Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Ngành công nghiệp dầu khí đang trải qua cuộc khủng hoảng giá dầu lần thứ 3 trong vòng 12 năm. Hoàn toàn khác so với các cuộc

khủng hoảng giá dầu trước đây, cuộc khủng hoảng “kép” năm 2020 diễn ra khi nguồn cung vượt quá nhu cầu và đại dịch Covid-19 bùng

phát. Mức độ ảnh hưởng và thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng này khó dự báo, tuy nhiên có thể thấy rằng ngay cả khi có thay đổi

cơ bản, ngành công nghiệp dầu khí sẽ khó có thể quay lại thời kỳ phát triển mạnh mẽ như trước đây. Mặc dù đang trải qua cuộc khủng

hoảng lớn về giá, dầu thô vẫn đang là nhiên liệu hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp dầu khí cần phải có các bước chuyển đổi mạnh mẽ

để điều hành hoạt động an toàn và có lợi nhuận trong điều kiện khó khăn nhất.

Bài báo đánh giá lịch sử biến động giá dầu thô gần đây, phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến

sản xuất kinh doanh năm 2020 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để Tập đoàn phát triển bền vững

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 9

Trang 9

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 6440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Ảnh hưởng của giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
26 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020
KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU THÔ VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG 
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 11 - 2020, trang 26 - 36
ISSN 2615-9902
Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Nguyễn Hương Chi
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Email: ducna@pvn.vn
https://doi.org/10.47800/PVJ.2020.11-03
Tóm tắt
Ngành công nghiệp dầu khí đang trải qua cuộc khủng hoảng giá dầu lần thứ 3 trong vòng 12 năm. Hoàn toàn khác so với các cuộc 
khủng hoảng giá dầu trước đây, cuộc khủng hoảng “kép” năm 2020 diễn ra khi nguồn cung vượt quá nhu cầu và đại dịch Covid-19 bùng 
phát. Mức độ ảnh hưởng và thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng này khó dự báo, tuy nhiên có thể thấy rằng ngay cả khi có thay đổi 
cơ bản, ngành công nghiệp dầu khí sẽ khó có thể quay lại thời kỳ phát triển mạnh mẽ như trước đây. Mặc dù đang trải qua cuộc khủng 
hoảng lớn về giá, dầu thô vẫn đang là nhiên liệu hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp dầu khí cần phải có các bước chuyển đổi mạnh mẽ 
để điều hành hoạt động an toàn và có lợi nhuận trong điều kiện khó khăn nhất. 
Bài báo đánh giá lịch sử biến động giá dầu thô gần đây, phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng giá dầu thô và đại dịch Covid-19 đến 
sản xuất kinh doanh năm 2020 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để Tập đoàn phát triển bền vững.
Từ khóa: Giá dầu, khủng hoảng, Covid-19, thăm dò khai thác dầu khí.
1. Lịch sử biến động của giá dầu thô từ trước đến nay
Khủng hoảng giá dầu đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử 
do nhiều nguyên nhân khác nhau [1] (Hình 1). Các cuộc 
khủng hoảng giá dầu gần đây gồm: 
- Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 và 1979 
xảy ra khi các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Canada, Tây 
Âu, Australia và New Zealand, đối mặt với tình trạng thiếu 
xăng dầu đáng kể, cũng như giá cả tăng cao. 
- Cú sốc giá dầu năm 1990 do hệ quả của việc Iraq xâm 
