Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng

Nội dung

- Khái lược về phép biện chứng

- Hai nguyên lý của Phép biện chứng duy vật

- Ba quy luật cơ bản của Phép biện chứng duy vật

- Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 1

Trang 1

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 2

Trang 2

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 3

Trang 3

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 4

Trang 4

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 5

Trang 5

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 6

Trang 6

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 7

Trang 7

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 8

Trang 8

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 9

Trang 9

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 90 trang viethung 13341
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng

Bài giảng Phép biện chứng duy vật - Nguyễn Nam Thắng
Biên soạn: 
Nguyễn Nam Thắng, Giảng viên Chính 
Tiến sĩ Triết học - Khoa Triết học 
Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I 
01/07/2021 1 TS Nguyễn Nam Thắng 
Nội dung 
- Khái lược về phép biện chứng 
- Hai nguyên lý của Phép biện chứng duy vật 
- Ba quy luật cơ bản của Phép biện chứng duy vật 
- Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 
01/07/2021 2 TS Nguyễn Nam Thắng 
Khái lược về phép biện chứng 
- Biện chứng là gì? 
- Biện chứng chủ quan? 
- Biện chứng khách quan? 
- Phép biện chứng? 
01/07/2021 3 TS Nguyễn Nam Thắng 
Phép biện chứng (PBC) 
- PBC là lý luận và phương pháp nhận thức các sự vật, 
hiện tượng của thế giới trong sự vận động và phát 
triển của chúng 
- PBC là lý luận về mối liên hệ phổ biến 
- PBC là môn khoa học về những quy luật phổ biến 
của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội 
loài người và của tư duy 
01/07/2021 4 TS Nguyễn Nam Thắng 
Các hình thức cơ bản của PBC 
- PBC ngây thơ, mộc mạc, chất phác 
- PBC duy tâm khách quan 
- PBC duy vật 
01/07/2021 5 TS Nguyễn Nam Thắng 
 PBC ngây thơ, mộc mạc, chất phác 
- Có từ thời cổ đại, cả ở phương Đông và phương Tây 
- Tạo nên một bức tranh chung về thế giới, trong đó 
mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ, quan hệ 
chằng chịt, thế giới là một chỉnh thể thống nhất 
- Nhưng, chưa giải thích được cái gì đang liên hệ, các 
mảng mầu của bức tranh thế giới đó chưa được giải 
thích! 
01/07/2021 6 TS Nguyễn Nam Thắng 
PBC duy tâm khách quan 
- Xuất hiện từ thời cổ đại trong triết học duy tâm 
- Platon (427-347 trước công nguyên) 
- Sau này được phát triển trong triết học duy tâm cổ 
điển Đức 
- Gioócgiơ V.Ph. Hêghen (1770-1831) 
-=> Phương pháp biện chứng dựa trên lập trường duy 
tâm khách quan- Biện chứng của Ý niệm, Ý niệm 
tuyệt đối 
01/07/2021 7 TS Nguyễn Nam Thắng 
PBC duy vật 
- PBC duy vật do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng tạo ra và 
được V.I. Lênin phát triển 
- Đây là phương pháp nhận thức thế giới một cách biện 
chứng dựa trên lập trường thế giới quan duy vật 
- Duy vật triệt để 
- Biện chứng triệt để 
- Thống nhất giữa Chủ nghĩa duy vật và Phép biện 
chứng 
01/07/2021 8 TS Nguyễn Nam Thắng 
Giắccơ Đềniđa – nhà triết học tư sản Pháp 
Tương lai của nhân loại trong thế kỷ XXI 
vẫn phải có Mác, có phương pháp biện 
chứng của Mác 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 9 
Hai nguyên lý của phép biện 
chứng duy vật 
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 
- Nguyên lý về sự phát triển 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 10 
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 
 Quan điểm siêu hình về mối liên hệ 
 Quan điểm duy vật biện chứng về mối liên 
hệ 
 Nguồn gốc của mối liên hệ 
 Bản chất của mối liên hệ 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 11 
Quan điểm siêu hình về mối liên hệ 
 Sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, tách 
biệt nhau, giữa chúng không có sự liên hệ, 
hoặc nếu có thừa nhận sự liên hệ thì đó 
chỉ là bề ngoài, thụ động, một chiều, 
không có sự chuyển hóa giữa các hình 
thức liên hệ 
 Thực vật, động vật, con người, không 
có mối liên hệ với nhau 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 12 
Quan điểm duy vật biện chứng về 
mối liên hệ 
 Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều 
có mối liên hệ chằng chịt với nhau 
 Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để 
chỉ sự quy định, sự tác động, sự chuyển 
hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng 
hay giữa các mặt của một sự vật, hiện 
tượng trong thế giới 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 13 
Nguồn gốc của mối liên hệ 
 Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc 
