Tạp chí Dầu khí - Số 8 năm 2019
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
14. Phát triển mô hình dự báo khai thác cho các giếng dầu khí
21. Đặc trưng vật lý, thạch học của đá chứa Pliocene khu vực trung tâm bể Sông Hồng
29. Giải pháp tối ưu gaslift tại các giàn đầu giếng bể Cửu Long với hàm lượng nước cao
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 8 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 8 năm 2019
SỐ 8 - 2019T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam Petro ietnam ISSN-0866-854X Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT cấp ngày 15/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ Tầng M2, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 024-37727108 | 0982288671 * Fax: 024-37727107 * Email: tcdk@pvn.vn TỔNG BIÊN TẬP TS. Nguyễn Quốc Thập PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. Lê Mạnh Hùng TS. Phan Ngọc Trung BAN BIÊN TẬP TS. Trịnh Xuân Cường TS. Nguyễn Minh Đạo CN. Vũ Khánh Đông TS. Nguyễn Anh Đức ThS. Nguyễn Ngọc Hoàn ThS. Lê Ngọc Sơn TS. Cao Tùng Sơn KS. Lê Hồng Thái ThS. Bùi Minh Tiến ThS. Nguyễn Văn Tuấn TS. Phan Tiến Viễn TS. Trần Quốc Việt TS. Nguyễn Tiến Vinh THƯ KÝ TÒA SOẠN ThS. Lê Văn Khoa ThS. Nguyễn Thị Việt Hà THIẾT KẾ Lê Hồng Văn TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN Viện Dầu khí Việt Nam Ảnh bìa: Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro" bảo dưỡng sửa chữa chân đế cụm giàn ép vỉa (PPD), mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Minh Trí NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 TIÊU ĐIỂM MỞ RỘNG HỢP TÁC THĂM DÒ, KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM - MALAYSIA Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khuyến khích Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mở rộng hợp tác thăm dò, khai thác, cung cấp dịch vụ dầu khí. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mahathir Mohamad, Malaysia và Việt Nam khẳng định quyết tâm tiếp tục khuyến khích đầu tư các lĩnh vực về hạ tầng, năng lượng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác mới. Tại cuộc hội đàm ngày 27/8/2019, Thủ tướng Mahathir Mohamad và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả tích cực về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Malaysia với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2018 đạt 13,3 tỷ USD. Malaysia đang là đối tác thương mại lớn thứ 6 trong tổng số các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam. Tổng số vốn đăng ký đầu tư Malaysia vào Việt Nam tính đến tháng 4/2019 đạt gần 13 tỷ USD, với gần 600 dự án đầu tư, đứng thứ 8/130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Malaysia ngày càng tham gia đầu tư nhiều và hiệu quả tại Việt Nam trong các lĩnh vực hạ tầng chất lượng cao, năng lượng, công nghệ cao và đô thị thông minh Hai bên nhất trí tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hóa của nhau, bao gồm các mặt hàng điện và điện tử, các sản phẩm dầu khí, hóa chất và các sản phẩm hóa chất và tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD hoặc cao hơn vào năm 2020. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. Ảnh: Quang Hiếu 6 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 TIÊU ĐIỂM Bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã làm việc với Phó Thủ tướng Liên bang Nga Maxim Akimov, khẳng định Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp dầu khí của Liên bang Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Ngày 4/9/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự Lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 5 (EEF-2019) với chủ đề “Viễn Đông - Những chân trời phát triển” tại Vladivostok, Liên bang Nga. EEF-2019 thu hút sự tham dự của 8.000 đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới. EEF-2019 tập trung thảo luận 4 vấn đề chính: các giải pháp mới đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống; phát triển cơ hội hợp tác Viễn Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vấn đề chính được Hội nghị quan tâm là các cơ hội đầu tư mới