Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx

Công nghệ xúc tác khử chọn lọc (SCR) khí thải NOx từ các nhà máy và động cơ ô tô gần đây thu hút sự chú ý lớn của các nhà khoa học trên thế giới nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải ngày càng nghiêm ngặt tại Hoa Kỳ, Châu Âu, và một số quốc gia khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra phương pháp tổng hợp zeolit Chabazite mao quản nhỏ (SSZ-13) sử dụng chất tạo cấu trúc N, N, N-dimethylethylcyclohexylammonium .

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 1

Trang 1

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 2

Trang 2

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 3

Trang 3

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 4

Trang 4

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 5

Trang 5

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 6

Trang 6

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 7

Trang 7

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 09/01/2024 4880
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx

Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong phản ứng khử chọn lọc NOx
VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-8 
1 
Original Article 
Synthesis of SSZ-13 Zeolite in the Presence of N,N,N-
Dimethylethylcyclohexyl Ammonium for Selective Catalytic 
Reduction of NOx 
Dang Van Long , Le Thanh Son, Pham Dinh Trong 
Faculty of Chemistry, VNU University of Science, Vietnam National University, Hanoi 
 19 Le Thanh Tong, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam 
Received 06 June 2019 
Revised 14 December 2019; Accepted 17 December 2019 
Abstract: Since NOx emission requirements from stationary and mobile sources are more strictly 
regulated in the United States, Europe, and other countries; researchers have conducted many studies 
to improve the performance of selective catalytic reduction (SCR) catalysts to meet more and more 
stringent emission standards. Herein, we reported the synthesis of small pore zeolite (Cu)-SSZ-13 
using N,N,N-dimethylethylcyclohexylammonium as the structure directing agent. The catalytic 
activity of the fresh and hydrothermal aged copper exchanged supported on SSZ-13 catalyst was 
investigated in the SCR of NOx using NH3 as a reductant. Cu-SSZ-13 possessing a high SCR 
performance (NOx conversion reached approximately 100% at 250oC), and high hydrothermal 
stability in combination with an easy synthesis route is considered to be a potential catalyst for SCR 
application. 
Keywords: Zeolite, SSZ-13, synthesis, SCR, NOx. 
________ 
 Corresponding author. 
 Email address: longdv@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.4915 
VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-8 
 2 
Tổng hợp zeolit SSZ-13 sử dụng chất định hướng cấu trúc 
N,N,N-Dimethylethylcyclohexyl ammonium ứng dụng trong 
phản ứng khử chọn lọc NOx 
Đặng Văn Long , Lê Thanh Sơn, Phạm Đình Trọng 
Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 
19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 06 tháng 6 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 14 tháng 12 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 12 năm 2019 
Tóm tắt: Công nghệ xúc tác khử chọn lọc (SCR) khí thải NOx từ các nhà máy và động cơ ô tô gần 
đây thu hút sự chú ý lớn của các nhà khoa học trên thế giới nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải 
ngày càng nghiêm ngặt tại Hoa Kỳ, Châu Âu, và một số quốc gia khác. Trong nghiên cứu này, chúng 
tôi đưa ra phương pháp tổng hợp zeolit Chabazite mao quản nhỏ (SSZ-13) sử dụng chất tạo cấu trúc 
N, N, N-dimethylethylcyclohexylammonium . Hoạt tính xúc tác của xúc tác SSZ-13 trao đổi ion 
đồng (Cu-SSZ-13) trước và sau khi xử lý thủy nhiệt ở 750oC được nghiên cứu trong phản ứng SCR 
của NOx sử dụng NH3 làm chất khử. Kết quả nghiên cứu cho thấy Cu-SSZ-13 cho độ chuyển hóa 
NOx cao trong phản ứng SCR (~100% tại 250oC), độ bền thủy nhiệt cao, kết hợp với phương pháp 
tổng hợp dễ dàng từ chất tạo cấu trúc có giá thành tương đối thấp được coi là chất xúc tác tiềm năng 
cho ứng dụng công nghệ SCR. 
Từ khóa: Zeolit, SSZ-13, SCR, NOx. 
1. Mở đầu 
Các zeolit mao quản (MQ) nhỏ vòng tám cạnh 
(Eight-Membered Ring, 8MR), bao gồm các 
dạng silicoaluminophosphate và aluminosilicate 
như zeolit AEI, AFX, CHA, gần đây đã nhận 
được sự quan tâm lớn ứng dụng làm chất xúc tác 
cho phản ứng chuyển hóa methanol thành olefin 
(MTO) [1-3] và chọn lọc khử xúc tác (Selective 
________ 
 Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: longdv@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1140/vnunst.4915 
Catalytic Reduction, SCR) của NOx với NH3 [4-8]. 
Các zeolit mao quản nhỏ (8MR) này đang được 
nghiên cứu rộng rãi do lợi thế đáng kể so với các 
zeolit mao quản trung bình và lớn bao gồm hoạt 
tính SCR cao, cải thiện độ bền thủy nhiệt, độ 
chọn lọc N2 cao hơn, hiệu suất hình thành sản 
phẩm phụ N2O giảm, và tăng khả năng chống 
ngộ độc hydrocacbon [9-16]. Chất xúc tác dựa 
trên zeolit CHA được thương mại hóa vào năm 
D.V. Long et al. / VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-8 
3 
2010 và hiện đang là sự lựa chọn phổ biến nhất 
cho công nghệ khử xúc tác chọn lọc NH3-SCR 
của NOx trong việc kiểm soát lượng khí thải từ 
xe hơi [7,12]. Zeolit SSZ-13 (cấu trúc khung 
dạng CHA) chứa ion kim loại đồng với mật độ 
T=Si/Al của cấu trúc thấp (nghĩa là vật liệu có 
độ xốp cao, 15,1 T nguyên tử trên 1000 Å3) và 
hệ thống kênh mao quản 3 chiều dựa trên các đơn 
vị cấu trúc thứ cấp D6R (double 6-rings, 2 vòng 
6 cạnh) đều có hoạt tính SCR tốt và độ bền thủy 
nhiệt cao [17]. SSZ-13 thuộc nhóm không gian 
R3m (trigonal) [18], bao gồm ba vòng kép 6 cạnh 
(D6Rs), ba hốc ellipsoidal lớn (7 Åx11 Å) và 
chín cửa sổ mao quản vòng 8 cạnh trong một ô 
mạng cơ sở gồm 36 nguyên tử T=Si/Al (Hình 1). 
Hình 1. Cấu trúc zeolit SSZ-13 chứa ion đồng (Cu-
SSZ-13). Các nguyên tử ôxy là các quả cầu màu đỏ, 
