Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị

Mặt nước trong không gian đô thị giữ vai trò quan trọng nhằm điều hòa không khí, thoát nước

mưa, tạo không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực. Gìn giữ và phát triển hệ thống không gian mặt nước

là điều mà quy hoạch đang hướng tới trong nỗ lực phát triển một đô thị xanh, hiện đại. Nếu địa hình là

nhân tố chủ đạo của cảnh quan thì mặt nướctạo nên sự phong phú của cảnh quan. Đặc biệt trong môi

trường ô nhiễm của đô thị, mặt nước góp phần làm trong lành bầu không khí, giảm sự nhiễm bẩn, khử

bụi và các chất thải công nghiệp, làm tan chất độc trong khí quyển. Nhu cầu không gian mặt nước cũng

cao như đối với cây xanh trong việc làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, cấp oxy và chống ồn đô thị, chúng

ta không thể chỉ quan tâm đến cây xanh mà không chú ý đến không gian mặt nước. Dưới góc nhìn của

kiến trúc, nắm bắt được vai trò của không gian mặt nước, chúng ta sẽ đưa ra được những giải pháp xây

dựng các công trình kiến trúc đáp ứng yêu cầu về cảnh quan đô thị và cải thiện vi khí hậu

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 1

Trang 1

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 2

Trang 2

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 3

Trang 3

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 4

Trang 4

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 5

Trang 5

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 6

Trang 6

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 7

Trang 7

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 8

Trang 8

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 10780
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị

Vai trò của yếu tố không gian mặt nước và một số giải pháp sử dụng mặt nước trong kiến trúc cảnh quan đô thị
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 20 
BÀI BÁO KHOA HỌC 
VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ KHÔNG GIAN MẶT NƯỚC VÀ MỘT SỐ 
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG MẶT NƯỚC TRONG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ 
Lê Thị Mai Hương1 
Tóm tắt: Mặt nước trong không gian đô thị giữ vai trò quan trọng nhằm điều hòa không khí, thoát nước 
mưa, tạo không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực. Gìn giữ và phát triển hệ thống không gian mặt nước 
là điều mà quy hoạch đang hướng tới trong nỗ lực phát triển một đô thị xanh, hiện đại. Nếu địa hình là 
nhân tố chủ đạo của cảnh quan thì mặt nướctạo nên sự phong phú của cảnh quan. Đặc biệt trong môi 
trường ô nhiễm của đô thị, mặt nước góp phần làm trong lành bầu không khí, giảm sự nhiễm bẩn, khử 
bụi và các chất thải công nghiệp, làm tan chất độc trong khí quyển. Nhu cầu không gian mặt nước cũng 
cao như đối với cây xanh trong việc làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm, cấp oxy và chống ồn đô thị, chúng 
ta không thể chỉ quan tâm đến cây xanh mà không chú ý đến không gian mặt nước. Dưới góc nhìn của 
kiến trúc, nắm bắt được vai trò của không gian mặt nước, chúng ta sẽ đưa ra được những giải pháp xây 
dựng các công trình kiến trúc đáp ứng yêu cầu về cảnh quan đô thị và cải thiện vi khí hậu. 
Từ khóa: Không gian mặt nước, không gian xanh, cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường, môi trường 
đô thị. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Yếu tố mặt nước thường đi kèm với cây xanh 
trong quy hoạch và kiến trúc đô thị. Hầu hết các 
đề tài nghiên cứu mới đề cập đến yếu tố cây xanh, 
trong khi yếu tố mặt nước còn bỏ ngỏ. Ngay cả 
trong các văn bản pháp lý về thiết kế đô thị cũng 
mới đề cập đến tỷ lệ cây xanh trong đô thị như 
TCVN 9257:2012-Quy hoạch cây xanh sử dụng 
công cộng trong các đô thị. Theo TCVN 
9257:2012, tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công 
cộng cho đô thị đặc biệt là 12-15m2/1 người, đô 
thị loại I và loại II là 10-12m2/1 ngườinhưng 
không có văn bản nào quy định về tỷ lệ mặt 
nước.Điều này cũng dễ hiểu, bởi người ta chú 
trọng diện tích phủ xanh đô thị hơn là diện tích 
mặt nước của đô thị. Hiểu một cách khái quát thì 
mặt nước một bộ phận không gian mở, gồm: sông, 
hồ, bể bơi, vườn cảnh, thác nước, suối, mảng nước 
tiểu cảnh trang trí trong khu đất công trình. 
Không phải chỉ ở nước ta, mà yếu tố mặt nước 
đã sớm tham gia vào việc hình thành đô thị từ xa 
xưa, khi mà trong quá trình hình thành đô thị, tụ 
1 Bộ môn Đồ họa kỹ thuật - Khoa Cơ khí, Trường Đại học 
Thủy lợi 
điểm thương mại hình thành trên cơ sở của đầu 
mối giao thông thủy. Tiếp đó, mặt nước tồn tại 
xung quanh những thành quách quân sự, và cuối 
cùng là trong khuôn viên của các dinh thự, các 
phủ vua chúa phong kiến, khu thương mại, khu 
vui chơi giải trí. 
Từ xưa con người đã biết tận dụng lợi thế của 
sông nước để phát triển và sinh hoạt, cũng vì thế 
mà các đô thị thường nằm cạnh những con sông. 
Nhưng tại sao lại như vậy? Vì xa xưa con người 
sinh sống chủ yếu bằng các hoạt động nông 
nghiệp, vì sông nước có nguồn thủy hải sản phong 
phú và vì khí hậu cạnh các con sông sẽ dễ chịu, 
môi trường trong lành. Đó cũng chỉ là một vài 
