Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười là một trong những vùng đất phèn lớn nhất Việt Nam với hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng, có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái (DLST). Bài viết trình bày khái quát về tiềm năng phát triển DLST Đồng Tháp Mười (ĐTM) và thực trạng phát triển DLST nơi đây trong những năm qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển DLST ĐTM trong thời gian tới.

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 1

Trang 1

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 2

Trang 2

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 3

Trang 3

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 4

Trang 4

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 5

Trang 5

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 6

Trang 6

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 7

Trang 7

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 8

Trang 8

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 9

Trang 9

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang Danh Thịnh 12/01/2024 3400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười

Tiềm năng và giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
JOURNAL OF SCIENCE 
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 15, Số 5 (2018): 160-171 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 
Vol. 15, No. 5 (2018): 160-171 
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
160 
TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH SINH THÁI ĐỒNG THÁP MƯỜI 
Châu Hồng Thắng* 
Khoa Địa lí - Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 04-3-2018; ngày nhận bài sửa: 17-4-2018; ngày duyệt đăng: 24-5-2018 
TÓM TẮT 
Đồng Tháp Mười là một trong những vùng đất phèn lớn nhất Việt Nam với hệ sinh thái đất 
ngập nước đặc trưng, có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái (DLST). Bài viết trình 
bày khái quát về tiềm năng phát triển DLST Đồng Tháp Mười (ĐTM) và thực trạng phát triển 
DLST nơi đây trong những năm qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển DLST ĐTM trong 
thời gian tới. 
Từ khóa: du lịch sinh thái, hệ sinh thái đất ngập nước, Đồng Tháp Mười. 
ABSTRACT 
The potentials and solutions for Dong Thap Muoi ecotourism development 
Dong Thap Muoi is one of the largest areas of acid soil in Vietnam with a typical wetland 
ecosystem, which has a lot of potential for ecotourism development. The article will present an 
overview of the potential of Dong Thap Muoi ecotourism and the status of ecotourism development in 
the past few years, thus offering solutions to develop Dong Thap Muoi ecotourism in the coming time. 
Keywords: ecotourism, wetland ecosystem, Dong Thap Muoi. 
1. Đặt vấn đề 
Theo đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 
đến năm 2030”, ĐTM là một trong bốn tiểu vùng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long 
(ĐBSCL). Trước đây, ĐTM được biết đến như là một vùng đầm lầy “rừng thiên, nước 
độc”, nhưng ngày nay, ĐTM được biết đến là một vựa lúa của ĐBSCL nói riêng và cả 
nước nói chung. Với những đặc trưng về tự nhiên, văn hóa và cộng đồng, ngoài nông 
nghiệp, ĐTM còn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, nhất là DLST. Hiện nay, ở 
ĐTM đã hình thành nhiều khu DLST thu hút khá đông du khách đến tham quan, học tập và 
nghiên cứu, mang lợi nguồn kinh tế khá lớn góp phần vào việc bảo tồn hệ sinh thái đất 
ngập nước ở đây và phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển này là chưa 
tương xứng với tiềm năng, tài nguyên chưa được khai thác hiệu quả, môi trường sinh thái 
còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, để đánh thức tiềm năng DLST ĐTM, cần phải đánh giá 
được thực trạng phát triển DLST ĐTM hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lí, hiệu 
*
 Email: thangch@hcmup.edu.vn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Châu Hồng Thắng 
161 
quả nhằm thúc đẩy sự phát triển DLST ĐTM bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội 
vùng ĐBSCL. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Thu thập tài liệu, xử lí thông tin: Thu thập các tài liệu thứ cấp, các dự án đầu tư, 
các báo cáo khoa học, số liệu du lịch qua các năm... của các khu DLST thuộc ĐTM nói 
riêng và ĐBSCL nói chung. 
Phương pháp điều tra thực địa: Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa tại 7/8 khu 
DLST ĐTM vào tháng 8 năm 2017, tiến hành quan sát, ghi nhận các hoạt động du lịch, các 
dịch vụ, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật; thu thập các thông tin, các số liệu liên 
quan đến hiện trạng khai thác DLST ĐTM. 
Phương pháp điều tra xã hội học và lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực 
địa, chúng tôi tiến hành điều tra thu thập số liệu về lực lượng lao động phục vụ trong các 
khu DLST qua bảng câu hỏi từ những cán bộ quản lí của các khu; phỏng vấn các bộ quản 
lí, nhân viên ở các khu DLST lấy ý kiến đánh giá và các giải pháp về hoạt động du lịch tại 
khu DLST của mình. 
3. Nội dung 
3.1. Khái quát về Đồng Tháp Mười 
Tiểu vùng ĐTM có diện tích khoảng 697.000ha, là vùng địa hình trũng thấp ngập 
nước của ĐBSCL, trải dài trên ba tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An theo hướng 
Tây – Đông. Phía Bắc giáp với Cambodia, phía Tây giới hạn bởi dải đất cao ven sông Tiền 
nối với giồng cát Cai Lậy (Tiền Giang) ở phía Nam, phía Đông giáp với sông Vàm Cỏ 
Đông (Hình 1). 
Tên gọi ĐTM có những tư liệu và giả 
thiết khác nhau: 1) ngôi tháp của ông vua thứ 
mười, 2) ngôi tháp thứ mười tính từ Lục 
Chân Lạp xuống, 3) tháp 10 tầng của Chân 
Lạp, 4) tháp canh thứ 10 (tính từ Ba Sao vào 
Gò Tháp), hoặc 10 tầng (còn gọi là thang 
trong) của nghĩa quân Thiên Hộ Dương để 
canh chừng giặc Pháp (Hồ Đình Hải, 2013). 
Trong cuộc chiến tranh chống Pháp và 
Mĩ, ĐTM là một trong những chiến khu quan 
trọng của quân giải phóng. Sau ngày miền 
Nam hoàn toàn giải phóng, trước nhu cầu 
giải quyết cấp bách về vấn đề thiếu lương 
thực trong cả nước, các tỉnh vùng này đã tổ 
chức các cuộc di dân về ĐTM để khai hoang trồng lúa với quy mô lớn và tập trung. Đến 
nay, ĐTM đã trở thành vựa lúa của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. 
Hình 1. Sơ đồ vị trí Đồng Tháp Mười 
trong vùng ĐBSCL 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 5 (2018): 160-171 
162 
3.2. Tiềm năng DLST ĐTM 
3.2.1. Tài nguyên DLST 
Độ cao trung bình của ĐTM khoảng từ 0,5m đến 3,0m so với mực nước biển, gồm 2 
dạng: địa hình gò, trũng xen kẽ nhau phân bố ở phía Bắc với diện tích khoảng 237.000ha 
và địa hình bồn trũng phân bố ở phía Nam với diện tích 460.000ha. Khí hậu quanh năm ít 
biến động, nhiệt động trung bình năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 
1650 mm. ĐTM có 3 nhóm đất chính là đất xám, đất phèn và đất phù sa; trong đó đất phèn 
chiếm diện tích lớn nhất khoảng hơn 273.000ha. Chế độ thủy văn vùng ĐTM chịu sự chi 
phối của vùng châu thổ sông Mekong, mạng lưới kênh rạch tự nhiên và kênh đào thoát lũ 
rửa phèn trong vùng chằng chịt; vào mùa lũ cao nhiều nơi trũng thấp bị ngập sâu từ 2,5m-
3,0m. 
Với các đặc điểm về tự nhiên như trên đã tạo nên hệ sinh thái động thực vật của vùng 
ĐTM hết sức đa dạng gồm hệ sinh thái đồng cỏ ngập nước theo mùa, hệ sinh thái đầm lầy, 