tại Viễn Đông (trong đó có vấn đề về bảo vệ quyền của nhà đầu tư, hoàn thiện pháp luật, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, số hóa quản lý nhà nước và các biện pháp hỗ trợ phát triển lĩnh vực hóa dầu và CÓ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI VIỆT NAM - LIÊN BANG NGA HỢP TÁC DẦU KHÍ 4 6 14. Phát triển mô hình dự báo khai thác cho các giếng dầu khí 21. Đặc trưng vật lý, thạch học của đá chứa Pliocene khu vực trung tâm bể Sông Hồng 29. Giải pháp tối ưu gaslift tại các giàn đầu giếng bể Cửu Long với hàm lượng nước cao 37. Dự án thăm dò khai thác dầu khí với vấn đề nhận diện rủi ro 44. Ứng dụng phương pháp đo sâu điện trở (VES) và điện từ (EM) trong nghiên cứu cấu trúc địa chất nông phục vụ công tác kiểm tra nền móng đường ống dẫn khí THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ CÔNG NGHỆ - CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ 3DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 PETROVIETNAM 50. Quản lý tính toàn vẹn của các đường ống dẫn khí AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DẦU KHÍ 14 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ của các nghiên cứu này là đưa ra kết luận không có bất cứ mô hình nào có thể áp dụng cho tất cả giếng khai thác trên thế giới. Tùy vào đặc điểm của mỏ dầu khí mà cần thiết kết hợp dữ liệu khai thác tại khu vực đó để tiến hành chạy thử và lựa chọn mô hình cũng như thông số đi kèm để giảm sai số trong dự báo. Như vậy có thể thấy rằng các mô hình dự báo truyền thống có nhiều nhược điểm vì trong quá trình khai thác nhiệt độ và áp suất luôn thay đổi sau thời gian nhất định. Ngoài ra, trong quá trình vận hành giếng thì kích thước hay độ mở van (choke) cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định lưu lượng khai thác. Nghiên cứu gần đây nhất của Sina Bairamzadeh và cộng sự [4] đã sử dụng dữ liệu khai thác của 120 giếng để đề xuất mô hình dự báo khai thác trong đó có tính tới kích thước mở choke. Kết hợp các phương pháp dự báo khai thác bằng mô hình truyền thống và mô hình mới, bài báo sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết của các phương pháp và kết quả mô phỏng thông qua phần mềm lập trình do nhóm tác giả phát triển. Việc nhập các dữ liệu khai thác là thông số đầu vào sẽ thông qua phần mềm lập trình để so sánh kết quả của các phương pháp, từ đó có thể lựa chọn ... độ ngập nước, tốc độ suy giảm của các giếng khai thác; làm cơ sở để tiến hành dự báo sản lượng khai thác ngắn hạn bằng phương pháp đường cong suy giảm (DCA), dự báo sản lượng khai thác dài hạn trên cơ sở kết quả dự báo từ mô hình mô phỏng khai thác; nghiên cứu thẩm định, đánh giá và phản biện các kế hoạch địa chất - kỹ thuật gồm kế hoạch khoan giếng mới, khoan giếng cắt thân của Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro". Để có cơ sở đưa ra những đề xuất, kiến nghị có giá trị thực tiễn cao dựa trên các luận cứ khoa học, nhóm nghiên cứu của VPI đã tiến hành thu thập, tổng hợp các số liệu địa chất - địa vật lý, trữ lượng dầu khí, tham số vỉa chứa, thông số khai thác giếng, quản lý mỏ và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn đầy đủ và chính xác. Hiện trạng khai thác giai đoạn từ 1/1/2018 đến hết Quý I/2019 cho 3 đối tượng là Miocene, Oligocene và móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ cũng đã được nhóm nghiên cứu của VPI phân tích chi tiết làm cơ sở cho dự báo sản lượng khai thác ngắn hạn năm 2019 của mỏ Bạch Hổ. Đồng thời, VPI đã cập nhật các mô hình thủy động cho Vietsovpetro và xây dựng mô hình thủy động cho khu vực giếng khoan mới/khoan cắt thân dự kiến Mỏ Bạch Hổ. Ảnh: VSP 76 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Lê Thị Thu Hường (giới thiệu) trong giai đoạn 2018 - 2019; thẩm định đánh giá và phản biện kế hoạch khoan giếng mới/giếng cắt thân. Một trong những kết quả quan trọng và hữu dụng của nhiệm vụ nghiên cứu do VPI tiến hành là xây dựng bộ cơ sở dữ liệu gồm tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan, công nghệ mỏ và công nghệ khai thác. Dựa trên tài liệu được PVN và Vietsovpetro cung cấp, VPI đã kiểm tra, đánh giá các kết quả Vietsovpetro đã thực hiện. Bên cạnh đó, VPI thực hiện xây dựng và đánh giá trên quan điểm khách quan từ minh giải tài liệu địa chấn, phân tích thuộc tính địa chấn, phân tích tướng, kiểm tra liên kết vỉa, bản đồ cấu trúc, tính toán trữ lượng tại chỗ, trữ lượng thu hồi, cho tới phân tích đánh giá hiện trạng khai thác và dự báo sản lượng khai thác. Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác mỏ Bạch Hổ giai đoạn 2018 - 2019, VPI đã kiến nghị nhà điều hành tối ưu chế độ làm việc của giếng bơm ép thông qua việc điều chỉnh nhịp độ bơm ép tại một số khu vực đối tượng Miocene dưới vòm Trung tâm và Oligocene dưới, giảm nhịp độ khai thác tại một số giếng đối tượng móng, thực hiện các giải pháp địa chất - kỹ thuật nhằm tăng cường hiệu quả khai thác như khoan đan dày giếng (khoan mới/khoan cắt thân) tại đối tượng Miocene dưới và Oligocene trên. VPI cũng khuyến nghị xây dựng chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ nâng cao thu hồi dầu, được xem là giải pháp khả thi trong bối cảnh hiệu quả bơm ép nước truyền thống ngày càng thấp. Mỏ Bạch Hổ. Ảnh: VSP 77DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 PETROVIETNAM ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT - HÓA KẾT HỢP XỬ LÝ PARAFFIN VÀ VÙNG LÂN CẬN ĐÁY GIẾNG 24XP MỎ ĐẠI HÙNG Giếng 24XP được đưa vào khai thác tự phun từ tháng 6/2015. Theo thời gian khai thác, áp suất và nhiệt độ của giếng 24XP giảm dần. Mặt khác do ống khai thác của giếng không có đường bơm hóa chất chống đông (PPD) vào trong lòng giếng nên khi nhiệt độ giảm đã dẫn đến hiện tượng lắng đọng paraffin, gây cản trở dòng sản phẩm dầu khí. Để khắc phục hiện trạng trên, nhóm tác giả thuộc Công ty TNHH MTV Điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước (PVEP POC) đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng nhiệt làm tan chảy paraffin + bơm dung môi xylen hòa tan par- affin đã tan chảy. Theo đó nhóm tác giả tiến hành giải pháp theo 3 bước sau: - Bước 1: Phân tích mẫu paraffin để xác định thành phần; nung mẫu paraffin kiểm tra độ tan chảy. - Bước 2: Tiến hành xử lý paraffin tại mỏ, cụ thể như sau: + Tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. + Soạn thảo, ban hành các quy trình thực hiện tại mỏ xử lý paraffin bằng phương pháp lý - hóa. + Mở giếng xả áp suất trong cần. + Dùng máy bơm acid bơm dung môi xylen + DO vào giếng nhằm giảm áp suất trong cần đồng thời có tác dụng hòa tan paraffin sau khi được hơi nóng làm tan chảy, tránh tình trạng khi nguội paraffin lại hình thành trở lại. + Bơm vào tubing hơi nước nóng đến áp suất cao nhất có thể (50at) nhằm đưa tối đa lượng hơi nóng vào, nhiệt độ 100oC. + Bơm hơi nóng vào ngoài cần đạt áp suất 50at, 100oC. + Mở giếng 24XP để đưa paraffin đã lên bề mặt thu hồi 24m3 chất lỏng. Lớp đệm xylen + DO bơm xuống ban đầu khi đi lên có tác dụng hòa tan paraffin đã nung chảy nhờ hơi nóng đã làm tan chảy trước đó. Hình 1. Sơ đồ lắp đặt thiết bị để tiến hành xử lý paraffin và xử lý acid Hình 2. Lịch sử thông số giếng 24XP trước và sau khi tiến hành công việc Á p su ất đ áy g iế ng (p si ) Á p su ất m iệ ng g iế ng (p si ) D ầu (t hù ng ), G O R; k hí (n gh ìn ft 3 / ng ày ) % n ướ c, c ỡ cô n Sơ đồ trạm thiết bị xử lý giếng DH-24XP Bình ni-tơ lỏng Bộ chuyển đổi ni-tơ lỏng Máy bơm cao áp Máy tạo hơi nước nóng Van cầu Van một chiều Đồng hồ áp suất Giếng 24XP Bình hóa chất 1 Bình hóa chất 2 78 DẦU KHÍ - SỐ 8/2019 PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN 15 ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SỸ Địa chỉ nộp hồ sơ và tư vấn tuyển sinh: Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024.37843061/máy lẻ 1410; Di động: 0979769468 * Email: ngoctd@vpi.pvn.vn Website: www.vpi.pvn.vn hoặc www.cpti.com.vn THÔNG BÁO TUYỂN SINH - Ngành: Kỹ thuật dầu khí (mã ngành: 9520604): 3 nghiên cứu sinh - Ngành: Kỹ thuật hóa học (mã ngành: 9520301): 3 nghiên cứu sinh - Điều kiện dự tuyển: Có bằng đại học loại giỏi hoặc bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển; Là tác giả 01 bài báo, báo