của mối liên hệ là ở cảm giác, tinh thần, ở 
ý niệm hoặc ở ý niệm tuyệt đối 
 Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng 
nguồn gốc của mối liên hệ là ở tính thống 
nhất vật chất của thế giới 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 14 
Bản chất của mối liên hệ 
 Mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện 
tượng nên nó là khách quan 
 Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại được là do 
có liên hệ với sự vật, hiện tượng khác nên 
nó là phổ biến 
 Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều loại mối 
liên hệ nên nó mối liên hệ là đa dạng và 
phong phú 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 15 
Phân loại mối liên hệ 
Một sự vật, hiện tượng có nhiều loại mối liên hệ: 
- Mối liên hệ bên trong, bên ngoài; 
- Mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp; 
- Mối liên hệ tất nhiên, ngẫu nhiên. 
- 
Tuy nhiên, sự phân loại mối liên hệ chỉ là tương đối 
Một vấn đề đặt ra là: Vai trò của các mối liên hệ? 
Mối liên hệ nào là quyết định? Mối liên hệ nào là 
quan trọng? Tại sao? 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 16 
Ý nghĩa phương pháp luận 
- Quan điểm toàn diện 
- Quan điểm lịch sử - cụ thể 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 17 
Quan điểm toàn diện 
-Phải xem xét tất cả các mối liên hệ, các khâu trung 
gian của sự vật, hiện tượng 
- Phải nắm được và đánh giá đúng vị trí, vai trò của 
từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật, hiện 
tượng 
- Xem xét sự vật phải có trọng tâm, trọng điểm, không 
dàn trải, cào bằng các loại liên hệ của sự vật, hiện 
tượng 
- Toàn diện khác với ngụy biện, phiến diện, chiết 
trung chủ nghĩa 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 18 
Quan điểm lịch sử - cụ thể 
 Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong 
những khoảng không gian và thời gian với 
những điều kiện nhất định, mang dấu ấn của 
khoảng không gian, thời gian đó. 
 Do vậy, khi xem xét nó phải chú ý đến điều 
kiện ra đời, những mối liên hệ cụ thể của nó, 
nghĩa là phải có quan điểm lịch sử - cụ thể 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 19 
Nguyên lý về sự phát triển 
Quan điểm siêu hình cho rằng: 
- Phát triển là sự tăng lên đơn thuần về số lượng hay 
khối lượng mà không có sự thay đổi về chất 
- Phát triển là quá trình tăng lên liên tục, không có 
bước quanh co, thăng trầm 
- Nguồn gốc của phát triển do “bên ngoài” quyết định 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 20 
Quan điểm duy vật biện chứng 
 Phát triển là khuynh hướng chung của thế 
giới 
 Phát triển là một phạm trù triết học dùng để 
chỉ quá trình vận động từ thấp đến cao, từ 
đơn giản đến phức tạp, t ... t thóc) 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 53 
Quy luật phủ định của phủ định 
 Ý nghĩa phương pháp luận 
 Cho phép chúng ta nhận thức được 
khuynh hướng vận động, phát triển của sự 
vật, hiện tượng 
 Sự phát triển của sự vật là tất yếu khách 
quan, song vấn đề là phải nhận thức đúng 
chu kỳ phát triển của sự vật để có thể thúc 
đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sự vật 
 Cái mới đúng quy luật tất yếu sẽ chiến 
thắng cái cũ 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 54 
Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép 
biện chứng duy vật 
 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
 Nguyên nhân và kết quả 
 Tất nhiên và ngẫu nhiên 
 Nội dung và hình thức 
 Bản chất và hiện tượng 
 Khả năng và hiện thực 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 55 
Khái luận về phạm trù 
 Phạm trù là gì? 
 Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, 
phản ánh những mặt, những thuộc 
tính,những mối liên hệ chung, cơ bản 
nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc các 
lĩnh vực nhất định 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 56 
Khái luận về phạm trù 
 Phạm trù triết học là gì? 
 Phạm trù triết học là những khái niệm 
rộng nhất, phản ánh những mặt, những 
thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và 
phổ biến nhất không phải chỉ của một 
lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện 
thực mà của toàn bộ thế giới hiện thực, 
bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 57 
Bản chất của phạm trù 
 Phạm trù được hình thành trong quá trình 
hoạt động nhận thức và hoạt động thực 
tiễn của con người. 
 Mỗi phạm trù xuất hiện đều là kết quả của 
quá trình nhận thức trước đó đồng thời lại 
là bậc thang của quá trình nhận thức tiếp 
theo của con người. 
 Nội dung của phạm trù mang tính khách 
quan, còn hình thức của nó thì mang tính 
chủ quan. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 58 
Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép 
biện chứng duy vật 
 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
 Nguyên nhân và kết quả 
 Tất nhiên và ngẫu nhiên 
 Nội dung và hình thức 
 Bản chất và hiện tượng 
 Khả năng và hiện thực 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 59 
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
 Cái riêng là một phạm trù triết học dùng 
để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một 
quá trình riêng lẻ nhất định. 
 Cái chung là một phạm trù triết học, 
dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính 
chung không những có ở một kết cấu vật 
chất nhất định mà còn được lặp lại trong 
nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình 
riêng lẻ nhất định 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 60 
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
 Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, 
những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự 
vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở 
sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác 
 VD, So sánh các sự vật, hiện tượng sau: 
 Hồ Hoàn kiếm 
 Thủ đô 
 Bóng tháp rùa trên mặt hồ Hoàn kiếm Hà Nội 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 61 
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
 Giữa cái riêng và cái chung có mối quan hệ 
biện chứng với nhau, thể hiện ở các điểm 
sau: 
 Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái 
riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự 
tồn tại của mình, không có cái chung thuần 
túy tồn tại bên ngoài cái riêng. 
 Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên 
hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn 
tại độc lập, tách rời tuyệt đối cái chung. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 62 
Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, 
cái chung và cái đơn nhất 
 Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú 
hơn cái chung vì ngoài những điểm chung 
cái riêng còn có cái đơn nhất. 
 Thứ tư, cái chung sâu sắc hơn cái riêng, vì 
cái chung phản ánh thuộc tính, những mối 
liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái 
riêng cùng loại. 
 Thứ năm, cái đơn nhất và cái chung có thể 
chuyển hóa lẫn nhau. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 63 
Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, 
cái chung và cái đơn nhất 
 Sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái 
chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra 
đời, thay thế cái cũ. 
 Sự chuyển hóa của cái chung thành cái đơn 
nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi 
thời bị phủ định. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 64 
Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất 
 Ý nghĩa phương pháp luận 
- Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì 
phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, 
hiện tượng riêng lẻ, cụ thể. 
- Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái 
chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa 
vào cái chung để cải tạo cái riêng. 
- Trong hoạt động thực tiễn, khi thấy sự 
chuyển hóa nào hợp quy luật tiến hóa thì 
nên chủ động tác động vào để nó nhanh 
chóng trở thành hiện thực. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 65 
Nguyên nhân và kết quả 
 Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn 
nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc 
giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi 
nhất định nào đó. 
 Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác 
động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật 
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 66 
Nguyên cớ và điều kiện 
- Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất 
hiện đồng thời với nguyên nhân, nhưng nó 
chỉ là quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ 
không sinh ra kết quả. 
- Điều kiện là những sự vật hiện tượng gắn 
liền với nguyên nhân, tác động vào nguyên 
nhân làm cho nguyên nhân phát huy tác 
dụng, nhưng điều kiện không trực tiếp sinh 
ra kết quả. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 67 
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân 
và kết quả 
 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, song 
một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết 
quả, và một kết quả có thể do nhiều nguyên 
nhân sinh ra. 
 Sự tác động trở lại của kết quả đối với 
nguyên nhân diễn ra theo hai hướng, tích 
cực hay tiêu cực. 
 Một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối 
quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong 
mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 68 
Nguyên nhân và kết quả 
 Ý nghĩa phương pháp luận 
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động 
thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm nguyên 
nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng 
- Cần phải phân loại các nguyên nhân để có 
những biện pháp giải quyết đúng đắn 
- Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo 
điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác 
dụng nhằm đạt mục đích đã đề ra 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 69 
Tất nhiên và ngẫu nhiên 
 Tất nhiên (tất yếu) là do những nguyên nhân cơ 
bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định 
và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy 
ra như thế này chứ không thể khác được. 
 Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản 
chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự 
vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do 
sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết 
định. Do đó, nó có thể xuất hiện, có thể không, 
có thể như thế này hay như thế khác. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 70 
Lưu ý: 
 Không đồng nhất cái tất nhiên với cái 
chung, vì có cái chung là tất nhiên, có cái 
chung là ngẫu nhiên 
 Cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều có 
nguyên nhân, cái tất nhiên xuất hiện là do 
nguyên nhân bên trong, còn ngẫu nhiên lại 
do nguyên nhân bên ngoài 
 Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật, 
nhưng tất nhiên thì mang tính động lực,còn 
ngẫu nhiên thì mang tính thống kê 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 71 
Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên 
và ngẫu nhiên 
 Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát 
triển của sự vật. Cái ngẫu nhiên làm cho sự 
phát triển của sự vật diễn ra nhanh hay chậm. 
 Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại 
của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. 
 Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái 
tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên. 
 Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa 
cho nhau, song ranh giới giữa tất nhiên và 
ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 72 
Tất nhiên và ngẫu nhiên 
 Ý nghĩa phương pháp luận 
 Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa 
vào cái tất nhiên. Nhưng cũng không được 
bỏ qua cái ngẫu nhiên. 
 Muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải 
thông qua nhiều cái ngẫu nhiên. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 73 
Nội dung và hình thức 
 Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những 
yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. 
 Hình thức là phương thức tồn tại và phát 
triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ 
tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự 
vật đó. 
 Mọi sự vật đều có hình thức bên ngoài và 
hình thức bên trong. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 74 
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung 
và hình thức 
 Thứ nhất, nội dung và hình thức gắn bó chặt 
chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. 
Song, không phải lúc nào nội dung và hình 
thức cũng phù hợp với nhau. Bởi vì, một nội 
dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và 
một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung 
khác nhau. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 75 
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung 
và hình thức 
 Hai là, nội dung giữ vai trò quyết định đối 
với hình thức trong quá trình vận động và 
phát triển của sự vật. 
 Nội dung quyết định hình thức, nội dung 
thay đổi thì trước sau hình thức cũng thay 
đổi theo cho phù hợp. 
 Hình thức biến đổi chậm hơn và không 
thường xuyên như nội dung. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 76 
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung 
và hình thức 
 Ba là, sự tác động trở lại của hình thức đối 
với nội dung: 
 Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ 
tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung 
phát triển. 
 Nếu không phù hợp với nội dung thì hình 
thức sẽ kìm hãm sự phát triển của hình thức. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 77 
Nội dung và hình thức 
 Ý nghĩa phương pháp luận 
- Trong nhận thức không được tách rời, tuyệt 
đối hóa nội dung hoặc hình thức 
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần 
phải căn cứ vào nội dung 
- Phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung 
và hình thức sao cho phù hợp để thúc đẩy sự 
vật phát triển 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 78 
