Tạp chí Dầu khí - Số 8 năm 2020
26. Đặc điểm địa hóa đá mẹ khu vực các giếng nước sâu bể Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây
34. Nghiên cứu tiềm năng khoáng sản rắn đáy biển hiện diện trong các mẫu oxide sắt mangan ở phía Tây Nam Biển Đông
45. Giải pháp công nghệ thu hồi khí NH 3 phát thải trong quá trình sản xuất ở Nhà máy Đạm Phú Mỹ
49. Đầu tư xây dựng dự án dầu khí đặc thù: Bất cập nhìn từ góc độ pháp lý
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 8 năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 8 năm 2020
SỐ 8 - 2020T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam Petro ietnam ISSN 2615-9902 SỐ 8 - 2020T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam Petro ietnam ISSN 2615-9902 Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT cấp ngày 15/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ Tầng M2, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 024-37727108 | 0982288671 * Fax: 024-37727107 * Email: tcdk@pvn.vn TỔNG BIÊN TẬP TS. Nguyễn Quốc Thập PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. Lê Mạnh Hùng TS. Phan Ngọc Trung BAN BIÊN TẬP TS. Trịnh Xuân Cường TS. Nguyễn Minh Đạo CN. Vũ Khánh Đông TS. Nguyễn Anh Đức ThS. Nguyễn Ngọc Hoàn ThS. Lê Ngọc Sơn KS. Cao Tùng Sơn KS. Lê Hồng Thái ThS. Bùi Minh Tiến ThS. Nguyễn Văn Tuấn TS. Phan Tiến Viễn TS. Trần Quốc Việt TS. Nguyễn Tiến Vinh THƯ KÝ TÒA SOẠN ThS. Lê Văn Khoa ThS. Nguyễn Thị Việt Hà THIẾT KẾ Lê Hồng Văn TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN Viện Dầu khí Việt Nam Ảnh bìa: Giếng khoan Kèn Bầu 2X, Lô 114, bể Sông Hồng, thềm lục địa Việt Nam được giàn khoan SAGA thi công. Ảnh: Trương Hoài Nam NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 20 26. Đặc điểm địa hóa đá mẹ khu vực các giếng nước sâu bể Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây 34. Nghiên cứu tiềm năng khoáng sản rắn đáy biển hiện diện trong các mẫu oxide sắt mangan ở phía Tây Nam Biển Đông 45. Giải pháp công nghệ thu hồi khí NH3 phát thải trong quá trình sản xuất ở Nhà máy Đạm Phú Mỹ 49. Đầu tư xây dựng dự án dầu khí đặc thù: Bất cập nhìn từ góc độ pháp lý THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ HÓA CHẾ BIẾN DẦU KHÍ KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ 60. Sử dụng nguyên lý Villari và kỹ thuật nhớ từ trong kiểm tra vật liệu từ chịu lực CÔNG NGHỆ DẦU KHÍ 26 DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA ĐÁ MẸ KHU VỰC CÁC GIẾNG NƯỚC SÂU BỂ NAM CÔN SƠN VÀ TƯ CHÍNH - VŨNG MÂY TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 8 - 2020, trang 26 - 33 ISSN 2615-9902 Nguyễn Thị Oanh Vũ, Nguyễn Thị Tuyết Lan, Phan Văn Thắng, Nguyễn Thị Thanh Ngà Viện Dầu khí Việt Nam Email: vunto@vpi.pvn.vn Tóm tắt Bài báo sử dụng kết quả phân tích địa hóa như nhiệt phân Rock-Eval, tổng carbon hữu cơ, phản xạ vitrinite, sắc ký khí, sắc ký khí ghép khối phổ... để tổng hợp và đánh giá đặc điểm đá mẹ các giếng nước sâu thuộc bể Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây. Đá mẹ Miocene dưới và Oligocene trong khu vực nghiên cứu có độ giàu vật chất hữu cơ và tiềm năng sinh hydrocarbon từ trung bình đến tốt, nguồn gốc vật chất hữu cơ khá tương đồng với các giếng nước nông lân cận. Mô hình trưởng thành cho thấy các tập đá mẹ Miocene dưới và Oligocene đã và đang trong quá trình sinh dầu và khí. Từ khóa: Đá mẹ, Miocene dưới, Oligocene, trưởng thành nhiệt, bể Nam Côn Sơn, bể Tư