Bài giảng Lập trình - Bài 2: Các câu lệnh rẽ nhánh - Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh
- Hiểu và cài đặt được câu lệnh if
- Hiểu và cài đặt được câu lệnh if else
- Hiểu và cài đặt được câu lệnh if lồng nhau
- Hiểu và cài đặt được câu lệnh switch
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình - Bài 2: Các câu lệnh rẽ nhánh - Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình - Bài 2: Các câu lệnh rẽ nhánh - Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh
Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh TRUNG TÂM TIN HỌC 2015 Nhập môn lập trình Bài 2- Các Câu Lệnh Rẽ Nhánh Nhập môn lập trình 2 Mục tiêu - Hiểu và cài đặt được câu lệnh if - Hiểu và cài đặt được câu lệnh ifelse - Hiểu và cài đặt được câu lệnh if lồng nhau - Hiểu và cài đặt được câu lệnh switch Nhập môn lập trình 3 1. Giới thiệu Có 3 loại cấu trúc điều khiển, Các cấu trúc này điều khiển thứ tự thực thi các lệnh của chương trình. Cấu trúc tuần tự (sequence): thực hiện các lệnh theo thứ tự từ trên xuống . Cấu trúc lựa chọn (selection): dựa vào kết quả của biểu thức điều kiện mà những lệnh tương ứng sẽ được thực hiện. Các cấu trúc lựa chọn gồm: − If − switch. Nhập môn lập trình 4 1. Giới thiệu Cấu trúc lặp (repetition or loop): lặp lại 1 hay nhiều lệnh cho đến khi biểu thức điều kiện có giá trị sai. Các cấu trúc lặp gồm: − for − while − do ... while. Tuy nhiên, thứ tự thực hiện các lệnh của chương trình còn bị chi phối bởi các lệnh nhảy như continue, break, goto. Nhập môn lập trình 5 2. Lệnh và khối lệnh Lệnh (statement): một biểu thức kết thúc bởi 1 dấu chấm phẩy gọi là 1 lệnh. Ví dụ: int a, b, c ; a=10 ; a++; Nhập môn lập trình 6 2. Lệnh và khối lệnh Khối lệnh (block): một hay nhiều lệnh được bao quanh bởi cặp dấu { } gọi là một khối lệnh. Về mặt cú pháp, khối lệnh tương đương 1 câu lệnh đơn. Ví dụ: if (a<b) { temp=a; a=b; b=temp; } Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh TRUNG TÂM TIN HỌC 2015 Các cấu trúc lựa chọn Nhập môn lập trình 8 3. Cấu trúc IF 1. Dạng 1: 1. Cú pháp: if(expression) statement; ● Ý nghĩa: Expression được định trị. Nếu kết quả là true thì statement được thực thi, ngược lại, không làm gì cả. Lưu đồ cú pháp Nhập môn lập trình 9 3. Cấu trúc IF Ví dụ: Viết chương trình nhập vào một số nguyên a. In ra màn hình kết quả a có phải là số dương không. #include #include int main() { int a; cout >a; if(a>=0) cout << a << " is a positive.”; getch(); return 0; } Nhập môn lập trình 10 3. Cấu trúc IF 1. Dạng 2: 1. Cú pháp: if (expression) statement1; else statement2; ● Ý nghĩa: − Nếu Expression được định là true thì statement1 được thực thi. − Ngược lại, thì statement2 được thực thi. Lưu đồ cú pháp Nhập môn lập trình 11 3. Cấu trúc IF Ví dụ: Viết chương trình nhập vào một số nguyên a. In ra màn hình kết quả kiểm tra a là số âm hay dương. #include #include int main() { int a; cout > a; if(a>=0) cout << a << " is a positive.”; else cout << a << " is a negative.”; getch(); return 0; } Nhập môn lập trình 12 3. Cấu trúc IF Lưu ý: 1. Ta có thể sử dụng các câu lệnh ifelse lồng nhau. Khi dùng ifelse lồng nhau thì else sẽ kết hợp với if gần nhất chưa có else. 2. Nếu câu lệnh if “bên trong” không có else thì phải đặt trong cặp dấu {} Nhập môn lập trình 13 4. Cấu trúc switch 1. Cấu trúc switch là một cấu trúc lựa chọn có nhiều nhánh, được sử dụng khi có nhiều lựa chọn. 2. Cú pháp: switch(expression) { case value_1: statement_1; [break;] case value_n: statement_n; [break;] [default : statement;] } Nhập môn lập trình 14 4. Cấu trúc switch Nhập môn lập trình 15 4. Cấu trúc switch 1. Giải thích: − Expression sẽ được định trị. − Nếu giá trị của expression bằng value_1 thì thực hiện statement_1 và thoát. − Nếu giá trị của expression khác value _1 thì so sánh với value_2, nếu bằng value_2 thì thực hiện statement_2 và thoát., so sánh tới value_n. − Nếu tất cả các phép so sánh đều sai thì thực hiện statement của default. Nhập môn lập trình 16 4. Cấu trúc switch 1. Lưu ý: − Expression trong switch() phải có kết quả là giá trị kiểu số nguyên (int, char, long). − Các giá trị sau case phải là hằng nguyên. − Không bắt buộc phải có default. − Khi thực hiện lệnh tương ứng của case có giá trị bằng expression, chương trình thực hiện lệnh break để thoát khỏi cấu trúc switch. Nhập môn lập trình 17 4. Cấu trúc switch Ví dụ: Nhập vào một số nguyên, chia số nguyên này cho 2 lấy phần dư. Kiểm tra nếu phần dư bằng 0 thì in ra thông báo “là số chẳn”, nếu số dư bằng 1 thì in thông báo “là số lẽ”. #include #include void main () { int n, remainder; cout>n; remainder = (n % 2); switch(remainder) { case 0: cout << n << ” is an even."; break; case 1: cout << n << ” is an odd."; break; } getch(); } Nhập môn lập trình 18 Thảo luận
File đính kèm:
- bai_giang_lap_trinh_bai_2_cac_cau_lenh_re_nhanh_truong_dai_h.pdf