Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2019
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
26. Nghiên cứu tính chất lưu biến
của nhũ tương dầu - nước ở mỏ
Cá Tầm
32. Ứng dụng ANN trong dự báo
áp suất nứt vỉa
42. Giải pháp xử lý tình trạng mất
ổn định thành giếng khoan
47. Kinetics đá mẹ bể Cửu Long
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 3 năm 2019
SỐ 3 - 2019T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam Petro ietnam ISSN-0866-854X SỐ 3 - 2019T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam Petro ietnam ISSN-0866-854X Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/4/2013 TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ Tầng M2, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 024-37727108 | 0982288671 * Fax: 024-37727107 * Email: tcdk@pvn.vn TỔNG BIÊN TẬP TS. Nguyễn Quốc Thập PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. Lê Mạnh Hùng TS. Phan Ngọc Trung BAN BIÊN TẬP TS. Trịnh Xuân Cường TS. Nguyễn Minh Đạo CN. Vũ Khánh Đông TS. Nguyễn Anh Đức ThS. Nguyễn Ngọc Hoàn ThS. Lê Ngọc Sơn TS. Cao Tùng Sơn KS. Lê Hồng Thái ThS. Bùi Minh Tiến ThS. Nguyễn Văn Tuấn TS. Phan Tiến Viễn TS. Trần Quốc Việt TS. Nguyễn Tiến Vinh THƯ KÝ TÒA SOẠN ThS. Lê Văn Khoa ThS. Nguyễn Thị Việt Hà THIẾT KẾ Lê Hồng Văn TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN Viện Dầu khí Việt Nam Ảnh bìa: Giàn CTC-1 mỏ Cá Tầm (Lô 09-3/12). Ảnh: Phan Ngọc Trung NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 4 DẦU KHÍ - SỐ 3/2019 TIÊU ĐIỂM Tại Hội nghị triển khai kế hoạch thăm dò - khai thác dầu khí năm 2019, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá tình hình đầu tư và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong giai đoạn 2011 - 2018. Trên cơ sở đó, Hội nghị tập trung phân tích các khó khăn trong quá trình triển khai các dự án trọng điểm; đề xuất các giải pháp để triển khai kế hoạch tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, khai thác, phát triển mỏ trong năm 2019 và định hướng cho các năm tiếp theo. Ngày 14/3/2019, tại Tp. Vũng Tàu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thăm dò và khai thác dầu khí năm 2019 để tập trung đánh giá tình hình đầu tư và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí trong giai đoạn 2011 - 2018. Hội nghị đã tập trung phân tích các khó khăn trong quá trình triển khai các dự án trọng điểm; các vấn đề về môi trường đầu tư trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam; dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động thăm dò, khai thác trong giai đoạn 2019 - 2030. Trên cơ sở đó, Hội nghị thảo luận các giải pháp để triển khai kế hoạch tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng, khai thác, phát triển mỏ trong năm 2019 và định hướng cho các năm tiếp theo. Hội nghị cũng nghe Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” trình bày tình hình đầu tư và kết quả thăm dò, khai thác của Vietsovpetro trong giai đoạn 1981 - 2018, kế hoạch năm 2019 và định hướng 2020; Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) báo cáo về dòng tiền của CƠ CHẾ THU HÚT ĐẦU TƯ, GIA TĂNG TRỮ LƯỢNG DẦU KHÍ HỘI NGHỊ THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ NĂM 2019: 8 DẦU KHÍ - SỐ 3/2019 TIÊU ĐIỂM Đến thời điểm hiện tại, sản lượng khai thác trung bình từ mỏ Cá Tầm (Lô 09-3/12) đạt trên 1.200 tấn dầu/ngày (gần 9.000 thùng/ngày). Trong năm 2019, Tổ hợp nhà thầu sẽ tiếp tục khoan và đưa vào khai thác thêm 6 giếng. Sản lượng khai thác cả năm dự kiến đạt 766 