cáo khoa học hoặc phát minh, sáng chế trong thời hạn 36 tháng; Có chứng chỉ TOEFL iBT từ 45 hoặc IELTS từ 5,0 trở lên trong thời hạn 24 tháng hoặc có bằng tốt nghiệp đại học/thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp - Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển - Nộp hồ sơ trước ngày 5/11/2019 - Thời gian xét tuyển: 20 - 22/11/2019 - Học bổng: + Loại 1: Miễn toàn bộ học phí + nhận hỗ trợ hàng tháng qua Thuê khoán chuyên môn + Loại 2: Miễn toàn bộ học phí + Loại 3: Miễn 50% học phí Nguyễn Thành Nam (giới thiệu) Kết quả của thông số áp suất, nhiệt độ, lưu lượng giếng đo được sau khi xử lý paraffin cho thấy giếng 24XP đã thông. Tiến hành tương tự với giếng 23XP và kết quả là giếng được thông. - Bước 3: Tiến hành xử lý acid giếng 24XP phục hồi sản lượng khai thác: + Sau khi giếng đã được thông, nếu mở giếng đưa vào khai thác với sản lượng và nhiệt độ miệng giếng thấp, nguy cơ hình thành paraffin gây tắc lại ống khai thác rất cao, do vậy cần lựa chọn loại acid và tiến hành xử lý vùng cận đáy giếng. + Lựa chọn, sử dụng acid gốc hữu cơ nhằm hạn chế ăn mòn thiết bị lòng giếng; ban hành quy trình JSA + Tiến hành xử lý acid giếng 24XP theo quy trình đã soạn thảo. + Mở lại giếng đưa vào khai thác. Kết quả cho thấy sản lượng sau khi xử lý đạt khoảng 1000 thùng/ ngày. Sau đó được điều chỉnh và khai thác ổn định ở lưu lượng khoảng 500 thùng/ngày cho đến nay. + Sau đó huy động nhà thầu thực hiện slick line, mở bổ sung một số vỉa nhằm tăng cường nguồn nhiệt cho giếng, đảm bảo nhiệt độ miệng giếng > 40oC để không bị lắng đọng paraffin như trước. Áp dụng phương pháp nhiệt - hóa kết hợp để xử lý paraffin tại mỏ Đại Hùng và các mỏ tương tự đã thông được cần khai thác giếng 23XP, 24XP; phục hồi được sản lượng khai thác giếng 24XP bằng với thời điểm đưa giếng vào khai thác và đem lại lợi ích kinh tế trên 15,55 triệu USD. Tạp chí Dầu khí là Tạp chí khoa học của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Tập đoàn). Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí Dầu khí đã khẳng định vai trò của ấn phẩm cấp quốc gia đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam, nơi công bố, trao đổi các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nước; giới thiệu các thông tin, tiến bộ khoa học công nghệ dầu khí trong nước và quốc tế. Tạp chí Dầu khí được phát hành định kỳ hàng tháng bằng tiếng Việt (10 số/năm) và tiếng Anh (2 số/năm) trên phạm vi toàn quốc. Độc giả của Tạp chí Dầu khí là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực dầu khí trong và ngoài nước; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên; các nhà khoa học, cán bộ công nhân viên; các nhà thầu dầu khí, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài Nội dung của Tạp chí Dầu khí bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn, cụ thể là: Các định hướng phát triển của Tập đoàn; Các thành tựu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ từ khâu đầu đến khâu cuối và các vấn đề nghiên cứu/lý luận về kinh tế và quản lý; Các kinh nghiệm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, sáng kiến/sáng chế vào sản xuất, các biện pháp cải tiến tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Các thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ dầu khí thế giới; Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn; Giới thiệu các sản phẩm và các dịch vụ của Tập đoàn. Song hành với sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tạp chí Dầu khí đã trở thành diễn đàn khoa học, công nghệ - kỹ thuật của ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng, đồng thời cũng là tiếng nói của các nhà khoa học, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dầu khí trong và ngoài nước. Để Tạp chí Dầu khí đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả, Tạp chí Dầu khí rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các nhà khoa học và quý bạn đọc. Mỗi tác giả, mỗi bài viết sẽ thiết thực góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng ngành khoa học dầu khí hiện đại, là cầu nối giữa ngành Dầu khí Việt