Chính - Vũng Mây. 1. Giới thiệu Bể Nam Côn Sơn có diện tích gần 100.000 km2, ranh giới phía Bắc của bể là đới nâng Côn Sơn, phía Tây và Nam là đới nâng Khorat - Natuna, phía Đông Bắc là bể Phú Khánh, tiếp giáp về phía Đông bể Nam Côn Sơn là bể Tư Chính - Vũng Mây với diện tích rộng và cấu trúc địa chất phức tạp [1 - 3]. Độ sâu mực nước biển của khu vực này thay đổi rất lớn, từ vài chục mét ở phía Tây đến hơn 1.000 - 2.800 m ở phía Đông. Tại Lô 05-2, các nhà thầu đã tiến hành khoan thăm dò 2 giếng, độ sâu mực nước biển lần lượt là 682 m và 569 m. Về phía Nam bể Nam Côn Sơn, có 2 giếng nước sâu là 07-3-C-1X và 07-3- C-3X. Càng về phía Đông, độ sâu mực nước biển càng thay đổi rõ rệt. Tại Lô 136 (bể Tư Chính - Vũng Mây), các giếng 136-D-1X và 136-E-1X có mực nước biển thay đổi đến hơn 800 m. Ngoài ra, còn có các giếng 130-F-1X và 131-G-1X- cũng là giếng khoan nước sâu ở Lô 130, 131 với mực nước biển đến hơn 1.000 m. 2. Đặc điểm địa hóa đá mẹ 2.1. Chất lượng đá mẹ Các chỉ tiêu địa hóa cơ bản như TOC, S1, S2, chỉ số hydrogen HI... được sử dụng nhằm đánh giá đặc điểm đá mẹ ở khu vực nghiên cứu: độ giàu vật chất hữu cơ, tiềm năng sinh, loại kerogen Bài báo sử dụng các kết quả phân tích địa hóa của các giếng khoan nước sâu thuộc Lô 05-2, Lô 07-3, Lô 136 và Lô 130, Lô 131, tập trung vào các mặt cắt trầm tích tuổi Oligocene đến Miocene dưới là Ngày nhận bài: 20/3/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 24/3 - 28/4/2020. Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/7/2020. Hình 1. Vị trí khu vực nghiên cứu 26 FOCUS Resolution 55-NQ/TW: New vision in energy development ........................................................4 Building a competitive, transparent and efficient energy market ......6 Petrovietnam: Risk management for the next steps ............................10 Corporate governance and management to be central solution in 2020 - 2025 period ..........................................12 Improving efficiency and optimising exploration and production costs ...............................................................................22 PVN gains after-tax profit of over VND 10 trillion in first 7 months of 2020 ...........................................................................24 RESEARCH AND DEVELOPMENT Geochemical characteristics of source rocks in deep-water wells in Nam Con Son and Tu Chinh - Vung May basins ....................26 Some preliminary results from study of the potential of ferromanganese crusts in Pliocene - Quaternary sediments, offshore Southwestern Vietnam ............................................................34 Technical solution for recovering gaseous NH3 at Phu My fertilizer plant .........................................................................45 Inadequacies and obstacles in construction investment management in oil and gas projects - a view from legal perspective ..............................................................................................49 Villari effect and metal magnetic memory technique in inspection of magnetic metal structures under stress ....................60 NEWS Ca Mau Gas - Power - Fertilizer Complex contributes VND 15,485 ... ếp. Trong tuần đầu tháng 8/2020, các kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 4 triệu thùng so với tuần trước, cao hơn mức kỳ vọng của thị trường là 2,9 triệu thùng. Tuy nhiên ngay cả khi hoạt động dầu