Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ

Biểu tượng Vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước,

hình thành trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến văn hóa với các quốc gia đồng văn châu Á, được các nghệ

nhân Đông Hồ chuyển hóa thành những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu. Điển hình là những hình tượng

được tạo dựng trong ba tác phẩm: Thổi sáo trên lưng trâu; Thả diều trên lưng trâu và Cá chép trông trăng.

Ba tác phẩm này đã đạt đến trình độ biểu tượng nghệ thuật, biểu đạt cho tư tưởng giải thoát, giả lập bản thể tâm hồn con người đến cảnh giới Vô ngã, tự do tự tại, hòa nhập với thiên nhiên vô cùng vô tận.

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 1

Trang 1

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 2

Trang 2

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 3

Trang 3

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 4

Trang 4

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 5

Trang 5

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 6

Trang 6

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 7

Trang 7

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 10360
Bạn đang xem tài liệu "Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ

Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017 
78 
Biểu tượng vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ 
The symbol of “vô ngã” in Dong Ho folk painting 
Nguyễn Đình Kỳ 
Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Nguyen Dinh Ky 
Thu Dau Mot University 
Tóm tắt 
Biểu tượng Vô ngã trong tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, 
hình thành trong bối cảnh giao lưu, tiếp biến văn hóa với các quốc gia đồng văn châu Á, được các nghệ 
nhân Đông Hồ chuyển hóa thành những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu. Điển hình là những hình tượng 
được tạo dựng trong ba tác phẩm: Thổi sáo trên lưng trâu; Thả diều trên lưng trâu và Cá chép trông trăng. 
Ba tác phẩm này đã đạt đến trình độ biểu tượng nghệ thuật, biểu đạt cho tư tưởng giải thoát, giả lập bản thể 
tâm hồn con người đến cảnh giới Vô ngã, tự do tự tại, hòa nhập với thiên nhiên vô cùng vô tận. 
Từ khóa: biểu tượng, vô ngã, tranh dân gian Đông Hồ. 
Abstract 
The symbol of Selflessness in Dong Ho folk painting originated from the agricultural civilization of wet 
rice cultivation, being formed by the context of exchanges, acquired and transformed by the same 
language countries in Asia, transformed into the typically art image by Dong Ho Craftsman. Typically, 
the images were created in three works: Thoi sao tren lung trau; Tha dieu tren lung trau and Ca chep 
trong trang. These three works have reached the level of artistic symbolism, expressing the idea of 
liberation, emulating the essence of human soul to the high limit of Selflessness, freedom, integration 
with boundless nature. 
Keywords: symbol, selflessness, Dong Ho folk painting. 
1. Đặt vấn đề 
Biểu tượng là một bộ phận quan trọng 
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của 