đồng là những quả cầu tím, và các nguyên tử Si/Al 
là những quả cầu màu xanh lam. Ghi chú: 
6/8MR=6/8-membered ring: vòng 6/8 cạnh; D6R 
(double 6-ring): 2 vòng 6 cạnh; cage: hốc mao quản. 
Một hạn chế của tổng hợp các vật liệu SSZ-
13 hàm lượng silic cao là chi phí tương đối cao 
của chất tạo cấu trúc N,N,N-trimethyl-1-
adamantammonium (TMAda+) được sử dụng để 
tổng hợp chúng [19,20]. Gần đây, G. Cao và 
cộng sự [21-23] công bố tổng hợp thủy nhiệt của 
chabazite hàm lượng Si cao với các tỷ lệ Si/Al 
khác nhau bằng cách sử dụng N, N, N-
dimethylethylcyclohexylammonium (DMECHA, 
Hình 2) làm chất định hướng cấu trúc (structure 
directing agent, SDA). Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi sử dụng DMECHA làm chất tạo cấu 
trúc rẻ hơn TMAda để tổng hợp zeolit SSZ-13 
với tỉ lệ Si/Al cao (Si/Al=11) trong môi trường 
kiềm. Vật liệu Cu-SSZ-13 được tổng hợp tiếp 
theo bằng phương pháp trao đổi ion và được 
nghiên cứu hoạt tính xúc tác trong phản ứng SCR 
của NOx bằng NH3. 
Hình 2. Công thức cấu tạo của chất định hướng 
cấu trúc DMECHA. 
2. Thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Tổng hợp xúc tác 
Tổng hợp zeolit SSZ-13: Dung dịch gồm 
Banco N silicate (8,9% ... a tạp chất hoặc pha tinh thể thứ cấp. 
Tất cả các đỉnh nhiễu xạ đều phù hợp với các 
mẫu vật liệu zeolit CHA đã được công bố trước 
đây [19,24]. 
Hình 3. Phổ nhiễu xạ tia X của SSZ-13 
(Si/Al =10), Cu-SSZ-13, và Cu-SSZ-13*. 
Ảnh SEM (Hình 4) cho thấy hình thái của hạt 
zeolit SSZ-13 (hoặc Cu-SSZ-13) có dạng hình 
thoi, với kích thước hạt đồng đều xấp xỉ 500-700 
nm. Tỉ lệ Si/Al =10 được xác định bằng phương 
pháp EDX. Zeolit SSZ-13 thuộc loại zeolit có 
hàm lượng Si cao nên rất bền nhiệt vì liên kết Si-
O bền vững hơn liên kết Al-O. 
Hình 4. Hình ảnh SEM của mẫu SSZ-13. 
D.V. Long et al. / VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-8 
5 
Phương pháp hấp phụ N2 có vai trò quan 
trọng trong việc so sánh chất xúc tác được nghiên 
cứu so với các vật liệu xúc tác khác. Đường hấp 
phụ đẳng nhiệt của SSZ-13 và Cu-SSZ-13 ở -
196oC (Hình 5) thuộc phân loại I của IUPAC, 
đặc trưng cho vật liệu vi mao quản. 
Hình 5. Đường đẳng nhiệt hấp phụ N2 của SSZ-13 
và Cu-SSZ-13 ở -196℃.. 
Cả 2 mẫu đều hấp phụ mạnh N2 ở áp suất 
thấp và đạt đến độ hấp phụ bão hòa (~180 cm3/g) 
tương đối nhanh (P/Po<0,1), cho thấy hai vật liệu 
có thể tích vi mao quản lớn, là đặc trưng quan 
trọng của xúc tác dị thể. Kết quả về diện tích bề 
mặt được tính toán theo phương pháp Brunauer-
Emmett-Teller (BET) và thể tích mao quản được 
tính theo phương pháp t-plots được tóm tắt trong 
Bảng 1. 
Bảng 1. Diện tích bề mặt và thể tích mao quản của 
zeolit SSZ-13 và Cu-SSZ-13 
Vật liệu SSZ-13 Cu-SSZ-13 
S_ngoài (m2/g) 8 9 
S_MQ (m2/g) 570 542 
V_MQ (cm3/g) 0,27 0,27 
*S_ngoài: diện tích ngoài mao quản (external surface 
area), S_MQ: diện tích trong mao quản, V_MQ: thể tích 
mao quản 
3.2. Hoạt tính xúc tác 
Hình 6 cho thấy sự phụ thuộc hoạt tính xúc 
tác của Cu-SSZ-13 trong NH3-SCR vào nhiệt độ 
