Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ

Trong thời gian gần đây, xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư

dân ven biển Nam Trung Bộ đã đạt được những hiệu quả nhất định, góp phần phục hồi và

phát triển những tín ngưỡng truyền thống. Tuy nhiên, xã hội hóa công tác bảo tồn tín ngưỡng

ở cư dân ven biển Nam Trung Bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Bài viết tập trung

đánh giá thực trạng hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công

tác xã hội hóa trong bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trong thời gian tới.

Từ khóa: Xã hội hóa, bảo tồn, tín ngưỡng, cư dân ven biển, Nam Trung Bộ.

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 1

Trang 1

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 2

Trang 2

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 3

Trang 3

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 4

Trang 4

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 5

Trang 5

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 6

Trang 6

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 7

Trang 7

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 8

Trang 8

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 9760
Bạn đang xem tài liệu "Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ

Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ
60 Lê Thị Thu Hiền, Đinh Như Hoài
Xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển 
Nam Trung Bộ
Lê Thị Thu Hiền
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Đinh Như Hoài
Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ
Email liên hệ: lethuhiendn@gmail.com
Tóm tắt: Trong thời gian gần đây, xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn tín ngưỡng cư 
dân ven biển Nam Trung Bộ đã đạt được những hiệu quả nhất định, góp phần phục hồi và 
phát triển những tín ngưỡng truyền thống. Tuy nhiên, xã hội hóa công tác bảo tồn tín ngưỡng 
ở cư dân ven biển Nam Trung Bộ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Bài viết tập trung 
đánh giá thực trạng hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công 
tác xã hội hóa trong bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ trong thời gian tới.
Từ khóa: Xã hội hóa, bảo tồn, tín ngưỡng, cư dân ven biển, Nam Trung Bộ.
Socializing the preservation of locals’ beliefs in the South Central Coast of Vietnam
 Abstract: In recent years, socializing the preservation of coastal residents’ beliefs in the 
South Central Vietnam has made certain achievements, contributing to the restoration and 
development of traditional beliefs in the region. However, this preservation poses limitations 
and shortcomings that need to be solved. The paper analyzes the current situation of the 
socialization and makes recommendations for improving the effectiveness of this process in 
the region. 
Keywords: Socialization, preservation, beliefs, coastal residents, South Central Vietnam.
Ngày nhận bài: 20/05/2021 Ngày duyệt đăng: 20/06/2021
1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn đổi mới từ sau năm 1986 đến nay, diện mạo của vùng ven biển Nam 
Trung Bộ đã và đang có nhiều thay đổi. Đặc biệt, với việc ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW 
ngày 9/2/2007 của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược 
biển Việt Nam đến năm 2020 và gần đây là Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Hội 
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững 
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã xác định quan điểm chủ đạo 
là Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh 
vượng, an ninh và an toàn (Nguyệt Anh, 2018).
Vùng Nam Trung Bộ gồm 08 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng 
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng Nam Trung 
Bộ sở hữu nguồn tài nguyên biển hết sức đa dạng, phong phú. Từ rất lâu đời, ở các địa phương 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 61
này đã hình thành nên đời sống kinh tế, phương thức mưu sinh, cách thức sản xuất, đời sống 
văn hóa, xã hội mang dấu ấn đặc trưng biển. Trong cuộc sống mưu sinh gắn với môi trường 
biển, có sự đan xen đồng bằng cận duyên, cộng đồng cư dân vùng biển Nam Trung Bộ đã 
sáng tạo các giá trị văn hóa đặc trưng, dung hợp cả yếu tố nông nghiệp và ngư nghiệp. Trong 
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập hiện nay, một số địa phương đã tận 