lược Kuwait vào ngày 2/8/1990. Cú sốc chỉ kéo dài 9 tháng, 
thời gian ngắn hơn so với các cuộc khủng hoảng dầu mỏ 
những năm 1970, nhưng việc giá dầu thô tăng đột biến vẫn 
góp phần vào suy thoái đầu thập niên 1990.
- Khủng hoảng năng lượng những năm 2000 do nhiều 
yếu tố như căng thẳng ở Trung Đông, nhu cầu tăng từ Trung 
Quốc, đồng USD mất giá, trữ lượng sụt giảm và đầu cơ tài 
chính, suy thoái kinh tế khiến nhu cầu năng lượng giảm 
xuống vào cuối năm 2008.
Trong vòng 30 năm gần đây (từ 1988 đến nay) quá 
trình biến động của giá dầu thô có thể được chia thành 
3 giai đoạn chính (Hình 2): Giai đoạn 1 (1988 - 1998) 
với xu hướng đi ngang của giá dầu; giai đoạn 2 (1998 - 
2008) với xu hướng tăng liên tục do yếu tố nguồn cầu 
dầu thô gắn với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần tốc của 
Trung Quốc; giai đoạn 3 (2008 - 2020) với biến động của 
giá dầu bắt đầu nhanh và mạnh hơn với xu hướng giảm 
ngày càng hiện rõ. 
2. Khủng hoảng giá dầu thô và đại dịch Covid-19 
năm 2020 
Khủng hoảng giá dầu thô năm 2020 là cuộc chiến 
kinh tế bắt đầu vào ngày 8/3/2020 từ việc Saudi Arabia 
đáp trả việc Liên bang Nga từ chối giảm sản lượng dầu 
để giữ giá ở mức vừa phải. Cuộc xung đột kinh tế này đã 
khiến giá dầu sụt giảm mạnh nhất trong vòng 30 năm. 
Lần đầu tiên trong lịch sử giá dầu thế giới giảm xuống 
dưới 0 USD/thùng do không thể dừng hoàn toàn việc 
khai thác dầu dẫn tới cung lớn hơn nhiều so với cầu 
và không đủ chỗ để lưu trữ dầu nên bên “bán dầu” sẵn 
sàng trả tiền cho “bên mua”: Ngày 20/4/2020, giá dầu 
WTI giao tháng 5 ở mức -37,63 USD/thùng tại Sàn giao 
dịch hàng hóa New York [3]. Tiếp đó, đại dịch Covid-19 
Ngày nhận bài: 20/10/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 20/10 - 16/11/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 16/11/2020.
27DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
PETROVIETNAM
bùng phát ở nhiều nước khiến nhu cầu tiêu thụ dầu giảm, 
nguồn cung trì trệ do các nhà máy ngừng hoạt động.
Trong đầu tháng 3/2020, giá dầu WTI giảm 34% và 
dầu Brent giảm 24%. Cuộc chiến giá cả được kích hoạt bởi 
cuộc đối thoại bất thành giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu 
Dầu mỏ OPEC và Liên bang Nga (còn gọi là OPEC +) về đề 
xuất cắt giảm sản xuất dầu giữa đại dịch Covid-19. Giá dầu 
đã giảm 30% kể từ đầu năm do nhu cầu giảm. Cuộc chiến 
giá cả là một trong những nguyên nhân và hậu quả chính 
của sự suy giảm lớn của thị trường chứng khoán toàn cầu.
2.1. Ảnh hưởng tức thời của khủng hoảng giá dầu thô và 
đại dịch Covid-19 năm 2020
Trong khi tác động dài hạn đến nhu cầu và giá cả 
hàng hóa vẫn chưa thể xác định thì giá dầu hiện tại thực 
sự là cơn ác mộng cho công nghiệp dầu khí. Khi giá dầu 
ngày càng giảm sâu, ngành dầu khí được coi như ở chế độ 
“tồn tại” (survival mode).
2.1.1. Ảnh hưởng đến đầu tư lĩnh vực thăm dò khai thác dầu 
khí (E&P) 
- Lĩnh vực E&P phải đối mặt với các thách thức chưa 
từng thấy. Cuộc khủng hoảng lần này dù có điểm tương 
đồng như các năm 2015 - 2016, nhưng môi trường vĩ mô 
rất khác. Cắt giảm đầu tư phải thực hiện ngay lập tức và 
mạnh mẽ, mức giảm đầu tư lĩnh vực E&P toàn cầu có thể 
hơn 25% [4]. Các hoạt động thăm dò bị cắt giảm; chi phí 
điều hành và các chi phí cố định khác phải được rà soát, 
giám sát chặt chẽ.
- Khủng hoảng giá dầu có thể làm cho ngành công 
1980:
Chiến tranh
Iran - Iraq
1978-1979:
Cách mạng
hồi giáo
Iran cắt giảm
sản lượng
1988:
