Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương

Bài có 3 phần:

• Cán bộ và vai trò của cán bộ

• Tình hình đội ngũ cán bộ và công tác

cán bộ của Đảng thời gian qua (từ

NQTW3 khóa VIII đến nay)

• Nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực

hiện công tác cán bộ trong thời gian

tới (Đến năm 2020)

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 1

Trang 1

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 2

Trang 2

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 3

Trang 3

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 4

Trang 4

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 5

Trang 5

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 6

Trang 6

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 7

Trang 7

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 8

Trang 8

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 9

Trang 9

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang viethung 12260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương

Bài giảng Xây dựng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Xuân Phương
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ 
TS. Nguyễn Xuân Phương 
GVCC - TRƯỞNG KHOA 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I 
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG 
***** 
Bài có 3 phần: 
• Cán bộ và vai trò của cán bộ 
• Tình hình đội ngũ cán bộ và công tác 
cán bộ của Đảng thời gian qua (từ 
NQTW3 khóa VIII đến nay) 
• Nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực 
hiện công tác cán bộ trong thời gian 
tới (Đến năm 2020) 
I. CÁN BỘ VÀ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ 
a. Cán bộ: Bao gồm những người do bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm 
để giữ một chức vụ nhất định trong cơ quan nhà nước, các tổ 
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 
b. Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ 
nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, 
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện trở lên; trong 
cơ quan, đơn vị quân đội mà không phải là sĩ quan, quân nhân 
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị 
công an mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. 
Công chức bao gồm: Công chức lãnh đạo, quản lý và công chức 
thừa hành. 
1. Một số quan niệm 
c. Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị 
trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế 
độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quĩ lương của đơn vị 
sự nghiệp công lập theo qui định của pháp luật. 
Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản 
lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện 
một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập 
nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức 
vụ quản lý. 
e. Cán bộ xã, phường, thị trấn: Là công dân Việt Nam, 
được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực 
hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư 
đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. 
d. Công chức cấp xã (xã, phường, thị trấn): Là công dân 
Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên 
môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên 
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 
2. Vai trò của cán bộ 
 Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của tổ 
chức. 
 Là “cái gốc của mọi công việc, công việc thành 
công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”. 
 Khi có chủ trương, chính sách đúng thì cán bộ là 
nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chủ 
trương, chính sách đó. 
 Là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, 
chính quyền và chế độ; có ý nghĩa quyết định đến uy 
tín của Đảng, Nhà nước trước quần chúng nhân dân. 
II. TÌNH HÌNH CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC CÁN BỘ 
a. Những mặt mạnh và ưu điểm: 
 Đa số kiên định mục tiêu; tin tưởng vào đường lối đổi 
mới, sự lãnh đạo của Đảng; có tinh thần trách nhiệm cao. 
 Năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý có tiến bộ rõ; có khả 
năng tiếp cận, sáng tạo trong điều kiện mới. 
 Năng động, sáng tạo thực hiện chủ trương, đường lối của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đóng góp tích cực 
vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; 
1. Tình hình đội ngũ cán bộ 
 Được tăng cường về số lượng (1997 có 1.351.900; 2007 
có 1.976.976, gấp 1,5 lần). Do có sự tăng lên của cán bộ cơ 
sở 216.247, chiếm 10,9%. 
 Trình độ các mặt lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp 
vụ được nâng lên (2.600.000 ĐH,CĐ trở lên, chiếm 3% dân 
số, đạt 75% mục tiêu của chiến lược cán bộ). 
 Về cơ bản đã khắc phục được những biểu hiện mơ hồ, 
