Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có lợi thế so sánh về du lịch với các địa phương khác, nhưng du lịch Đồng Nai vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng. Nghiên cứu này nhằm làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai.

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 1

Trang 1

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 2

Trang 2

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 3

Trang 3

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 4

Trang 4

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 5

Trang 5

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 6

Trang 6

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 7

Trang 7

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 8

Trang 8

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 9

Trang 9

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang Danh Thịnh 11/01/2024 1300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai

Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đồng Nai
12
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH ĐỒNG NAI
Hà Nam Khánh Giao*, Huỳnh Diệp Trâm Anh**
TÓM TẮT
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm 
phía Nam. Tỉnh có lợi thế so sánh về du lịch với các địa phương khác, nhưng du lịch Đồng Nai vẫn 
chưa phát triển đúng tiềm năng. Nghiên cứu này nhằm làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải pháp 
nhằm phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai. 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích SWOT kết hợp phân tích nhân tố khám phá 
(EFA), tương quan hồi quy, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tìm ra các nhân tố tác động đến việc 
phát triển du lịch của tỉnh. Kết quả cho thấy có 6 nhóm nhân tố tác động đến việc thu hút khách du 
lịch đến Đồng Nai là: (1) Tài nguyên du lịch nhân văn, (2) Ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ, (3) Dịch vụ 
du lịch, (4) Cơ sở hạ tầng, (5) Sản phẩm du lịch và thái độ người dân, (6) Điểm thu hút du lịch. Từ 
đó, các giải pháp được đề xuất với tỉnh Đồng Nai nhằm phát triển du lịch. 
Từ khóa: tỉnh Đồng Nai, phát triển du lịch, phân tích nhân tố khám phá
DONG NAI, TOURISM DEVELOPMENT, FACTOR ANALYSIS TO EXPLORE
ABSTRACT
Đồng Nai is a South-East province, which is located in the Southern main point for economic 
development. The province has a tourism advantage in comparison to the other provinces, however, 
Đồng Nai’s tourism have not developed up to his potential. This research aims at clarify the reality 
and suggests some solutions to develop Đồng Nai’s tourism. 
This research plays the SWOT analysis together with the reliability Cronbach’s Alpha, 
exploratory factor analyzing and multiple regressioning by SPSS 16. The results of data analyzing 
shows that there are 6 main factors affectingthe attraction of tourism into Đồng Nai: (1) The 
resources of human civilizational tourism, (2) The comestibles and the supporting services, (3) 
Tourism services, (4) Physical infrastructure, (5) Tourism products and People’s behavior, (6) 
Tourism attractivenesses. From that, there are some solutions suggested to develop Đồng Nai’s 
tourism.
Keywords: Dong Nai, tourism development, factor analysis to explore 
 * PGS. TS. Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại Học Tài chính- Marketing, Bộ Tài chính. Điện thoại di động: 090 330 6363 
** PGS. TS. Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại Học Tài chính- Marketing, Bộ Tài chính. Điện thoại di động: 090 330 6363
13
Thực trạng và . . .
1. TỔNG QUAN