trong số rất nhiều lí do khiến cho các con sông lại 
quan trọng với việc sinh sống của con người. 
Cũng vì vậy mà việc các đô thị hình thành thường 
có xu hướng là gần các con sông... 
Đến thời đại ngày nay, khi mà các sinh hoạt, 
lao động của con người không chỉ có nông 
nghiệp nữa, mà còn các ngành công nghiệp, dịch 
vụ ... thì mặt nước nói chung và sông nước nói 
riêng vẫn là một yếu tố vô cùng quan trọng với 
đối với một đô thị, một thành phố. Nhận thức đầy 
đủ về vai trò của mặt nước đối với giá trị cảnh 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 21 
quan trong kiến trúc đô thị sẽ làm cơ sở để tạo 
dựng nên một hình ảnh đô thị đặc sắc. Bài báo 
làm rõ vai trò và đúc kết lại các giá trị đặc trưng 
của không gian mặt nước. Làm cơ sở để hình 
thành các nguyên tắc, giải pháp sử dụng không 
gian mặt nước trong thiết kế cảnh quan đô thị. 
(Nguyễn Hữu Dũng, 2011). 
2. THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC YẾU 
TỐ KHÔNG GIAN MẶT NƯỚC ĐỐI VỚI 
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ 
2.1. Vai trò của yếu tố không gian mặt nước 
trong đô thị 
Yếu tố mặt nước có vai trò và tác dụng rất to 
lớn trong đô thị. Đó là: 
- Điều hòa nước mưa: Đảm bảo thoát nước 
mưa (bên cạnh hệ thống thoát nước còn hạn hẹp), 
tránh cho đô thị khỏi úng ngập cục bộ. Các hồ 
điều hòa có khả năng hỗ trợ hệ thống thoát nước 
trong đô thị, bởi làm giảm được lưu lượng nước 
chảy sau đó, giảm công suất trạm bơm, đặc biệt 
có tác dụng chống nóng hiệu quả. Cây xanh, mặt 
nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không 
khí từ 3,3oC đến 3,9oC khi diện tích đất cây xanh 
và mặt nước đạt 20% đến 50% diện tích đất đô thị.
Hình 1. Dự án công viên Bishan ( Singapore) Hình 2. Mặt nước tạo cảnh quan cho đô thị 
Dự án công viên Bishan (Singapore) là việc 
biến con kênh thoát nước bằng bê tông dài 2,7km, 
thành một dòng sông tự nhiên dài 3km, 62 héc ta 
của công viên đã được thiết kế lại thành một chốn 
xinh đẹp không chỉ để phù hợp với quá trình thay 
đổi của một hệ thống sông chứa đựng sự thất 
thường của mực nước, mà còn mang đến lợi ích 
tối đa cho người sử dụng nó. (Hình 1). 
- Tạo cảnh quan cho đô thị: Các công viên, 
nơi giải trí trong đô thị thường ở gần hay ngay 
trong khu vực mặt nước của đô thị. Lấy các hồ có 
tại Hà Nội mà xem xét , rõ ràng là hồ Hoàn Kiếm, 
hồ Thuyền Quang, hồ Tây đều là những nơi vui 
chơi giải trí, có cảnh quan đẹp vì địa hình, vị trí 
tương đối với không gian kiến trúc xung quanh 
(Hình 2). 
- Xử lý nước thải: Đó là khả năng tự làm 
sạch chất ô nhiễm thông qua các quá trình làm 
sạch tự nhiên (sinh học) diễn ra trong môi 
trường nước. Quá trình này diễn ra tương đối 
nhanh và làm phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ 
có trong nước sau 20 ngày. Tác dụng dẫn xuất là 
tạo ra thức ăn cho nguyên sinh động vật, rồi 
sinh vật phù du và nhuyễn thể làm cho nước 
ngày càng sạch hơn. 
- Nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá nhằm giữ gìn 
vệ ... Nichols cũng chỉ ra những bằng chứng cho thấy 
bằng cách ở gần, trên, trong và dưới nước đều có 
thể làm con người hạnh phúc, khỏe khoắn, yêu đời 
hơn. Thực tế cho thấy, những thành phố được 
mệnh danh là lãng mạn hay hạnh phúc nhất đều 
gắn liền với màu xanh của mặt nước. (Hình 3,4) 
Hình 3. Copenhagen xinh đẹp với hệ thống sông 
hồ uốn quanh 
Hình 4. Hồ Hoàn Kiếm rộng khoảng 12ha,là 
niềm tự hào, điểm nhấn kiến trúc nổi tiếng Hà Nội 