hệ sinh thái rừng tràm, hệ sinh ... i Tân 
Lập và hiện nay đã trở thành các địa chỉ DLST quen thuộc của du khách; trong khi đó, loại 
hình DLST tại TTNCBT&PTDL ĐTM, KBT ĐNN Láng Sen, KBT sinh thái ĐTM, KDL 
Đồng Sen mới được triển khai trong thời gian gần đây hoặc đang trong giai đoạn đầu tư cơ 
sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật. Kết quả khảo sát tại các khu DLST ĐTM cho thấy: 
- Cảnh quan tài nguyên DLST ở những nơi này có sự tương đồng cao, chủ yếu là rừng 
tràm nguyên sinh và thứ sinh, sự đa dạng sinh học, cánh đồng lúa canh tác hai vụ, đê – 
kênh rạch nhân tạo, đồng cỏ ngập nước theo mùa, lung trấp Trong số này, chỉ có các 
cánh đồng lúa trời với diện tích khá lớn ở VQG Tràm Chim, KBT ĐNN Láng Sen; rừng 
tràm gió nguyên sinh ở TTNCBT&PTDL ĐTM được xem là đặc trưng của những nơi này. 
Ngoài ra, các cánh đồng hoa hoàng đầu ấn cũng được xem là cảnh quan tự nhiên đặc trưng 
ở VQG Tràm Chim. 
- Ngoài sự tương đồng về cảnh quan, ở các khu DLST ĐTM hiện nay còn có sự trùng 
lặp về nội dung cũng như hình thức tổ chức hoạt động DLST. Kết quả khảo sát (Bảng 1) 
cho thấy tại hầu hết các khu đều có nội dung chủ yếu là tham quan cảnh quan đặc trưng 
vùng đất ngập nước và trải nghiệm cuộc sống dân dã miền quê sông nước, chỉ có một số ít 
có những nội dung riêng như kết hợp nghỉ dưỡng, trị bệnh (ở TTNCBT&PTDL ĐTM), 
nghiên cứu học tập sự đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước (chủ yếu là ở VQG và các 
KBT). Về hình thức cũng có sự trùng lặp như sau: hầu hết là đi bộ hoặc chèo xuồng ba lá 
xuyên rừng tràm, lên tháp canh ngắm cảnh; một số nơi thay chèo xuồng ba lá bằng đi tắc 
ráng/xuồng máy hoặc kết hợp cả hai. Bên cạnh đó, các dịch vụ giải trí kèm theo như câu 
cá, hái sen, bắt cá, đờn ca tài tử cũng gặp ở hầu hết các khu DLST ĐTM. 
Bảng 1. Loại hình DLST chính tại các khu DLST ĐTM 
Khu DLST 
Nội dung Hình thức 
Tham 
quan 
Nghiên cứu, 
học tập 
Nghỉ 
dưỡng, 
 trị bệnh 
Trải 
nghiệm 
Đi bộ 
Xuồng 
 ba lá 
Tắc 
ráng/ 
xuồng 
máy 
Lên 
 tháp 
canh 
VQG Tràm Chim X X 0 X 0 X X X 
KDL Xẻo Quýt X 0 0 X X X 0 X 
KDL Gáo Giồng X 0 0 X X X 0 X 
KDL Đồng Sen X 0 0 0 X X 0 X 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Châu Hồng Thắng 
167 
KBT Láng Sen X X 0 X X X X X 
KDL Tân Lập X 0 0 X X X X X 
TTNCBT&PTDL 
ĐTM 
X X X X X X X X 
KBT ĐTM X X 0 0 X X X X 
Ghi chú: X: có; 0: không 
Thị trường khách DLST 
Nhìn chung, số lượng du khách đến các khu DLST ĐTM tăng đều qua các năm với 
tốc độ trung bình 8%/năm, doanh thu cũng không ngừng tăng. Theo thống kê, trong tám 
khu DLST ĐTM thì VQG Tràm Chim là nơi có số lượng du khách đến nhiều nhất (hơn 
186.000 lượt khách năm 2016), thấp nhất là KBT sinh thái ĐTM (gần như không có 
khách); thị trường du khách đến với các khu DLST ĐTM chủ yếu là khách nội địa (hơn 
98%), số lượng du khách lớn nhất là từ các tỉnh ĐBSCL và TPHCM. 
Mặc dù hầu hết các khu DLST ĐTM đều có mức tăng trưởng về du khách qua các 
năm nhưng theo đánh giá chung thì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ĐTM. 
Lao động phục vụ DLST 
Khảo sát cho thấy một thực tế là lao động phục vụ ở các khu DLST ĐTM xuất phát 
chủ yếu từ nguồn lao động nông nghiệp có sẵn tại địa phương, trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ thấp. Trong số gần 200 lao động phục vụ tại tám khu DLST ĐTM hiện nay thì chưa tới 
10% có bằng đại học nhưng lại không thuộc chuyên môn nghiệp vụ du lịch mà từ các 
ngành khác được đào tạo ngắn hạn. Hơn nữa, các lao động thường đảm nhận nhiều nhiệm 
vụ khác nhau cùng lúc, chỉ một số ít là chuyên trách. Nhìn chung, lao động phục vụ DLST 
ĐTM hiện nay rất thiếu so với nhu cầu thực tế, nhất là các lao động có trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ cao về du lịch. 
