Thực trạng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay
Trong thời gian vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân cả nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Hưng Yên nói riêng đã đóng góp tích cực vào phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 36 THỰC TRẠNG ĐÓNG GÓP CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Mạnh Tưởng1 TÓM TẮT Trong thời gian vừa qua, khu vực kinh tế tư nhân cả nước nói chung và khu vực kinh tế tư nhân tỉnh Hưng Yên nói riêng đã đóng góp tích cực vào phát triển và tăng trưởng kinh tế. Kinh tế tư nhân của Hưng Yên đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân của Hưng Yên số lượng ít, quy mô còn nhỏ, phát triển chưa đồng đều trên các lĩnh vực, gây ô nhiễm môi trường Do vậy, để kinh tế tư nhân đóng góp lớn hơn nữa vào tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương thì Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục hoàn thiện cải cách thể chế, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân được phát triển bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Từ khóa: Đóng góp, kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế 1. Đặt vấn đề Hưng Yên là tỉnh nằm tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía tây nam, có nhiều tuyền đường giao thông quan trọng chạy qua như đường 5A, 5B gắn kết chặt chẽ với cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Hiện nay, Hưng Yên có 1 thành phố, 9 huyện với 161 xã, phường, thị trấn với diện tích 930,22 km2, số dân năm 2017 là 1.204.368 người, mật độ dân số trung bình 1.282 người/km2. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay nền kinh tế tỉnh Hưng Yên đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân được nâng lên; giao thông nông thôn được cải thiện; hệ thống trường học, cơ sở y tế được kiên cố hóa; hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư của các khu vực kinh tế trên địa bàn. Trên địa bàn tỉnh, kinh tế đã có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2017 GDP tăng 8,0%; thu ngân sách 90.000 tỷ đồng; tạo thêm việc làm mới 378.000 lao động, trong đó thu ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân chiếm 21% (18.900 tỷ đồng); tạo việc làm cho 125.128 nghìn lao động (chiếm 33%). Khu vực kinh tế tư nhân cả nước đã đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế (năm 2017). Tuy nhiên nếu so sánh với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì khu vực kinh tế tư nhân Hưng Yên đóng góp còn thấp hơn. Bởi đến nay, Hưng Yên có 11 khu công nghiệp (KCN) với quy mô diện tích 2.481 ha được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và bổ sung và danh mục quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước, nhiều KCN đã 1Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh Email: nguyentuong241076@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 37 hoàn thiện hạ tầng, thu hút nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh như KCN Phố Nối A và B, KCN Dệt May Phố Nối, KCN Thăng Long II chủ yếu thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt khu công nghiệp Thăng Long I, II, Phố Nối A, B Trong 5 năm (2013 - 2017), vốn đầu tư FDI trong các KCN trên địa bàn Hưng Yên đã giải quyết được 130.000 việc làm, nộp ngân sách được 144,41 triệu USD. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý thuyết Dựa trên lý thuyết của Barney, J.B (1991) [1] dựa trên lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp thường thực hiện 2 chiến lược căn bản: (1) trong ngắn hạn khai thác tối đa hiệu quả của các nguồn lực hiện có; (2) trong dài hạn, khám phá và thâu tóm những nguồn lực chiến lược mới nhằm duy trì vị thế tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Nâng cấp nguồn vốn vật chất (máy móc thiết bị công nghệ, năng lực R&D, năng lực công nghệ) là một trong những phương thức giúp doanh nghiệp duy trì khác biệt về nguồn vốn vật chất, duy trì lợi nhuận siêu ngạch và lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong ngành. Liên quan đến đặc trưng của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, nhiều nghiên cứu lý thuyết đã xác định doanh nghiệp tư nhân sở hữu, kiểm soát bởi các cá nhân và không có sự tham gia của chính phủ vào hoạt động của họ. Động lực chính của doanh nghiệp khu vực tư nhân là tím kiếm lợi nhuận (Soumya Sing, 2012) [2] được thể hiện: Thông qua quyền sở hữu và kiểm soát bởi tư nhân. Một doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân là hoàn toàn thuộc sở hữu và kiểm soát