Kết thúc
chiến tranh
Iran, Iraq
tăng sản lượng
2011:
Mùa xuân
Ả rập
Nội chiến
Libya
1999:
Nhu cầu
của châuÁ
hồi phục
sau khủng
hoảng 1997
1973 - 1974:
Các nước
Ả rập cấm vận
các nước ủng
 ... a dầu, kinh doanh các sản phẩm xăng dầu - R&P) và 
ảnh hưởng gián tiếp tới 3 lĩnh vực (công nghiệp khí, công nghiệp điện và 
dịch vụ dầu khí). Trong khi giá dầu giảm tác động tiêu cực tới lĩnh vực E&P, 
R&P, dịch vụ dầu khí và công nghiệp khí thì lại có tác động tích cực tới lĩnh 
vực công nghiệp điện (điện khí) và sản xuất kinh doanh đạm do giá khí - 
nguyên liệu đầu vào giảm, giá thành giảm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy 
nhiên, mức độ tăng lợi nhuận của một số đơn vị được hưởng lợi từ giá dầu 
giảm còn khá thấp, chưa thể bù đắp phần lợi nhuận bị giảm mạnh từ các 
lĩnh vực E&P, R&P. Việc cơ cấu danh mục đầu tư, quản trị dòng tiền đảm bảo 
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn vốn khi giá dầu giảm 
mạnh là cần thiết. 
Trung bình giá dầu giảm 1 USD/thùng, doanh thu từ dầu thô của Tập 
đoàn giảm 1,8 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 374 tỷ đồng, nộp 
ngân sách Nhà nước dầu thô giảm 620 tỷ đồng. Tại giá dầu 30 USD/thùng, 
các dự án khai thác dầu đều có dòng tiền âm. Các dự án khí ít bị ảnh hưởng 
bởi giá dầu ngay cả khi giá dầu ở ngưỡng 20 USD/thùng. Cắt giảm chi phí, 
dừng, giãn đầu tư cho thăm dò khai thác dầu khí là giải pháp cần phải thực 
hiện ngay, tuy nhiên, việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ số bù trữ lượng 
của Tập đoàn và các đơn vị trong thời gian tới. Các đơn vị dịch vụ dầu khí 
chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá dầu giảm. Nếu giá dầu xuống tới 30 - 35 
USD/thùng, các nhà thầu sẽ tiếp tục giảm khối lượng công việc từ 20 - 30% 
so với kế hoạch đầu năm và yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ giảm giá 
dịch vụ khoảng 20 - 30%.
Tác động kép của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm từ đầu năm 2020 
khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước và thế giới giảm 30 
- 40% so với cùng kỳ làm gia tăng lượng hàng tồn kho ở các nhà máy lọc 
dầu. Tuy nhiên, nhân tố khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà 
máy khó khăn là do khoảng cách giữa giá sản phẩm và giá dầu thô đầu vào 
(crack spread) thấp, thậm chí có thời điểm âm. 
Hoạt động kinh doanh khí trực tiếp của Công ty mẹ PVN ít chịu sự ảnh 
hưởng của giá dầu giảm và đại dịch Covid-19 vì các hợp đồng khí bán giá 
cố định theo giai đoạn. Riêng hoạt động 
kinh doanh khí của Tổng công ty khí Việt 
Nam (PV Gas), đơn giá nhiều hợp đồng 
được xác định dựa theo giá dầu, giá FO, 
LPG, naphtha, vì vậy giá dầu giảm chỉ ảnh 
hưởng một phần đến hiệu quả sản xuất 
kinh doanh khí của PV Gas.
Các hợp đồng mua bán khí của các 
nhà máy điện khí đều bị ảnh hưởng bởi sự 
biến động của giá dầu thô trên thị trường 
do giá khí mua được tính trên cơ sở 46% 
FO và 90% FO tùy từng hợp đồng. Giá dầu 
giảm, dẫn đến giá mua khí giảm, giá mua 
điện của EVN tùy từng thời điểm cũng 
giảm, doanh thu giảm. Tuy nhiên, mức độ 
giảm giá thành cao hơn giá bán điện nên 
lợi nhuận của các nhà máy điện khí tăng 
khi giá dầu giảm.
Các nhà máy sản xuất đạm tận dụng 
cơ hội khi giá dầu, giá khí giảm để hạ giá 
thành sản xuất; trong khi đó giá bán phân 
bón giảm ít hơn nên kết quả sản xuất kinh 
doanh đạt tích cực mặc dù dịch bệnh 
Covid-19 và tình trạng hạn hán, ngập 
