Bài giảng Tin học đại cương - Bài: Mảng một chiểu, hai chiểu - Nguyễn Thị Phương Thảo
Ví dụ: Nhập dữ liệu điểm môn Tin học đại cương cho 120 sinh viên lớp N03. Đếm và hiển thị ra màn hình các điểm thi trên 8.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tin học đại cương - Bài: Mảng một chiểu, hai chiểu - Nguyễn Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tin học đại cương - Bài: Mảng một chiểu, hai chiểu - Nguyễn Thị Phương Thảo
TIN ĐẠICƯƠNG 1 MẢNG MỘT CHIỀU, HAI CHIỀU Nguyễn Thị Phương Thảo Bộ môn KTMT và M, Khoa CNTT Trường Đại học Thủy Lợi Nội dung chính 2 1. Khái niệm mảng một chiều 2. Khai báo mảng 3. Sử dụng mảng 4. Bài tập 5. Mảng 2 chiều 1. Khái niệm mảng một chiều 3 Ví dụ: Nhập dữ liệu điểm môn Tin học đại cương cho 120 sinh viên lớp N03. Đếm và hiển thị ra màn hình các điểm thi trên 8. Sử dụng 120 biến phân biệt d1, d2,. . ., d120 để lưu trữ và xử lí điểm thi có các nhược điểm - Việc quản lí các biến không dễ dàng - Khó sử dụng cấu trúc lặp - Không tổng quát, khó nâng cấp chương trình → Giải pháp: sửdụng kiểu dữ liệu mảng Mảng Mảng là một dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu và chiếm một vùng liên tục trong bộ nhớ Các phần tử của mảng được truy cập thông qua chỉ số của chúng (index) Ví dụ : Mảng A gồm 5 giá trị nguyên kiểu int. Các phần tử được đánh số từ 0 đến 4. 4 2. Khai báo mảng 5 Cú pháp : []; Ví dụ : int A[5] ; //mảng A có 5 phần tử dạng int float B[10] ; //mảng B có 10 phần tử dạng float với chỉ số từ 0 đến 9 là một hằng Khai báo mảng Có thể gán giá trị ban đầu cho các phần tử của mảng khi khai báo mảng bằng cách đặt các giá trị trong hai dấu { } Ví dụ : int A[5] = {100, 34, 23, 213, 500 } ; int A[ ] = {100, 34, 23, 213, 500 } ; //không chỉ định cỡ của mảng → khai báo mảng với cỡ đủ để chứa các giá trị khởi tạo int A[5] = {100, 34, 23 } ; //điền các giá trị này từ đầu mảng, điền phần còn lại với giá trị 0 6 3. Sử dụng mảng 7 Sử dụng chỉ số đặt trong cặp dấu [ ] để truy cập đến từng phần tử trong mảng : [] int A[5] = {100, 34, 23, 213, 500 } ; → A[0] = 100, A[1] = 34, A[2] = 23, A[3] = 213, A[4] = 500 Có thể thao tác với các phần tử của mảng như thao tác với một biến thông thường A[0] -= 9; → A[0] = 91 A[3] *= 2; → A[3] = 426 Chỉ số có thể là một biến nguyên hoặc một biểu thức nguyên size = 5; → A[size-1] = 500 //phần tử cuối cùng của mảng A[size/2] = A[2] = 23 Chú ý Kích thước mảng phải cố định (mảng tĩnh) Mảng không thể thay đổi kích thước trong quá trình chương trình chạy Có thể dùng hằng có tên để chỉ định kích thước mảng Trình biên dịch báo lỗi vì kich_thuoc là biến có thể thay đổi giá trị Trình biên dịch không báo lỗi vì kich_thuoc là hằng. Mảng a có 10 phần tử. 8 Chú ý 9 Chỉ số được đánh số từ 0 đến size-1. C++ "cho phép" vượt ra khỏi miền, trình biên dịch không phát hiện ra lỗi này. Trong trường hợp này Kết quả không đoán trước được Lập trình viên phải tự kiểm soát miền của chỉ số Lỗi hay gặp : float