Bài giảng Đường lối Văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam
Chương I: Khái quát về đường lối văn hoá năn gnhệ của Đảng cộng sản Việt Nam
Chương II: Văn hoá và phát triển ở Việt Nam 15
Chương III. Xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Chương IV. Tổ chức, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối Văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đường lối Văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam
1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Đường lối Văn hóa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, văn hóa có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Mọi quốc gia, dân tộc muốn khẳng định vị trí của mình đều phải chú ý đến văn hóa. Việc nghiên cứu, thấm nhuần đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng là yêu cầu rất cơ bản đối với sinh viên ngành khoa học xã hội nói chung và ngành giáo dục chính trị nói riêng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ nghiên cứu, học tập của sinh viên và cán bộ giảng viên, Bộ Môn Lịch sử Đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh đã biên soạn Giáo trình Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giáo trình được viết dưới dạng các chuyên đề, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ các vấn đề lý luận, quan điểm, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng với những vấn đề thực tiễn đang nảy sinh trong đời sống văn hóa dân tộc. Mặc dù hết sức cố gắng song Giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong nhận được những góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm, sự phản hồi của sinh viên để chúng tôi có thể tiếp tục hoàn thiện nó trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 02 2. Chương I: Khái quát về đường lối văn hoá năn gnhệ của Đảng cộng sản Việt Nam 04 3. Chương II: Văn hoá và phát triển ở Việt Nam 15 4.Chương III. Xây dựng và phát triển nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 23 5.Chương IV. Tổ chức, xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. 31 4 Chương I: Khái quát về đường lối văn hoá năn gnhệ của Đảng cộng sản Việt Nam + Mục đích: Học xong chương học sinh nắm vững những quan điểm, đường lối của Đảng CSVN về VHVN các thời kì lịch sử. Quan điểm và sự phát triển cảu Đường lối VHVN trong thời gian qua. + Nội dung chính của chương: Bài 1: Hoàn cảnh điều kiện trước khi hình thành đường lối VHVN của Đảng CSVN. Khái niệm Đường lối VHVN của Đảng Là quan điểm tư tưởng chủ đạo, chính sách của Đảng, là một bộ phận hữu cơ của đường lối CMVN nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, bảo vệ tổ quốc VN XHCN, nhằm chăm sóc bồi dưỡng nhân tố con người và phát triển nền văn hóa Việt Nam Khuyến khích sáng tạo những tác phẩm VH văn nghệ lành mạnh có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao nhằm xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Khái niệm Đường lối VHVN của Đảng Là quan điểm tư tưởng chủ đạo, chính sách của Đảng, là một bộ phận hữu cơ của đường lối CMVN nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, bảo vệ tổ quốc VN XHCN, nhằm chăm sóc bồi dưỡng nhân tố con người và phát triển nền văn hóa Việt Nam Khuyến khích sáng tạo những tác phẩm VH văn nghệ lành mạnh có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao nhằm xây dựng nền VH tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các thời kỳ phát triển đường lối VHVN của Đảng Trong lịch sử CMVN có thể chia làm 5 thời kỳ phát triển của Đường lối VHVN của Đảng CSVN - 1930 – 1945 - 1945 – 1954 - 1954 - 1975 - 1976 - 1985 - 1986 – Đến nay 1. Thời kỳ thứ nhất (Trước1930 -1945) Chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng: lúc này ra đời Luận cương Chính trị 1930 vấn đề giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí và tự do báo chí. Đáng chú ý nhất là “Đề cương văn hóa Việt Nam” 1943, đề ra con đường phát triển của Văn hóa Việt nam là “Khoa học, dân tộc và đại chúng” Là thời kỳ văn hoá tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trào lưu tuyên truyền khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, đỉnh điểm là Cách mạng tháng Tám 1945 và Quốc khánh 2/9/1945 2. Thời kỳ 1945 – 1954 Đây là thời kỳ kháng chiến chống Pháp, văn hóa văn nghệ phục vụ cho kháng chiến, văn nghệ sĩ theo lên chiến khu Diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng giữa những văn nghệ sĩ theo cách mạng và những người không theo kháng chiến, giữa tư tưởng “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” - 1948 có Văn kiện chủ nghĩa Mác và VHVN của cố Tổng Bí thư Trường Chinh - Đại hội Đảng lần thứ II (1951): Quan điểm về văn hoá được đề ra trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh 3. Giai đoạn 1954 – 1975. Đây là giai đoạn đất nước ta bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ Cứu nước. Quan điểm về văn hóa vẫn tiếp tục giữ đường lối nhất quán của Đảng ta, văn nghệ kháng chiến chống Mỹ đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị, quan