Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế

Phát triển đô thị là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đang

diễn ra nhanh, mạnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Điều đó đã tạo nên những

biến đổi lớn trong đời sống văn hóa của cư dân đô thị trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực. Với tư

cách là một thành tố quan trọng của đô thị, mỗi bước phát triển của đời sống văn hóa chính là sự phát

triển của đời sống xã hội nói chung. Sự tác động và ảnh hưởng của văn hoá đến quá trình phát triển là

rất lớn, do đó việc xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh luôn có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển

bền vững của đô thị và quốc gia.

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế trang 1

Trang 1

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế trang 2

Trang 2

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế trang 3

Trang 3

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế trang 4

Trang 4

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế trang 5

Trang 5

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế trang 6

Trang 6

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 10500
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế

Xây dựng đời sống văn hóa đô thị trong quá trình hội nhập quốc tế
61Số 22 - Tháng 12 - 2017
 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐÔ THỊ
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
NGUYỄN THỊ ĐỨC
Tóm tắt 
Phát triển đô thị là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đang 
diễn ra nhanh, mạnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Điều đó đã tạo nên những 
biến đổi lớn trong đời sống văn hóa của cư dân đô thị trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực. Với tư 
cách là một thành tố quan trọng của đô thị, mỗi bước phát triển của đời sống văn hóa chính là sự phát 
triển của đời sống xã hội nói chung. Sự tác động và ảnh hưởng của văn hoá đến quá trình phát triển là 
rất lớn, do đó việc xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh luôn có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển 
bền vững của đô thị và quốc gia.
Từ khóa: Đời sống văn hóa, đô thị, đô thị hóa, hội nhập, hội nhập quốc tế 
Abstract
Urban development has always been the driving force for socio-economic development. In Vietnam, 
the process of urbanization is happening fast and strongly in the trend of international integration. This 
has made great changes in the cultural life of urban residents in both positive and negative aspects. 
As an important element of the urban, each grade of development of cultural life is the development 
of social life in general. The impact and influence of culture on the development process is great so 
building a healthy cultural life always has positive meaning for the sustainable development of the 
urban and the country.
Keywords: Cultural life, urban, urbanization, integration, international integration
1. Đặt vấn đề
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số, 
hình thành nhanh chóng các điểm dân cư trên 
cơ sở phát triển sản xuất và đời sống, từ đó kéo 
theo sự thay đổi của xã hội, văn hóa... Trong 
quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị 
hóa luôn là động lực thúc đẩy tăng trưởng 
kinh tế, phát triển xã hội. Quá trình đô thị hóa 
nói chung là kết quả của các hoàn cảnh kinh 
tế, chính trị, xã hội rất khác nhau. Ở Việt Nam, 
đô thị thường hiện diện như là những trung 
tâm chính trị, văn hóa và luôn có mối quan hệ 
mật thiết với nông thôn trên nhiều phương 
diện, không chỉ ở các hoạt động kinh tế, quan 