3.3.2. Giải pháp định hướng phát triển DLST ĐTM 
(i) Cơ sở định hướng 
Tháng 10 năm 2017, Thủ tướng đã đồng ý Đề án liên kết phát triển bền vững tiểu 
vùng ĐTM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của đề án nhằm phát huy các 
giá trị bản địa và hệ sinh thái ngập nước, để tạo nền tảng, điều kiện gắn kết tiểu vùng ĐTM 
với TPHCM. Đề án được hình thành dựa trên liên kết không gian ba tỉnh Đồng Tháp, Long 
An, Tiền Giang có cùng hệ sinh thái đất ngập nước. Đề án gồm các hợp phần: (1) Cải tiến 
chuỗi giá trị các ngành hàng nông sản chủ lực ĐTM, trọng tâm là các dòng sản phẩm gạo 
chất lượng cao, nếp, xoài (Hòa Lộc, Cát chu), cá tra, khóm, thanh long, sen, cá đồng...; (2) 
Xác định vùng sản xuất thích nghi cho sản xuất các dòng sản phẩm đặc trưng vùng ĐTM 
dựa trên lợi thế so sánh phục vụ định hướng phát triển của vùng; (3) Phát triển chế biến, 
xúc tiến thương mại, DLST, qua đó đề xuất các chương trình cụ thể cho các ngành hàng 
chủ lực của vùng, đặc biệt nghiên cứu phát triển du lịch tiểu vùng ĐTM theo hướng liên 
kết “Ba địa phương - Một điểm đến” trên cơ sở khai thác, phát triển các loại hình sinh thái 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 5 (2018): 160-171 
168 
miệt vườn, nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp nghiên cứu văn hóa, lịch sử, lễ hội, tâm linh...; (4) 
Phát triển tài nguyên nước và đa dạng sinh học, nhằm đánh giá hiện trạng và nhận diện 
hạn chế, nhu cầu cải tiến quản lí tài nguyên nước và hệ sinh thái tiểu vùng ĐTM trong bối 
cảnh thay đổi môi trường, kinh tế - xã hội của khu vực, của ĐBSCL và của tiểu vùng, qua 
đó đề xuất hiệu chỉnh, giải pháp ưu tiên cho quản lí bền vững tài nguyên nước, bảo tồn và 
phát triển đa dạng sinh học tiểu vùng ĐTM; (5) Phát triển hạ tầng giao thông, điện, nước 
và du lịch vùng ĐTM, qua đó đề xuất nâng cấp, hoàn thiện và đầu tư có trọng điểm các 
công trình có tính đột phá, vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội; (6) Nghiên cứu cơ 
chế - tổ chức và chính sách liên kết nhằm xây dựng tầm nhìn chiến lược về chính sách phát 
triển vùng ĐTM, đề xuất giải pháp liên kết, điều phối và kêu gọi đầu tư vào tiểu vùng 
ĐTM; (7) Thiết lập hệ thống thông tin tiểu vùng ĐTM, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã 
hội, ứng phó biến đổi khí hậu và thay đổi về môi trường 
(ii) Giải pháp định hướng phát triển DLST ĐTM 
DLST đã được khai thác từ khá lâu ở ĐTM nhưng đến nay vẫn còn khá khiêm tốn, 
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Để phát huy hết thế mạnh của vùng, khai 
thác hiệu quả và bảo tồn cảnh quan tự nhiên đặc trưng của ĐTM cần thực hiện một số giải 
pháp sau đây: 
Đa dạng hóa sản phẩm – Phát triển sản phẩm DLST đặc trưng 
Để sự liên kết theo Đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng ĐTM đến năm 
2020, tầm nhìn đến năm 2030” mang lại hiệu quả và DLST ĐTM phát triển tương xứng 
với tiềm năng thì các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang cần phải nghiên cứu xây dựng 
được thương hiệu du lịch nói chung và DLST nói riêng của địa phương mình. 
Các khu DLST ĐTM cần xem xét nét đặc trưng riêng của từng khu để xây dựng và 
phát triển các sản phẩm đặc trưng gắn với thế mạnh của khu, tránh sự trùng lặp gây sự 
nhàm chám đối với du khách, đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm DLST. Với những 
lợi thế về hệ động thực vật, các hệ sinh thái đặc trưng, VQG Tràm Chim, KBTĐNN Láng 
Sen, KBT sinh thái ĐTM có thể thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu, học tập, nghiên 
cứu; KDL sinh thái Gáo Giồng, KDL Đồng Sen, KDL sinh thái – Di tích lịch sử Xẻo 