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng 
điểm phía Nam, cách TP.Hồ Chí Minh 30 
km, cách Hà Nội 1.695 km, giao thông thuận 
tiện cả đường bộ, đường sắt và đường sông. 
(Đường sắt đi qua quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc 
lộ 20, quốc lộ 56; Các cảng đường thủy như: 
Cảng Long Bình Tân, Cảng Gò Dầu; Sân 
bay quốc tế Long Thành). Tỉnh có nhiều làng 
nghề thủ công và những khu du lịch bạt ngàn. 
Tỉnh có nghề nghiệp truyền thống nổi tiếng 
là gốm sứ và nhiều nghề nghiệp tiểu thủ công 
nghiệp như đan lát, mây tre lá, gia công đồ mỹ 
nghệ, làm các sản phẩm từ gỗ công nghệ, chế 
biến nông sản, sản xuất gạch ngói, đúc đồng, 
đúc gang... Tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn 
hoá và các điểm du lịch có tiềm năng: Văn 
miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn 
Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch 
ven sông Đồng Nai, làng bưởi Tân Triều, khu 
du lịch sinh thái Thác Mai - hồ nước nóng, 
Đảo Ó, chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên, 
mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du 
lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long 
Châu Viên (Xuân Tân, Long Khánh), khu du 
lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia - núi 
Chứa Chan (núi Gia Lào), Hồ Núi Le (Xuân 
Lộc); Vườn Quốc Gia Cát Tiên là một khu 
rừng nguyên sinh rộng lớn, được UNESCO 
công nhận là khu sinh quyển của thế giới. 
Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ Du 
lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh 
Đồng Nai, ước tổng lượt khách đến tham quan 
trong 6 tháng đầu năm 2014, vui chơi giải trí 
và lưu trú đạt 1.236.000 lượt, đạt 42,6% kế 
hoạch. Doanh thu du lịch đạt 394 tỷ đồng, đạt 
51,1% kế hoạch. Số lượt khách đến tham 
quan và vui chơi giải trí giảm 10% so với 
cùng kỳ năm trước, do các sản phẩm du lịch 
còn đơn điệu, thiếu tính độc đáo, chậm đổi 
mới, nhiều cơ sở lưu trú du lịch chưa đạt yêu 
cầu theo quy chuẩn. Hoạt động lữ hành trên 
địa bàn còn nhỏ, lẻ sức cạnh tranh chưa cao. 
Việc tìm ra các giải pháp nhằm phát triển du 
lịch Đồng Nai trở nên cần thiết. 
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH
Gatrell (1994) định nghĩa: “Điểm đến là 
những vùng địa lý có những thuộc tính, tính 
năng, sự hấp dẫn và dịch vụ để thu hút người 
sử dụng tiềm năng”. Trong các nhìn chiến 
lược, Buhalis (2000) cho rằng: “Điểm đến là 
hỗn hợp của các sản phẩm dịch vụ, cung cấp 
tích hợp kinh nghiệm cho người tiêu dùng”. 
Page & Connell (2006) định nghĩa: “Điểm đến 
là một hỗn hợp có các đặc điểm đóng gói sẵn 
sản phẩm dịch vụ, khả năng tiếp cận, thu hút, 
tiện nghi, các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ”. 
Như vậy, điểm đến phải có một phạm vi nhất 
định về cơ sở và dịch vụ cụ thể cho du khách. 
Theo Kotler (2002): “Tiếp thị địa 
phương là một kế hoạch tổng hợp đồng bộ 
giới thiệu về một địa phương với những 
đặc điểm nổi bật, các ưu thế hiện có và viễn 
cảnh phát triển lâu dài của địa phương đó 
nhằm thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh, 
những người du lịch, những dân cư đến địa 
phương đó tìm những cơ hội đầu tư kinh 
doanh hay thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng 
của mình, từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội của 
địa phương”. Các yếu tố thu hút địa phương 
có thể chia thành các yếu tố cứng (sự ổn 
định kinh tế, năng suất, chi phí, quan niệm 
về sở hữu, các mạng lưới dịch vụ và hỗ trợ 
của địa phương, cơ sở hạ tầng và thông 
tin, vị trí chiến lược, kế hoạch và chương 
trình khuyến mãi), yếu tố mềm (phát triển 