Bản chất và hiện tượng 
 Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những 
mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên 
trong sự vật, quy định sự vận động và phát 
triển của sự vật. 
 Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản 
chất. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 79 
Phân biệt cái bản chất, hiện tượng với 
cái chung và quy luật 
 Có cái chung là bản chất, nhưng cũng có cái 
chung không phải là cái bản chất. 
 Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, 
một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản 
chất là tổng hợp của nhiều quy luật. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 80 
Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất 
và hiện tượng 
 Một là, bản chất và hiện tượng luôn có sự 
thống nhất. 
 Bản chất luôn được bộc lộ ra thông qua hiện 
tượng, còn hiện tượng nào cũng là biểu hiện 
của bản chất ở mức độ nhất định. 
 Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp 
với nhau. 
 Bản chất nào thì hiện tượng đó. 
 Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu 
hiện nó cũng thay đổi theo. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 81 
Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất 
và hiện tượng 
 Hai là, bản chất và hiện tượng có sự mâu 
thuẫn. 
 Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, 
quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, 
còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt. 
 Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều 
hiện tượng khác nhau tùy theo sự thay đổi của 
điều kiện và hoàn cảnh. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 82 
Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất 
và hiện tượng 
 Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến 
đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến 
đổi. 
 Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở 
một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều 
hiện tượng khác nhau. 
 Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản 
chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản 
chất. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 83 
Bản chất và hiện tượng 
 Ý nghĩa phương pháp luận 
- Muốn nhận thức được bản chất của sự vật 
phải xuất phát từ những hiện tượng, quá 
trình thực tế. 
- Phải phân tích tổng hợp sự biến đổi của 
nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng 
điển hình mới làm sáng rõ được bản chất 
của sự vật. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 84 
Bản chất và hiện tượng 
- Nhận thức không nên chỉ dừng lại ở hiện 
tượng, mà phải tiến đến nhận thức được bản 
chất của sự vật. 
- Phải dựa vào bản chất của sự vật để xác 
định phương thức hoạt động cải tạo sự vật, 
không nên căn cứ vào hiện tượng. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 85 
Khả năng và hiện thực 
 Khả năng là những gì hiện chưa có, nhưng sẽ 
có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng. 
 Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn 
tại thực sự. 
 Có nhiều loại khả năng 
- Khả năng gần; 
- Khả năng xa; 
- Khả năng ngẫu nhiên 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 86 
Phân biệt hiện thực với hiện thực khách 
quan 
 Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự 
vật, hiện tượng vật chất tồn tại độc lập với ý 
thức con người. 
 Hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện 
tượng vật chất đang tồn tại một cách khách 
quan trong thực tế và cả những gì đang tồn 
tại một cách chủ quan trong ý thức con 
người. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 87 
Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng 
và hiện thực 
 Đó là mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời 
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau 
trong quá trình phát triển của sự vật. 
 Cùng trong một điều kiện nhất định, ở cùng 
một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ 
không phải chỉ một khả năng. 
 Trong điều kiện nhất định thì sự vật sẽ xuất 
hiện khả năng mới. 
 Để khả năng thành hiện thực thì cần phải có 
các điều kiện cần và đủ. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 88 
Khả năng và hiện thực 
 Ý nghĩa phương pháp luận 
 Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện 
thực, không dựa vào khả năng để định ra chủ 
trương, phương hướng hành động cho mình. 
 Cần phải tính đến các khả năng để việc đề ra 
chủ trương kế hoạch hành động phù hợp 
thực tế. 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 89 
01/07/2021 TS Nguyễn Nam Thắng 90 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phep_bien_chung_duy_vat_nguyen_nam_thang.pdf