Sống trong một môi trường hoàn hảo với cây 
xanh và hồ nước là tiêu chuẩn lý tưởng - đặc 
biệt là ở các thành phố lớn. Ở gần nước để được 
hạnh phúc hơn, đó là triết lý sống hiện đại đang 
được lan tỏa tại các đô thị trên toàn thế giới. 
(Nguyễn Hữu Dũng, 2016), (Phạm Ngọc Dăng, 
Nguyễn Việt Anh, Phạm Thị Hải Hà, Nguyễn 
Văn Muôn, 2014) 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 23 
4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 
TRÊN THẾ GIỚI VỀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ 
CỦA MẶT NƯỚC TRONG KIẾN TRÚC. 
4.1. Thành phố Venice (Italia) 
Venice, thành phố xinh đẹp tại Ý được biết đến 
bởi tên gọi như thành phố tình yêu, thành phố ánh 
sáng, thành phố của những cây cầu... Đây là thành 
phố ở Đông Bắc Italia, trên bờ biển Adriatique, 
trong vịnh Venice. Cả thành phố nằm trên 118 
hòn đảo trong một vịnh kéo dài 60km, rộng 4km, 
và được nối với đất liền bằng những công trình 
nghệ thuật độc đáo. (Hình 5,6) 
Hình 5, 6. Với những tòa nhà nổi trên mặt nước và các con đường thuyền bè lưu thông 
 nhộn nhịp tạo nên sức quyến rũ độc đáo mà chỉ có ở Venice 
Gọi là "Thành phố nổi" bởi có vô số kênh đào 
và 444 cây cầu nối liền 118 hòn đảo nhỏ. Nhà cửa 
ở Venice không xây trực tiếp trên đảo mà nằm 
trên sàn gỗ có cọc cắm sâu vào nền đất. Mặt nước 
với diện tích lớn như vậy sẽ tạo ra một môi trường 
xanh, sạch, tạo điều kiện hình thành cảnh quan đô 
thị tươi đẹp ở nơi đây mà rất ít các nước trên thế 
giới có được. 
4.2. Thành phố Amsterdam (Hà Lan) 
Amsterdam là thủ đô của đất nước Hà Lan. 
Thành phố này nằm trên bờ sông Amstel và mang 
dáng dấp của một thành phố cổ châu Âu điển 
hình. Thành phố Amsterdam được thành lập từ 
một làng chài nhỏ bên bờ sông Amstel. Vào năm 
1623, để mở rộng đường thông thương và sử dụng 
các con sông hiệu quả, Hà Lan đã phát triển một 
mạng lưới kênh rạch khổng lồ kéo theo các công 
trình được xây dựng dọc theo các con sông, các 
đầu mối kênh đào, hình thành nên một thành phố 
như hiện nay. Năm 1962, kênh đào Amsterdam - 
Rhein được hoàn thành, từ đó các con kênh phụ 
được đào để nối với kênh chính, hình thành hơn 
90 khu đảo nối liền bằng 600 cây cầu theo đủ loại 
phong cách kiến trúc. Chính vì thế, Amsterdam 
được mệnh danh là “Venice phương Bắc”. 
Hệ thống kênh này vừa đảm bảo vai trò thoát 
nước cho thành phố, vừa là tuyến giao thông 
đường thủy quan trọng kết nối 90 hòn đảo trong 
nội đô Amsterdam. Năm 2010, UNESCO đã vinh 
danh toàn bộ hệ thống kênh đào, cầu cống và kiến 
trúc, cảnh quan liên quan đến hệ thống kênh đào 
này là Di sản văn hóa thế giới (Hình 7, 8). 
Hình 7, 8. Amsterdam một thành phố cảng lớn và xinh đẹp 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 24 
4.3. Thị trấn Annecy (Pháp) 
Annecy sở hữu khung cảnh phố thị duyên 
dáng của một thành phố ven sông của Pháp. 
Trong khi, Paris rộng lớn thì Annecy lãng mạn 
với bốn mùa hoa nở cùng nét đẹp cổ điển của 
văn hoá Pháp. Một điểm tham quan không thể 
bỏ qua ở đây là Palais de l’Isle, từng phục vụ 
như là nhà ở, nhà tù, toà án và hiện nay là một 
bảo tàng. Được mệnh danh là Venice của Alps, 
Annecy có dãy phố cổ nằm dọc theo bờ kênh 
và cả những cây cầu xinh xắn như trong cổ 
tích. (Hình 9,10) 
Hình 9, 10. Annecy là một trong những thị trấn nổi tiếng nhất vùng Alps bởi khung cảnh thiên nhiên 
và hồ nước lưng chừng nhìn ra những ngọn núi, dòng kênh và cây cầu duyên dáng. 
Hồ Annecy được ghi nhận là một điểm đến nổi 