dao động về lý tưởng ở một bộ phận cán bộ; 
 Số đông cán bộ giữ vững phẩm chất đạo đức, lối sống 
lành mạnh, giản dị, gần gũi, gắn bó với nhân dân. 
b. Những yếu kém, khuyết điểm: 
 Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, 
lối sống, bệnh cơ hội... trong một bộ phận không nhỏ 
cán bộ đang diễn ra nghiêm trọng, kéo dài. 
 Một số ít có biểu hiện bất mãn, suy giảm niềm tin, 
nói và làm trái quan điểm, vi phạm nguyên tắc, pháp 
luật; 
 Tình trạng bỏ việc chuyển sang làm kinh tế dang 
gia tăng (từ 2003-2007 có 16.314 cán bộ, công chức 
thôi việc; giáo dục, y tế: 88,7%; có 310 người giữ chức 
vụ lãnh đạo, quản lý. 
 Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp 
không giảm. 
 Chất lượng đội ngũ còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp 
ứng yêu cầu mới; 
 Cơ cấu đội ngũ vẫn rất mất cân đối, thiếu đồng bộ, chưa 
hợp lý. Thiếu cán bộ kế cận có năng lực, cán bộ đầu ngành, 
cán bộ trình độ cao, các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp giỏi 
 Còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ; 
 Nhiều cán bộ thích làm việc ở cơ quan chính quyền, lĩnh 
vực kinh tế, ngại làm công tác đảng, làm việc ở vùng sâu, xa... 
Nguyên nhân khuyết điểm 
 Công tác giáo dục, bồi dưỡng chính trị hạn chế; 
 Một số thiếu tu dưỡng, rèn luyện; 
 Công tác kiểm tra, bố trí, sắp xếp sử dụng, chế độ, 
chính sách còn bất cập; 
 Chưa có chính sách thu hút và tạo nguồn phát triển 
cán bộ; 
 Nền kinh tế còn lạc hậu, trình độ khoa học – công 
nghệ thấp; hệ thống giáo dục còn bất cập; thiếu cơ chế 
để tuyển chọn nhân tài; chính sách chưa tạo thành 
động lực thúc đẩy cán bộ; tình trạng phân hóa giàu 
nghèo... 
2. Công tác cán bộ 
a. Những ưu điểm: 
 Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chính 
sách, giải pháp lớn về công tác cán bộ. 
 Công tác cán bộ đã bám sát nhiệm vụ chính trị và 
yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới; đã 
triển khai tương đối đồng bộ các khâu công tác C. bộ. 
 Nội dung, phương pháp, cách làm có đổi mới, tiến 
bộ; dân chủ, công khai trong công tác cán bộ được mở 
rộng, nguyên tắc tập trung dân chủ được bảo đảm. 
b. Những khuyết điểm: 
 Việc quán triệt, triển khai các nghị quyết về Chiến 
lược cán bộ chưa đồng đều, tổ chức thực hiện còn 
chậm và lúng túng. Nhiều khuyết điểm, yếu kém trong 
công tác cán bộ chậm được khắc phục. 
 Trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chưa 
quán triệt đầy đủ quan điểm công tác cán bộ là khâu 
then chốt trong công tác xây dựng Đảng; thiếu nhất 
quán, thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược, tư duy 
theo nhiệm kỳ. 
 Việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ còn 
nhiều hạn chế, khuyết điểm. 
 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ 
cơ sở còn nhiều khuyết điểm (Trong 192.438 cán bộ 
chuyên trách và công chức cơ sở, còn 0,13% chưa biết 
chữ quốc ngữ; 48,74% chưa qua đào tạo chuyên môn; 
34,85% chưa qua đào tạo lý luận chính trị; xu hướng 
công chức hóa cán bộ cơ sở đang là gánh nặng). 
 Môi trường làm việc của cán bộ (tinh thần, vật chất) 
chưa tạo được động lực để khuyến khích, thu hút, phát 
huy năng lực, sự cống hiến của cán bộ. 
Nguyên nhân hạn chế 
 Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước 
và các đoàn thể về công tác cán bộ chậm đổi mới, còn 
bất cập. 
 Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa tập trung chỉ đạo 
thực hiện quyết liệt. 
 Một số cấp ủy địa phương chưa quán triệt và triển 
khai thực hiện Chiến lược nghiêm túc. 
 Chưa gắn chặt Chiến lược cán bộ với chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội, với yêu cầu nhiệm vụ cách 
mạng mới. 
 Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về 
công tác tổ chức, cán bộ hạn chế. 
3. Một số kinh nghiệm: 
 Phải có tầm nhìn chiến lược, đổi mới mạnh mẽ tư duy và 
nhận thức, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các quan điểm của 
Đảng về cán bộ và công tác cán bộ. 
 Công tác cán bộ phải gắn chặt với công tác tổ chức và đổi 
mới phương thức lãnh đạo của Đảng. 
 Kiên trì việc thực hiện Chiến lược cán bộ; giữ vững 
nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và 
quản lý cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của người 
đứng đầu các tổ chức trong HTCT. 
 Phải làm thường xuyên, liên tục, thực hiện đồng bộ với 
đổi mới HTCT. 
 Chiến lược cán bộ phải được cụ thể hóa thành pháp luật, 
các qui định, qui chế. 
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GiẢI PHÁP 
Một là, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách 
mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải 
thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công 
tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. 
Hai là, phải xuất phát từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 
