 
• Xác định sự đồng thuận và khả năng xây 
dựng, triển khai dự án của các bên có liên 
quan từ kế quả phân tích MOTA 
• Xây dựng kế hoạch về việc nâng cao sự 
đồng thuận, nâng cao năng lực cho các bên có 
liên quan 
• Đề xuất lộ trình thực hiện, triển khai dự án 
trên cơ sở các nguồn lực và năng lực triển 
khai 
3.2.2 Quản lý thực hiện dự án và mô hình 
tham dự 
Qua một số phân tích và đề xuất đã nêu ở phần 
trên, các giải pháp quy hoạch và thiết kế nhằm 
xây dựng hệ thống hạ tầng xanh trong đô thị chỉ 
khả thi để có thể áp dụng thực tế nếu các bên có 
liên quan cùng phối hợp theo một cơ chế họp tác 
theo hướng các bên cùng có lợi (nhà đầu tư, đơn 
vị quản lý của nhà nước, và cộng đồng). Tìm 
kiếm lợi ích chung nhất của tất cả các bên cùng 
tham gia làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp 
là điều quan trọng mà nhóm tác giả muốn nhấn 
mạnh. Hợp tác công tư với sự ủng hộ của cộng 
đồng là hướng đi hợp lý, nhưng cần cụ thể hóa 
bằng những mục tiêu cụ thể. Lấy ví dụ, giải pháp 
đề xuất duy trì hoặc mở rộng diện tích mặt nước 
như đã nêu ở trường hợp nghiên cứu trên có thể 
đáp ứng và đem lại một số lợi ích cho các bên 
như sau: 
• Tăng cường khả năng trữ và giữa nước góp 
phần giảm cao độ mực nước mặt cho khu vực và 
toàn đô thị (liên quan đến chức năng quản lý của 
chính quyền địa phương); 
• Nâng cao giá trị khai thác về mặt cảnh quan 
và công năng sử dụng, góp phần và giá trị kinh 
doanh (giá bán) và góp phần tăng uy tín cho nhà 
đầu tư; 
• Tạo môi trường kết nối cho các cộng đồng 
dân cư trong khu vực thông quan các hoạt động 
vui chơi, giải trí, dưới nhiều hình thức (chẳng 
hạn bơi thuyền, nuôi trồng thủy sản như là thú 
vui giải trí), gắn với một số chức năng giải trí, 
du lịch cộng đồng, du lịch trang trại vv 
Tuy nhiên, những lợi ích trên cần được 
“lượng hóa” và minh bạch trong cơ chế quản lý 
và điều tiết lợi ích khi triển khai để thuyết phục 
các bên cùng tham gia (VD: tổng diện tích mặt 
nước - khối tích trữ nước của công viên góp phần 
trữ thế nào so với nhu cầu của toàn đô thị, và giá 
trị bất động sản được nâng cao bao nhiêu; mỗi hộ 
gia đình có thể được chia sẻ tỷ lệ diện tích bao 
nhiêu so với diện tích bất động sản mà họ sở 
hữu). 
Thực tế cho thấy, vai trò tổ chức thực hiện dự 
án cải tạo chỉnh trang đô thị là vô cùng quan 
trọng trong việc đảm bảo quá trình thực thi và 
hiệu quả. Một số vấn đề cần quan tâm bao gồm: 
• Trước hết, việc tổ chức phân giao, chỉ đạo 
quyết liệt đối với việc xây dựng hạ tầng xanh đa 
chức năng cho thành phố, có vai trò quyết định, 
đảm bảo kết nối, phối hợp giữa các Sở Ban 
Ngành trong một dự án cải tạo chỉnh trang đô thị 
đa mục tiêu. Điều này thể hiện tính kiên định 
bám sát khung phát triển của thành phố như đã 
đề cập bên trên về việc đổi mới phương pháp quy 
hoạch và quản lý đô thị. 
• Đối với dự án hạ tầng xanh đô thị, khâu quy 
hoạch cần lưu tâm khả năng và giải pháp xã hội 
hóa, trong đó, việc các định ranh dự án để ưu tiên 
quỹ đất và chỉ tiêu quy hoạch là hết sức quan 
trọng để dự án có sức hút đầu tư. Song song, cần 
xác định ranh dự án theo mục tiêu tích hợp, 
không theo mục tiêu thuần túy là xây dựng công 
viên như thông lệ vẫn làm, dễ dẫn đến bế tắc, 
triển khai chậm do thiếu vốn đầu tư công hoặc 
không khả thi do khó mời gọi đầu tư, xã hội hóa. 
• Đồng thời, việc xác định các chỉ tiêu cho dự 
án và qui trình đấu thầu thực hiện dự án cần được 
hiểu và thực hiện đúng ngay từ đầu, tránh những 
sai sót về kỹ thuật hoặc pháp lý dẫn đến chậm 
hoặc khó triển khai dự án. 