dụng được các giá trị văn hóa, di sản văn hóa và khơi dậy nguồn lực con người trong việc 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch, hình thành sinh kế mới cho người 
dân địa phương. Trong bối cảnh đó, nhiều giá trị văn hóa mới đang hình thành cùng trong đời 
sống kinh tế - xã hội của cư dân ven biển, nhưng không ít giá trị văn hóa truyền thống bị mai 
một, biến dạng, trong đó có những giá trị văn hóa tín ngưỡng. Điều này khiến cho diện mạo 
văn hóa của cộng đồng cư dân vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều xáo trộn và biến động (Hà 
Đình Thành, 2016), (Lê Thị Thu Hiền, 2017). Trước thực trạng đó, nhiều chủ trương, chính sách 
và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được các địa phương đưa ra, 
tuy nhiên chưa đạt hiệu quả cao, do những hạn chế về nguồn nhân lực, kinh phí và phương 
thức thực hiện. Một trong những giải pháp đang được một số địa phương triển khai thực hiện, 
bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định, đó là phát huy vai trò xã hội hóa của cộng đồng 
trong việc khôi phục, bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển.
Các tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng cư dân ven biển Nam Trung Bộ đa dạng và 
phong phú, là sự tiếp nối dòng chảy tín ngưỡng truyền thống của người Việt ở Bắc Bộ và Bắc 
Trung Bộ tích hợp với các sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của cư dân “tiền Việt” - người Chăm. Có 
thể kể đến một số tín ngưỡng tiêu biểu như: Tín ngưỡng thờ cá Voi, Tín ngưỡng thờ Tiền hiền, 
Tín ngưỡng thờ Nữ thần/Mẫu thần, Tín ngưỡng thờ Cô hồn/Cô bác. Có thể thấy, tín ngưỡng 
của cư dân ven biển Nam Trung Bộ là kết quả của sự tương tác giữa con người với môi trường 
ven biển trong quá trình sinh hoạt và lao động sản xuất hàng ngày. Sống cạnh biển, khai thác 
nguồn lợi từ biển và tính mạng phụ thuộc vào mỗi chuyến ra khơi nên các tín ngưỡng góp 
phần thỏa mãn nhu cầu được chở che, yên ổn của người dân nơi đây. Điều đó chứng tỏ, kiểu 
văn hóa của mỗi tộc người được tạo ra là do những nguồn tài nguyên và những giới hạn của 
môi trường xung quanh, kể cả những thay đổi trong môi trường đó (Mai Văn Hai, Mai Kiệm, 
2011, tr.110). 
Từ cách tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu văn hóa, thông qua các cuộc điều tra khảo 
sát thực hiện năm 2020 tại thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Bịnh, tỉnh Khánh Hòa, bài viết đi sâu 
vào phân tích thực trạng xã hội hóa trong công tác bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển 
Nam Trung Bộ. Trên cơ sở đó, gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác 
này ở các địa phương ven biển Nam Trung Bộ hiện nay. 
2. Thực trạng xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam 
Trung Bộ
2.1. Một số kết quả đạt được
Căn cứ trên bối cảnh đặc thù, xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng ở ven biển 
Nam Trung Bộ được thực hiện dưới nhiều hình thức và mang những nét đặc thù của từng địa 
phương khác nhau: 
- Xã hội hóa trong xây dựng, tu bổ và sửa chữa di tích tín ngưỡng.
Đà Nẵng là địa phương có nhiều di tích  ...  là từ 100.000 – 300.000 đồng. 
Những năm gần đây, hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven 
biển Nam Trung Bộ bước đầu đã được đẩy mạnh và đạt kết quả nhất định. Một số di tích tín 
ngưỡng được sửa chữa, xây mới; hoạt động thực hành tín ngưỡng được phục hồi, mở rộng, 
phát triển; người dân ngày càng có ý thức và hành động thiết thực cùng chung tay bảo vệ di 
tích, tín ngưỡng; sự quan tâm của các các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ 
chức doanh nghiệp cũng có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực 
2.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những chuyển biến tích cực đã đạt được, hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn 
tín ngưỡng của cư dân ven biển ở vùng Nam Trung Bộ vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. 
Có thể nhận diện trên một số mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và trách 
nhiệm của công tác xã hội hóa đối với việc bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển tuy đã 
được nâng lên nhưng chưa sâu sắc và toàn diện, chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, 
kế hoạch và chương trình cụ thể. Ở chiều ngược lại, không ít cộng đồng cư dân còn tâm lý thụ 
động trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước và chính quyền. 
Thứ hai, nguồn lực của xã hội cho hoạt động bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển 