tiếng xinh đẹp không chỉ đối với nước Pháp mà cả 
thế giới. Theo tài liệu, hồ được hình thành cách đây 
hơn 18.000 năm, rộng hơn 3km và dài tới 14 km. 
Nước hồ rất trong có thể nhìn xuống khá sâu. Để 
giữ cho nước hồ có độ tinh khiết nhằm phục vụ du 
lịch và đảm bảo là nguồn nước sạch cho hơn 
30.000 cư dân trong vùng, người ta đã áp dụng các 
biện pháp bảo vệ nguồn nước rất nghiêm ngặt. 
4.4. Thành phố St. Peterburg (Nga) 
St.Peterburg nằm trên 42 hòn đảo lớn nhỏ 
trong châu thổ sông Neva thông ra vịnh Phần 
Lan, con sông góp phần làm trong lành bầu 
không khí, giảm sự nhiễm bẩn, khử bụi và các 
chất thải công nghiệp, làm tan chất độc trong 
khí quyển. (Hình 11,12) 
Hình 11, 12. Con sông Neva chạy vòng quanh thành phố St. Petersburg 
5. KHÔNG GIAN MẶT NƯỚC TRONG 
MỘT SỐ DỰ ÁN QUY HOẠCH VÀ CÁC GIẢI 
PHÁP SỬ DỤNG MẶT NƯỚC TRONG KIẾN 
TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ VIỆT NAM 
5.1. Một số dự án điển hình khai thác không 
gian mặt nước trong quy hoạch đô thị 
5.1.1. Dự án quy hoạch đô thị ven sông 
Hương - Thành phố Huế (Hình 13,14) 
Sông Hương có các vai trò đặc biệt đối với đô 
thị Huế như giữ vai trò bản lề trong không gian 
chuyển nối kiến trúc giữa hai bờ Bắc, Nam của 
thành phố, tạo nên tính thiên nhiên thơ mộng và 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 25 
độc đáo cho Huế mà không một đô thị nào có 
được; ngoài các chức năng thông thường là phục 
vụ thành phố tiêu nước, đi lại nó còn có vai trò 
cảnh quan. Những giá trị mà sông Hương mang lại 
cho thành phố là tính sinh động, hài hòa của một 
đô thị với cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du 
lịch. Điểm nhấn của quy hoạch là thiết lập các 
điểm mốc ven sông Hương và địa điểm tổ chức 
các sự kiện, lễ hội tầm vóc quốc tế; đồng thời hình 
thành cảnh quan ven sông hài hòa với cảnh quan 
tự nhiên và môi trường văn hóa lịch sử. Sắp xếp 
và định hướng phát triển các công viên xanh gắn 
với các khu vui chơi giải trí ngoài trời, quảng 
trường, khu thương mại nhằm thiết lập không gian 
ven sông thân thiện môi trường và an toàn trước 
thiên tai và biển đổi khí hậu. 
Hình 13,14. Dự án quy hoạch đô thị ven sông Hương 
5.1.2. Dự án quy hoạch đô thị ven sông Hàn (Đà Nẵng) 
Hình 15,16. Dự án quy hoạch đô thị ven sông Hàn 
Các đô thị ngày một mở rộng, nhiều đô thị 
được hình thành một cách tự nhiên bên bờ những 
dòng sông. Đà Nẵng là một điển hình, đô thị hình 
thành bên cửa biển được đặc trưng bởi sự mềm 
mại, uốn lượn của dòng sông Hàn tạo nên nét đặc 
trưng của một trong các thành phố đáng sống nhất 
tại Việt Nam (Hình 15,16). Ý tưởng dự án là tăng 
cường khu vực trung tâm giao thoa giữa trung tâm 
lịch sử của đô thị và đô thị ven biển, với dòng 
sông ở vị trí trọng tâm nhằm xây dựng đề xuất đô 
thị và cảnh quan đảm bảo ba chủ đề: 
- Kiến tạo một dự án mang giá trị bản sắc và 
nét đặc trưng về lịch sử, địa lý, chú ý tới văn hóa, 
nghệ thuật và phong tục tập quán biến Đà Nẵng 
thành một thành phố đẹp và độc đáo, một thành 
phố với những dải bờ sông sống động. 
- Tạo ra sự hài hòa với thiên nhiên,khí hậu,địa 
lýđịa hình. 
- Tạo ra những dải cây rợp bóng mát, thiết lập 
mảng cây xanh bền vững vĩnh viễn cho thành phố. 
5.1.3. Thành phố Hà Nội 
Vài năm gần đây, khi nhu cầu của người dân 
đô thị có xu hướng tiêu dùng ổn định và xanh 
hóa đời sống thì nhiều chủ đầu tư dự án BĐS đã 
chú trọng đầu tư vào cảnh quan như khu đô thị 