phản ứng trong khoảng 150 đến 500oC. Độ 
chuyển hóa NOx tăng theo nhiệt độ từ 150-
250oC, đạt mức chuyển hóa gần 100% ở nhiệt độ 
từ 250-320oC, đó là đặc điểm điển hình trong các 
chất xúc tác Cu-zeolit SCR [10,25-28]. Độ 
chuyển hóa NOx bắt đầu giảm ở nhiệt độ trên 
350oC, được cho là do hoạt tính ngày càng tăng 
của phản ứng oxy hóa NH3 cạnh tranh với phản 
ứng SCR ở nhiệt độ cao [6]. 
Hình 6. Độ chuyển hóa NOx (NOx conversion, %, 
trục trái) và hàm lượng sản phẩm phụ N2O (ppm, 
trục phải) theo nhiệt độ phản ứng (Inlet gas 
temperature) trên xúc tác Cu-SSZ-13 ban đầu (fresh) 
và sau khi xử lý thủy nhiệt xúc tác Cu-SSZ-13* 
(hydrothermal treatment) Điều kiện phản ứng: 
500ppm NH3, 500ppm NO, 5%H2O, 15%O2, 
5%CO2 and balance N2, GHSV=90,000h-1). 
N2O là sản phẩm phụ không mong muốn của 
phản ứng NH3-SCR, vì khả năng gây hiệu ứng 
nhà kính cao (~ 200 lần so với CO2) và nó tạo ra 
một chất làm ảnh hưởng xấu đến tầng ozone [29]. 
Nồng độ N2O được tạo ra trên xúc tác Cu-SSZ-
13 cũng theo một xu hướng tương tự sự chuyển 
hóa NOx, đạt nồng độ cao nhất ở khoảng 250oC. 
Trên 350oC, nồng độ N2O bắt đầu tăng trở lại 
theo nhiệt độ, có thể do tốc độ phản ứng oxi hóa 
NH3 tăng ở nhiệt độ cao [26]. Sự hình thành N2O 
trên xúc tác Cu-SSZ-13 trước khi xử lý thủy 
nhiệt cho thấy hàm lượng N2O trên zeolit 8MR 
này (~ 10 ppm) thấp hơn nhiều so với zeolit MQ 
trung bình và lớn (~ 20 ppm) [30-32]. 
Để khảo sát độ bền thủy nhiệt, Cu-SSZ-13 
được xử lý trong không khí với 10% H2O ở 
D.V. Long et al. / VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-8 
6 
750°C trong 80 giờ (kí hiệu sau khi xử lý thủy 
nhiệt là Cu-SSZ-13*). Kết quả nhiễu xạ tia X 
(Hình 3) cho thấy độ tinh thể của xúc tác được 
giữ nguyên sau khi xử lý thủy nhiệt ở 750°C. 
Hoạt tính của NH3-SCR của Cu-SSZ-13* được 
thể hiện trên Hình 6. Hiệu suất chuyển hóa giảm 
nhẹ đến vừa phải trên toàn bộ cửa sổ nhiệt độ 
phản ứng được quan sát thấy sau khi già hóa 
750°C trong 80 giờ. Nhìn chung, sự hình thành 
N2O ở nhiệt độ thấp tương đương sau khi xử lý 
thủy nhiệt ở 750oC, trong khi hàm lượng N2O 
tăng ở nhiệt độ cao so với mẫu Cu-SSZ-13 ban 
đầu. Kết quả khảo sát cũng cho thấy vật liệu tổng 
hợp có độ chuyển hóa gần tương đương với xúc 
tác thương mại hóa chabazite (Cu-CHA hoặc 
Cu-SSZ-13 thương mại) [4,8,30]. 
4. Kết luận 
Zeolit SSZ-13 (Si/Al=10) được tổng hợp 
thành công với cấu trúc CHA (CHA framework) 
khi sử dụng cation định hướng cấu trúc N,N,N-
dimethylethylcyclohexylammonium với chi phí 
thấp hơn TMAda+. Vật liệu tổng hợp được có độ 
tinh thể cao, diện tích và thể tích mao quản lớn. 
Quan trọng hơn, zeolit Cu-SSZ-13 thể hiện các 
tính chất hóa học gần tương đương như vật liệu 
thương mại Cu-CHA/Cu-SSZ-13, với độ chuyển 
hóa NOx đạt gần 100% ở 250oC, lượng N2O hình 
thành thấp (~10 ppm), và độ bền thủy nhiệt 
tương đối cao. Sự kết hợp của hoạt tính xúc tác 
cao, chi phí tổng hợp thấp mang đến cơ hội cho 
các ứng dụng rộng rãi của zeolit SSZ-13 này 
trong các lĩnh vực hấp phụ, tách và xúc tác trong 