nghìn tấn dầu (tương đương trên 5,5 triệu thùng dầu), đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. KHAI THÁC TRÊN 5,5 TRIỆU THÙNG DẦU/NĂM TỪ MỎ CÁ TẦM Ngày 8/3/2019, Tổ hợp nhà thầu gồm Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro”, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) và Bitexco đã tổ chức Lễ đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm, Lô 09-3/12, bể Cửu Long. Theo TS. Nguyễn Quỳnh Lâm - Tổng giám đốc Vietsovpetro, sau 2 năm nghiên cứu tài liệu và đề xuất tham gia, ngày 12/9/2012, Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 09-3/12 được ký giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Tổ hợp nhà thầu Vietsovpetro (55%), PVEP (30%) và Bitexco (15%). Ngay sau đó, Vietsovpetro đã tiến hành công tác khảo sát địa chấn, minh giải tài liệu, khoan thăm dò và đã phát hiện dòng dầu công nghiệp đầu tiên tại giếng CT-2X vào ngày 2/8/2014. Các giếng thẩm lượng CT-3X, CT-4X thành công đã khẳng định mỏ Cá Tầm đạt trữ lượng thương mại. Đặc biệt, trữ lượng của mỏ Cá Tầm chủ yếu nằm trong trầm tích Oligocene D, đây là đối tượng lần đầu tiên có phát hiện dòng dầu thương mại tại bể Cửu Long. Việc lần đầu tiên có phát hiện dầu khí thương mại trong đối tượng này tại bể Cửu Long sẽ mở ra hướng thăm dò mới trong thời gian tới. Sau khi phát hiện mỏ Cá Tầm, Tổ hợp nhà thầu đã hoàn thiện các hồ sơ pháp lý, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo kế hoạch phát triển mỏ (FDP) ngày 18/7/2017. Trong giai đoạn 1, Tổ hợp nhà thầu đã triển khai xây dựng giàn đầu giếng CTC- 1 kết nối vào hệ thống hạ tầng có sẵn tại Lô 09-1 để đưa mỏ vào khai thác, cho dòng dầu đầu tiên từ ngày 25/1/2019, đúng theo kế hoạch đã được phê duyệt tại Kỳ họp lần thứ IX của Ủy ban quản lý Hợp đồng chia sản phẩm Lô 09-3/12. Các đại biểu thực hiện nghi thức đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm Lô 09-3/12. Ảnh: PVN 4 8 26. Nghiên cứu tính chất lưu biến của nhũ tương dầu - nước ở mỏ Cá Tầm 32. Ứng dụng ANN trong dự báo áp suất nứt vỉa 42. Giải pháp xử lý tình trạng mất ổn định thành giếng khoan 47. Kinetics đá mẹ bể Cửu Long 52. Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá vật liệu siêu xốp ứng dụng xử lý dầu tràn dựa trên cellulose tự nhiên trích ly từ giấy in thải 62. Các phương pháp phát hiện ăn mòn kim loại dưới lớp bảo ôn THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ HÓA CHẾ BIẾN DẦU KHÍ CÔNG NGHỆ - CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ 79. Cấu trúc và lịch sử kiến tạo khu vực bể Cửu Long CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 26 DẦU KHÍ - SỐ 3/2019 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ phía Bắc - Đông Bắc và khoan vào năm 2015 với đối tượng thăm dò chính là các vỉa cát kết trong trầm tích Oligocene D và Miocene dưới. Kết quả thử vỉa đã nhận được dòng dầu thương mại trong Oligocene D với lưu lượng trên 1.300m3/ngày và trong Miocene dưới với lưu lượng tổng cộng trên 1.000m3/ngày. Giếng khoan tiếp theo CT-4X được đặt ở vị trí cận biên của cấu tạo (trên quan điểm hiệu quả kinh tế của dự án), cách giếng CT-3X gần 1km về ... n đạt kết quả tốt trong chương trình khoan 6 giếng thăm dò dầu tại Lô tô nhượng Emir Oil (Kazakhstan). Lukoil và KazmunaiGaz cũng mới đạt thỏa thuận đầu tư 300 triệu USD để phát triển Lô Zhenis. Chevron đang đầu tư 4,3 tỷ USD cho đề án Future Growth tại mỏ Tengiz. Theo thỏa thuận với OPEC, Liên bang Nga sẽ cắt giảm sản lượng 228.000 thùng/ngày, kéo dài từ Quý I đến hết tháng 6/2019 để hỗ trợ mục