hệ dân cư mà cả ở đời sống văn hóa (các nếp 
sinh hoạt, ăn mặc, ứng xử).
 Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới 
(1986 – 2016), các đô thị ở Việt Nam đã có sự 
phát triển vượt bậc. Năm 1990, các đô thị Việt 
Số 22 - Tháng 12 - 201762
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có 
khoảng 500 đô thị. “Năm 1999 cả nước có 629 
đô thị, đến nay có 772 đô thị, trong đó có 2 đô 
thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 47 
đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô thị loại 
V” (1). Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là quốc gia có 
tỉ lệ đô thị thấp. Phần lớn các đô thị thuộc loại 
vừa và nhỏ, còn yếu kém về mặt không gian - 
vật chất. Kết cấu hạ tầng đô thị chưa đáp ứng 
đầy đủ tiêu chuẩn của đô thị văn minh, hiện 
đại cũng như nhu cầu thiết yếu của người dân. 
Tình trạng đô thị hóa nhanh dẫn đến sự mất 
cân bằng môi trường sinh thái, xã hội. Các giá 
trị văn hóa nông thôn vẫn còn phát huy mạnh 
ở đô thị, cùng với đó là những ảnh hưởng 
từ bên ngoài trong quá trình hội nhập đã và 
đang tạo ra sự pha trộn phức tạp về văn hóa, 
làm nảy sinh nhiều vấn đề, gây khó khăn cho 
quản lý văn hóa đô thị theo hướng văn minh, 
hiện đại. 
2. Đời sống văn hóa và đời sống văn hóa 
đô thị
2.1. Đời sống văn hóa
Chúng ta đều biết rằng, văn hoá là những 
sáng tạo thể hiện dấu ấn phát triển của một 
đất nước, một thời đại. Dân tộc nào, xã hội 
nào cũng có các thể chế kinh tế, chính trị; các 
phong tục, tập quán; cách thức tổ chức đời 
sống xã hội; cùng các nhu cầu: lao động, ăn, 
mặc, ở, sáng tạo và hưởng thụ nghệ thuật... Tổ 
chức thực hiện những điều đó ra sao? Mức độ 
và cách thức thỏa mãn những nhu cầu đó như 
thế nào? Về các vấn đề này, mỗi quốc gia lại 
có những cách thức riêng, tạo nên đời sống xã 
hội, đời sống văn hóa khác nhau.
Đời sống xã hội bao gồm cả đời sống kinh 
tế, đời sống chính trị, đời sống văn hóa (của 
cá nhân, gia đình và cộng đồng). Bất cứ hành 
vi sống nào cũng là biểu hiện của văn hoá, 
cho nên, có thể nói, các hoạt động sống của 
con người khi hướng tới mục đích thỏa mãn 
nhu cầu tinh thần, hoàn thiện nhân cách thì 
tạo nên đời sống văn hóa. Vì thế, nói tới đời 
sống văn hoá là nói đến những hoạt động văn 
hóa như: sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật; 
thực hành giáo dục nhằm nâng cao tri thức, 
bồi dưỡng nhân cách; hoạt động thông tin và 
truyền thông; thực hành hệ thống phong tục, 
tập quán v.v
 Như vậy, đời sống văn hoá là một bộ phận 
của đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu văn hoá 
của xã hội. Nhu cầu của xã hội có hai loại cơ 
bản: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. 
Nhu cầu vật chất nhằm đảm bảo sự sống, nhu 
cầu tinh thần hướng tới hình thành một nhân 
cách văn hoá. Sự phân biệt này cũng chỉ có ý 
nghĩa tương đối vì thực chất, nhu cầu vật chất 
và nhu cầu tinh thần thường thống nhất với 
nhau trong hoạt động sống của con người. 
Nhu cầu văn hoá thể hiện chất lượng sống của 
con người nhằm hướng tới cái đúng, cái tốt và 
cái đẹp trong cả lĩnh vực hoạt động vật chất và 
tinh thần.
Hoạt động văn hoá là một bộ phận của 
hoạt động xã hội nhằm tạo ra các thành tựu 
văn hoá để vừa thoả mãn nhu cầu về văn 
hoá, vừa hướng con người tới các giá trị của 
cái đúng, cái tốt và cái đẹp, thúc đẩy sự tiến 
bộ xã hội. Hoạt động văn hoá bao gồm quá 
trình sáng tạo, sản xuất, bảo quản, phổ biến 
và tiêu dùng các sản phẩm văn hoá. Các sản 
phẩm văn hoá khác với các sản phẩm vật chất 
thông thường ở chỗ, nó mang giá trị và ý nghĩa 
tinh thần, độc đáo, không lặp lại, có khả năng 
nâng cao nhận thức và tình cảm, góp phần bồi 
dưỡng tâm hồn và trí tuệ, nhân cách và bản 
lĩnh cho con người.