14
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thu ... ấp dẫn để tham quan
DL14. Các bảo tàng văn hóa, lịch sử, khu lưu niệm danh nhân hấp dẫn
DL15. Các công viên, quảng trường, đài tưởng niệm, tượng đài đẹp
DL16. Có các cung đường đẹp để đi dạo và chụp ảnh
Dịch vụ du lịch 
(XDL2)
DL24. Có các phòng triển lãm nghệ thuật, đồ gốm, sản phẩm kiến trúc
DL25. Giải trí về đêm (phòng trà, quán cà phê, karaoke ) thu hút
DL26. Có dịch vụ chăm sóc sức khỏe và ngoại hình, thư giãn 
DL23. Các khu thể thao, giải trí mang tính chất vận động thu hút khách
Sản phẩm du lịch 
và thái độ người 
dân (XDL3)
DL29. Khách du lịch được sự hỗ trợ của công an, bảo vệ, dân địa phương
DL30. Người dân địa phương thân thiện, niềm nở
DL28. Hàng hóa, đồ lưu niệm phong phú và độc đáo
Ẩm thực và dịch 
vụ hỗ trợ (XDL4)
DL9. Thức ăn được chế biến phù hợp với khẩu vị của bạn
DL10. Có các cơ sở y tế, các chốt sơ cấp cứu phục vụ khách du lịch
DL11. Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ
Điểm thu hút du 
lịch (XDL5)
DL18. Khu cắm trại, khu du lịch tiện nghi, an toàn
DL19. Các thôn, ấp có sinh hoạt hay hoạt động độc đáo thu hút khách
DL17. Các khu bảo tồn thiên nhiên hấp dẫn 
Cơ sở hạ tầng 
(XDL6)
DL5C. Mạng lưới điện thọai cố định và di động đáp ứng nhu cầu 
DL5B. Phương tiện giao thông (taxi, xe ôm, tàu, phà, xe buýt) đầy đủ
DL5D. Mạng internet nhanh và ổn định 
(Nguồn: Phân tích của nhóm nghiên cứu)
5.4. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy 
Y=2,374+0,386XDL1+0,136XDL2+0,006XDL3+0,304XDL4+0,002XDL5+0,029XDL6
Kết quả cho thấy sự hài lòng của du khách 
khi du lịch tại Đồng Nai chịu tác động nhiều 
nhất bởi nhân tố Tài nguyên du lịch nhân văn 
(ß
1
 = 0,386), kế đến là nhân tố Ẩm thực và 
dịch vụ hỗ trợ (ß
4
= 0,304), kế đến là nhân tố 
Dịch vụ du lịch (ß
2
= 0,136), kế đến là nhân tố 
Cơ sở hạ tầng (ß
6
= 0,029), kế đến là nhân tố 
Sản phẩm du lịch và thái độ người dân (ß
3 
= 
0,006), cuối cùng là nhân tố Điểm thu hút du 
lịch (ß
5
= 0,002).
Từ các kết quả của báo cáo xử lý số liệu 
và mô hình các yếu tố thu hút khách du 
lịch của tỉnh Đồng Nai, nhóm nghiên cứu 
đã xác định được những nhân tố chính tác 
động đến sự hài lòng của du khách khi đến 
du lịch tại Đồng Nai. Từ đó, nhóm nghiên 
cứu có cơ sở để điều chỉnh kịp thời nhằm 
giúp cho du lịch Đồng Nai trở nên hấp dẫn, 
thu hút du khách nhiều hơn nữa trong thời 
gian tới.
23
Thực trạng và . . .
6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA TỈNH
6.1. Cơ sở đề xuất giải pháp: (1) Thực 
trạng du lịch của Tỉnh Đồng Nai; (2) Phân 
tích SWOT hoạt động du lịch; (3) Chiến lược 
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, 
tầm nhìn đến năm 2030; (4) Kết quả phân tích 
dữ liệu khảo sát về đánh giá của du khách.
6.2. Mục tiêu tổng quát của giải pháp:
- Phát huy những tiềm năng, lợi thế về tài 
nguyên du lịch, đẩy mạnh hoạt động du lịch 
Đồng Nai trở thành ngành kinh tế quan trọng, 
có tác động tích cực vào kinh tế - xã hội của 
địa phương.
- Đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất kỹ 
thuật du lịch, nâng cao chất lượng và đa dạng 
sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa 
phương có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao, 
hướng đến đối tượng khách có chi trả cao.
- Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, 
tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước 
để đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường xúc 
tiến du lịch, mở rộng hợp tác với các địa 
phương trong và ngoài nước trong đó chú 
trọng liên kết với các địa phương trong khu 
vực để phát triển du lịch.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà 