diemthi[120] ; diemthi[120] = 8.5; //chỉ số 120 nằm ở ngoài miền MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN VỚI MẢNG Nhập dữ liệu cho mảng In các giá trị của mảng ra màn hình 10 Một số bài toán với mảng 11 Nhập, xuất dữ liệu của mảng Tính tổng các phần tử của mảng (các phần tử thỏa mãn điều kiện cho trước) Đếm số các phần tử dương, các phần tử chia hết cho 1 số nào đó Một số bài toán với mảng 12 Tìm một phần tử x trong mảng Tìm phần tử lớn nhất/nhỏ nhất và vị trí của chúng trong mảng Sắp xếp mảng theo thứ tự tăng dần/giảm dần Tìm phần tử xuất hiện nhiều nhất trong mảng TÌM PHẦN TỬ LỚN NHẤT CỦA MẢNG 13 Trong trường hợp mảng có nhiều số bằng nhau và lớn nhất thì các vị trí được hiển thị như thế nào? SẮP XẾP MẢNG THEO THỨ TỰ TĂNG 14 4. BÀI TẬP 15 Bài 1: Nhập vào một dãy 10 số thực. Hiển thị dãy số đó trên màn hình. Bài 2: Nhập vào một dãy 10 số nguyên và một số nguyên n. Đếm và chỉ ra vị trí các phần tử của dãy có giá trị Bằng n. Nhỏ hơn n. Là ước số của n. Bài 3: Nhập vào một dãy 10 số thực. Tìm phần tử nhỏ nhất và vị trí của nó trong dãy số. Mảng hai chiều là sự mở rộng của mảng một chiều. Về bản chất, nó là một danh sách các mảng một chiều. Các phần tử của mảng 2 chiều được truy cập thông qua hai chỉ số của chúng Ví dụ : Mảng A gồm 3*5 phần tử được biểu diễn như sau 16 5. MẢNG HAI CHIỀU 5.1. Khái niệm mảng hai chiều 5.2. Khai báo mảng 2 chiều 17 Cú pháp : [số hàng] [số cột]; Ví dụ : int A[3][5]; //mảng A có 3*5 phần tử dạng int Truy cập đến các phần tử trong mảng : [] [] Ví dụ : A[1][2] = 8; Khai báo mảng 2 chiều (tiếp) 18 Có thể gán giá trị ban đầu cho các phần tử của mảng khi khai báo mảng Ví dụ : int A[3][5] = { {0, 1, 2, 3, 4} , {5, 6, 7, 8, 9} , {10, 11, 12, 13, 14} //hàng thứ nhất //hàng thứ hai //hàng thứ ba } ; Hoặc: int A[3][5] = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14} ; Hai cách làm trên là tương đương 5.4. Sử dụng mảng 2 chiều 19 ◮ Tương tự như mảng một chiều, chỉ khác là có hai chỉ số đặt trong hai cặp dấu [ ] ◮ Nhắc lại : ◮ kích thước mảng phải cố định ◮ chỉ số được đánh số từ 0 ◮ lập trình viên phải tự kiểm soát miền của chỉ số vì trình biên dịch không báo lỗi khi chỉ số vượt ra khỏi miền 5.5. Một số thao tác cơ bản Nhập dữ liệu cho mảng 2 chiều In các giá trị của mảng ra màn hình 20 5.5. Một số bài toán với mảng hai chiều 21 Tương tự như với mảng một chiều, có các bài toán thực hiện tính toán trên toàn bộ mảng : - Tính tổng các phần tử của mảng - Đếm số các phần tử dương - Tìm phần tử lớn nhất/nhỏ nhất và vị trí của chúng trong mảng Các bài toán quy về mảng một chiều: tính toán trên một hàng, một cột hay trên đường chéo của mảng hai chiều 5. 6. Bài tập 22 Bài 1: Nhập vào một ma trận vuông các số thực. Tính trung bình cộng của các phần tử trên đường chéo chính của ma trận. Bài 2: Nhập vào một ma trận các số thực. Tìm phần tử nhỏ nhất và vị trí của nó trong ma trận.
File đính kèm:
- bai_giang_tin_hoc_dai_cuong_bai_mang_mot_chieu_hai_chieu_ngu.pdf