Sản phẩm văn hoá bao gồm hai loại: Sản 
phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể. Sản phẩm 
văn hoá  ... 
đô thị tạo nên tính mở của văn hóa, khiến đời 
sống văn hoá đô thị có tính cơ động và biến 
đổi cao. Trong môi trường giao lưu nhiều và đa 
dạng hơn hẳn nông thôn, đô thị hiển nhiên là 
nơi dễ bị tác động và cũng dễ tác động đến 
các khu vực nông thôn. Văn hóa ứng xử của 
người đô thị có phần thiên về quan hệ trên cơ 
sở luật pháp và thị trường nhiều hơn, người 
đô thị sống sòng phẳng và có vẻ “lạnh lùng” 
hơn. Sự phân hóa theo nghề nghiệp, thu nhập 
(giàu nghèo) nhanh chóng dẫn đến sự phân 
hóa về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thúc đẩy 
sự phân tầng trong đời sống văn hóa.
 Đặc trưng nổi bật của văn hóa đô thị là 
tính phức hợp và tính biến đổi cao. Đời sống 
văn hóa đô thị có mối quan hệ hữu cơ với sự 
phát triển chung của kinh tế xã hội đô thị, 
nó bị tác động, chi phối, ảnh hưởng của nền 
tảng kinh tế - xã hội này. Vì thế, tùy thuộc vào 
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội mà các 
phương thức sinh hoạt văn hóa và những biểu 
hiện của nó cũng có sự phát triển tương ứng. 
Sự biến đổi của đời sống văn hóa đô thị là một 
diễn trình thường thấy trong các đô thị hiện 
đại. Ở đó, biến đổi văn hóa thường chuyển từ 
trạng thái thuần nhất - đơn giản sang trạng 
thái không thuần nhất - phức tạp để đạt đến 
tính năng động ở một trình độ biểu hiện cao 
hơn. Đặc biệt, trong khung cảnh hội nhập hiện 
nay, tính cơ động và biến đổi không chỉ hình 
thành như một sản phẩm tự nhiên mà còn là 
nhu cầu sinh tồn và phát triển của đô thị. Thực 
tế đã chứng minh rằng: mỗi đổi thay đến với 
một đất nước bao giờ cũng bắt đầu từ đô thị. 
Từ sự thay đổi kinh tế, các sản phẩm văn hóa 
cũng thay đổi theo. Chính tính mở và điều kiện 
giao lưu, tiếp xúc đã làm cho văn hoá đô thị có 
trình độ văn minh cao hơn so với văn hóa nông 
thôn. Văn minh là trình độ đạt được trong sự 
phát triển của văn hoá vật chất và văn hoá tinh 
thần của loài người theo từng thời đại. Nói đến 
văn minh, thông thường chúng ta nghĩ đến 
những gì vượt trội (đi trước), mẫu mực Với 
cả hai nghĩa đó, văn hoá đô thị trong mỗi thời 
đại đều là nơi trưng bày những gì hiện đại, mới 
mẻ, tiêu biểu, mẫu mực cho mỗi quốc gia. 
Đó luôn là cái đích mà các vùng khác vươn tới. 
Tuy nhiên, nói đô thị có tính văn minh, không 
có nghĩa là mọi việc ở đây đều tốt đẹp. Trong 
sự đi trước, vượt trội của đô thị có cả văn hoá 
và cả phản văn hoá.
3. Hội nhập quốc tế và những ảnh hưởng 
của nó đến đời sống văn hóa đô thị Việt Nam
Hội nhập quốc tế là quá trình phát triển 
tất yếu và đã trở thành một xu thế lớn của thế 
giới hiện đại. Hội nhập quốc tế diễn ra trên rất 
nhiều lĩnh vực, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện 
các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, 
khoa học, công nghệ, môi trường sinh thái 
của toàn thế giới. Đồng thời, hội nhập cũng là 
một quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn, chứa 
đựng cả mặt tích cực và tiêu cực, cả thời cơ và 
thách thức cho tất cả các quốc gia, nhất là các 
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 
Trước hết, hội nhập tạo cơ hội cho phát triển 
kinh tế qua việc tự do hoá thương mại, thu hút 
65Số 22 - Tháng 12 - 2017
 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đầu tư, chuyển giao công nghệ, chuyển dịch 
cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường Tuy nhiên, 
hội nhập cũng tạo ra nguy cơ phá hủy môi 
trường sinh thái, biến các quốc gia chậm phát 
triển trở thành bãi chứa rác thải công nghiệp. 
Đồng thời, với ưu thế vượt trội về tiềm lực tài 
chính và khoa học công nghệ, các nước lớn có 