nước từ tỉnh đến cơ sở và chú trọng đào tạo, 
bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cả ngắn 
hạn, trung hạn lẫn dài hạn. 
- Phát triển du lịch gắn liền với phát triển 
thương mại và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
để đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh 
tế xã hội của tỉnh theo hướng bền vững.
6.3. Các giải pháp chủ yếu
Thứ nhất, bảo tồn và phát triển tài 
nguyên du lịch nhân văn của tỉnh: Trên cơ 
sở sự phong phú về tài nguyên du lịch nhân 
văn, có thể định hình phát triển một số loại 
hình du lịch thích hợp:
Du lịch về nguồn, nghiên cứu lịch sử: tìm 
hiểu lịch sử hình thành và phát triển của vùng 
đất Đồng Nai tại Căn cứ khu ủy miền Đông 
Nam bộ, Trung ương Cục miền Nam, địa đạo 
Nhơn Trạch, Nhà Xanh, Bảo tàng Đồng Nai.
Du lịch hành hương: Chùa Gia Lào (Núi 
Chứa Chan), Chùa Ông, Chùa Đại Giác, Chùa 
Long Thiền, Chùa Bửu Phong.... là những 
nơi phù hợp phát triển loại hình du lịch hành 
hương.
Du lịch văn hóa kết hợp du lịch thiên 
nhiên: tham quan rừng kết hợp nghiên cứu 
di tích lịch sử (kết nối vườn quốc gia Cát Tiên 
và Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ), tham 
quan di tích lịch sử kết hợp sinh hoạt văn hóa 
(tham quan Căn cứ khu ủy, Trung ương cục 
miền Nam, sinh hoạt văn nghệ cồng chiêng, 
giao lưu văn hóa với người Châu Ro tại ấp Lý 
Lịch, huyện Vĩnh Cửu), du lịch sông kết hợp 
tìm hiểu văn hóa (Cù lao Ba Xê, Chùa Long 
Thiền, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh...).
Thứ hai, gìn giữ nét văn hóa ẩm thực và 
cải thiện các dịch vụ hỗ trợ: 
Ẩm thực: Phát triển các đặc sản tiêu biểu là 
bưởi và các món ăn, thức uống được chế biến 
từ bưởi như rượu bưởi, chè bưởi, gỏi bưởi, 
nem bưởi; bắp Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), 
rượu Bến Gỗ (huyện Long Thành), rượu cần, 
cơm Lam (huyện Tân Phú), xôi phồng..
Cải thiện các dịch vụ hỗ trợ: Có các cơ 
sở y tế, các chốt sơ cấp cứu phục vụ khách du 
lịch. Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ
Thứ ba, phát triển các dịch vụ du lịch: 
Phát triển các phòng triển lãm nghệ thuật, đồ 
gốm, sản phẩm kiến trúc. Phát triển dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe và ngoại hình, thư giãn. 
24
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Cần lưu tâm đến các loại hình giải trí về đêm 
(phòng trà, quán cà phê, karaoke), các khu 
thể thao, giải trí mang tính chất vận động thu 
hút khách.
Thứ tư, đối với việc phát triển hệ thống 
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục 
vụ du lịch: Bên cạnh việc Nhà nước đầu tư 
quy hoạch, phát triển hệ thống hạ tầng giao 
thông, thông tin, truyền thông, năng lượng; 
cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực 
liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu 
cầu phát triển du lịch; Đầu tư nâng cấp phát 
triển hệ thống hạ tầng văn hóa, xã hội như 
hệ thống nhà bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám 
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,đủ điều 
kiện, tiện nghi phục vụ khách du lịch; cần 
tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá 
nhân làm du lịch về thủ tục hành chính, cấp 
giấy phép kinh doanh, xây dựng để phát triển 
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du 
lịch đảm bảo chất lượng, tiện nghi đáp ứng 
nhu cầu của khách du lịch (cơ sở lưu trú du 
lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn 
du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ 
hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch 
vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở 
dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui 
chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục 
đích khác). 
Thứ năm, đối với yêu cầu phát triển sản 
phẩm du lịch: cần có một quan điểm và chủ 
trương khuyến khích các thành phần kinh tế 
tham gia xây dựng không chỉ dựa vào nguồn 
tài nguyên du lịch sẵn có mà còn nghiên cứu 
nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của các 
thành phần xã hội để hình thành các loại hình 
du lịch có chất lượng, đặc sắc, phong phú đa 
dạng, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng 
nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế. 
Trước mắt, cần nhanh chóng định hình các 
loại quà lưu niệm du lịch, các sản phẩm đặc 
sắc có tính đặc thù của từng địa phương để 
thu hút khách du lịch, như: biểu trưng du lịch 
Đồng Nai, tập ảnh card postal về danh thắng 
và các điểm du lịch hấp dẫn của Đồng Nai, 
các biểu tượng tâm linh Cây đa ba gốc ở Núi 
Chứa chan, Chùa Đại giác, Chùa Bửu Phong, 
Chùa Ôngv..v
Thứ sáu, đối với việc đào tạo và phát 
triển nguồn nhân lực du lịch: Trước mắt, 
cần chú trọng tổ chức các lớp đào tạo, bồi 
dưỡng ngắn ngày theo chuyên đề hoặc lĩnh 
vực, phát triển nhân lực du lịch đảm bảo số 
lượng theo từng loại hình du lịch, quy mô 
phát triển, có kiến thức chuyên môn, trình độ 
chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển du 
lịch và hội nhập quốc tế. Kiên quyết không 
để tình trạng người tham gia công tác du lịch 
nhưng chưa qua lớp đào tạo, bồi dưỡng về 
đầu tư, quản lý, phục vụ du lịch. 
Thứ bày, về phát triển thị trường, xúc 
tiến quảng bá và thương hiệu du lịch: Chú 
trọng phát triển mạnh thị trường du lịch nội 
địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, 
vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm 
thông qua các loại hình du lịch city tour, du 
lịch sinh thái, du lịch sông, xây dựng một số 
chương trình kích cầu du lịch giảm giá cho 
du khách nhân dịp các ngày lễ, tết trong năm. 
Khuyến khích việc đầu tư phát triển các khu 
vui chơi, giải trí cao cấp tại các khu, điểm du 
lịch hiện có nhắm đến phục vụ, khai thác các 
đối tượng công nhân, sinh viên, học sinh. Về 
phát triển thương hiệu du lịch: Nghiên cứu và 
lựa chọn một vài doanh nghiệp du lịch mạnh 
để có kế hoạch quảng bá hình ảnh, phát triển 
thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao trong 
khu vực và cả nước.
25
Thực trạng và . . .
Thứ tám, về đầu tư và chính sách phát 
triển du lịch: Nhà nước cần đơn giản hóa 
các thủ tục hành chính trong việc cấp phép 
kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận tải du lịch 
trên sông, trên bộ; công khai bản đồ quy 
hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, kể 
cả quy hoạch phát triển các bến dừng, bến đỗ 
trên sông phục vụ du lịch. Khuyến khích đầu 
tư các khu, điểm du lịch mới, cho vay vốn 
ưu đãi, đồng thời có biện pháp tháo gỡ một 
số khó khăn vướng mắc về thuế trong việc 
chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông 
nghiệp hoặc lâm nghiệp sang phục vụ du lịch 
để các nhà đầu tư du lịch yên tâm. Thực hiện 
chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút 
các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư 
phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du 
lịch, phát triển nhân lực và quảng bá, xúc tiến 
du lịch.
Thứ chín, đối với công tác quản lý nhà 
nước về du lịch: Tăng cường năng lực cơ 
quan quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh; 
phối hợp, liên kết giữa du lịch với các ngành 
trong tỉnh và các địa phương để phát triển du 
lịch. Thiết lập đường dây nóng về du lịch để 