con người, nó vừa mang những đặc trưng 
văn hóa chung vừa chứa đựng những sắc 
thái văn hóa riêng của mỗi cộng đồng, dân 
tộc, quốc gia và thời đại. Vì thế, hành trình 
tìm kiếm và nghiên cứu biểu tượng trong 
nghệ thuật tạo hình là hành trình khám phá 
con đường trở về cội nguồn văn hoá và 
cũng là cuộc hành trình hướng đến những 
giá trị chân - thiện - mĩ của con người. 
Tranh dân gian Đông hồ là một trong 
những thành tố có tính đặc thù của nền văn 
hóa, trải qua hơn 500 năm tồn tại và phát 
triển nó đã trở thành bức tranh sinh động 
đa sắc màu về thế giới biểu tượng. Trong 
đó nhóm biểu tượng Vô Ngã dù xuất phát 
từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng đã 
được các nghệ nhân Đông Hồ chuyển hóa 
qua hình tượng nghệ thuật một cách sáng 
tạo. Điển hình là những hình tượng được 
NGUYỄN ĐÌNH KỲ 
79 
tạo dựng trong ba tác phẩm Thổi sáo trên 
lưng trâu; Thả diều trên lưng trâu và Cá 
chép trông trăng. Các tác phẩm này đã trở 
thành những biểu tượng nghệ thuật tiêu 
biểu biểu đạt cho thế giới quan, nhân sinh 
quan và khát vọng vươn lên xây dựng cuộc 
sống tươi đẹp, ấm no hạnh phúc của người 
dân lao động vùng Kinh Bắc xưa. 
2. Nội dung 
2.1. Khái niệm biểu tượng và 
biểu tượng Vô ngã 
+ Biểu tượng 
Biểu tượng (symbol) là thuật ngữ xuất 
hiện rất sớm từ ngôn ngữ cổ châu Âu 
(trong tiếng La Mã gọi là symbolus và 
trong tiếng Hy Lạp gọi là symbolon). Xuất 
phát từ mục đích sử dụng của các ngành 
khoa học mà thuật ngữ này có sự biến ảo 
cả về sắc thái lẫn ý nghĩa. 
Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng 
có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là hình ảnh 
tượng trưng, nghĩa thứ hai là hình ảnh 
nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình 
ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc 
khi tác động của sự vật vào giác quan ta 
đã chấm dứt [6; tr. 140]; Đồng với quan 
điểm trên, Từ điển Tiếng Việt của Viện 
Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Ngôn 
ngữ học lại cho ví dụ cụ thể hơn, biểu 
tượng có hai nghĩa: “1) Hình ảnh tượng 
trưng. Chim bồ câu tượng trưng cho hòa 
bình. 2) Hình thức nhận thức, cao hơn 
cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn 
giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của 
sự vật tác động vào giác quan ta đã chấm 
dứt” [7; tr. 80]; Với từ điễn Oxford 
Advancer lean’s Dictionary (2000) xem 
“biểu tượng là một người, một vật hay 
một sự kiện tượng trưng cho cái chung 
hay một tình huống nào đó” [9, tr. 780]; 
Còn Từ điển biểu tượng của J.E. Cirlot thì 
giải thích rằng: “những gì được gọi là biểu 
tượng khi nó được một nhóm người đồng 
ý rằng nó có nhiều hơn một nghĩa là đại 
diện cho chính bản thân nó” [8; tr. 25]. Từ 
các khái niệm trên, chúng ta thấy rằng 
biểu tượng là một thuật ngữ có nội hàm 
phong phú, đa dạng, tùy theo ngữ cảnh mà 
biểu tượng được giải thích một cách cụ 
thể hoặc có tính bao quát. 
Trong bài viết này, chúng tôi vận 
dụng lý thuyết biểu tượng, triết học, tư 
tưởng Phật giáo vào giải mã biểu tượng 
“Vô ngã” trong tranh dân gian Đông Hồ. 
Qua đó, chỉ ra các tầng nghĩa văn hoá 
cũng như lối tư duy hình tượng đặc trưng 