điều kiện áp đặt về kinh tế, thao túng chính trị, 
an ninh quốc gia, tạo nguy cơ lệ thuộc cho các 
nước kém phát triển. 
Đối với Việt Nam, hội nhập cho chúng ta 
cơ hội để tiếp thu công nghệ, kỹ thuật và kinh 
nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới, tham 
gia vào sự phân công và hợp tác lao động trên 
toàn cầu, khai thác có hiệu quả các nguồn lực 
trong và ngoài nước, phát triển nguồn nhân 
lực lao động có trình độ học vấn, kỹ thuật 
cao, phát triển nền kinh tế tri thức Bên cạnh 
những thuận lợi, chúng ta cũng đang đứng 
trước những thách thức như: khả năng quản 
lí kém, sức cạnh tranh yếu dẫn đến dễ bị lệ 
thuộc; bất bình đẳng về thu nhập dẫn đến 
chênh lệch giàu nghèo; tham nhũng làm cho 
các giá trị đảo lộn; tội phạm, tệ nạn đe dọa 
an sinh xã hội v.v Sự thâm nhập một cách 
tràn lan các sản phẩm hàng hóa nước ngoài, 
một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con 
người nhưng mặt khác, nó kích thích tâm lý 
sùng ngoại. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến 
sản xuất nội địa, các ngành nghề truyền thống 
mà nguy hiểm hơn, còn tác động tiêu cực tới 
tâm lý, những giá trị tinh thần, lối sống, đời 
sống văn hóa của chúng ta. 
Những biến đổi của kinh tế, xã hội ấy cùng 
với quá trình đô thị hóa tăng tốc có tác động 
đa chiều đến đời sống văn hóa ở các đô thị 
Việt Nam. Bản chất của quá trình đô thị hóa 
và phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay đang 
nằm trong giai đoạn quá độ: biến đổi văn hóa 
từ nông thôn sang đô thị với những đặc trưng 
tiêu biểu như đa dạng hóa, phức tạp hóa, hiện 
đại hóa, trong đó chứa đựng nhiều yếu tố 
tích cực nhưng cũng không ít những tiêu cực, 
trái chiều. 
Trước hết, đô thị hóa đang làm thay đổi tập 
quán sản xuất, kinh doanh theo hướng công 
nghiệp hóa, đa thành phần, đa dạng dịch vụ 
vận hành trong cơ chế thị trường. Điều đó dẫn 
đến sự thay đổi trong thế giới quan, nhân sinh 
quan, tình cảm và tâm lý của người dân đô thị. 
Người dân đang dần dần khắc phục tác phong 
sản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún 
để hình thành tác phong công nghiệp, xây 
dựng ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công 
dân và ý thức cá nhân. Thái độ lao động có 
những thay đổi tích cực: năng động tìm kiếm 
việc làm để có thu nhập cao, có việc làm phù 
hợp với năng lực, không trông chờ, ỷ lại vào sự 
bao cấp của nhà nước. Thái độ ứng xử cũng có 
sự thay đổi theo hướng hiện đại, đó là sự thông 
cảm, sẻ chia và tôn trọng tự do cá nhân, sống 
và làm việc theo pháp luật. Người dân đô thị 
đang dần cải thiện tính ích kỷ, tự ti của người 
nông dân, vượt qua các hủ tục lạc hậu trong tổ 
chức đời sống.... Điều khác biệt lớn nhất là sự 
hình thành nhân cách công dân với đặc trưng 
khẳng định cái “tôi”, cái cá nhân nhiều hơn và ít 
bị chi phối bởi cộng đồng. 
Sự biến đổi của văn hóa sản xuất, kinh 
doanh đang thúc đẩy nhanh quá trình dân 
chủ trong lĩnh vực văn hóa, xác lập ngày càng 
đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người 
dân, của các nhóm cư dân đô thị trong sáng 
tạo, phát huy, bảo tồn và hưởng thụ văn hóa. 
Với mức sống được cải thiện, người dân đô thị 
ngày càng đa dạng hóa nhu cầu tiêu dùng, chú 
trọng đến chất lượng các loại hình dịch vụ văn 
hóa, có nhiều lựa chọn cách thức hưởng thụ 
giá trị văn hóa. Chính đặc điểm này đã thúc 
đẩy sự đổi mới, đa dạng hóa văn hóa, làm tăng 
mức độ giao lưu, nhu cầu thông tin và các dịch 
vụ công cộng 
Tuy nhiên, trong đời sống văn hóa cũng 
nảy sinh những tiêu cực như sự thẩm lậu và lưu 
hành các loại hình văn hóa độc hại (qua sách 
báo, băng đĩa, sự phát triển thái quá của một 
Số 22 - Tháng 12 - 201766