• Bên cạnh đó, việc thành lập một tổ chức phát 
triển đô thị với cơ chế hoạt động có hiệu quả là 
một bước làm thực sự cần thiết, nhằm triển khai 
một cách làm mới trong tổ chức thực hiện quy 
hoạch. Trên thế giới, có nhiều mô hình hợp tác 
công tư trong cấu trúc của Ban quản lý dự án đã 
thực hiện thành công các khu vực phát trển đô thị 
lớn cho thấy sự phối hợp khéo léo giữa nguồn 
lực và vai trò trong ban hành và điều phối chính 
sách của nhà nước và khối tư nhân với tính năng 
37
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
động, khả năng ra quyết định nhanh chóng, kịp 
thời điểm và những kỹ năng quản lý phát triển dự 
án. Các dự án hạ tầng xanh đô thị cần được triển 
khai có chiến lược, lộ trình và gắn với khung 
phát triển của toàn thành phố. Như vậy, nguồn 
lực thực hiện sẽ đa dạng hơn và kết quả hình 
thành từng bước theo lộ trình khung phát triển, 
tạo sự gắn kết và mang tính hệ thống của hạ tầng 
không gian cây xanh gắn với mặt nước và những 
cảnh quan có sức tái tạo (productive landscape). 
4. Kết luận 
Phương pháp quy hoạch và giải pháp triển 
khai quy hoạch hệ thống không gian mở - kết 
hợp giữa mảng xanh và mặt nước của thành phố 
cần có đổi mới, đồng bộ và cải tiến để đảm bảo 
tính khả thi khi áp dụng vào việc triển khai các 
dự án đô thị nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu 
quả, góp phần giải quyết những bài toán chiến 
lược về phát triển bền vững cho thành phố. Giải 
pháp hạ tầng xanh có thể được nghiên cứu ứng 
dụng từng bước, nhằm xây dựng một hệ thống hạ 
tầng đa chức năng, làm nền tảng cho các giải 
pháp cân bằng mực nước góp phần giảm thiểu rủi 
ro về ngập lụt, tác động của biến đổi khí hậu và 
thảm họa môi trường. 
Việc triển khai các giải pháp hạ tầng xanh cần 
từng bước lồng ghép vào các dự án quy hoạch, 
nâng cấp đô thị theo các quy mô khác nhau, 
thông qua một khung thực hiện 
(“IMPLIMENTATION FRAMEWORK”) được 
đánh giá một cách tổng hợp, với sự tham gia của 
các bên có liên quan, căn cứ vào các nguồn lực 
tài chính, các ràng buộc về mặt thể chế, chính 
sách, và lộ trình thực thi phù hợp. Công tác quy 
hoạch đô thị cần tiếp cận những phương pháp 
mới và vận dụng phù hợp vào thực tiễn Thành 
phố Hồ Chí Minh. Quá trình lập đồ án quy hoạch 
cần song song nghiên cứu các cơ chế tạo nguồn 
lực cho quá trình thực thi quy hoạch. 
Song song với đổi mới phương pháp lập quy 
hoạch, Thành phố cần kiến thiết bộ máy tổ chức 
triển khai các dự án đô thị phù hợp với định 
hướng đổi mới trong cách lập và tổ chức thực 
hiện các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, 
nhằm đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa các 
bên. Các cơ quan quản lý cần kịp thời, linh động, 
chủ động trong việc huy động nguồn lực, điều 
phối kết hợp các nguồn lực khác nhau như sự 
tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng và các 
bên liên quan, nhằm đảm bảo dự án được triển 
khai một cách khoa học và hiệu quả nhất. 
Tài liệu tham khảo 
1.Nguyễn Trọng Hòa et al., Thực trạng quy hoạch, 
quản lý quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, Tạp chí 
Kiến trúc, 8/2012. 
2.Huỳnh Thế Du et al., Nghiên cứu Nguôn lực phục 
vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố, DPA, 
2018. 
3.Pablo at el., Quy hoạch đô thị cho Lãnh đạo Thành 
phố, UN Habitat, 2014. 
4.Phạm Hùng Cường. 2019. “ĐÔ THỊ - NÔNG 
THÔN NGOẠI THÀNH TRONG MỐI LIÊN KẾT 
KHÔNG GIAN KINH TẾ VÀ KHÔNG GIAN SINH 
THÁI”. Trang tin Trường Đại học Xây dựng. 
5.Balica S. F., Wright N. G. and Van deu Meulen F. 
(2012). A flood vulnerability index for coastal cities 
and its use in assessing climate change impacts. Nat 
Hazards (2012) 64, pp. 73–105, DOI 10.1007/s11069-
012-0234-1 
6.Berkes F. (2007). Understanding Uncertainty and 
Reducing Vulnerability: Lessons from Resilience 
Thinking. Natural Hazards 41 (2): pp. 283–295. DOI 
10.1007/s11069-006-9036-7 
7.Desouza K. C. and Flanery T. H (2013). Designing, 
Planning, and Managing Resilient Cities: A 
Conceptual Framework. Cities, vol. 35, pp. 89-99. 