của nghệ nhân dân gian Đông Hồ trong 
việc chuyển hóa biểu tượng thành hình 
tượng nghệ thuật trong ba tác phẩm: Thổi 
sáo trên lưng trâu, Thả diều trên lưng trâu 
và Cá chép trông trăng. 
+ Biểu tượng Vô ngã 
Trang Tử, một nhà triết học uyên bác 
của Trung Hoa cổ đại là người kịch liệt 
phản đối xem con người cá nhân là trung 
tâm của vũ trụ. Ông cho rằng: “Cái tôi là 
một giới hạn trong không gian và thời gian, 
chỉ có quên tôi, quên vật (vong ngã, vong 
kỷ, vong vật), đạt tới cõi vật ngã lưỡng 
vong, vô kim cổ thì con người mới có thể 
hòa đồng với vũ trụ, sống một cuộc đời vô 
tận, vô cùng” [3; tr 74]. Nói như vậy không 
có nghĩa là phủ định cá nhân một cách giản 
đơn, mà lại là một sự khẳng định cá nhân 
trong giới hạn khác, giới hạn của Vô ngã. 
Nơi đó con người được trở về bản tính tự 
nhiên, tự do, thoát khỏi luân lý và chính trị 
theo kiểu Nho giáo đầy rẫy những trói 
buộc, nặng về công danh. 
Theo Đại đức Thích Phước Tiến: 
“Khái niệm Vô ngã của Phật giáo bắt 
nguồn từ khái niệm Ngã, một thuật ngữ 
được dịch từ tiếng Ba Li gọi là atman để 
chỉ một ngã bản thân con người, cái tôi 
BIỂU TƯỢNG VÔ NGÃ TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 
80 
con n ... ỗ cùng cực. Thêm nữa, 
trong điều kiện xã hội có nhiều tập đoàn 
phong kiến nổi lên, đấu đá, tranh dành, vơ 
vét tài sản của dân chúng để củng cố quyền 
lực, dồn ép tầng lớp người lao động đến 
chỗ lầm than. Đã tạo xung lực mạnh mẽ 
dẫn họ tìm đến tôn giáo, nghệ thuật như 
liệu pháp tinh thần, giả lập bản thể tâm hồn 
để vượt qua thực tại khắc nghiệt. 
Với cách hiểu như vậy, tác phẩm Thổi 
sáo trên lưng trâu, Thả diều diều trên lưng 
trâu, Cá chép trông trăng là một hình thức 
phóng chiếu, giải phóng tâm hồn đến cảnh 
giới vô ngã, tự do, tự tại, hòa nhập với 
thiên nhiên vũ trụ. 
2.2. Tính Vô ngã trong tranh dân gian 
Đông Hồ qua ba tác phẩm: Thổi sáo trên 
lưng trâu; Thả diều trên lưng trâu; Cá chép 
trông trăng 
+ Thổi sáo trên lưng trâu 
Chăn trâu thổi sáo là hình ảnh quen 
thuộc mang dấu ấn văn hóa đặc trưng của 
nền nông nghiệp lúa nước, là biểu tượng 
cho mối quan hệ cộng sinh, gần gũi, gắn bó 
giữa con người với vật nuôi trong đời sống 
thôn quê xưa. Tục ngữ có câu: “Con trâu 
là đầu cơ nghiệp”, quả đúng như vậy, đất 
nước ta đã trải qua thời kỳ dài trong lịch sử 
có trên 90% dân số tham gia sản xuất nông 
nghiệp. Hoạt động cày xới phụ thuộc hoàn 
toàn vào sức kéo của trâu, do đó con trâu 
có vị thế hết sức quan trọng trong đời sống 
nông thôn. Trâu không chỉ là vật nuôi mà 
còn là hiện thân cho các giá trị tinh thần, 
biểu hiện cho sức mạnh bền bỉ, dẻo dai; 
NGUYỄN ĐÌNH KỲ 
81 
cho đức tính hiền lành, chịu thương, chịu 
khó; là hiện thân đời sống nông nghiệp 
đồng thời là đề tài hấp dẫn cho các loại 
hình nghệ thuật khám phá, thể hiện. 
Hình 3.1. Thổi sáo trên lưng trâu 
Bên cạnh biểu tượng trâu, chú bé mục 
đồng cũng là một biểu hiện sinh động cho 
những ký ức tuổi thơ, gắn liền với nếp 
sinh hoạt chăn trâu, thả diều, bắt cá 
Song đứng trên bình diện biểu tượng chú 
bé mục đồng còn mang nhiều lớp nghĩa 
khác nữa tùy thuộc vào cấu trúc biểu 