Vinhomes Central Park, Vinhomes Golden 
River, Vinhomes Riverside, Ecopark Hệ 
thống hồ được nghiên cứu theo định hướng tạo 
cảnh quan và điều hòa thoát nước, đặc biệt là sự 
kết nối điều hòa giữa các hồ thuộc đô thị trung 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 26 
tâm với các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái. Các 
dự án này đều có mật độ xây dựng thấp và dành 
phần lớn quỹ đất để phát triển các không gian 
xanh, mặt nước, xây dựng lối sống thân thiện 
với môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống 
(Hình 17,18). 
Hình 17, 18. Dự án quy hoạch khu đô thị ven Hồ Tây 
5.2. Các giải pháp sử dụng mặt nước trong 
kiến trúc cảnh quan đô thị 
5.2.1. Phương pháp sử dụng không gian mặt 
nước trong công trình kiến trúc 
Nước là một loại vật liệu đặc biệt góp phần 
làm đẹp thêm cho công trình kiến trúc. Trong 
kiến trúc hiện đại, nước vẫn được vận dụng và 
là một loại vật liệu sáng giá; được ứng dụng, kết 
hợp thêm nhiều công nghệ mới, thiết bị hiện đại, 
làm cho nước càng phát huy được thế mạnh vốn 
có. Nước có thể là một vật liệu thẩm mỹ, có thể 
đảm nhiệm vai trò công năng sử dụng, hoặc cả 
hai. Từ những thành phần đơn giản, tự nhiên 
như ao, hồ, sông, suối được con người vận 
dụng, tạo nên những giá trị quy hoạch, cảnh 
quan môi trường (Hình 19, 20). 
Hình 19. Mặt nước tĩnh, cùng với cây xanh, hoa 
cỏ cũng làm cho ngôi nhà thêm dịu mát. 
Hình 20. Bể cảnh là yếu tố minh đường trong 
thuật phong thủy ở kiến trúc truyền thống . 
Giải pháp cụ thể sử dụng không gian mặt nước 
trong các công trình kiến trúc: 
+ Sử dụng nước trong công trình kiến trúc ở 
dạng tĩnh: bể cảnh, mặt hồ, tiểu cảnh 
+ Sử dụng nước kiểu truyền thống hoặc dạng 
động: dòng chảy, thác chảy, vòi phun, đài phun 
tạo nên hiệu quả thẩm mỹ và cảm xúc đa dạng; 
cũng như tạo nên những môi trường vi khí hậu 
công trình linh hoạt có giá trị tích cực. Nước có 
mặt trong công trình kiến trúc ở rất nhiều vị trí, 
với nhiều trạng thái, kết hợp với các bộ phận, chi 
tiết kiến trúc (Hình 21, 22) 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 27 
Hình 21. Lối đi trên nước gợi cảm giác thú vị. Hình 22. Nước làm đẹp thêm công trình kiến trúc 
5.2.2. Phương pháp sử dụng không gian mặt 
nước trong quy hoạch đô thị 
Để thiết thực cải thiện điều kiện vi khí hậu 
trong đô thị, cần có kế hoạch phát triển không 
gian mặt nước đô thị. Các giải pháp cụ thể sử 
dụng không gian mặt nước trong quy hoạch đô thị: 
+ Phân loại rõ đô thị xây dựng mới hoặc cải tạo 
để có biện pháp thích hợp. 
+ Đối với các đô thị xây dựng mới, phải tính 
toán đầy đủ hết các nhu cầu về mặt nước cần đáp 
ứng, còn đối với đô thị cải tạo mở rộng thì cần xác 
định diện tích mặt nước còn thiếu theo chỉ tiêu để 
bổ sung, bên cạnh đó phải chính xác hóa chức 
năng chính của từng hồ. 
+Đối với các hồ có chức năng vui chơi giải trí, 
không để nước thải sinh hoạt chảy vào, có thể 
thiết kế hệ thống cống cao, thu nước bẩn xung 
quanh hồ. Đây cũng là cách giải quyết tình thế, 
còn trong tương lai, phải thiết kế xây dựng các hệ 
thống thoát nước bẩn riêng và tách khỏi hệ thống 
nước mưa. Để chống ô nhiễm nước hồ, thiết kế hệ 
thống kè và đường dạo chung quanh hồ là điều 
nên phát huy. 
+ Tạo được nguồn nước sạch với trữ lượng 
lớn cung cấp nhu cầu sinh hoạt, sản xuất cho 
thành phố. 
+ Tạo môi trường lý tưởng cho đô thị nghỉ 
dưỡng, du lịch sinh thái, đô thị xanh nâng 