mặn làm cho nhu cầu tiêu thụ phân bón 
giảm.
Theo ước tính sơ bộ, với mức sản 
lượng kế hoạch khai thác dầu năm 2020 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã báo cáo 
Chính phủ, các Bộ/ngành (8,83 triệu tấn 
dầu trong nước và 9,74 tỷ m³ khí), trong 
trường hợp giá dầu trung bình 40 - 45 
USD/thùng, doanh thu toàn Tập đoàn 
năm 2020 từ 547,1 - 570,6 nghìn tỷ đồng 
(23,3 - 24,3 tỷ USD) tương ứng giảm 14,6 
- 10,9% so với kế hoạch năm (giá dầu 60 
USD/thùng); nộp ngân sách Nhà nước 
toàn Tập đoàn từ 64 - 68,5 nghìn tỷ đồng 
(2,7 - 2,9 tỷ USD) tương ứng giảm 22 - 
17,1 % so với kế hoạch năm (tốc độ giảm 
nộp ngân sách Nhà nước cao hơn tốc độ 
giảm doanh thu toàn Tập đoàn); doanh 
thu từ bán dầu thô toàn Tập đoàn chiếm 
từ 13,3 - 14,4% tổng doanh thu toàn Tập 
đoàn; nộp ngân sách Nhà nước từ dầu thô 
chiếm từ 39,1 - 41,1% nộp ngân sách Nhà 
nước toàn Tập đoàn (Hình 12).
Hình 12. Các chỉ tiêu tài chính toàn Tập đoàn năm 2020 tương ứng với từng phương án giá dầu
Do
an
h t
hu
 (n
gh
ìn 
tỷ
 đồ
ng
)
Nộ
p n
gâ
n s
ác
h N
hà
 nư
ớc
 (n
gh
ìn 
tỷ
 đồ
ng
)
750
700
650
600
550
500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
Tồng doanh thu từ bán dầu thô Tổng doanh thu toàn Tập đoàn
Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoànNộp ngân sách Nhà nước từ bán dầu thô
100
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
35DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
PETROVIETNAM
5. Kết luận
Thăm dò khai thác dầu khí và công nghiệp khí là các 
lĩnh vực cốt lõi, chiếm tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận sau 
thuế lớn nhất trong 5 lĩnh vực của Tập đoàn. Giá dầu có 
ảnh hưởng lớn đối với lĩnh vực thăm dò khai thác, lọc hóa 
dầu; các lĩnh vực khác (công nghiệp khí, điện, sản xuất kinh 
doanh đạm) chịu ảnh hưởng gián tiếp của giá dầu thông 
qua giá khí. Kết quả tìm kiếm thăm dò cho thấy tiềm năng 
dầu khí không như mong đợi, trong tình hình giá dầu sụt 
giảm mạnh như hiện tại, trữ lượng và sản lượng dầu có xu 
hướng giảm trong trung và dài hạn.
Giống như các cuộc suy thoái trước đây, các ảnh 
hưởng của giá dầu giảm luôn có khoảng thời gian trễ nhất 
định, các năm tiếp theo mới là khó khăn và thách thức 
thực sự. Với những khó khăn nặng nề như hiện nay, giống 
như các công ty dầu khí trên thế giới, ưu tiên trước hết 
là cần phải “sống được” trong cuộc suy thoái. Tập đoàn 
và các đơn vị cần tiếp tục thực hiện các giải pháp ứng 
phó trong ngắn hạn. Để tiếp tục khai thác dầu, đảm bảo 
nguồn thu của Chính phủ và an ninh năng lượng quốc gia, 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và PVEP cần được Chính phủ 
hỗ trợ phần thiếu hụt do giá dầu thấp năm 2020. 
Để ứng phó với tình hình giá dầu giảm và ảnh hưởng 
của đại dịch Covid-19 cũng như những nhân tố tác động 
tới từng lĩnh vực chính của PVN trong giai đoạn tiếp theo, 
PVN cần dự báo xu hướng biến động của giá dầu; xây 
dựng các kịch bản ứng phó với các giải pháp ngắn hạn, 
trung hạn, dài hạn cho từng lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần 
tiếp tục báo cáo Chính phủ/cấp có thẩm quyền hỗ trợ cho 
lĩnh vực E&P, đặc biệt là các dự án trọng điểm như: Lô B và 
Cá Voi Xanh
Công nghiệp dầu khí giờ đây đã bước vào thời kỳ cạnh 
tranh gay gắt, nguồn cung tăng lên nhanh chóng do công 
nghệ phát triển, sự hoài nghi của nhà đầu tư, sự gia tăng 
áp lực của chính phủ các nước và xã hội về vấn đề biến 
đổi khí hậu và môi trường. Nhu cầu tiêu thụ dầu khí trong 