khí giảm, xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm lọc dầu của Mỹ vẫn có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mỹ có các mỏ với giá thành sản xuất thấp, đặc biệt là trong bồn trũng Eagle Ford, có thể cạnh tranh ở mức giá thấp nhất là 30 USD/thùng, đủ cung cấp cho nhu cầu dự trữ lớn của Mỹ và đáp ứng nhu cầu dầu ngọt nhẹ của châu Á. Dù giá cước vận chuyển cao, dầu thô của Mỹ vẫn chảy sang thị trường Đông Á. Các quốc gia mua nhiều dầu thô của Mỹ vẫn là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Các giao dịch tại Houston xác nhận giá của NYMEX WTI Houston Futures (HCL) khi đáo hạn hợp đồng tới cảng của nước nhập khẩu hiện thấp hơn giá thực tế của các giao dịch có thưởng của dầu Dubai khoảng 1,5 USD/thùng. Xét theo chất lượng API, dầu WTI không thể so sánh với dầu Dubai. Dầu Arab Light của Saudi Aram- co đang giao dịch với mức thưởng trung bình từ 0,2 - 0,35 USD/thùng trên thị trường Dubai. Điều này xảy ra sau khi Saudi Arabia quyết định dừng cắt giảm sản lượng theo Thỏa thuận OPEC+ từ cuối tháng 6. Yếu tố lớn nhất giúp các nước Đông Á, bao gồm cả mua theo giá spot, có thể mua dầu ngọt của Mỹ với giá thấp hơn giá dầu Trung Đông cùng chất lượng ngay cả khi chi phí vận chuyển cao hơn do các doanh nghiệp sản xuất dầu của Mỹ chỉ khai thác dầu ở các mỏ có giá thành thấp để bán có lãi với mức hòa vốn trên 30 USD/thùng. Các doanh nghiệp dầu khí lớn lỗ hàng tỷ USD Trong 6 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp dầu khí lớn trên thế giới thông báo lỗ hàng tỷ USD do tác động kép từ khủng hoảng giá dầu và đại dịch COVID-19. Chevron, doanh nghiệp dầu khí lớn thứ 2 của Mỹ, công bố lỗ 4,67 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 lỗ 8,27 tỷ USD); do- anh thu giảm 39,2% xuống còn 45 tỷ USD; sản lượng khai thác trung bình tăng 1,6%, đạt 3,1 triệu thùng/ngày. Lĩnh vực thượng nguồn khiến Chev- ron lỗ 3,17 tỷ USD, trong khi lĩnh vực hạ nguồn đạt lợi nhuận 93 triệu USD. ExxonMobil lỗ 1,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 lỗ 1,1 tỷ USD); doanh thu giảm 33,1% xuống còn 88,8 tỷ USD; sản lượng khai thác trung bình giảm 2,6%, đạt 3,84 triệu thùng/ngày. Lĩnh vực thượng nguồn khiến ExxonMobil lỗ 1,65 tỷ USD, trong khi lĩnh vực hạ nguồn đem lại lợi nhuận 976 triệu USD. ExxonMobil đã cắt giảm 34% chi phí đầu tư, xuống còn 5,3 tỷ USD. 6,9 6,8 2,9 2,4 4,5 3,2 4,3 4,1 4,0 4,7 1,3 -2,5 -4,5 -6,7 -3,6 -5,1 -8,0 -5,2 -6,1 -3,7 2020 2021 1,5 1,2 0,5 1,2 0,3 1,1 3,5 3,5 7,0 -1,8 -1,7 -0,9 -1,1 -0,5 -1,0 -4,0 -4,9 -8,9 2020 2021 Toàn cầu OECD Mỹ Khu vực châu Âu Nhật Bản Các nước phát triển Brazil Nga Ấn Độ Trung Quốc Toàn cầu OECD Ngoài OECD Trung Quốc Mỹ Latinh Các nước châu Á khác Châu Á - Thái Bình Dương Châu Âu Mỹ Hình 2. Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020 - 2021. Nguồn: Báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 7/2020 của OPEC 77DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PETROVIETNAM Nhà máy lọc dầu xanh (Green Refinery) của Eni tại Porto Marghera, Venezia. Ảnh: Eni ConocoPhillips lỗ 1,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 đạt lợi nhuận 260 triệu USD); doanh thu giảm 50% xuống còn 8,8 tỷ USD; sản lượng khai thác trung bình giảm 13%, đạt 1,13 triệu thùng/ngày. Petrobras lỗ 10,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 lỗ 436 triệu USD); doanh thu giảm 28,6% xuống còn 26,6 tỷ USD. Petrobras cho biết sẽ cắt giảm đầu