tư vấn, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những 
khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, các 
doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có tổ 
chức hoạt động du lịch, kể cả cho du khách 
đến Đồng Nai. Tổ chức việc thống kê, theo 
dõi, quản lý về nội dung, chất lượng các loại 
hình hoạt động du lịch trên địa bàn để từ đó 
nghiên cứu đề xuất hình thành một hệ thống 
chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động du lịch 
làm cơ sở cho việc xây dựng và giao chỉ tiêu 
phát triển du lịch hàng năm cho các ngành 
và các địa phương. Tăng cường phổ biến, 
hướng dẫn các khu, điểm du lịch áp dụng hệ 
thống các tiêu chuẩn ngành, trước mắt là hệ 
thống nhà vệ sinh phục vụ du lịch. Nâng cao 
vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa 
phương trong việc bảo đảm môi trường, văn 
minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 
tại các khu, điểm du lịch.
KẾT LUẬN
Thông qua phân tích SWOT, khảo sát 
và vận dụng phương pháp phân tích các 
nhân tố khám phá, phân tích tương quan hồi 
quy, nhóm nghiên cứu đã tìm ra 6 nhân tố 
có tác động đến việc thu hút du khách: (1) 
Tài nguyên du lịch nhân văn, (2) Ẩm thực 
và dịch vụ hỗ trợ, (3) Dịch vụ du lịch, (4) Cơ 
sở hạ tầng, (5) Sản phẩm du lịch và thái độ 
người dân, (6) Điểm thu hút du lịch. Từ đó, 
đề xuất đến tỉnh Đồng Nai những giải pháp 
điều chỉnh sự tác động của các nhân tố thông 
qua các chính sách để nâng cao hoạt động 
thu hút du khách vào tỉnh. Việc chọn mẫu 
thuận tiện có thể gây khó khăn trong việc 
khái quát hóa, và đó cũng chính là hướng 
nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Bruce & K. Landon (2004), Tư duy chiến lược, NXB Tổng hợp, TP.HCM.
2. Ban Quản lý Di tích Danh thắng Đồng Nai (2013), Số liệu thống kê.
3. Buhalis, D., 2000. Marketing the competitive destination of the future, Tourism Management, 21 
(1): 97-116.
4. Christopher Lovelock & Jochen Wirtz (2004). Services Marketing – People – Technology – Strategy, 
Fifth Edition, Prentice Hall.
26
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
5. Cục Thống kê Đồng Nai (2013), Niên giám thống kê Đồng Nai.
6. Foster D. (1999), Measuring Customer Satisfaction in the Tourism industry. Third International & 
Sixth National Research Conference on Quality Management.
7. Gartrell, R.B. (1994). Destination Marketing for Convention and Visistor Bureaus, 2nd ed. Dubu-
que: Kendall/ Hunt Publishing Co.
8. Hà Nam Khánh Giao & ctg (2012), Marketing địa phương tỉnh Bến tre, Sở khoa học Công nghệ 
tỉnh Bến tre.
9. Martin Roll (2009), Chiến lược Thương hiệu Châu Á, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội .
10. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá Marketing Du lịch, Nhà xuất bản 
Giao thông vận tải .
11. Porter M. (2008), Lợi thế cạnh tranh (bản dịch), Nxb Trẻ, TP.HCM.
12. Kotler P.& ctg (2004), Marketing các địa phương Châu Á, Thành phố Hồ Chí Minh
13. Kotler P., Micheal Alan Hamlin, Irving Rein, Donald H. Hailer, Tiếp thị địa phương Châu Á (bản 
dịch) – Chương trình Quản lý kinh tế Fullbright.
14. Kotler P., Micheal Alan Hamlin, Irving Rein, Donald H. Hailer (1993), Places Marketing, Free 
Press, NY.
15. Sở văn hóa thể thao du lịch Đồng Nai (2013), Niên giám thống kê Đồng Nai .
16. Tổng cục Du lịch việt Nam (2000), Non nước Việt Nam, Hà Nội. 
17. Tuyên & ctg (2010), Khảo sát ý kiến của khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh – điểm yếu 
của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng, Trường Đại học Đà Lạt

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nham_phat_trien_du_lich_dong.pdf