bởi các cá nhân. Nó có thể được sở hữu bởi một cá nhân hoặc bởi một nhóm các cá nhân cùng nhau sở hữu. Khi sở hữu bởi một người, nó được gọi là công ty tư nhân. Một nhóm người có thể cùng sở hữu công ty dưới hình thức công ty liên doanh, công ty hợp danh, công ty cổ phần Mục tiêu chính của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận để bù đắp cho rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và lợi tức bắt buộc đối với đầu tư của doanh nghiệp. Không có sự tham gia của Chính phủ hoặc Nhà nước trong việc sở hữu và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp trong khu vực tư nhân. Vốn của doanh nghiệp tư nhân thuộc chủ sở hữu của nó. Trong trường hợp hợp tác, vốn do các đối tác đầu tư. Công ty cổ phần tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Như vậy, sở hữu tư nhân là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời với cách quản lý tư nhân thường đem lại hiệu quả cao nhất (thông qua hộ cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 38 tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần). Kinh tế tư nhân vận hành phát triển theo quy luật kinh tế, góp phần thúc đẩy hoàn thiện thể chế. * Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu “Thực trạng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn hiện nay” tác giả sử dụng dữ liệu thống kê được thu thập tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên và các báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên từ năm 2013 đến năm 2017, đây là nguồn dữ liệu chính phục vụ quá trình nghiên cứu ... a công sản phẩm, còn xuất khẩu đi nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các công ty liên doanh với nước ngoài. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp của khu vực tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần tiếp tục đầu tư vào khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Thứ ba, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã chứng minh khả năng lớn mạnh của khu vực này (bảng 2). Năm 2013 tăng trưởng 2% đóng góp vào thu ngân sách 12.120 tỷ đồng đến năm 2017 tăng trưởng 3,3%/8,0% toàn tỉnh, đóng góp 18.900/90.000 tỷ đồng ngân sách (chiếm 21% ngân sách toàn tỉnh). Như vậy, có thể khẳng định khu vực kinh tế tư nhân Hưng Yên đã đóng góp tích cực vào tăng nguồn thu ngân sách toàn tỉnh. Trong 5 năm (2013 - 2017), đóng góp 67.721 tỷ đồng cho địa phương, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân địa phương. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 41 Bảng 2: Đóng góp của khu vực KTTN đối với tăng trưởng và thu ngân sách tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm/Giá trị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ghi chú Đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh 2% 1,85% 1,1% 2,75% 3,3% Thu ngân sách (Tỷ đồng) 12.120 12.001 11.790 12.910 18.900 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên [5]) Thứ tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động mà khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đóng góp năm 2013 là 89.185/221.099 lao động toàn tỉnh, năm 2014 số lao động ở khu vực tư nhân tăng thêm lên 96.217/190.098 lao động, đến năm 2017 số lao động là 125.128/378.000 lao động. Như vậy, tính trung bình 5 năm (2013 - 2017) số lao động ở khu vực kinh tế tư nhân luôn chiếm gần 50% tổng số lao động ở các khu vực kinh tế khác cộng lại. Tuy nhiên lao động làm việc ở khu vực tư nhân chủ yếu ở nhiều tỉnh thành của khu vực phía bắc đổ về Hưng Yên, điều đó đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn. Biểu đồ 2: Số lao động của khu vực kinh tế tư nhân ở Hưng Yên giai đoạn 2013-2017 ĐVT: Người (Nguồn: Theo tổng hợp nghiên cứu của tác giả thông qua số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2017 [3]) TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 42 * Một số hạn chế: Thứ nhất, số doanh nghiệp ngừng hoạt động tương đối lớn (biểu đồ 3). Đây là tình trạng chung của khu vực kinh tế tư nhân trên phạm vi cả nước thời gian qua, tỷ lệ ngừng hoạt động luôn cao, nhiều cơ sở có đăng ký nhưng hoạt động không hiệu quả (khoảng 1 năm) đã đóng cửa. Thực tế ở Việt Nam tỷ lệ các công ty khởi nghiệp thất bại sau 1 năm hoạt động lên tới hơn 80%, còn tại Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2017 tỷ lệ này được phân bổ trung bình ở hộ cá thể 52% (7.610/14.627 cơ sở), công ty cổ phần 21% (252/1.194 công ty), công ty TNHH 33% (1.032/3.096 công ty), doanh nghiệp tư nhân 40% (55/136 doanh nghiệp) ngừng hoạt động hẳn. Điều đó