còn rất lớn nhưng chưa huy động được và định hướng vào những công việc thật sự cấp bách. 
Trong hoạt động bảo tồn tín ngưỡng, việc kêu gọi đóng góp chủ yếu tập trung ở khâu xây 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 65
dựng mới di tích, khâu đóng góp để bảo quản chống xuống cấp, tu bổ di tích còn chưa hiệu 
quả, lâu dài. Việc quản lý nguồn vốn xã hội hóa đôi khi còn thiếu chặt chẽ, chuyên nghiệp.
 Trên thực tế, một số địa phương như Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, công tác 
xã hội hóa bảo tồn tín ngưỡng chưa được xúc tiến đẩy mạnh và chưa đạt hiệu quả cao. Ở 
Quảng Ngãi, nguồn ngân sách đầu tư cho công tác bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn 
hóa trên địa bàn tỉnh vẫn không đảm bảo mức chi theo quy định, nên có nhiều di tích bị lấn 
chiếm, hoặc xuống cấp trầm trọng (Đ.Sương - T.Ân - M.Hạ, 2019). Ở Ninh Thuận, do tỉnh chưa 
có nguồn đầu tư sửa chữa nên một số di tích cấp tỉnh tự người dân đóng góp và tự ý trùng tu 
và sửa chữa nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bảo tồn các giá trị của di tích. Công tác 
xã hội hóa hoạt động di tích chưa được phát huy và chưa có chủ trương của tỉnh Ninh Thuận 
(Thanh Thùy, 2018). Do thiếu vai trò định hướng, quản lý của chính quyền, trong một số cộng 
đồng cư dân ven biển vẫn còn quan niệm “cứ có tiền muốn làm gì cũng được”. Điều này dẫn đến 
thực tế là có nơi, người dân sẵn sàng công đức số tiền rất lớn nhưng lại yêu cầu phá bỏ di tích 
cũ, xây dựng di tích mới theo thiết kế, phong cách hiện đại.
 Thứ ba, trong quá trình tổ chức thực hiện, hoạt động xã hội hóa còn có lúc, có nơi chưa 
tuân thủ sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước dẫn đến hiện tượng lạm dụng thực hành tín 
ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan và tạo ra nguy cơ làm biến đổi, biến dạng thực hành tín 
ngưỡng theo chiều hướng tiêu cực. Trong các thực hành tín ngưỡng hiện nay đã xuất hiện các 
hoạt động mang tính thương mại hóa, lợi dụng tín ngưỡng tâm linh để thu lợi bất chính. Bảo 
tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển dường như mới chỉ tập trung vào tôn tạo, xây lại hoặc sửa 
chữa các di tích tín ngưỡng, chưa chú ý nhiều đến các thực hành tín ngưỡng, cũng như chính 
sách, chế độ cho nguồn nhân lực bảo vệ di tích, thực hành tín ngưỡng. 
Như vậy, công tác xã hội hóa trong bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam Trung 
Bộ dù được chú trọng và nhân rộng ở nhiều địa phương, tuy nhiên về cơ bản chưa đạt được 
kết quả như mong đợi. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân chủ 
quan đó là từ nhận thức, vai trò tự giác, tự chủ của người dân chưa thật đầy đủ; công tác tuyên 
truyền, vận động và sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất đôi khi chưa đáp 
ứng yêu cầu đặt ra. Do đó, để phát huy tối đa nguồn lực xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn 
tín ngưỡng ở cộng đồng cư dân biển Nam Trung Bộ, cần phải nhận diện và giải quyết kịp thời, 
thấu đáo những vấn đề bức thiết đặt ra từ thực tiễn các địa phương trong vùng. 
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn 
tín ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ 
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các 
cấp, ban quản lý di tích của cư dân ven biển Nam Trung Bộ trong công tác xã hội hóa hoạt 
động bảo tồn tín ngưỡng. 
Các cấp chính quyền ở vùng ven biển Nam Trung Bộ luôn phải đảm nhận vai trò chủ đạo 
trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời huy động tiềm năng, nguồn lực của mọi lực 
lượng, mọi thành phần kinh tế - xã hội và người dân cùng tham gia để đa dạng hóa chủ thể hoạt 
động bảo tồn. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền cơ sở đảm nhiệm vai trò: ban hành các quy 
định, hướng dẫn cụ thể để định hướng cho các Ban quản lý di tích tại địa phương tuân thủ 
đúng các quy trình, thủ tục trong công tác bảo tồn, tôn tạo di tích; tuyên truyền, vận động, 
hướng dẫn nhân dân tham gia bảo tồn, bảo vệ di tích, tổ chức tốt các thực hành tín ngưỡng; 
66 Lê Thị Thu Hiền, Đinh Như Hoài
đồng thời phối hợp huy động, quản lý và kiểm soát tốt việc sử dụng các nguồn lực kinh phí 
từ công tác xã hội hóa. 
Hiện nay, ban quản lý và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam 
Trung Bộ đều do người dân bầu, không được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực bảo tồn nên 
trong quá trình điều hành hoạt động còn mang nặng cảm tính và thiếu tính chuyên nghiệp. 