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
số loại hình dịch vụ văn hóa nhạy cảm như 
karaoke, vũ trường, internet). Tình trạng văn 
hóa nghe nhìn, mạng xã hội phát triển mạnh 
khiến văn hóa đọc, viết đang bị mai một là một 
ví dụ tiêu biểu về phong cách sống của cư dân 
đô thị hiện đại Đáng lo ngại nhất là sự phát 
triển của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, thực dụng, 
khiến cho nhiều mối quan hệ chỉ được giải 
quyết thông qua giá trị của đồng tiền, kể cả 
quan hệ ruột thịt trong gia đình. Một bộ phận 
cư dân đô thị sống lạnh lùng, quá coi trọng giá 
trị đồng tiền, tôn sùng vật chất, có biểu hiện 
suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống
4. Quản lí, xây dựng đời sống văn hóa đô thị 
lành mạnh
Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và 
tinh thần của xã hội, luôn can thiệp vào quá 
trình xã hội thông qua sự tiếp nhận, đánh giá 
của chủ thể (cá nhân hoặc cộng đồng). Nhân 
tố văn hoá tác động đến quá trình phát triển 
thường trở nên tiềm ẩn, tinh tế và có sức sống 
lâu bền. Với tư cách là một thành tố quan trọng 
của đô thị, mỗi bước phát triển của đời sống 
văn hóa chính là sự phát triển của đời sống xã 
hội nói chung. Ảnh hưởng của văn hoá đến 
quá trình hình thành nhân cách và phát triển 
con người là rất lớn. Do đó, việc xây dựng đời 
sống văn hóa lành mạnh luôn có ý nghĩa tích 
cực trong sự phát triển bền vững của đô thị.
Sau đây là một số giải pháp cho việc xây 
dựng đời sống văn hóa đô thị lành mạnh ở Việt 
Nam hiện nay: 
- Ở tầm vĩ mô, các cơ quan quản lí trước hết 
cần tiếp tục điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát 
triển các đô thị sao cho phù hợp với sự phát 
triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền 
vững. Trong quá trình phát triển đô thị, việc 
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn, tôn 
tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình 
kiến trúc và danh lam thắng cảnh cần được coi 
trọng. Việc xây dựng và hoàn thiện quy hoạch 
không gian văn hóa đô thị cần được khẩn 
trương thực hiện để đáp ứng nhu cầu sáng tạo 
và hưởng thụ của người dân. 
- Phải xây dựng và kiện toàn các thiết chế văn 
hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người 
dân đô thị tiếp xúc và hưởng thụ văn hóa. 
Thiết chế văn hóa cần được hiểu một cách đầy 
đủ nhất: bao gồm cả cơ sở vật chất và thể chế 
vận hành như hệ thống tổ chức, các quy định, 
nguyên tắc, văn bản pháp luật về quản lí văn 
hóa. Trong điều kiện hiện nay, cần đẩy mạnh 
xã hội hóa việc xây dựng và quản lí các thiết 
chế văn hóa để người dân tích cực tham gia và 
cũng để phục vụ tối ưu cho nhu cầu văn hóa 
của họ.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cung và cầu 
trong lĩnh vực văn hoá cũng như định hướng 
thông tin văn hoá là vấn đề cấp bách đang đặt 
ra đối với các nhà quản lý văn hoá. Phát triển 
kinh tế hàng hóa là một trong những điều kiện 
để tạo ra sản phẩm văn hóa nhiều hơn, phong 
phú hơn, đáp ứng cao hơn nhu cầu xã hội. Khi 
hình thành các ngành công nghiệp văn hóa 
vận hành theo cơ chế thị trường thì thị trường 
sẽ là động lực của sự phát triển văn hóa: thị 
trường sẽ trở thành biểu đồ xác định nhu cầu 
văn hóa đa dạng của con người, từ đó dẫn dắt 
các nhà sản xuất, kinh doanh tìm mọi cách 
để đáp ứng nhu cầu đa dạng ấy. Thị trường 
văn hóa đô thị cần được bắt đầu từ việc đưa 
ra những sản phẩm văn hóa giải trí phù hợp. 
Do đó cần mở rộng thời lượng cũng như đa 
dạng hoá các nội dung, hình thức đối với các 
chương trình văn hoá nghệ thuật tại các đài 
phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí, nhà 
xuất bản. Cần tăng cường các hoạt động biểu 
diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ thuật 