tư 3,5 tỷ USD, xuống còn 8,5 tỷ USD và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí 2 tỷ USD. Total lỗ 8,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 lỗ 8,37 tỷ USD); doanh thu giảm 32% xuống còn 69,6 tỷ USD. Total dự báo giá dầu trung bình trong năm 2020 ở mức 35 USD/thùng và sẽ tăng lên 40 USD/thùng trong năm 2021. ENI lỗ 7,35 tỷ EUR trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 lỗ 4,4 tỷ EUR); doanh thu giảm 2,2 lần xuống còn 8,4 tỷ EUR; sản lượng khai thác trung bình giảm 7% xuống còn 1,71 triệu thùng/ngày. ENI cho biết sẽ cắt giảm 35% ngân sách đầu tư năm 2020, còn khoảng 5,2 tỷ EUR. Royal Dutch Shell lỗ 18,15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 lỗ 18,1 tỷ USD); doanh thu giảm 47,3% xuống còn 93,45 tỷ USD; sản lượng khai thác giảm 5,6% xuống còn 3,38 triệu thùng/ngày. Lĩnh vực thượng nguồn khiến Royal Dutch Shell lỗ 1,5 tỷ USD, trong khi lĩnh vực hạ nguồn đem lại lợi nhuận 2,4 tỷ USD. BP lỗ 21,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020 (riêng Quý II/2020 lỗ 16,8 tỷ USD); doanh thu giảm 35,7% xuống còn 90,7 tỷ USD; sản lượng khai thác trung bình giảm 3,5%, đạt 3,655 triệu thùng/ngày. EOG Resources Inc. lỗ 909 triệu USD trong Quý II/2020 do giá dầu 78 DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 THỊ TRƯỜNG DẦU KHÍ trung bình giảm 66% xuống 20,4 USD/thùng, sản lượng khai thác giảm 23,3% xuống 623,4 nghìn thùng/ ngày. Từ tháng 7/2020, EOG Resourc- es Inc. đã gia tăng sản lượng lên mức 73.000 nghìn thùng/ngày. Gazprom Neft đạt lợi nhuận 130,7 tỷ RUB (tương đương 1,8 tỷ USD) trong 6 tháng đầu năm 2020, giảm 39,3% so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu giảm 29,7% xuống còn 9,3 tỷ USD. Novatek đạt lợi nhuận 41,5 tỷ RUB (tương đương 576 triệu USD), giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019, doanh thu giảm 34,1% xuống còn 2 tỷ USD. Triển vọng thị trường năm 2021 Thị trường dầu khí dự báo sẽ ổn định vào cuối năm 2020, song tăng trưởng chậm trong năm 2021. Trong Báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 7/2020, OPEC dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 3,7% trong năm 2020 và tăng 4,7% trong năm 2021 (Hình 2), với giả định dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn; các quốc gia thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế. Nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2021 được dự báo sẽ phục hồi (Hình 3), ghi nhận mức tăng trưởng 7 triệu thùng/ngày. Nhu cầu của các nước OECD dự báo tăng trưởng 3,5 triệu thùng/ngày. Nhu cầu của các nước ngoài OECD dự báo tăng trưởng 3,5 triệu thùng/ngày, trong đó nhu cầu của Trung Quốc và các nước châu Á khác đạt hơn 2,4 triệu thùng/ngày. Nhu cầu xăng và dầu diesel dự báo sẽ tăng hơn 3,8 triệu thùng/ngày. Nhiên liệu máy bay phục hồi chậm, chỉ tăng 0,8 triệu thùng/ngày. Nguồn cung dầu ngoài OPEC được dự báo sẽ tăng 0,92 triệu thùng/ngày vào năm 2021, sau khi giảm sâu trong năm nay. Sản lượng của Mỹ trong năm 2021 sẽ chỉ tăng nhẹ 0,24 triệu thùng/ngày, so với mức tăng 2,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Mặc dù, sản lượng dầu truyền thống giảm nhưng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ vẫn tăng 0,24 triệu thùng/ngày, chủ yếu từ bồn trũng Permian. Canada dự kiến sản lượng sẽ phục hồi trong năm 2021. Sản lượng dầu ở các nước như Na Uy, Brazil và Australia dự kiến tăng từ các dự án hiện có và đưa vào khai thác