tượng. Cũng có khi chú bé mục đồng là 
hiện thân của bản tính tự nhiên con người, 
nhưng cũng có khi mang ý nghĩa là sự 
khởi đầu của một kiếp người 
Để hiểu được ý đồ sáng tác của nghệ 
nhân Đông Hồ trong tác phẩm Thổi sáo 
trên lưng trâu, chúng ta không thể không 
chú ý đến hình ảnh sen - một hình tượng 
tưởng chừng như chỉ mang tính chất phụ 
họa, song thiếu nó bức tranh chỉ là một 
bản sao của hiện thực. Sen không chỉ là 
một loài hoa có cấu trúc đẹp mà còn mang 
những phẩm chất cao quý, thoát tục, 
thanh khiết, tinh khôi gắn liền với tư 
tưởng phật giáo. Trong tâm thức dân gian, 
sen được ví với người có khí chất thanh 
bạch, thâm trầm nhưng đầy bản lĩnh, sống 
nơi bụi trần nhưng không bị ràng buộc, 
cám dỗ bởi lợi danh 
Nếu như các nhà nghiên cứu mĩ thuật 
Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ, Nguyễn 
Phi Hoanh, Nguyễn Khắc Phi, Phạm Thị 
Chỉnh luôn chú ý đến vẻ đẹp của hình 
tượng chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo thổi 
sáo trên lưng trâu với lá sen che đầu, đặt 
trong mối quan hệ giữa nội dung và hình 
thức, ở thế tương quan loại hình nghệ thuật 
có tính đồng đại. Thì các nhà nghiên cứu 
văn hóa lại đặc biệt chú ý đến nguồn gốc 
và ý nghĩa của các cổ mẫu chứa đựng giá 
trị văn hóa trong đời sống cộng đồng. Điển 
hình cho hướng nghiên cứu này là công 
trình Tính minh triết trong tranh dân gian 
Việt Nam của Nguyễn Vũ Tuấn Anh. 
Trong đó, ông đặc biệt chú trọng đến các 
dấu hiệu biểu trưng cho triết lý Đông 
phương thâm trầm. Đó là hình ảnh có tính 
phá chấp trong quan niệm phật giáo được 
thể hiện qua hình tượng chú bé mục đồng 
ngồi lên hoa sen; hay dòng chữ “Diệp cái 
hà thanh thanh” (một chiếc lá sen che trời 
xanh) được ông liên hệ với hình tượng cây 
nêu, biểu tượng thái cực trong văn hóa Lạc 
Việt [1; tr 79]. 
Với hai hướng nghiên cứu như đã trình 
bày, xét thấy giữa họ đã có sự bổ sung cần 
thiết về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên 
đứng trên quan điểm tiếp cận biểu tượng, 
chúng tôi nhận thấy tác phẩm Thổi sáo trên 
lưng trâu còn có một giá trị mang tính biểu 
trưng cần được nghiên cứu, đó là biểu 
BIỂU TƯỢNG VÔ NGÃ TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 
82 
tượng Vô ngã [H 3.1]. 
Trong số các công trình bàn về tính 
chất của biểu tượng, chúng tôi đặc biệt lưu 
ý đến cuốn Ký hiệu học Văn hóa của 
Nguyễn Tri Nguyên. Theo tác giả biểu 
tượng gồm ba tính chất cơ bản: “1) Tính 
thống nhất giữa cấp độ bản thể và cấp độ 
biểu hiện; 2) Tính quy ước và tính võ đoán; 
3) Tính đa nghĩa và tính linh hoạt” [4; tr 
127 - 132]. 
Với tác phẩm Thổi sáo trên lưng trâu, 
nếu xét biểu tượng Vô ngã ở tính chất thứ 
nhất thì cái biểu đạt (hình ảnh trâu, chú bé 
mục đồng, hình ảnh sen) và cái được được 
biểu đạt (bản thể đời sống nông nghiệp, 
bản tính tự nhiên con người và tư tưởng 
giải thoát phật giáo) đã có sự thống nhất 
giữa cấp độ vật chất và cấp độ tinh thần. 
Trong trường hợp thứ hai tính quy ước 
(bản thể đời sống nông nghiệp, bản tính tự 
nhiên con người và tư tưởng giải thoát phật 
giáo) không đồng nhất với tính võ đoán (vô 