và bảo vệ Tổ quốc, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh 
toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH. 
Ba là, quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát 
huy sức mạnh toàn dân tộc, truyền thống yêu nước, đại đoàn 
kết và gắn bó với nhân dân; tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, 
trọng dụng nhân tài, không phân biệt người trong Đảng hay 
ngoài Đảng, trong nước hay Việt kiều, không định kiến. 
1. Quan điểm 
Bốn là, gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ 
chức và đổi mới cơ chế, chính sách, với việc học tập và làm 
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; 
Năm là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách 
mạng của quần chúng, nâng cao dân trí, phát triển nguồn 
nhân lực trình độ cao để giáo dục, tuyển chọn cán bộ. Dựa 
vào dân để phát hiện, kiểm tra cán bộ 
Sáu là, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý 
đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với 
phát huy trách nhiệm của người đứng đầu và các tổ chức 
trong HTCT. 
 Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính 
trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp 
với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, 
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. 
 Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý 
trên các lĩnh vực, người đứng đầu, nhất là đội ngũ cán bộ cấp 
chiến lược, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, những tài 
năng và chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực; bảo đảm chuyển 
tiếp liên tục và vững vàng các thế hệ cán bộ. 
2. Mục tiêu: 
3. Nhiệm vụ và giải pháp 
Một. Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức: 
 Quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải 
pháp lớn của Đảng 
 Làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận thức đúng và 
đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của cán bộ và công tác 
cán bộ trong thời kỳ mới, nhất là trong xây dựng đội 
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. 
Hai. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo 
của Đảng đối với công tác cán bộ: 
 Cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống 
nhất lãnh đạo công tác cán bộ và 
 Bổ sung, hoàn thiện các qui chế, qui định về sự 
lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống 
chính trị, các tổ chức kinh tế, văn hóa, quân đội, công 
anvề công tác cán bộ. 
Ba. Đổi mới tư duy, cách làm: 
 Khắc phục sự yếu kém trong từng khâu công tác 
cán bộ; nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản 
lý, tăng cường công tác kiểm tra; 
 Hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ theo hướng 
mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương; 
 Tiếp tục thể chế hóa vai trò của người đứng đầu 
trong công tác cán bộ; 
 Hoàn thiện cơ chế bầu cử, tuyển chọn, bổ nhiệm, 
miễn nhiệm cán bộ; 
 Xây dựng cơ chế để đảng viên và nhân dân tham gia 
giám sát cán bộ và công tác cán bộ 
 Cải cách cơ bản chế độ tiền lương. 
Bốn. Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, 
bồi dưỡng cán bộ: 
 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi 
dưỡng theo qui hoạch, tiêu chuẩn chức danh. 
 Củng cố, nâng cao chất lượng mọi mặt các cơ sở đào tạo, 
đội ngũ giảng viên. 
 Phân định rõ đào tạo với bồi dưỡng, đào tạo đạt chuẩn 
với bồi dưỡng, phát triển nhân tài. 
 Mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo. 
 Nghiên cứu xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo, 
bồi dưỡng cán bộ. 
Năm. Tăng cường công tác giáo dục và quản lý 
cán bộ: 
 Gắn công tác giáo dục, quản lý với công tác kiểm tra, 
giám sát cán bộ trên tất cả các mặt. 
 Hoàn thiện qui định về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức 
đảng, người đứng đầu trong công tác giáo dục, quản lý cán 
bộ; gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương 
đạo đức Hồ Chí Minh. 
 Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với 
cấp dưới trong giáo dục, quản lý cán bộ. 
Sáu. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, xây 
dựng bộ máy và người làm công tác cán bộ: 
 Xây dựng kế hoạch tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận 
về khoa học tổ chức và cán bộ. 
 Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy và con người làm công 
tác tổ chức, cán bộ. 
 Xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo cán 
bộ xây dựng Đảng, trong đó có cán bộ làm công tác tổ chức 
và cán bộ. 
 Các cấp ủy thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố tổ 
chức; giáo dục tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh, phẩm chất, 
năng lực cho những người làm công tác tổ chức - cán bộ. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xay_dung_doi_ngu_can_bo_nguyen_xuan_phuong.pdf