Quýt, KDL làng nổi Tân Lập có thể thu hút du khách với những sản phẩm thân thiện với 
thiên nhiên, các hoạt động trải nghiệm (bắt cá mùa nước nổi, làm nông dân gặt lúa, thu 
hoạch hái sen); riêng TTNCBT&PTDL ĐTM có thể thu hút du khách với sản phẩm 
tham quan, nghỉ dưỡng, trị bệnh 
Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm đặc trưng, các khu DLST ĐTM cũng cần liên kết 
với nhau trong việc đa dạng hóa sản phẩm, hình thức du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày 
càng cao và đa dạng của du khách. Đồng Tháp với lợi thế về sen nên các khu DLST ở đây 
cần tăng cường phát triển sản phẩm DLST kết hợp với tham quan và thưởng thức ẩm thực 
từ sen, các khu DLST thuộc Long An có thể phát triển DLST kết hợp với ẩm thực từ cây 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Châu Hồng Thắng 
169 
hẹ nước, trong khi đó Tiền Giang có thế mạnh về cây thơm và các loại trái cây khác nên có 
thể kết hợp để tạo ra sản phẩm DLST đa dạng, thu hút du khách. 
Khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, cơ sở vật chất 
Các tỉnh thuộc ĐTM cần có sự phối hợp với nhau để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 
giao thông một cách đồng bộ; khẩn trương cải thiện, nâng cao tải trọng các cầu nội đường, 
nhất là các đường liên tỉnh trong vùng; vận động đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho 
các doanh nghiệp và nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển DLST trên 
địa bàn. Ngoài ra, các tỉnh cần đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa ở ĐTM 
và các vùng lân cận để đưa vào các tuyến điểm tham quan du lịch nhằm làm phong phú 
thêm sản phẩm du lịch, tăng tính hấp dẫn đối với du khách, kéo dài thời gian lưu trú và 
tăng khả năng chi tiêu của du khách. 
Đối với các khu DLST ĐTM, cần tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông dẫn 
đến các khu, điểm du lịch; nhanh chóng đầu tư phát triển các công trình dịch vụ du lịch, 
các khu vui chơi giải trí phù hợp, điểm tham quan du lịch trọng điểm; phát triển hệ thống 
các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch; nâng cấp, phát triển phương tiện đưa rước 
khách; nâng cấp và phát triển các chỗ lưu trú cho du khách. 
Nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch 
Các tỉnh cần có kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho 
từng lĩnh vực quản lí điều hành, hướng dẫn viên, hoạt động dịch vụ, bảo vệ môi trường...; 
xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế, liên kết đào tạo, mời chuyên gia giảng dạy 
nhằm nâng cao kiến thức quản trị, quản lí, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lí, nhân 
viên và người lao động; mở các lớp đào tạo 13 kĩ năng theo tiêu chuẩn kĩ năng nghề du 
lịch Việt Nam cho nhân viên phục vụ trong ngành du lịch; tập huấn kiến thức về du lịch 
cho cộng đồng dân cư vùng có khu du lịch để người dân có điều kiện tham gia vào các hoạt 
động kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch góp phần cải thiện thu nhập cho người dân 
nhằm hạn chế tình trạng xâm lấn vào các khu DLST. 
Về phía các khu DLST ĐTM, cần nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực 
đáp ứng yêu cầu phát triển, thường xuyên mời các chuyên gia hoặc cử cán bộ nhân viên 
tham gia các lớp tập huấn kĩ năng nghề nghiệp theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam. 
Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá DLST ĐTM 
Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa TPHCM với ba tỉnh tiểu vùng 
ĐTM, các tỉnh cần nhanh chóng đẩy mạnh liên kết với TPHCM trong việc xúc tiến du lịch, 
quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương, xây dựng các tour “du lịch chậm”, sớm hình 