tương lai, đặc biệt cho xử lý khí thải NOx từ động 
cơ diesel. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học 
Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.19.09. 
Nhóm tác giả xin cảm ơn Đại học Delaware, 
Hoa Kỳ đã giúp đỡ thực hiện một số thí nghiệm 
phản ứng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Tian Peng, Wei Yingxu, Ye Mao, Liu Zhongmin, 
Methanol to Olefins (MTO): From Fundamentals 
to Commercialization. ACS Catalysis 5(3) (2015) 
1922-1938. https://doi.org/10.1021/acscatal.5b00007. 
[2] D. Chen, K. Moljord, A. Holmen, A methanol to 
olefins review: Diffusion, coke formation and 
deactivation on SAPO type catalysts. Microporous 
and Mesoporous Materials 164 (2012) 239-250. 
https://doi.org/10.1016/j.micromeso.2012.06.046. 
[3] Yashodhan Bhawe, Manuel Moliner-Marin, 
Jonathan D. Lunn, Yu Liu, Andrzej Malek, Mark 
Davis, Effect of Cage Size on the 
Selective Conversion of Methanol to Light 
Olefins. ACS Catalysis 2(12) (2012) 2490-2495. 
https:// doi.org/10.1021/cs300558x. 
[4] Feng Gao, Ja Hun Kwak, Janos Szanyi, 
Charles H. F. Peden, Current Understanding of Cu-
Exchanged Chabazite Molecular Sieves for Use as 
Commercial Diesel Engine DeNOx Catalysts. 
Topics in Catalysis 56(15-17) (2013) 1441-1446. 
https://doi.org/10.1007/s11244-013-0145-8. 
[5] S. Brandenberger, O. Kröcher, A. Tissler, R. 
Althoff, The State of the Art in Selective Catalytic 
Reduction of NOx by Ammonia Using Metal‐
Exchanged Zeolite Catalysts. Catalysis Reviews 
50(4) (2008) 493-498. https://doi.org/10.1080/01 
614940802480122. 
[6] A.M. Beale, F. Gao, I. Lezcano-Gonzalez, C.H.F. 
Peden, J. Szanyi, Recent advances in automotive 
catalysis for NOx emission control by small-pore 
microporous materials. Chemical Society Reviews 
44(20) (2015) 7371-7378. https://doi.org/10.1039/ 
C5CS00108K. 
[7] C. Paolucci, J.R. Di lorio, F.H. Ribeiro, R. 
Gounder, W.F. Schneider, Catalysis Science of 
NOx Selective Catalytic Reduction With 
Ammonia Over Cu-SSZ-13 and Cu-SAPO-34. 
Advances in Catalysis 59 (2016) 5-16. https://doi. 
org/10.1016/bs.acat.2016.10.002. 
[8] Guan Bin, Zhan Reggie, Lin He, Huang Zhen, 
Review of state of the art technologies of selective 
catalytic reduction of NOx from diesel engine 
exhaust. Applied Thermal Engineering 66(1) 
(2014) 396-411. https://doi.org/10.1016/j. applther 
maleng.2014.02.021. 
[9] J. Steven Schmieg, H. Se Oh, H. Chang Kim, B. 
David Brown, H. Jong Lee, H.F. Charles Peden, 
Do Heui Kim, Thermal durability of Cu-CHA 
NH3-SCR catalysts for diesel NOx reduction. 
Catalysis Today 184(1) (2012) 252-253. https:// 
doi.org/10.1016/j.cattod.2011.10.034. 
D.V. Long et al. / VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-8 
7 
[10] Taekyung Ryu, Nak Ho Ahn, Seungwan Seo, Jung 
Cho, Hyojun Kim, Donghui Jo, Gi Tae Park, 
Pyung Soon Kim, Chang Hwan Kim, Elliott L. 
Bruce, Paul A. Wright, In-Sik Nam, and 
Suk Bong Hong, Fully Copper-Exchanged High-