ngã), bởi mối liên hệ nội tại giữa vật biểu 
(trâu, chú bé mục đồng, sen) và hàm biểu 
(vô ngã) đã bị nhòe mờ. Khi đó biểu tượng 
Vô ngã mang bản chất ngôn ngữ nghệ thuật 
- tín hiệu thẩm mĩ. Xét về mặt cấu trúc, hệ 
thống tín hiệu thẩm mĩ (vô ngã) lấy ngôn 
ngữ tự nhiên (trâu, sen, chú bé) làm chất 
liệu để biểu đạt. Do đó, hệ thống tín hiệu 
thẩm mĩ trong trường hợp này là một biểu 
tượng nghệ thuật hàm biểu, biểu tượng Vô 
ngã. Ở tính chất thứ ba, biểu tượng Vô ngã 
cũng được thể hiện ở tính đa nghĩa tồn tại ở 
cả bình diện hệ thống, trừu tượng (ý nghĩa 
biểu trưng của hình tượng) và bình diện 
hoạt động cụ thể của đối tượng (hình thức 
biểu đạt của tác phẩm). Mặt khác, ý nghĩa 
biểu tượng không phải là một ý nghĩa ổn 
định mà là một tiềm năng. Vì thế khả năng 
biểu hiện và khai thác ý nghĩa của biểu 
tượng cũng được thực hiện ở nhiều cấp độ 
khác nhau. 
Tóm lại, Thổi sáo trên lưng trâu là 
một biểu tượng điển hình thuộc nhóm biểu 
tượng Vô ngã, thể hiện cho sự vượt lên bản 
ngã cá nhân để đạt đến bản tính tự nhiên, 
tự do, tự tại hòa nhập với thiên nhiên vô 
cùng vô tận. 
+ Thả diều trên lưng trâu 
Thả diều trên lưng trâu cũng là một 
biểu hiện của triết lý Vô ngã [H 3.2], tuy 
nhiên các biểu hiện triết lý Vô ngã ở tác 
phẩm này mang đậm dấu ấn dân gian và có 
phần trực tiếp hơn tác phẩm Thổi sáo trên 
lưng trâu, thể hiện qua việc tác giả lựa 
chọn biểu tượng hoa cúc và nón mê để bổ 
sung ý nghĩa cho khát vọng giải thoát của 
con người trước đời sống thực tại. Chúng 
ta đều biết nón mê là một thuật ngữ văn 
hóa để chỉ một loại nón lá ở trạng thái cũ 
kỹ, bình dị. Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ 
mẹ ta xưa của Nguyễn Duy có câu: 
“Mẹ tôi không có yếm đào 
Nón mê thay nón quai thao đội đầu” 
Hình 3.2. Thả diều trên lưng trâu 
NGUYỄN ĐÌNH KỲ 
83 
Nguyễn Duy đã tạo ra hai hình tượng 
đối lập giữa yếm đào và nón mê, đặt trong 
trạng thái không và có để chỉ hoàn cảnh, 
thân phận của mẹ trong xã hội. Với ý nghĩa 
tương tự như vậy, nón mê trong tác phẩm 
Thả diều trên lưng trâu là một hình ảnh có 
tính biểu tượng, biểu đạt cho đời sống bình 
dị của người dân vùng thôn quê. Song 
trong sự bình dị, chất phác, mộc mạc đó lại 
chứa đựng nguồn nội lực và ý chí vươn lên 
mạnh mẽ như Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã 
cảm nhận: “Chiếc nón vốn đội trên đầu chú 
bé mục đồng lại bay bổng lên cao như sự 
vươn lên của trí tuệ” [1; tr 81]. 
Thêm một hình tượng có tính biểu 
trưng nữa đó là hoa cúc được các nghệ 
nhân điểm xuyết lên thân trâu, sắp xếp 
theo hướng vươn lên với cánh diều, biểu 
hiện cho mối liên hệ giữa ước mơ bay cao 
khám phá thế giới của con người. Trong 
cảm quan người Việt, hoa cúc mang ý 
nghĩa tượng trưng cho mùa thu, sự vĩnh 
cửu, chung thủy, thanh cao, trong sáng 
Nếu như biểu tượng hoa sen biểu thị cho 
sự chân tu, thoát tục của phật giáo thì biểu 
tượng hoa cúc mang màu sắc thế tục 
nhiều hơn. 
Điểm nhấn của tác phẩm là hình ảnh 
con trâu và chú bé mục đồng được nghệ 
nhân thể hiện rất động. Tư thế chú bé nằm 
trên lưng trâu giong diều thật thoải mái làm 
sao, trâu và bé phối hợp với nhau nhịp 