cho thấy số lượng các cơ sở khai sinh và sống sót ở Hưng Yên sau một năm hoạt động lớn hơn mức trung bình của cả nước. Có được kết quả đó là bởi tỉnh Hưng Yên có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều khu công nghiệp và đang trong quá trình đô thị hóa nhanh như Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ cộng với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như đường 5A, 5B thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cũng như góp phần cho doanh nghiệp có được thị trường để phát triển ổn định và lâu dài. Tuy vậy thị trường của các doanh nghiệp tư nhân của Hưng Yên phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc với các mặt hàng nhựa, chế biến nông sản, dược liệu Chính vì vậy mà luôn bị động trước các chính sách đóng cửa và mở cửa của quốc gia này. Biểu đồ 3: Số cơ sở tư nhân ngừng hoạt động trên địa bàn Hưng Yên giai đoạn 2013-2017 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên [3, tr. 5]) TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 43 Bên cạnh đó, trình độ tay nghề của các chủ doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trước khi khởi nghiệp của tỉnh Hưng Yên còn thấp, trên 50% chưa được đào tạo qua trường lớp về lĩnh vực mình khởi nghiệp hoặc những kiến thức liên quan đến lĩnh vực đó, dẫn tới các chủ doanh nghiệp thường chạy theo tâm lý đám đông hoặc phiêu lưu mạo hiểm một cách may rủi. Thứ hai, chưa có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với đó là thiếu sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước cũng như Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên, dẫn tới hoạt động của các chủ doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, khó khăn về vốn, mặt bằng, đầu ra cho sản phẩm, chính sách pháp luật của nhà nước chưa được phổ biến và cập nhật rộng rãi tới người dân. Kinh tế tư nhân trên địa bàn chủ yếu tập trung phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề truyền thống của địa phương mà những ngành nghề phục vụ chủ yếu cho làng nghề, còn ít chú trọng đến những ngành nghề công nghệ cao mà thị trường có nhu cầu lớn như công nghệ thông tin, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật Chính vì vậy kinh tế tư nhân đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và phát triển bền vững của địa phương. Thứ ba, tuân thủ pháp luật và trình độ còn hạn chế. Nói chung trình độ và kinh nghiệm của khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta đã được nâng cao. Tuy nhiên ý thức pháp luật còn hạn chế, dẫn tới hiện tượng trốn thuế, làm ăn phi pháp, gian lận thương mại, làm hàng nhái, hàng giả còn diễn ra nghiêm trọng. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường còn diễn ra nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn. Có thể khẳng định, ngoài những hạn chế nêu trên kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy cải cách hành chính 3.2. Một số giải pháp để khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đóng góp lớn hơn vào sự phát triển của địa phương Một là, Ủy ban nhân dân và các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên cần cung cấp thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp. Thông tin về thị trường, sản phẩm, pháp luật... cần được Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cung cấp và công khai đầy đủ thông tin để giúp người dân tiếp cận một cách tốt nhất. Đồng thời ủy ban nhân dân các huyện, xã cần hướng dẫn người dân về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cần phổ biến chủ trương và chính sách pháp luật về kinh tế tới người dân trên toàn địa bàn tỉnh, thúc đẩy quá trình khởi nghiệp diễn ra mạnh TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 44 mẽ hơn nữa. Bên cạnh đó, ủy ban nhân dân các quận, huyện cần quản lý và thông báo những doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật tới người dân. Hai là, hỗ trợ về vốn, quản trị và định hướng cho người dân đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp. Ủy ban nhân dân cần kết hợp với các ngân hành trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp, bởi hầu hết các doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn lớn nhất về nguồn vốn. Vốn được coi là yếu tố quyết định tới sự ra đời và phát triển của một doanh nghiệp, trước khi khởi nghiệp các chủ doanh nghiệp thường nghĩ đến vốn, ý tưởng, trình độ nhưng yếu tố vốn được coi là rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng, nguyên nhân thất bại nhiều nhất trong quá trình khởi nghiệp lại do năng lực