Silica LTA Zeolites as Unrivaled Hydrothermally 
Stable NH3-SCR Catalysts. Angewandte Chemie 
International Edition 56(12) (2017) 3256-3258. 
https://doi.org/10.1002/anie.201610547. 
[11] Manuel Moliner, Cristina Franch, Eduardo 
Palomares, Marie Grill and Avelino Corma, Cu-
SSZ-39, an active and hydrothermally stable 
catalyst for the selective catalytic reduction of 
NOx. Chemical Communications 48(66) (2012) 
8264-8266. https://doi.org/10.1039/C2CC33992G. 
[12] Nuria Martín, Cristian R. Boruntea, Manuel 
Moliner, Avelino Corma, Efficient synthesis of the 
Cu-SSZ-39 catalyst for DeNOx applications. 
Chemical Communications 51(55) (2015) 11031-
11032. https://doi.org/10.1039/C5CC03200H. 
[13] Kim Young Jin, Lee Jun Kyu, Min Kyung Myung, 
Hong Suk Bong, Nam In-Sik, Cho Byong K., 
Hydrothermal stability of CuSSZ13 for reducing 
NOx by NH3. Journal of Catalysis 311 (2014) 447. 
https://doi.org/10.1016/j.jcat.2013.12.012. 
[14] D.W. Fickel, R.F. Lobo, Copper Coordination in 
Cu-SSZ-13 and Cu-SSZ-16 Investigated by 
Variable-Temperature XRD. The Journal of 
Physical Chemistry C 114(3) (2010) 1633-1640. 
https://doi.org/10.1021/jp9105025. 
[15] Takushi Sonoda, Toshihiro Maruo, Yoshitaka 
Yamasaki, Nao Tsunoji, Yasuyuki Takamitsu, 
Masahiro Sadakane and Tsuneji Sano, Synthesis of 
high-silica AEI zeolites with enhanced thermal 
stability by hydrothermal conversion of FAU 
zeolites, and their activity in the selective catalytic 
reduction of NOx with NH3. Journal of Materials 
Chemistry A 3(2) (2015) 857-865. https://doi.org/ 
10.1039/C4TA05621C. 
[16] G. Blakeman Philip, M. Burkholder Eric, Chen 
Hai-Ying, E. Collier Jillian, M. Fedeyko Joseph, 
Jobson Hoi, R. Rajaram Raj, The role of pore size 
on the thermal stability of zeolite supported Cu 
SCR catalysts. Catalysis Today 231(2014) 56-63. 
https://doi.org/10.1016/j.cattod.2013.10.047. 
[17] C.M. Baerlocher, L.B. Database of Zeolite 
Structures.  
2017. 
[18] J.V. Smith, Crystal structures with a chabazite 
framework. I. Dehydrated Ca-chabazite. Acta 
Crystallographica 15(9) (1962) 838-843. https:// 
doi.org/10.1016/j.micromeso.2013.07.033. 
[19] S.I. Zones, Conversion of faujasites to high-silica 
chabazite SSZ-13 in the presence of N,N,N-
trimethyl-1-adamantammonium iodide. Journal of 
the Chemical Society, Faraday Transactions 
87(22) (1991) 3710-3715. https://doi.org/ 10.1039/ 
FT9918703709. 
[20] Ruinian Xu, Runduo Zhang, Ning Liu, Biaohua 
Chen, and Shi Zhang Qiao, Template Design and 
Economical Strategy for the Synthesis of SSZ-13 
(CHA-Type) Zeolite as an Excellent Catalyst for 
the Selective Catalytic Reduction of NOx by 
Ammonia. ChemCatChem 7(23) (2015) 3842-
3843. https://doi.org/10.1002/cctc.201500771. 
[21] G. Cao, J.F. Brody, M.J. Shah, Light olefin selective 
oxygenate conversion process using CHA 
framework type aluminosilicate. https://patents. 
google.com/patent/US7772335B1/en, 2010. 
[22] Guang Cao, Machteld M. Mertens, Anil S. Guram, 
Hailian Li, Jeffrey C. Yoder, Synthesis of 