Vì thế, các cấp chính quyền ở địa phương cần đặc biệt quan tâm công tác xây dựng và đào 
tạo đội ngũ công chức, viên chức văn hóa cấp phường/xã đủ về số lượng, đảm bảo về trình 
độ chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhiệm vai trò định hướng, dẫn dắt các ban quản lý di tích và 
người dân tuân thủ đúng Luật di sản văn hóa và Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trong quá trình tổ 
chức các hoạt động tín ngưỡng cũng như trong quá trình trùng tu, tôn tạo hoặc xây mới các 
cơ sở thực hành tín ngưỡng, thông qua ban quản lý, người dân phải có sự liên hệ với chính 
quyền địa phương để nhận được sự hỗ trợ về mặt pháp lý, chuyên môn, nghiệp vụ cũng như 
một phần kinh phí tổ chức thực hiện. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng lạm dụng 
thực hành tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan hoặc thu lợi bất chính, cũng như hạn chế 
đến mức tối đa các hiện tượng lợi dụng việc tu bổ để phá bỏ di tích cũ, xây dựng di tích mới theo 
thiết kế, phong cách hiện đại làm sai lệch yếu tố gốc của di tích.
Thứ hai, nâng cao vai trò tự giác, tính tự chủ, tự quản của người dân ven biển Nam 
Trung Bộ trong hoạt động xã hội hóa bảo tồn và phát huy tín ngưỡng.
Di sản văn hóa, thực hành tín ngưỡng là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, do vậy xã 
hội hóa trong bảo tồn và phát huy tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam Trung Bộ phải hướng 
tới cộng đồng, do cộng đồng đảm nhận và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân tại 
chỗ. Trong quá trình triển khai các hoạt động, cần chú trọng nâng cao nhận thức và sự hiểu 
biết về giá trị di sản tín ngưỡng trong cộng đồng, để mỗi người dân trở thành những nhân 
tố tích cực, tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn 
hóa. Chính cộng đồng dân cư tại chỗ là người trực tiếp bảo vệ, thực hành tín ngưỡng cũng 
như phát hiện sự xuống cấp, những hành vi xâm hại di tích văn hóa. Bởi vậy, chính quyền các 
cấp cần thường xuyên tổ chức các buổi làm việc với người dân, để lắng nghe ý kiến của họ về 
những vấn đề mới phát sinh, những bất cập đang diễn ra trong quá trình bảo vệ, gìn giữ và 
phát huy giá trị di sản.
Thứ ba, xây dựng cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện tốt công tác xã hội hóa đối với hoạt 
động bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển Nam Trung Bộ. 
Để đáp ứng yêu cầu công tác xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn tín ngưỡng của cư dân 
ven biển phù hợp với thực tiễn của thời kỳ mới, chính quyền và các cơ quan chuyên môn ở 
vùng Nam Trung Bộ cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo 
tồn tín ngưỡng, như: Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị tín ngưỡng phù hợp với pháp 
luật hiện hành và thống nhất trong toàn vùng. Quy chế phối hợp quản lý di tích - tín ngưỡng 
trong phạm vi địa phương giữa đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ di tích và các tổ chức, cá nhân 
liên quan. Cơ chế tài chính trong việc trích lại kinh phí từ nguồn thu xã hội hóa cho việc quản 
lý, bảo vệ và công tác bảo tồn tín ngưỡng.
Chú trọng thực hiện chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng đối với các nghệ nhân, ban 
quản lý di tích hoặc doanh nghiệp, cá nhân có những đóng góp thiết thực cho công tác bảo 
tồn tín ngưỡng. Qua đó, khuyến khích các nghệ nhân trao truyền kỹ năng, bí quyết tổ chức, 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 67
thực hành tín ngưỡng. Thu hút nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế, các cộng đồng 
dân cư tham gia bảo tồn tín ngưỡng, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Phải xây 
dựng được mô hình hợp tác công - tư bao gồm chính quyền - tổ chức chính trị - xã hội với 
các doanh nghiệp - cộng đồng dân cư nhằm thiết lập một mạng lưới xã hội rộng khắp và bền 
chặt, cùng chung tay góp sức cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng của cư dân 
ven biển Nam Trung Bộ. Đồng thời, mô hình hợp tác này trong quản lý và bảo tồn tín ngưỡng 
sẽ từng bước tạo ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng, phát triển du lịch có 
trách nhiệm tại các điểm thực hành tín ngưỡng, mang lại lợi ích cho cả địa phương, người dân 
và doanh nghiệp.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả huy động và quản lý sử dụng nguồn vốn xã hội hóa phục vụ 
toàn diện công tác bảo tồn tín ngưỡng. Công tác huy động nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp 