các mỏ/công trình mới. Tăng trưởng sản lượng ở khu vực ngoài OPEC bị kìm hãm do sự suy giảm sản lượng tự nhiên ở Ai Cập, Mexico, Thái Lan, Colombia và Kazakhstan. Đầu tư cho thăm dò và khai thác ở các nước ngoài OPEC dự kiến đạt khoảng 323 tỷ USD vào năm 2021, trong đó Mỹ đầu tư thăm dò khai thác dầu đá phiến khoảng 63 tỷ USD, giảm 100 tỷ USD so với mức đỉnh của năm 2014. Nhìn chung, triển vọng thị trường dầu khí trong năm 2021 vẫn còn nhiều yếu tố bất định. Việc OPEC và các nước ngoài OPEC tham gia Tuyên bố hợp tác (DoC), cùng với các hành động hỗ trợ của nhiều nhà sản xuất G20 đã giúp thị trường dầu mỏ toàn cầu và kinh tế thế giới từng bước vượt qua thách thức chưa từng có. Các quyết định lịch sử trong bối cảnh thị trường bất ổn đã có đóng góp đáng kể và mở đường cho sự phục hồi của thị trường năng lượng trong năm 2021. 6,9 6,8 2,9 2,4 4,5 3,2 4,3 4,1 4,0 4,7 1,3 -2,5 -4,5 -6,7 -3,6 -5,1 -8,0 -5,2 -6,1 -3,7 2020 2021 1,5 1,2 0,5 1,2 0,3 1,1 3,5 3,5 7,0 -1,8 -1,7 -0,9 -1,1 -0,5 -1,0 -4,0 -4,9 -8,9 2020 2021 Toàn cầu OECD Mỹ Khu vực châu Âu Nhật Bản Các nước phát triển Brazil Nga Ấn Độ Trung Quốc Toàn cầu OECD Ngoài OECD Trung Quốc Mỹ Latinh Các nước châu Á khác Châu Á - Thái Bình Dương Châu Âu Mỹ Hình 3. Dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 - 2021. Nguồn: Báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 7/2020 của OPEC Trần Ngọc Toản (tổng hợp) 79DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PETROVIETNAM Phân xưởng thu hồi propylene (PRU) được thiết kế để phân tách LPG đã qua xử lý từ Phân xưởng cracking xúc tác (RFCC) thành các sản phẩm mixed C4 (butane + butene), propane (C3) và propylene (C3=) và làm tinh khiết propylene thành sản phẩm cấp độ polymer có độ tinh khiết 99,5% khối lượng. Trong thực tế vận hành, do lưu lượng LPG từ Phân xưởng RFCC cao nên Phân xưởng PRU thường được vận hành ở công suất cao, ở khoảng 110% công suất thiết kế. Từ đầu tháng 4/2018, Phân xưởng RFCC sử dụng phụ gia ZSM-5 để tăng sản xuất GIẢM ĐỘ TINH KHIẾT DÒNG SẢN PHẨM PROPYLENE NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG THU HỒI CẤU TỬ PROPYLENE TỪ PHÂN XƯỞNG PRU, GIÚP TĂNG CÔNG SUẤT CỦA PHÂN XƯỞNG POLYPROPYLENE, NHÀ MÁY LỌC DẦU DUNG QUẤT propylene nên lưu lượng LPG tăng thêm, công suất PRU tăng từ khoảng 110% lên 114% công suất thiết kế. Khi lưu lượng nguyên liệu LPG tăng, độ thu hồi cấu tử propylene (C3=) bị giảm, làm tăng lượng C3= thất thoát trong dòng propane và LPG đi ra từ PRU. Nhằm khắc phục hiện trạng trên, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã đề xuất giải pháp giảm chỉ tiêu độ tinh khiết dòng sản phẩm propylene của PRU từ 99,5% khối lượng xuống 99,4% khối lượng có thể giúp tăng thu hồi lượng C3= còn lẫn trong dòng propane từ đáy tháp tách propylene/ propane T-2103 mà không ảnh hưởng đến vận hành của Phân xưởng PRU và Phân xưởng hạt nhựa (PP). Phân xưởng PP có thể nâng công suất cao hơn 107% ở thời điểm nghiên cứu, đảm bảo chế biến hết nguyên liệu propylene từ Phân xưởng PRU. Nhóm tác giả đã thực hiện các giải pháp: - Xây dựng mô hình Phân xưởng PRU bằng phần mềm Petrosim; - Tinh chỉnh mô hình: Mô hình sau khi hoàn thiện được hiệu chỉnh theo số liệu vận hành thực tế của Phân xưởng PRU. Kết quả cho thấy Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: BSR 80 DẦU KHÍ - SỐ 8/2020 PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN tăng trong sản phẩm propylene cấp cho Phân xưởng