quần chúng, làm cho khối lượng và chất lượng 
các sản phẩm văn hoá tăng nhanh, đáp ứng thị 
hiếu của công chúng hiện nay. 
- Bên cạnh việc ưu tiên đầu tư cho các hoạt 
động văn hóa ở đô thị, nhà nước cần nâng cao 
hiệu quả quản lí văn hóa để phòng chống các 
biểu hiện, các hành vi phi văn hóa, chống sự 
67Số 22 - Tháng 12 - 2017
 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
xâm nhập của các hình thức văn hóa không 
phù hợp với truyền thống dân tộc, bài trừ 
tệ nạn xã hội. Nhà nước cần hoàn thiện, hệ 
thống lại các văn bản quy phạm pháp luật về 
văn hóa (các văn bản này hiện đang phân tán 
dưới dạng các quy định). Thực tế cho thấy có 
những sản phẩm văn hóa độc hại, khêu gợi 
bản năng với thị hiếu thấp kém được truyền 
thụ qua internet, băng đĩa, sách báo, tranh 
ảnh lậu; qua các chương trình vui chơi giải trí 
thiếu lành mạnh tại các vũ trường, quán bar, 
từ đó ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa. 
Việc để cho các tác phẩm văn hoá nghệ thuật 
mang tư tưởng độc hại được ấn hành trong 
nước và truyền bá rộng rãi trong công chúng, 
trách nhiệm trước hết thuộc về các nhà quản 
lý văn hoá. Việc thẩm định chất lượng qua 
loa, cấp giấy phép xuất bản ồ ạt, quản lý lỏng 
lẻo nguồn nhập cảnh sản phẩm văn hoá là 
những nguyên nhân trực tiếp gây nên các hiện 
tượng xấu trong đời sống văn hóa đô thị. Do 
đó các cơ quan quản lý văn hoá cần quản lý 
tốt hơn việc kinh doanh xuất bản phẩm, các 
dịch vụ văn hoá nhằm hạn chế tối đa những 
tác động của sản phẩm phản văn hoá đến đời 
sống tinh thần của người dân. 
Trong quá trình quản lý, ngành văn hoá 
phải kết hợp với các bộ, ngành liên quan như 
công an, thuế vụ, hải quan để kiểm soát các 
sản phẩm văn hoá nhập lậu và lưu thông trên 
thị trường. Đối với hành vi vi phạm trong việc 
kinh doanh dịch vụ văn hoá, cần xử lý nghiêm 
khắc hơn. Để công tác thanh kiểm tra có hiệu 
quả, cần nâng cao trình độ chuyên môn cho 
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý văn hoá, 
đặc biệt là đội ngũ thanh tra văn hoá tại các 
địa phương. Vụ pháp chế thuộc Bộ Văn hoá, 
Thể thao và Du lịch cần có sự trao đổi thường 
xuyên với các sở văn hoá, các hãng kinh doanh 
văn hoá để nắm bắt được tình hình thực tế, kịp 
thời chỉnh lý, bổ sung và cho ra đời các văn bản 
dưới luật nhằm hướng dẫn quản lý văn hoá với 
những thông tin cập nhật và phù hợp nhất. 
Quản lý tốt thị trường văn hoá là góp phần 
đắc lực vào việc tạo môi trường văn hoá tốt, 
hướng con người đến với những giá trị chân, 
thiện, mỹ, hình thành đời sống văn hoá đô thị 
lành mạnh, góp phần quan trọng vào sự phát 
triển bền vững của đất nước.
N.T.Đ
(Viện Văn hóa, Trường ĐHVH HN)
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thị Lan Anh (2014), Thực trạng đô thị 
hóa, phát triển đô thị & những yêu cầu cần đổi mới 
tại Việt Nam, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 70, 
tr.13-17.
2. Phạm Duy Đức (2008), Những thách thức 
của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập 
kinh tế quốc tế, Nxb. Văn hoá Thông tin & Viện Văn 
hoá, Hà Nội.
3. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 
số 445/QĐ-TTg, ngày 7/4/2009 về phê duyệt quy 
hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam 
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
4. Nguyễn Thanh Tuấn (2006), Biến đổi văn 
hóa đô thị Việt Nam hiện nay, Nxb. Văn hóa Thông 
tin & Viện Văn hóa, Hà Nội.
 Ngày nhận bài: 2 - 12 - 2015
Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 12 - 2017
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 12 - 2017

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_doi_song_van_hoa_do_thi_trong_qua_trinh_hoi_nhap_qu.pdf