tiêu tăng giá dầu. Bên cạnh đó, 5 nước quanh biển Caspi đã ký thỏa thuận phân chia chủ quyền thềm lục 77DẦU KHÍ - SỐ 3/2019 PETROVIETNAM địa Caspi, mở đường cho hoạt động thượng nguồn ở địa bàn giàu tài nguyên dầu khí này. Mỹ Latinh: Khuynh hướng tăng đầu tư cho hoạt động thượng nguồn ở khu vực này vẫn chưa bền vững, đặc biệt là ở Mexico, Brazil và Venezuela. Nền kinh tế của Argentina đang suy giảm nên nhu cầu khí đốt cũng giảm mạnh, do đó một số mỏ khí phải dừng hoạt động. Sản lượng khai thác dầu tại Mỹ Latinh trong năm 2019 dự báo sẽ tăng 1,3% và kế hoạch khoan thăm dò có tăng nhưng không đáng kể. Hoạt động thăm dò vùng nước sâu quá tốn kém ở Brazil nên có thể sẽ bị cắt giảm, tuy nhiên đối tượng thành tạo tiền muối (presalt) có nhiều triển vọng nên vẫn được đặc biệt quan tâm. Riêng tình hình sản xuất dầu của Venezuela giảm sút đến mức báo động. Sản lượng sụt giảm hàng năm lên đến 29,1% và số lượng giếng khoan năm 2019 dự báo giảm 15,8%. Brazil đã công bố sản lượng tháng 3/2019 giảm 5,5% so với tháng trước, chỉ còn 2,48 triệu thùng/ngày, thấp hơn dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (2,8 triệu thùng/ngày). Tuy nhiên, sự sụt giảm này có thể chỉ là tạm thời vì Brazil đang chờ 4 FPSO mới và các mỏ mới có thể đưa vào hoạt động cuối năm nay, giúp sản lượng tăng khoảng 10% so với hiện nay. Châu Âu: Capex hiện nay đã cao hơn mức đáy (năm 2016) khoảng 14% nhưng vẫn còn thấp hơn 30% so với mức đỉnh đạt được vào năm 2014. Mức gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp dầu khí lớn gần như không đáng kể trong năm 2019 nên mức độ gia tăng capex chủ yếu đến từ các doanh nghiệp dầu khí độc lập (independents) và tư nhân. Dự báo capex của châu Âu trong năm 2019 chỉ tăng 1% so với năm 2018. Hoạt động khoan năm nay sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái, tập trung trên thềm lục địa Na Uy (NCS), với mức tăng dự báo 3,9% và sản lượng tăng 2,3%, đạt 2,842 triệu thùng/ngày. Hoạt động thượng nguồn tại Na Uy diễn ra sôi nổi khi mỏ Aasta Hansteen cho dòng dầu đầu tiên cùng với 83 mỏ khác đang hoạt động từ cuối năm trước. 87 giấy phép khai thác được cấp và 53 giếng thăm dò được khoan, tăng 32% so với năm 2017, 11 phát hiện mới, 2/3 số đó nằm trên biển Barents. Năm 2019, đầu tư sẽ tăng 13% lên mức 16,35 tỷ USD, chưa kể ngân sách dành cho hoạt động thăm dò. Nguồn: Bahrain Petroleum Company 78 DẦU KHÍ - SỐ 3/2019 THỊ TRƯỜNG DẦU KHÍ Mỏ Sverdrup và Castberg dự kiến sẽ được đưa vào khai thác năm 2022. Các công ty dầu khí của Anh cải thiện hiệu quả khai thác thông qua sử dụng kết quả phân tích tổng hợp số liệu lịch sử và ứng dụng các kỹ thuật số, giúp tiết kiệm 1,94 tỷ USD từ chi phí bảo dưỡng và chi phí điều hành. Công nghệ 4.0 sẽ được BP áp dụng cho công tác phát triển mỏ Alligin với mục tiêu đạt sản lượng đỉnh 12.000 thùng dầu quy đổi/ngày sau khi đưa mỏ vào khai thác năm 2020. Eqinor đã mua 40% cổ phần của Chevron trong đề án Rosebank, phía Tây Shetland. Apache bắt đầu khai thác mỏ Garten tại Biển Bắc. Hoạt động khoan năm 2019 ở Anh dự báo tăng 5,7%. Châu Á và châu Đại Dương được dự báo trong năm 2019 sẽ tăng 16% đầu tư capex so với năm 2018. Sản lượng dầu khí phiến sét của Trung Quốc có thể đạt 12,5 tỷ m3 trong năm 2019. Các tập đoàn/công ty dầu khí quốc doanh Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch tăng ngân sách đầu tư, trong đó khí đốt được coi là mục tiêu chiến lược. Sản lượng dầu khí nội địa có thể tăng 6% trong năm 2019 (bồn trũng Sichuan đóng góp 1/3 sản lượng). Khí phiến sét