điểm ấy thể hiện trong văn kiện đại hội Đảng lần III. • Giai đoạn này sản sinh ra đội ngũ văn nghệ sĩ kháng chiến chống Mỹ đông đảo ở cả 2 miền Nam – Bắc, văn nghệ sĩ được đào tạo trong và ngoài nước, hàng loạt tác 5 phẩm VHNT có giá trị ra đời • VHNT đã đóng góp tích cực vào thành công của cuộc kháng chiến, vào thắng lợi của dân tộc. Giai đoạn 1976 – 1986 Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất và bước vào giai đoạn xây dựng CNXH với biết bao thăng trầm của thời kỳ xây dựng mô hình kinh tế bao cấp. Quan điểm của Đảng về văn hóa vẫn nhất quán thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IV, thứ V. Nhờ đó, mặc dù đời sống kinh tế khó khăn, đẩt nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, nhưng nhân dân ta vẫn đứng vững, văn nghệ góp phần rất lớn. Có những tác phẩm báo chí bây giờ mới phổ biển như “đêm trước đổi mới” Xuyên suốt quá trình từ 1930 đến 1986, quan điểm của đảng ta về văn hoá nhất quán là Khoa học Dân tộc Đại chúng Đề cương văn hóa 1943 và các kỳ Đại hội từ năm 1930 – 1960 với khẩu hiệu là XD nền VHVN khoa học, dân tộc, đại chúng. Năm 1951 có khẩu hiệu là XD nền VH có nội dung XHCN và hình thức dân tộc. Và suốt từ năm 1960 – 1986 tiếp tục XD nền VH có nội dung XHCN và tính chất dân tộc. Những khẩu hiệu từ 1986 trở về trước đều mang tính chất XD nền VH đại chúng, mới chỉ nêu lên phương châm, chưa nêu tác dụng VH, chính vì vậy nó cản trở việc tiếp thu VH của nhân loại ... cũng như tài nghệ sáng tạo của chủ thể văn hóa. Nhiều TCVH truyền thống như đình, chùa, nhà hát, thư viện, bảo tàng... đã trở thành biểu tượng, di sản văn hóa, phản ánh trình độ phát triển trong những giai đoạn, thời kỳ lịch sử cụ thể, là tài sản vô giá chứa đựng giá trị mỹ thuật, kiến trúc, lịch sử, văn hóa, có ảnh hưởng lớn đến giáo dục, hình thành nhân cách con người. Thứ hai, TCVH không chỉ là nơi người dân hưởng thụ các giá trị văn hóa mà còn là nơi kích thích, ươm mầm cho những ý tưởng, khát vọng sáng tạo; nơi trao truyền, quảng bá, lan tỏa những sản phẩm văn hóa; nơi người dân trình diễn, sinh hoạt nghệ thuật dân gian. Chính sức hấp dẫn của TCVH đã huy động được tinh thần đoàn kết của nhân dân, giúp họ thêm yêu quý và gắn bó với quê hương, bản làng. Thứ ba, với tính chất là nơi sinh hoạt cộng đồng và diễn ra những sự kiện lớn của địa phương, TCVH đóng vai trò như trung tâm chính trị - hành chính, duy trì sự thống nhất, ổn định trong bộ máy quản lý của Nhà nước từ Trung ương tới địa phương. Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước và xây dựng nông thôn mới 42 hiện nay, TCVH càng có vai trò quan trọng trong việc động viên tinh thần nhân dân cùng chung tay xây dựng quê hương giàu mạnh. Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đời sống văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao, hệ thống TCVH ngày càng đầy đủ, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, cũng như so với nhịp độ phát triển của các lĩnh vực khác thì việc đầu tư cho văn hóa, trong đó có TCVH vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng. Nhìn nhận, đánh giá quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCVH là việc làm cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. 2. Thực trạng xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa Một số thành tựu trong xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa Những năm qua, hệ thống TCVH (như Nhà văn hóa thôn bản, trung tâm văn hóa huyện, thị, tỉnh thành; hệ thống rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện, bưu điện văn hóa...) không ngừng được đầu tư xây dựng. Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, năm 2016, hệ thống các TCVH không ngừng được củng cố, tăng cường xây dựng và từng bước hiện đại(3): Số liệu thống kê cho thấy hệ thống TCVH đã được xây dựng đồng bộ trên khắp các tỉnh/thành phố, từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ các giá trị tinh thần ngày càng cao của đông đảo nhân dân. Đồng thời thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và cấp chính quyền, sự tham gia, hưởng ứng của người dân trong kiến tạo, xây dựng hệ thống TCVH thiết yếu, đảm bảo cho nhu cầu vui chơi giải trí; trao đổi, tìm kiếm thông tin, tri thức; rèn luyện thể lực, thể thao; kết nối, giao lưu giữa những nhóm cộng đồng, dân cư, tạo không khí thi đua phấn khởi, tăng cường tình đoàn kết, tạo động lực và niềm tin để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã đề ra mục tiêu quan trọng trong xây dựng, phát triển văn hóa là phải: “Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn”(4). Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân, huy động được sự đóng góp về sức người, sức của của nhân dân, cùng với chính quyền làm thay đổi diện mạo nông thôn, hướng tới những giá trị văn minh, tiến bộ. Qua đó, nhiều TCVH được đầu tư xây dựng, làm mới hiện đại phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng miền, phát huy được vai trò, công năng trong sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, Đề án Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 5-1-2010 của Thủ tướng Chính phủ), Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2164/QĐ- TTg ngày 11-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ), đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng về xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam bằng chiến lược, chương trình cụ thể với mục tiêu: Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở nhằm tổ chức các cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư, 43 đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương. Từ đó, Chính phủ đề ra các chỉ tiêu thực hiện như: “Đến năm 2020, 70% số thôn (ở khu vực miền núi là 50%) có nhà văn hóa - khu thể thao; 80% số đơn vị hành chính xã (ở khu vực miền núi là 60%) có trung tâm văn hóa - thể thao; 90% số đơn vị hành chính cấp huyện có trung tâm văn hóa- thể thao; 30% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà thiếu nhi; 10% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà văn hóa lao động; 100% số đơn vị hành chính cấp tỉnh có trung tâm văn hóa;100% số đơn vị cấp tỉnh có cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi hoặc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; 50% số đơn vị cấp tỉnh có cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động, trong đó tối thiểu 30% khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoạt động xây dựng được trung tâm văn hóa - thể thao phục vụ công nhân, người lao động”(5). Đây là những điều kiện thuận lợi để các cấp, ngành và người dân khai thác, tận dụng những ưu thế, nguồn lực sẵn có để xây dựng những TCVH có ích, phù hợp với địa bàn cư trú, phong tục tập quán vùng miền để TCVH thực sự trở thành không gian sinh hoạt cộng đồng thân tình, gần gũi; nơi người dân gặp gỡ, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm; trình diễn nghệ thuật; nơi ý Đảng lòng dân cùng đồng thuận để tìm ra những kế sách phát triển quê hương giàu mạnh. Một số hạn chế, bất cập trong xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa Đánh giá về những hạn chế, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa, Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chưa đạt yêu cầu”(6). Để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền văn hóa mới với những đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, một trong những giải pháp quan trọng mà Đảng đề ra là “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa”(7). Tại Hội nghị “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức tại TP. Cần Thơ từ ngày 19 đến 20-10-2017, những bất cập trong khai thác, quản lý TCVH cơ sở đã được chỉ ra như: TCVH vẫn chưa đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Hiện vẫn còn 20 tỉnh, thành phố còn tình trạng “Nhà văn hóa không nhà”. Nhiều Trung tâm văn hóa cấp tỉnh, quận, huyện không có trụ sở, phải “ở nhờ” các đơn vị khác; nhiều xã, phường, thị trấn, khu vực, ấp, thôn, bản chưa có nhà văn hóa vì thiếu quỹ đất công và thiếu kinh phí xây dựng. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều TCVH hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí lớn. Nhiều trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, bưu điện văn hóa trở nên hoang hóa vì thiếu hoạt động thiết thực, thiếu bộ máy nhân sự quản lý, địa điểm được xây dựng ở cách khu dân cư nên không thu hút được người dân tham gia. Nhiều nơi, thư viện xuống cấp, nghèo nàn về cơ sở vật chất, sách vở. Một số nhà văn hóa, 44 trung tâm văn hóa hoạt động sai chức năng, không phát huy được tác dụng là nơi sinh hoạt cộng đồng với những hoạt động văn nghệ, giao lưu thiết thực, bổ ích. Một số TCVH thiên về các hoạt động trình diễn nghệ thuật như nhà hát, rạp chiếu phim mặc dù được đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị nhưng chậm đổi mới trong nội dung, sáng tạo kịch bản nên không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng. Một số nhà hát truyền thống như tuồng, chèo, kịch không có công chúng đến xem. Mặt khác, sự lấn át của các loại hình nghệ thuật, truyền thông hiện đại với sức hấp dẫn về kỹ nghệ, nội dung, hình thức đã tạo được sức hút và sự lan tỏa mạnh mẽ trong công chúng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Điều này đồng nghĩa với việc các TCVH và nghệ thuật truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương do chạy theo thành tích nên đã huy động người dân đóng góp những khoản kinh phí lớn để xây nhà văn hóa; nhiều nhà văn hóa được xây dựng không bảo đảm chất lượng, thiếu thẩm mỹ do không được đầu tư, do thất thoát, tham nhũng, khiến TCVH đó vô tình trở thành vật cản của sự phát triển. Điều này cần được sớm khắc phục để tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, tạo động lực để xây dựng và phát triển đất nước. 3. Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa Để xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc kiện toàn, hiện đại hóa hệ thống các TCVH đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau: Thứ nhất, các cấp, ngành cần quán triệt sâu rộng nghị quyết của Đảng về chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với không ngừng phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện với những phẩm chất yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Cần tạo ra mạng lưới hệ thống TCVH đẩy đủ, đồng bộ, hiện đại ở khắp các tỉnh, thành, vùng, miền; tránh sự mất cân đối trong hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhân dân, không để tình trạng “trắng nhà văn hóa” thôn bản, bởi không có TCVH, người dân khó có thể thực hành, trao truyền, hưởng thụ và lan tỏa những giá trị văn hóa trong cộng đồng. Thứ hai, bên cạnh việc đầu tư về nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng cho các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, cần có những nghiên cứu, đánh giá khảo sát về nhu cầu, tâm lý của người dân trong xây dựng TCVH. Việc xây dựng TCVH phải phù hợp với địa bàn, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tộc người và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người dân. TCVH phải là những công trình kiên cố mang tính cộng đồng, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ và khát vọng của nhân dân, tránh đơn điệu hóa một mô hình TCVH. Bên cạnh đó, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới phải được quan tâm, trong đó đặc biệt chú trọng đến xây dựng, kiện toàn mô hình làng văn hóa, nhà văn thôn, bản, tạo không gian, môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, nhân văn. Trao quyền và khuyến kích người dân tham gia quản lý cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong sáng tạo, quảng bá văn hóa. 45 Thứ ba, song song với quá trình xây mới các TCVH hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển thì việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các TCVH truyền thống mang dấu ấn lịch sử, gắn liền với quá trình đánh giặc, giữ nước của cha ông cũng cần được quan tâm. Đồng thời, cần kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý TCVH để vận hành, khai thác có hiệu quả các TCVH; tăng cường việc quảng bá hình ảnh, văn hóa đặc trưng của địa phương thông các hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá. Thứ tư, xã hội hóa các hoạt động, phong trào xây dựng nhà văn hóa, làng văn hóa và các TCVH nhằm huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực của các chủ thể văn hóa trong xây dựng nội dung, chương trình hành động. Tuy nhiên, cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn và mức sống của người dân để xây dựng lên những TCVH phù hợp, tránh phô trương hình thức, chạy đua theo thành tích, chỉ tiêu. Chính quyền không nên làm thay mà là người tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân để quản lý và phát huy những giá trị tích cực của TCVH. Thứ năm, trong quản lý, vận hành các TCVH, cần xây dựng những mô hình thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng, học tập những mô hình hoạt động hiệu quả. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu trong khai thác TCVH khi có các trung tâm văn hóa quận, huyện, hoàn toàn tự chủ về kinh phí, không sử dụng ngân sách, như: Trung tâm văn hóa quận 1 (Nhà hát Bến Thành), Trung tâm văn hóa quận 10 (Nhà hát Hòa Bình), đạt doanh thu hằng năm từ 15-18 tỷ đồng. Những địa phương khác như TP Cần Thơ đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng và tổ chức hoạt động các trung tâm, nhà văn hóa; Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai... sáp nhập trung tâm văn hóa với trung tâm học tập cộng đồng để nâng cao hiệu quả hoạt động, tận dụng tối ưu nguồn lực cơ sở vật chất, kinh phí và nhân sự của các thiết chế văn hóa. Đó là những cách làm sáng tạo nhằm phát huy vai trò, công năng của TCVH trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các loại hình nghệ thuật hiện đại. Có thể nói, xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCVH đầy đủ, đồng bộ, hiện đại là yêu cầu cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi đó là cơ sở, nền tảng đầu tiên để văn hóa có thể “cất cánh, thăng hoa”, nơi kết nối, giao lưu, sáng tạo và tập hợp ý chí, quyết tâm của toàn xã hội. Để kiến tạo lên những TCVH đáp ứng yêu cầu phát triển, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, ngành và sự tham gia của toàn xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. 4. Tài liệu tham khảo: *[1]- Phan Khanh (chủ biên), 1955, Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng cộng sản Việt nam, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. *[2]- Trần Văn Bính (Chủ biên). 2000, Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 5. Ghi chú và giải thích (nếu có): 46 XÁC NHẬN KHOA Bài giảng môn học/mô đun “” đã bám sát các nội dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun...... thay thế cho giáo trình. Người biên soạn ( Ký, ghi rõ họ tên) Lãnh đạo Khoa ( Ký, ghi rõ họ tên) (Chú ý, Nội dung này sẽ được đặt ở trang cuối cùng của Bài giảng)
File đính kèm:
- bai_giang_duong_loi_van_hoa_van_nghe_cua_dang_cong_san_viet.pdf