vài thập kỷ tới vẫn cao và dầu khí sẽ vẫn là một thị trường 
hàng nghìn tỷ USD. Cùng với xu thế sử dụng các nguồn 
năng lượng carbon thấp trên toàn cầu, các công ty dầu 
khí cần đánh giá, cơ cấu lại danh mục đầu tư và chuyển 
đổi mô hình hoạt động theo hướng chuyển dịch thành 
các công ty năng lượng. 
Với mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn Dầu khí 
Việt Nam cần xây dựng Chiến lược phát triển Tập đoàn đến 
năm 2035 và định hướng đến năm 2045 phù hợp với tình 
hình hiện tại, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 
của Bộ Chính trị, xu thế phát triển năng lượng toàn cầu; 
đánh giá, xem xét định hướng phát triển thành Tập đoàn 
năng lượng với lĩnh vực chính vẫn là thăm dò khai thác 
dầu khí, các lĩnh vực năng lượng khác với tỷ trọng hợp 
lý; đánh giá danh mục đầu tư, điều chỉnh tỷ lệ đầu tư của 
các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn, xem xét nghiên 
cứu, đánh giá khả năng đầu tư vào các lĩnh vực như hydro, 
năng lượng gió, năng lượng mặt trời...
Tài liệu tham khảo
[1] Elena Holodny, “TIMELINE: The tumultuous 155-
year history of oil prices”, 20/12/2016. [Online]. Available: 
https://www.businessinsider.com/timeline-155-year-
history-of-oil-prices-2016-12?fbclid=IwAR1UU9whau-J95
lC5ArxJvpv4YmEKfGwqYFVKmt945ORLQfqhtZboBw7Jxc.
[2] BP, “Statistical review of world energy 2019”, 2019. 
[Online]. Available: https://www.bp.com/content/dam/
bp/business-sites/en/global/corporate/pdfs/energy-
economics/statistical-review/bp-stats-review-2019-full-
report.pdf.
[3] KBS World, “Unprecedented plunge in international 
oil prices”, 27/4/2020. [Online]. Available: 
kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=e&menu_
cate=business&id=&board_seq=383522.
[4] Wood Mackenzie, “How will the oil price crash 
hit the upstream sector?”, 20/3/2020. [Online]. Available: 
https://www.woodmac.com/news/feature/how-will-the-
oil-price-crash-hit-the-upstream-sector/.
[5] Tsvetana Paraskova, “National oil companies 
slash exploration budgets as low price bites”, 20/5/2020. 
[Online]. Available: https://oilprice.com/Latest-Energy-
News/World-News/National-Oil-Companies-Slash-
Exploration-Budgets-As-Low-Price-Bites.html.
[6] IEA, “World energy investment 2020”, 2020.
[7] Eoin Coyne, “Global upstream M&A report 
- Q2 2020”, 2020. [Online]. Available: https://www.
dailyoilbulletin.com/article/2020/7/27/pandemic-hits-
upstream-ma-hard-in-q2-2020/.
[8] Eoin Coyne, “Global upstream M&A report 
- Q3 2020”, 2020. [Online]. Available: https://
w w w. e v a l u a t e e n e r g y. c o m / d o w n l o a d s / p u b l i c /
GlobalQuarterlyMAReport-Q32020_FINAL5.pdf.
[9] Ed Crooks, “The coronavirus crisis: Assessing the 
impact on energy”, 27/3/2020. [Online]. Available: https://
www.woodmac.com/news/opinion/the-coronavirus-
crisis-assessing-the-impact-on-energy/.
36 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020
KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ
[10] Filipe Barbosa, Giorgio Bresciani, Pat Graham, 
Scott Nyquist, and Kassia Yanoseket, “Oil and gas 
after COVID-19: The day of reckoning or a new age of 
opportunity?”, 15/5/2020. [Online]. Available: https://
www.mckinsey.com/industries/oil-and-gas/our-insights/
oil-and-gas-after-covid-19-the-day-of-reckoning-or-a-
new-age-of-opportunity. 
[11] BP, “Energy outlook 2019”, 2019. [Online]. 
Available: https://www.bp.com/content/dam/bp/