sẽ chiếm khoảng 10% tổng sản lượng khí khai thác. Sản lượng dầu thô Trung Quốc đã đạt mức 3,764 triệu thùng/ngày. Indonesia kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đấu thầu 26 lô dầu khí trên đất liền và trên biển nhưng số lượng dự thầu rất ít, mặc dù đã cải tiến quy trình đấu thầu. Mỏ khí Tanggush của BP có trữ lượng 4,4 tỷ ft3 ở vịnh Bintuni sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy khí hóa lỏng nổi tại chỗ với công suất chế biến 7,6 triệu tấn LNG/ năm. ENI có kế hoạch khoan 6 giếng ngầm để phát triển sớm mỏ Merakas có trữ lượng 2 tỷ ft3 khí nhằm phát triển công nghiệp khí đốt Indonesia. Hoạt động khoan tại nước này được dự báo sẽ tăng 5,1% trong năm 2019. Các đề án khí đốt ở Australia vượt tiến độ, trong đó có đề án FID của ExxonMobil (mỏ Baracouta Tây ở Bass Strait) và 2 đề án FID của Senex Energy tại bể Surat. Hoạt động khoan ở Australia năm 2019 được dự báo sẽ tăng 2%. Tại Papua New Guinea, 1 thỏa thuận có thể sớm được ký để xây dựng nhà máy LNG với công suất 5,4 triệu tấn/năm. Total (Pháp) đang khoan giếng thăm dò Mailu-1 tìm dầu ở vùng biển sâu 6.500ft tại quốc gia này. Gần 200 tỷ USD cho các dự án thăm dò khai thác ở châu Phi đã được đưa vào kế hoạch đầu tư từ nay đến năm 2025. Dự báo tăng trưởng đầu tư capex năm 2019 có thể đạt 23%. Theo World Oil, tổng sản lượng khai thác dầu khí của châu lục này đạt 8,052 triệu thùng/ngày. Hoạt động khoan tại Angola được dự báo sẽ tăng 8,8% trong năm 2019 và dự kiến sẽ đưa nhiều mỏ mới vào khai thác. Total đang triển khai đề án Kambo tại Lô 32 sử dụng thiết bị khai thác nổi (FPSO) công suất 115.000 thùng dầu/ngày. FPSO thứ hai sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm nay. Tại Nigeria, NNPC đã đưa mỏ Egina vào khai thác và cho biết 2/3 sản lượng dầu mỏ của quốc gia này sẽ được khai thác từ vùng nước sâu sau năm 2022. Sản lượng dầu khí của Nigeria đang ở mức 1,984 triệu thùng/ngày. Trần Ngọc Toản Đại học Duy Tân Đà Nẵng Bảng 2. Dự báo chi phí hoạt động thượng nguồn thế giới, trừ Bắc Mỹ Nước Năm 2018 Năm 2019 +/- triệu USD % tăng Mỹ 112.361,50 123.940,00 11.579 10,30 Canada 15.940,70 17.549,20 1.608 10,10 Bắc Mỹ 128.302,20 141.489,20 13.187 10,30 Bảng 1. Dự báo chi phí hoạt động thượng nguồn khu vực Bắc Mỹ Đơn vị: triệu USD Đơn vị: triệu USD Nguồn: Evercore ISI Research/World Oil, 2/2019 Khu vực Năm 2018 Năm 2019 +/- triệu USD % tăng Trung Đông 42.485,50 49.182,20 6.697 15,8 Mỹ Latinh 34.068,20 33.388,30 -680 -2,0 Nga/Liên Xô cũ 43.239,40 45.917,10 2.678 6,2 Châu Âu 19.665,80 19.883,40 218 1,1 Ấn Độ, châu Á, Australia 59.267,20 68.709,10 9.442 15,9 Các tập đoàn quốc tế lớn 52.190,70 56.811,20 4.621 8,9 Châu Phi 17.326,30 17.573,50 247 1,4 Các công ty độc lập Bắc Mỹ 3.844,60 3.768,60 -76 -2,0 Các công ty/khu vực khác 47.102,40 46.823,10 -279 -0,6 Tổng chi phí toàn cầu 319.190,10 342.056,40 22.866 7,2 Nguồn: Evercore ISI Research/World Oil, 2/2019 79DẦU KHÍ - SỐ 3/2019 PETROVIETNAM Nghiên cứu mới nhất của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) về cấu trúc và lịch sử kiến tạo khu vực bể Cửu Long (“Tectonic evolu- tion and regional setting of the Cuu Long basin, Vietnam”) vừa được công bố trên Tectonophysics số 757, trang 36 - 57. Đây là tạp chí khoa học quốc tế uy tín, công bố các nghiên cứu mới nhất về khoa học trái đất với chỉ số impact factor 2,686 và CiteScore 2,72 vào năm 2017 Bài báo đã giới thiệu chi tiết cấu trúc và lịch sử biến dạng bể Cửu Long, xác định mối liên hệ giữa hệ thống đai mạch mafic phương Bắc Đông Bắc