DOI 10.1016/j.cities.2013.06.003 
8.Duy P. N., Chapman L., Tight M., Thuong L. V., 
and Linh P. N. (2017a). Increasing Vulnerability to 
Floods in New Development Areas: Evidence from 
Ho Chi Minh City. International Journal of Climate 
Change Strategies and Management, Vol. 10 (1), 
pp.197-212. Emerald. DOI: 10.1108/IJCCSM-12-
2016-0169 
9.Duy P. N., Chapman L., Tight M., Thuong L. V., 
and Linh P. N. (2017b). Urban Resilience to Floods in 
Coastal Cities: Challenges and Opportunities for Ho 
Chi Minh City and other Emerging Cities in Southeast 
Asia. Journal of Urban Planning and Development, 
Vol. 44 (01), ASCE. DOI: 
10.1061/%28ASCE%29UP.1943-5444.0000419 
10.Duy P. N., Chapman L., Tight M. (2019). Resilient 
Transport System to Reduce Urban Vulnerability to 
Floods: A Case Study of Ho Chi Minh City, Vietnam. 
Travel Behavior and Society, Vol 15 (2019), pp. 28 – 
43. Elsevier. DOI: 10.1016/j.tbs.2018.11.001 
11.Holling C. S. (1973). Resilience and Stability of 
Ecological Systems. Annual review of Ecology and 
Systematic, vol. 4, pp. 1-23. DOI 
10.1146/annurev.es.04.110173.000245 
12.Holling, C. S. (1996). Engineering Resilience 
versus Ecological Resilience, in Schulze P. C (pp. 31- 
38
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
43, ed). Engineering within ecological constraints. 
National Academy Press, Washington D.C., USA. 
13.Liao K. H (2012). A Theory on Urban Resilience 
to Floods-A Basis for Alternative Planning Practices. 
Ecology and Society 17(4): 48. The Resilience 
Alliance, DOI 10.5751/ES-05231-170448 
14.Turner B. L., Kasperson R. E., Matson P. A, 
McCarthy J. J. , Corell R. W., Christensen L., Eckley 
N., Kasperson J. X., Luers A., Martello M. L., Colin 
Polsky C., Pulsipher A., and Schiller A. (2003). A 
Framework for Vulnerability Analysis in 
Sustainability Science. Proceedings of the National 
Academy of Sciences of the United States of America, 
Vol. 100 (14), pp. 8074-8079 [Peer Reviewed 
Journal]. DOI: 10.1073/pnas.1231335100 
15.Zevenbergen C., Veerbeek W., Gersonius B., and 
VanHerk S. (2008). Challenges in UMF - Travelling 
Across Spatial and Temporal Scales. Flood Risk 
Management 1 (2008), pp. 81–88, 
DOI:10.1111/j.1753-318X.2008.00010.x 
16.Hong Quan Nguyen, Mohanasundar 
Radhakrishnan, Thi Kim Ngan Bui, Huu Loc Ho, 
Long Phi Ho, Viet Thanh Tong, Luu Trung Phung 
Huynh, Duc Dung Tran, Nguyen Xuan Quang Chau, 
Thi Thu Trang Ngo, Assela Pathirana, 2019. 
Evaluation of retrofitting responses on urban flood in 
Ho Chi Minh City using Motivation and Ability 
(MOTA) framework. Sustainable cities and Society, 
47:101465 DOI: 10.1016/j.scs.2019.101465 
17.Ho, L. P., L. M. Hermans, W. J. A. M. Douven, G. 
E. Van Halsema, and M. F. Khan. 2015. “A 
Framework to Assess Plan Implementation Maturity 
with an Application to Flood Management in 
Vietnam.” Water International 40: 984–1003. 
doi:10.1080/02508060.2015.1101528. 
18.Website:https://aasarchitecture.com/2014/06/six-
winners-rebuild-design-competition.html/ 
https://www.offshootsinc.com/green-infrastructure/ 
https://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/ha-tang-xanh-
xu-huong-phat-trien-tat-yeu-cua-nhung-khu-do-thi-
lon-3289857/ 
trong-moi-lien-ket-khong-gian-kinh-te-va-khong-
gian-sinh-thai.htm 
https://www.cuocthianh.com 
https://bds.tinnhanhchungkhoan.vn/bat-dong-san/ha-
tang-xanh-huong-di-thich-hop-voi-tphcm-
195230.html 
39

File đính kèm:

  • pdfchuyen_doi_do_thi_dua_tren_gia_tri_song_rach_huong_tiep_can.pdf