Nam với đối tác, bạn bè quốc tế. Trân trọng cảm ơn! THƯ MỜI VIẾT BÀI 1. Nội dung bài viết: các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí từ khâu đầu đến khâu cuối; các vấn đề nghiên cứu/lý luận về kinh tế và quản lý trong lĩnh vực dầu khí; các kinh nghiệm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, sáng kiến/sáng chế vào sản xuất, các biện pháp cải tiến tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; các thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ của dầu khí thế giới. Bài viết gửi đăng phải là tác phẩm chưa được đăng tải/công bố trên bất kỳ Tạp chí khoa học nào (nếu là bài dịch, tác giả phải ghi nguồn cụ thể). 2. Bài viết được đánh máy vi tính trên Microsoft Word, mã nguồn Unicode theo font Arial, cỡ chữ 10 gửi về E-mail của Tòa soạn hoặc được gửi theo đường bưu điện (bài viết được in trên giấy A4, dài không quá 15 trang đánh máy, bao gồm cả hình vẽ và phụ bản nếu có), kèm theo một đĩa CD/DVD. Các thông báo ngắn và tin tức không dài quá 2 trang. 3. Thứ tự sắp xếp một bài báo gửi đăng Tạp chí Dầu khí: - Tên bài báo (tiếng Việt và tiếng Anh). - Họ và tên tác giả, học hàm, học vị, đơn vị công tác, số điện thoại, địa chỉ liên hệ. - Tóm tắt bài báo: Bài báo nhất thiết phải có tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, khoảng 100 - 200 từ. - Từ khóa/keywords. - Nội dung bài báo cần phân rõ phần, mục, có đánh số thứ tự, lời văn súc tích, trong sáng, sử dụng thuật ngữ khoa học và đơn vị đo lường hợp pháp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Nếu lấy số liệu hay trích đoạn từ các tài liệu khác thì phải có chú dẫn cụ thể. Các công thức toán học dùng Microsoft Equation Editor và đánh số thứ tự về phía bên phải. Các bản vẽ phải theo đúng quy định vẽ kỹ thuật. Các bài có đưa bản đồ từng vùng hay cả nước cần vẽ theo mẫu chính xác, đúng quy cách hiện hành. Các bản vẽ, bảng biểu phải đánh số thứ tự và ghi lời chỉ dẫn. Các hình vẽ phải rõ nét, chú thích hình vẽ dùng font Arial, cỡ chữ 8 hoặc 9 (nếu là bài viết bằng tiếng Việt thì chú thích hình phải để tiếng Việt, còn bài viết bằng tiếng Anh thì chú thích hình bằng tiếng Anh). - Tài liệu tham khảo được đặt ngay sau phần kết luận của bài báo và được ghi theo trình tự: Thứ tự tài liệu (chữ số thường). Tên tác giả. Tên bài báo (sách hoặc báo cáo khoa học). Tên tài liệu, số hiệu (nếu là bài báo và sách) hoặc tên Hội nghị, Hội thảo, ngày và nơi họp (nếu là báo cáo khoa học), nơi xuất bản. Năm xuất bản. Số xuất bản (tập). Từ trang đến trang (nếu có). Lưu ý: Khi bài viết có nhiều tác giả, cần ghi đầy đủ tên của các tác giả đó, bắt đầu bằng tên của chủ biên. Trường hợp số tác giả vượt quá 3 người thì ghi họ tên 3 người kèm theo cụm chữ ”nnk” hoặc ”et al”. 4. Bài gửi đăng sẽ được ít nhất một ủy viên trong Ban biên tập Tạp chí Dầu khí và một người có am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực bài viết đề cập đọc, góp ý, sửa chữa và cho ý kiến có thể công bố ở Tạp chí Dầu khí hay không. 5. Ban biên tập Tạp chí Dầu khí có quyền biên tập lại nội dung bài viết cho phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Tạp chí và định hướng phát triển của Tập đoàn. Tạp chí Dầu khí chỉ đăng những bài đáp ứng các yêu cầu nói trên. Trong trường hợp viết không được đăng, Tòa soạn không gửi lại bản thảo. 6. Tạp chí Dầu khí (ISSN - 0866 - 854X) nằm trong Danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 7. Tác giả có bài đăng trên Tạp chí Dầu khí được hưởng nhuận bút theo quy định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 8. Định kỳ hàng năm, Ban biên tập Tạp chí Dầu khí sẽ lựa chọn các bài viết xuất sắc để trao giải thưởng “Bài báo khoa học có chất lượng”. Thư từ trao đổi và bài viết xin gửi theo địa chỉ: TÒA SOẠN TẠP CHÍ DẦU KHÍ Tầng M2, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam Số 167, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 84-024- 37727108 Fax: 84-024-37727107 E-mail: tcdk@pvn.vn (hoặc pvj@pvn.vn) THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TẠP CHÍ DẦU KHÍ
File đính kèm:
- tap_chi_dau_khi_so_8_nam_2019.pdf