business-sites/en/global/corporate/pdfs/energy-
economics/energy-outlook/bp-energy-outlook-2019.pdf.
[12] Jordan Fabian, “Trump signs $484 billion package 
to rescue small businesses”, 24/4/2020. [Online]. Available: 
https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-04-24/
trump-signs-484-billion-virus-rescue-package.
[13] Thelocal, “Workers and restaurants benefit 
from Germany's new €10 billion coronavirus packages”, 
23/4/2020. [Online]. Available: https://www.thelocal.
de/20200423/germany-announces-new-10-billion-euro-
virus-package.
[14] John Follain and Alessandra Migliaccio, “Italy set 
for $60 billion stimulus to battle Coronavirus economic hit”, 
13/5/2020. [Online]. Available: https://www.bloomberg.
com/news/articles/2020-05-13/italy-set-for-55-billion-
euro-stimulus-barring-any-more-delays.
[15] EIA, “Where our oil comes from?”, 2020. [Online]. 
Available: https://www.eia.gov/energyexplained/ oil-and-
petroleum-products/where-our-oil- comes- from.php. 
[16] Ed Crooks, “Assessing the risks to future 
oil demand”, 2020. [Online]. Available: https://www.
woodmac.com/news/opinion/assessing-the-risks-to-
future-oil-demand/.
[17] EIA, “Short term energy outlook”, 2020. [Online]. 
Available: https://www.eia.gov/outlooks/steo/report/prices.php.
[18] Eni, “Eni results for the third quarter and 
nine months of 2020”, 28/10/2020. [Online]. Available: 
https://www.eni.com/assets/documents/press-release/
migrated/2020-en/10/eni-third-quarter-2020-ceo-
claudio-descalzi-comments-results.pdf.
[19] SP Global, “Stress testing energy companies 
in the current environment”, 2020. [Online]. Available: 
https://www.spglobal.com/marketintelligence/en/news-
insights/blog/stress-testing- energy-companies-in-the-
current-environment.
[20] Wood Mackenzie, “Macro oils short - term 
outloook: Collapsing demand sets the term in the battle 
for market share”, 30 March 2020. 
[21] IEA, “Global energy review 2020”, 2020. [Online]. 
Available: https://www.iea.org/reports/global-energy-
review-2020.
Summary
The oil and gas industry is experiencing the third oil price crisis within 12 years. The 2020 crisis is completely different from the previous 
oil price crises: supply exceeds demand, which has been simultaneously unfolding with the impact of the Covid-19 pandemic. Although 
the extent of the impact and the timing of this crisis are difficult to predict, it can be seen that even with a fundamental change, the oil and 
gas industry will hardly return to a period of vigorous development as before. Despite the massive oil price crisis, crude oil is still the world's 
leading fuel. The oil and gas industry needs to have strong transformations in order to ensure safe and profitable operations in the toughest 
conditions.
The article assesses the oil price crisis history, analyses the impacts of the crisis and the Covid-19 pandemic on the production and 
business of the Vietnam National Oil and Gas Group in 2020, and gives some suggestions for its sustainable development. 
Key words: Oil price, crisis, Covid-19 pandemic, petroleum exploration and production.
IMPACTS OF CRUDE OIL PRICES AND COVID-19 PANDEMIC
ON PETROVIETNAM’S PRODUCTION AND BUSINESS 
Nguyen Anh Duc, Nguyen Thi Thuy Tien, Nguyen Huong Chi
Vietnam Oil and Gas Group
Email: ducna@pvn.vn

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_gia_dau_tho_va_dai_dich_covid_19_den_hoat_dong.pdf