thành tour du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”. Bên cạnh đó, các tỉnh cũng cần thường 
xuyên tổ chức các Đoàn Famtrip doanh nghiệp du lịch, lữ hành, báo, đài trong cả nước để 
tăng cường việc liên kết, nối tour đưa khách về tham quan DLST ĐTM. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 5 (2018): 160-171 
170 
Mặt khác, các khu DLST ĐTM cần đẩy mạnh, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, 
quảng bá thông qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, trang web về những hình ảnh đặc 
sắc của từng khu. Bên cạnh đó, các khu cũng có thể xây dựng và giới thiệu các slogan ngắn 
gọn, hấp dẫn đối với du khách; sản xuất các ấn phẩm giấy hoặc video về các tuyến, điểm, 
sản phẩm DLST đặc trưng 
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên DLST và môi trường du 
lịch 
Các khu DLST ĐTM, đặc biệt là VQG Tràm Chim và các KBT cần nghiên cứu xây 
dựng hệ thống các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực 
đoan để duy trì ổn định môi trường sống của các loài động thực vật, nhất là các loài có tên 
trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới; có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ các loài thực vật bản 
địa, ngăn chặn sự xâm lấn của các loài ngoại lai. 
Các cơ quan quản lí và các khu DLST ĐTM cần phối hợp với các cơ quan hữu quan 
thường xuyên tổ chức các cuộc vận động người dân, nhất là dân cư vùng đệm khu DLST, 
nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và các loài động vật. 
Các khu DLST cần yêu cầu du khách tuân thủ những chỉ dẫn, quy định trong quá trình 
tham quan, học tập, nghiên cứu tại khu và có những biện pháp ngặn chặn, xử lí hiệu quả 
các trường hợp cố tình xâm hại. 
3. Kết luận 
Chiếm diện tích khoảng 2,3% diện tích của ĐTM, các KBT, VQG và KDL sinh thái 
thuộc tiểu vùng ĐTM là nơi phần nào vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của ĐTM xưa 
kia. Đây là tài sản vô cùng quý giá cần được bảo tồn. Với những tiềm năng vốn có, loại 
hình DLST đã được khai thác ở những nơi này từ khá lâu nhưng hiệu quả còn khiêm tốn do 
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những giải pháp định hướng cơ bản được đề 
xuất trên đây hi vọng khi được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả, giúp DLST ĐTM phát triển 
hơn nữa trong tương lai nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị đặc trưng. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Thiên Bình. (29/01/2018). Đi và đến: Đồng Tháp - Vùng đất hoa sen (phần 3). Khai thác từ 
sen-phan-3.aspx 
Chương Đài. (27/12/2017). Vườn quốc gia Tràm Chim phát triển du lịch theo hướng bền vững. 
Khai thác từ https://baotintuc.vn/du-lich/vuon-quoc-gia-tram-chim-phat-trien-du-lich-theo-
huong-ben-vung-20171227065344404.htm 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Châu Hồng Thắng 
171 
Nguyễn Thị Minh Nguyện. (2013). Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp. Luận văn Thạc sĩ, 
Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 
Nguyễn Thị Phượng. (26/12/2017). Phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên Khu bảo tồn đất 
ngập nước Láng Sen. Khai thác từ  
Tấn Phong. (05/12/2016). Điều tạo nên sự khác biệt cho du lịch Tiền Giang. Khai thác từ 
712425/index.htm 
Vi Quốc. (31/08/2017). Du lịch trải nghiệm “Cánh đồng bất tận” giữa lòng Đồng Tháp Mười. Khai 
thác từ  
Phan Dũng Trí. (2016). Du lịch sinh thái Đồng Sen tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng 
Tháp. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. 

File đính kèm:

  • pdftiem_nang_va_giai_phap_dinh_huong_phat_trien_du_lich_sinh_th.pdf