nhàng đến mức chúng ta có cảm giác thân 
thiết tự nhiên như những người bạn, một 
biểu hiện của sự hòa hợp giữa con người 
với thiên nhiên. 
Như vậy, với việc sử dụng biểu tượng 
chú bé mục đồng thả diều bằng nón mê, 
trâu và hoa cúc các nghệ nhân Đông Hồ 
đã tạo nên một biểu tượng thẩm mĩ hàm 
biểu mang ý nghĩa giải thoát bản ngã 
trong dân gian. 
+ Cá chép trông trăng 
Hình 3.3. Cá chép trông trăng 
Nằm trong nhóm biểu tượng thể hiện 
triết lý Vô ngã nhưng Cá chép trông 
trăng [H 3.3] lại có một hình thức biểu 
trưng hoàn toàn khác so với hai tác phẩm 
Thổi sáo trên lưng trâu và Thả diều trên 
lưng trâu. 
Ở bức tranh này nghệ nhân không sử 
dụng hình tượng con người hay vật nuôi 
quen thuộc để thể hiện tư tưởng sáng tác 
mà sử dụng hình tượng cá chép, một loài 
cá sống trong môi trường tự nhiên để biểu 
đạt cho khát vọng và triết lý sống của con 
người. Truyền thuyết kể rằng: Vào năm nọ 
trời hạn hán, vì số Rồng quá ít, không đủ 
làm mưa xuống khắp mọi nơi nên Ngọc 
Hoàng mới đặt ra một kì thi chọn các con 
vật lên làm Rồng. Cuộc thi có ba kì, mỗi kì 
vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, 
BIỂU TƯỢNG VÔ NGÃ TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 
84 
đủ tài, vượt được cả ba đợt thì mới được 
hóa Rồng. Nếu như Cá Rô chỉ vượt qua 
được đợt sóng thứ nhất, Tôm vượt qua 
được đợt sóng thứ hai thì Cá Chép phóng 
luôn một lượt vượt qua cả ba con sóng và 
hóa thành Rồng. Theo truyền thuyết, để đạt 
được thành công đó Cá Chép phải tự chặt 
vây, vứt hết vẩy cả, chịu đau đớn mới có 
thể hóa Rồng, vì thế ngoài tài ba, con cá 
còn phải biết hy sinh, phải chấp nhận đối 
mặt với thử thách. Cá ước mơ hóa rồng, 
cũng như con người mong ước trở thành 
những con người tốt đẹp, có bản lĩnh, trí 
tuệ để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc 
viên mãn. Thông qua hình tượng Cá Chép 
hóa Rồng người ta còn muốn đề cập tới 
vấn đề con người muốn đạt được ước mơ 
thì phải tu thân lập chí chứ không thể ngồi 
mong chờ may mắn được. 
Trong văn hóa Việt Nam hình ảnh cá 
chép xuất hiện rất nhiều trong những dịp lễ 
tết như Cá chép chơi trăng đi vào trong 
những chiếc bánh trung thu đêm rằm tháng 
tám, là con vật được chọn trong lễ phóng 
sinh trong ngày rằm tháng bảy của Phật 
giáo. Thậm chí cá chép còn là phương tiện 
đi lại của Táo Quân khi về chầu trời vào 
dịp 23 tháng chạp hàng năm, một số nơi 
còn coi cá chép là cá thần, cá thiêng. 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh 
cho rằng: “Hình tượng cá chép trong tranh 
kết hợp với một hình tượng quy ước làm 
nên tính minh triết của bức tranh. Đó chính 
là mặt trăng và bóng trăng soi đáy nước. 
Trên thực tế, không có bóng trăng soi đáy 
nước, mà chỉ có bóng trăng soi mặt nước” 
[1; tr 83]. Tuy nhiên, chúng tôi lại xem 
bóng trăng ở đáy nước là ảo ảnh của ánh 
trăng trên không gian, đây là một hình ảnh 
giả lập có tính biểu tượng trong tư tưởng 
Phật giáo, thể hiện quan niệm giải phóng 
bản thân, vượt qua bản ngã, tìm đến bản 
tính tự nhiên của con người để có được 
cuộc sống tự do tự tại. 
3. Kết luận 
Biểu tượng Vô ngã trong tranh dân 