PP. Phân xưởng PP vận hành ổn định, các thông số công nghệ không thay đổi do thay đổi độ tinh khiết của nguyên liệu propylene ngoại trừ lưu lượng offgas FIC-3204 được điều chỉnh tăng để đảm bảo cân bằng nồng độ propane trong thiết bị phản ứng ở mức bình thường trong suốt thời gian thử nghiệm giảm nồng độ từ 99,5% khối lượng đến 99,4% khối lượng. Giải pháp giảm độ tinh khiết dòng sản phẩm propylene được công nhận sáng kiến cấp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ XV (2018 - 2019) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp tối đa thu hồi propylene, tăng công suất chế biến của Phân xưởng PP mà không tốn chi phí mua thêm nguyên liệu propylene từ bên ngoài, gia tăng lợi nhuận. Giải pháp không cần cải hoán, không tốn chi phí và thời gian cải hoán; giảm lưu lượng LPG thành phẩm đi ra từ Phân xưởng PRU, giải quyết tình trạng quá tải thủy lực đường ống LPG ra bể chứa sản phẩm; giảm hàm lượng olefins trong LPG từ Phân xưởng PRU, qua đó giúp nâng cao giá trị LPG của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và góp phần bảo vệ môi trường. khả năng mô phỏng của mô hình Petrosim khá sát với thực tế vận hành và có thể dự báo sự thay đổi về lưu lượng các dòng và thông số vận hành theo hàm mục tiêu độ tinh khiết. - Thực hiện mô phỏng thay đổi mục tiêu độ tinh khiết của dòng propylene tại tháp T-2103 từ 99,5% khối lượng xuống 99,4% khối lượng để dự đoán các thay đổi về thông số vận hành của tháp tách này. Kết quả cho thấy ở điều kiện không thay đổi lưu lượng, tính chất nguyên liệu LPG đầu vào và điều kiện vận hành tại các tháp tách T-2101 và T-2102, khi cài đặt giảm độ tinh khiết mục tiêu của dòng propylene đi ra từ tháp T-2103, có thể thu hồi thêm được 950 kg/giờ propylene còn lẫn trong dòng propane ở đáy tháp tách. Để đạt được điều này, cần điều chỉnh một số thông số vận hành chính của tháp T-2103 như sau: Tăng nhiệt độ đun sôi đáy tháp lên khoảng 0,5 oC; hoặc giảm lưu lượng tuần hoàn đỉnh tháp khoảng 23 m3/giờ; có thể kết hợp vừa tăng nhiệt độ đun sôi lại vừa điều chỉnh lưu lượng tuần hoàn để đạt được kết quả mục tiêu; hệ số ngập lụt của tháp sẽ tăng nhẹ nhưng không đáng kể. - Nghiên cứu ảnh hưởng của propane trong dòng propylene tại Phân xưởng PP. Phân xưởng PP có thể bị giảm hiệu quả xúc tác nếu hàm lượng propane trong nguyên liệu tăng và tích lũy trong thiết bị phản ứng do cấu tử propane không tham gia phản ứng tạo polymer. Do đó, propane cần được xả cùng với offgas thông qua van điều khiển lưu lượng FIC-3204. Lưu lượng offgas tăng tối đa khoảng 80 kg/giờ khi nồng độ propane trong nguyên liệu tăng tương ứng từ 0,5% lên 0,6% (độ tinh khiết của propylene giảm từ 99,5% khối lượng xuống 99,4% khối lượng). Kết quả thử nghiệm cho thấy tại Phân xưởng PRU, khi giảm độ tinh khiết sản phẩm propylene từ 99,5% khối lượng xuống 99,4% khối lượng, sản lượng propylene trung bình tăng 427 kg/giờ. Khối lượng tăng lên này tương đương với tăng hiệu suất thu hồi C3= tại T-2103 khoảng 2% khối lượng. Dòng nguyên liệu cấp cho Phân xưởng PP tăng lên đạt mức cao nhất 20,96 tấn/giờ, tương ứng với công suất của Phân xưởng PP tiệm cận 110% công suất thiết kế. Như vậy, việc giảm chỉ tiêu độ tinh khiết giúp tăng công suất của Phân xưởng PP lên khoảng 2 - 3% công suất thiết kế. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy hàm lượng các tạp chất không Nguyễn Thành Bông (giới thiệu)
File đính kèm:
- tap_chi_dau_khi_so_8_nam_2020.pdf