để hỗ trợ bảo tồn hoạt động tín ngưỡng của cư dân tại chỗ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần 
phải nhất quán trên 2 phương diện sau:
- Chính quyền, các ban ngành chức năng, các cơ quan chuyên môn huy động các nguồn 
tài trợ ngoài nhà nước, khuyến khích, tôn vinh, ghi công danh dự cho những cá nhân và tổ 
chức xã hội làm tốt việc xã hội hóa các hoạt động bảo tồn tín ngưỡng. Kịp thời phổ biến và 
nhân rộng các mô hình, cách thức làm hay, sáng tạo để nhiều nơi cùng học tập, làm theo.
- Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng nguồn tài trợ, nguồn kinh phí xã hội 
hóa. Đây chính là hành lang pháp lý quan trọng để khắc phục tình trạng một số cá nhân lợi 
dụng tín ngưỡng tâm linh để thu lợi bất chính, sử dụng kinh phí không đúng mục đích hoặc 
tu bổ tùy tiện làm sai lệch yếu tố gốc của di tích.
Đồng thời, cần sử dụng hiệu quả, minh bạch và công khai nguồn kinh phí xã hội hóa 
trên cơ sở xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo các giai đoạn nhất định. Trước tiên, 
cần xây dựng hoàn thiện hồ sơ của các thiết chế hoạt động tín ngưỡng. Từ đó các địa phương 
xây dựng kế hoạch tu bổ di tích, đảm bảo việc bảo tồn, tôn tạo theo thứ tự ưu tiên, trong đó 
xác định danh mục đầu tư, kinh phí đầu tư và lộ trình thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích. 
4. Kết luận
Xã hội hóa là giải pháp quan trọng để tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt 
động bảo tồn tín ngưỡng cư dân ven biển trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp. Công 
tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn tín ngưỡng ở vùng Nam Trung Bộ bước đầu đã đạt một số 
kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế đặt ra. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả việc xã hội 
hóa bảo tồn tín ngưỡng của cư dân ven biển, góp phần vào bảo tồn các giá trị văn hóa truyền 
thống và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, cần giải quyết đồng bộ, kịp thời, và thực hiện 
có hiệu quả nhiều nhiệm vụ và giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó, tạo dựng sự 
phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, các cấp chính quyền, các tổ 
chức, đoàn thể để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho hoạt động bảo tồn tín 
ngưỡng cư dân ven biển Nam Trung Bộ, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt 
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được thực hiện từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2020 - DNA - 13.
68 Lê Thị Thu Hiền, Đinh Như Hoài
Tài liệu tham khảo
Nguyệt Anh. (2018). Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong Chiến lược biển Việt Nam 
đến năm 2020. Truy xuất từ https://stttt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset publisher/
RcQOwn9w7wOJ/content/quan-iem-chi-ao-cua-ang-ta-trong-chien-luoc-bien-viet-nam-en-
nam-2020, ngày 25/02/2021.
Ban chấp hành Trung ương Đảng. (2018). Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp 
hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 
2030 tầm nhìn đến năm 2045. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
Mai Văn Hai, Mai Kiệm. (2011). Xã hội học văn hóa. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội.
Lê Thị Thu Hiền. (2017). Biến đổi tín ngưỡng cư dân ven biển Đà Nẵng trong quá trình đô thị 
hóa. Luận án Tiến sĩ ngành Văn hóa học. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Hà Nội.
Phan Hương. (2021). Cam Ranh: Bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Truy xuất từ https://
baokhanhhoa.vn/van-hoa/202103/cam-ranh-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-tich-8209314/, 
ngày 10/06/2021.
Đ. Sương - T. Ân - M. Hạ. (2019). Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa: Còn 
nhiều trăn trở (kỳ 2). Truy xuất từ  ngày 25/02/2021.
Hà Đình Thành (Chủ biên). (2016). Văn hoá biển và bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá biển 
vùng duyên hải Nam Trung Bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Khoa học 
xã hội. Hà Nội
Thanh Thùy. (2018). Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tỉnh Ninh Thuận. Truy 
xuất từ  ngày 28/02/2021.
Gia Văn. (2020). Công tác tu bổ di tích trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp tục được quan tâm 
triển khai thực hiện. Truy xuất từ https://svhtt.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId, ngày 28/02/2021.

File đính kèm:

  • pdfxa_hoi_hoa_hoat_dong_bao_ton_tin_nguong_cu_dan_ven_bien_nam.pdf