chabazite-containing molecular sieves and their 
use in the conversion of oxygenates to olefins. 
https://patents.google.com/patent/US7754187B2/
en, 2012. 
[23] D. Trong Pham, R. Matthew Hudson, M. Craig 
Brown, F. Raul Lobo, Molecular Basis for the 
High CO2 Adsorption Capacity of Chabazite 
Zeolites. ChemSusChem 7(11) (2014) 3031-3037. 
https://doi.org/10.1002/cssc.201402555. 
[24] M.A. Camblor, L.A. Villaescusa, M.J. Díaz-
Cabañas, Synthesis of all-silica and high-silica 
molecular sieves in fluoride media. Topics in 
Catalysis 9(1-2) (1999) 62-65. https://doi.org/10. 
1023/A:1019154304344. 
[25] G. Delahay, B. Coq, S. Kieger, B. Neveu, The 
origin of N2O formation in the selective catalytic 
reduction of NOx by NH3 in O2 rich atmosphere on 
Cu-faujasite catalysts. Catalysis Today 54(4) 
(1999) 434-437. https://doi.org/10.1016/S0920-
5861(99)00206-0. 
[26] Norman Wilken, Kurnia Wijayanti, Krishna 
Kamasamudram, W. Neal Currier, Ramya 
Vedaiyan, Aleksey Yezerets, Louise Olsson, 
Mechanistic investigation of hydrothermal aging 
of Cu-Beta for ammonia SCR. Applied Catalysis 
B: Environmental 111(2012) 60-61. https://doi. 
org/10.1016/j.apcatb.2011.09.018. 
[27] Jixing Liu, Weiyu Song, Chi Xu, Jian Liu, Zhen 
Zhao, Yuechang Wei, Aijun Duan and Guiyuan 
Jiang, The selective catalytic reduction of NOx 
over a Cu/ZSM-5/SAPO-34 composite catalyst. 
RSC Advances 5(127) (2015) 104923-104924. 
https://doi.org/10.1039/C5RA22234F. 
D.V. Long et al. / VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-8 
8 
[28] Oana Mihai, R. Catur Widyastuti, Stanislava 
Andonova, Krishna Kamasamudram, Junhui Li, 
Saurabh Y. Joshi, Neal W. Currier, Aleksey Yezerets, 
Louise Olsson, The effect of Cu-loading on different 
reactions involved in NH3-SCR over Cu-BEA 
catalysts. Journal of Catalysis 311 (2014) 174-175. 
https://doi.org/10.1016/j.jcat.2013.11.016. 
[29] A.R. Ravishankara, J.S. Daniel, R.W. Portmann, 
Nitrous Oxide (N2O): The Dominant Ozone-
Depleting Substance Emitted in the 21st Century. 
Science 326(5949) (2009) 123-125. https://doi. 
org/10.1126/science.1176985. 
[30] Hai-Ying Chen, Cu/Zeolite SCR Catalysts for 
Automotive Diesel NOx Emission Control, Urea-
SCR Technology for deNOx After Treatment of 
Diesel Exhausts (2014) 125-127. https://doi.org/ 
10.1007/978-1-4899-8071-7_5. 
[31] Ja Hun Kwak, G. Russell Tonkyn, Do Heui Kim, 
János Szanyi, H.F. Charles Peden, Excellent 
activity and selectivity of Cu-SSZ-13 in the 
selective catalytic reduction of NOx with NH3. 
Journal of Catalysis 275(2) (2010) 187-189. 
https://doi.org/10.1016/j.jcat.2010.07.031. 
[32] Ja Hun Kwak, G. Russell Tonkyn, Do Heui Kim, 
János Szanyi, H.F. Charles Peden, A comparative 
study of N2O formation during the selective 
catalytic reduction of NOx with NH3 on zeolite 
supported Cu catalysts. Journal of Catalysis 329 
(2015) 495-497. https://doi.org/10.1016/j.jcat. 2015. 
06.016.

File đính kèm:

  • pdftong_hop_zeolit_ssz_13_su_dung_chat_dinh_huong_cau_truc_nnn.pdf