cao chất lượng đời sống và sức khỏe cho 
người dân 
+ Tạo cho đô thị có không gian đặc thù và có 
bản sắc riêng.Tạo sinh kế cho người dân hưởng lợi 
từ khai thác thiên nhiên, thúc đẩy sự sáng tạo phát 
huy để phát triển đô thị. 
+ Tạo điều kiện về giải pháp thiết kế thoát 
nước cho đô thị, điều hòa nước vào mùa mưa và 
mùa khô, tạo ra các không gian công cộng, không 
gian ở lý tưởng thân thiện với môi trường. 
6. KẾT LUẬN 
Nhu cầu không gian mặt nước cũng cao như 
đối với cây xanh trong việc tạo cảnh quan đô thị 
và cải thiện vi khí hậu. Chúng ta không thể chỉ 
quan tâm đến cây xanh mà không chú ý đến không 
gian mặt nước. Cả hai yếu tố này đều có những tác 
dụng đáng kể trong việc làm giảm nhiệt độ, tăng 
độ ẩm, cấp oxy và chống ồn đô thị, tạo điều kiện 
hình thành cảnh quan đô thị. Nắm bắt được các 
thực trạng sử dụng không gian mặt nước trong đô 
thị, trên cơ sở các giải pháp để đưa ra các phương 
án thiết kế các công trình kiến trúc và định hướng 
quy hoạch đô thị trong tương lai để từ đó tạo ra 
một môi trường sống xanh cho người dân-xu 
hướng mới trên thế giới và sẽ tiếp tục trở thành 
tiêu chuẩn sống trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Hữu Dũng (2011). Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên – tiêu chí quan trọng của phát triển đô 
thị và kiến trúc bền vững. Tạp chí Xây dựng, Số 3. 
Nguyễn Hữu Dũng (2015). Quản lý môi trường đô thị - Tài liệu đào tạo , Trường Đại học Kinh doanh 
và Công nghệ Hà Nội. 
Phạm Ngọc Dăng, Nguyễn Việt Anh, Phạm Thị Hải Hà, Nguyễn văn Muôn (2014). Các giải pháp thiết 
kế công trình xanh. NXB Xây dựng. 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 69 (6/2020) 28 
Ngô Viết Hùng, Nguyễn Hữu Dũng (2011). Xây dựng hướng dẫn thiết kế công trình xanh (đối với tòa 
nhà văn phòng) tại Việt Nam. Đề tài cấp bộ, TK 09-09. 
Tạp chí Kiến trúc, 2016. Nước-chất liệu đặc biệt của công trình kiến trúc. 
TCVN 9257:2012, QCXDVN-01:2008/BXD, NĐ38:2010/NĐ-CP 
Abstract: 
THE ROLE OF SURFACE WATER AND SOME SOLUTIONS TO USE 
THE SURFACE WATER IN URBAN LANDSCAPE ARCHITECTURE 
The surface water in the urban area plays an important role in air conditioning,rain water drainage, 
creating an architectural space and landscape. Preserving and developing the spatial surfacewater 
systemthat the architectural planning is aiming to develop a green and modern city. If the terrain is a 
key factor of the landscape, the surface water creates the abundance of the landscape. Especially, in 
urban pollution environment, the surface watercontributes to freshen the atmosphere, reduces 
contaminate, dust and industrial waste, dissolves toxic substances in the atmosphere.The surface 
waterdemand is also as high as the trees demand in reducing temperature, increasing humidity, oxygen 
supply and urban noise protection; we cannot only care about growing trees without paying attention to 
develop thespatial surface water. From the perspective of architecture, grasping the role of thesurface 
water, we will provide solutions to build architectural works to meet the requirements of urban 
landscape and climate improvement. 
Keywords: The surface water, green space, urban landscape, pollution environment, urban 
environment. 
Ngày nhận bài: 06/4/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 18/5/2020 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_yeu_to_khong_gian_mat_nuoc_va_mot_so_giai_phap_s.pdf