gian Đông Hồ là những biểu tượng được 
chuyển hóa thành hình tượng nghệ thuật 
trong ba tác phẩm Thổi sáo trên lưng trâu; 
Thả diều trên lưng trâu và Cá chép trông 
trăng. Trong ba tác phẩm này, biểu tượng 
Vô ngã mặc dù được thể hiện ở nhều hình 
thức với các mức độ tư duy nghệ thuật 
khác nhau, song nhìn chung chúng đã đạt 
đến trình độ biểu tượng nghệ thuật tiêu 
biểu biểu đạt cho tư tưởng giải thoát, vượt 
qua thực tại khắc nghiệt, giải phóng tâm 
hồn con người đến cảnh giới Vô ngã, tự do, 
tự tại, hòa nhập với thiên nhiên vũ trụ. 
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu 
rộng, cơ chế thị trường cùng với khả năng 
liên kết thông tin bằng công nghệ số đã đưa 
con người sống trong các quốc gia, châu 
lục xích lại gần nhau, bổ sung cho nhau, 
mang đến nhiều lợi ích cho con người cả 
về vật chất lẫn tinh thần. Mặt khác vòng 
xoáy toàn cầu hóa cũng tạo thêm nhiều áp 
lực cho đời sống của mỗi cá nhân, làm mất 
cân bằng tâm lý, hình thành tư tưởng tiêu 
cực, dẫn đến những hành động sai lầm gây 
hậu quả nghiêm trọng. Vì thế chế ngự bản 
ngã, lạc quan vượt qua nghịch cảnh là cách 
để mỗi người rèn luyện, tu dưỡng cho tâm 
trong sáng, an lạc trước những biến đổi 
nhanh chóng của nhịp sống hiện đại. 
Việc giữ gìn và phát huy các giá trị 
biểu tượng Vô ngã của tranh dân gian 
Đông Hồ trong mĩ thuật Việt Nam hiện 
đại là hết sức cần thiết. Bởi qua đó không 
những bảo tồn được nét đẹp văn hóa 
truyền thống dân tộc mà còn làm phong 
phú tâm hồn, chiều sâu văn hóa và năng 
lực khái quát hình tượng nghệ thuật của 
người nghệ sĩ. 
NGUYỄN ĐÌNH KỲ 
85 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
1. Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2001), Tính minh triết 
trong tranh dân gian Việt Nam, Nxb VHTT. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Giáo trình 
triết học (dùng cho học viên cao học và 
nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành 
Triết học), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 
3. Phương Lựu (2000), Đạo gia và văn hoá Việt 
Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
4. Nguyễn Tri Nguyên, Cung Dương Hằng 
(2015), Ký hiệu học văn hóa, Giáo trình đại 
học, Nxb Thông tin và truyền thông Hà Nội. 
5. ĐĐ. Thích Phước Tiến (2016), bài giảng Vô 
ngã giữa đời thường, nguồn: 
https://www.youtube.com/watch?v=OjBa9X0
vqhg, đăng ngày 12/02/2012. 
6. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn 
Quốc gia (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn 
hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí minh. 
7. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Ngôn 
ngữ học (1995), Từ điển Tiếng Việt, Hoàng 
Phê chủ biên. 
Tiếng Anh 
8. J.E. Cirlot (1971), A dictionary of symbols, 
translated from the Spanish by Jack Sage, 
second edition published in the Taylor & 
Francis e-Library, 2001. 
9. Oford Advanced Learn’s Ditionary (2000), 
sixth edition, Oford University Press. 
Ngày nhận bài: 27/01/2017 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017 

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_vo_nga_trong_tranh_dan_gian_dong_ho.pdf