tổ chức và quản trị yếu kém. Thực tế, chưa đến 1% doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới nhận được vốn đầu tư của các tổ chức truyền thống như nhà đầu tư thiên tài, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ Ngoài ra, để hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt kết quả cao hơn nữa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên cần kết hợp với các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ thông tin khởi nghiệp cho lứa tuổi thanh niên ngay khi còn ngồi trên ghế trường, từ trung học phổ thông đến cao đẳng, đại học trên toàn địa bàn, bởi hiện nay lượng sinh viên của các trường cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chủ yếu là con em địa phương. Hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ thiết lập những hiểu biết cũng như làm nảy sinh những ý tưởng của thể hệ trẻ, để họ có kiến thức kinh doanh, dám đầu tư mạo hiểm từ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó là góp phần hình thành một đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân vững mạnh của tỉnh nhà trong tương lai. Ba là, tích cực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cần đẩy cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, báo cáo thuế, tài chính, kiểm tra... Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính như quản lý, đầu tư, chủ trương, lĩnh vực khuyến khích, thời gian giải quyết... trên trang thông tin điện tử của ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, xã và quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính theo Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính kịp thời để nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 45 hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp một cách tốt nhất. 4. Kết luận Trong những năm qua, kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng 8,0% (trong đó khu vực tư nhân đóng góp 3,3%), tập trung chủ yếu ở những tập đoàn lớn như Hòa Phát, Công ty Thép Phúc Kiến, Công ty Thép Thành Long... Ngoài ra, Hưng Yên còn có hơn 62 làng nghề tiểu thủ công nghiệp đem lại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cũng đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người dân trên địa bàn. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân còn thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại của địa phương. Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Chính những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân như vậy, Đảng ta đã đưa ra một nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế tư nhân, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (2017) chủ trương trong thời gian tới: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và Hưng Yên nói riêng vẫn có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh; trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barney, J.B (1991), “Firm resources and sustained competivive advantage”, Journal of Management, 17, 99-120 2. Soumya Singh (2012), “What are the main characteristics of private sector undertaking?”, characteristics-of-private-sector-undertakings.html, (18/4/2018) 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, “Báo cáo thành lập doanh nghiệp từ 1/1/2013 đến 31/12/2017”, ngày 2 tháng 3 năm 2018 4. Báo Hưng Yên (30/1/2018), “Sức tăng trưởng vượt bậc của Tập đoàn Hòa Phát”, (15/4/2018) 5. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên, Số liệu thống kê giai đoạn 2013 – 2017 THE REAL CONTRIBUTION OF PRIVATE ECONOMIC REGION LOCATED IN HUNG YEN PROVINCE IN RECENT YEARS ABSTRACT In recent years, the private sector in general and private sector in Hung Yen have contributed positively to economic growth and development. Hung Yen’s private economy has contributed to solving employment, increasing income and improving the living standards of local people. However, the private sector of Hung Yen exists in small numbers, small scale, uneven development in the field, causing environmental pollution ... Therefore, for the private sector to contribute more to the growth and development of the local economy, the People's Committee of Hung Yen province should continue to improve administrative reform and create conditions for the private sector to develop equally with other economic sectors. Keywords: Contribution, private economy, economic development (Received: 23/7/2018, Revised: 19/8/2018, Accepted for publication: 18/9/2018)
File đính kèm:
- thuc_trang_dong_gop_cua_khu_vuc_kinh_te_tu_nhan_tren_dia_ban.pdf