trên bờ và hệ thống đứt gãy phương tương tự ở bể Cửu Long. Hệ thống đai mạch này được cho là các đới xung yếu trong móng trước giai đoạn tách giãn, sau đó được tái hoạt động trong giai đoạn đầu tách giãn trong Eocene. Bên cạnh đó, bài báo mô tả hệ thống đứt gãy đồng bằng Mekong và xác định mối liên kết giữa đứt gãy Mae Ping ở Thái Lan và Campuchia đi qua sườn Đông của đới uốn nếp Kampot. Để xác định lịch sử kiến tạo của khu vực bể Cửu Long, nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu địa chấn có sẵn trong bể Cửu Long, bể Vĩnh Châu và đồng bằng sông Cửu Long bao gồm dữ liệu của 144 giếng thăm dò, 46.717km địa chấn 2D, 14.115km2 địa chấn 3D cùng nhiều tài liệu khu vực khác như tài liệu trọng lực, ảnh vệ tinh, địa chấn trên bờ Các dữ liệu này là kết quả của công tác tìm kiếm, thăm dò trong hơn 40 năm và được xử lý bằng các kỹ thuật tiên tiến như: dịch chuyển sâu trước cộng (pre-stack depth migration) và dịch chuyển CBM (controlled beam migration). Để thực hiện nghiên cứu này, nhiều phương pháp nghiên cứu đã được nhóm tác giả áp dụng như: kết hợp giữa tài liệu địa chấn và giếng khoan để minh giải cấu trúc; phân tích đặc điểm cấu trúc biến dạng trên tài liệu địa chấn; bóc tách các giai đoạn phát triển cấu trúc; phục hồi mức độ biến dạng dựa trên các mặt cắt cấu trúc khu vực; phân tích cấu trúc khu vực dựa trên bản đồ địa chất, tài liệu trọng lực và tài liệu vệ tinh. CẤU TRÚC VÀ LỊCH SỬ KIẾN TẠO KHU VỰC BỂ CỬU LONG Kết quả cho thấy, bể Cửu Long kéo dài theo phương Đông Bắc nằm ở phần đuôi phía Đông Nam của hệ thống đứt gãy trượt bằng Mae Ping (còn gọi là đứt gãy Wang Chao). Bể hình thành do hoạt động tách giãn có biên độ lên tới 21km trong thời gian 40-31Ma. Hoạt động nén ép xảy ra sau đó với biên độ lên tới 5km trong 31-25Ma. Phương cấu trúc của bể nằm song song với cung magma Jurassic muộn - Creta- ceous, nhưng nhiều đứt gãy thuận trong bể có phương Bắc Đông Bắc song song với hệ thống đai mạch mafic trên bờ. Tập E và F hình thành trong giai đoạn đồng tách giãn. Tập D hình thành trong giai đoạn tách giãn muộn và đầu của sau tách giãn phủ onlap lên mặt bất chỉnh hợp nóc tập E. Đây là tập trầm tích chứa đá sinh giàu vật chất hữu cơ và là đá sinh chính ở bể. Pha nén ép bắt đầu ở phần trên cùng của tập D. Các biểu hiện nén ép tập trung chủ yếu ở phần trung tâm của bể Cửu Long, nơi trong giai đoạn trước đó có biên độ tách giãn lớn nhất. Các nếp uốn và đứt gãy nghịch phương Bắc Đông Bắc là kết quả tái hoạt động của các đứt gãy thuận cùng phương. Hoạt động nghịch đảo cũng ảnh hưởng tới một số đứt gãy lớn xuất phát từ móng. Các đứt gãy thuận phương Tây Tây Bắc trong tập D, C và phần dưới tập B1 hình thành đồng thời và vuông góc với các cấu trúc nghịch đảo. Pha nén ép kéo dài từ giữa Oligocene sớm tới giữa Oligo- cene muộn. Tiếp sau đó là hoạt động lún chìm nhiệt trên toàn bể. Một số đứt gãy thuận hình thành dọc theo rìa các khối nâng móng liên quan tới tốc độ nén ép chôn vùi khác nhau giữa đới cao và đới trũng. Không có bằng chứng cho hoạt động tách giãn trong giai đoạn này. Hình 1. Liên kết đặc điểm cấu trúc bể Cửu Long với đặc điểm địa chất trên bờ 80 DẦU KHÍ - SỐ 3/2019 CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bùi Huy Hoàng (giới thiệu) Phương tách giãn Tây Bắc - Đông Nam của bể Cửu Long trùng với các nhánh sông ở đồng bằng châu thổ Mekong. Các đứt gãy này hình thành hệ thống đứt gãy đồng bằng Me- kong. Đứt gãy đồng bằng Mekong có thể kéo dài về phía Tây Bắc dọc theo các nhánh sông Mekong lên tới phần rìa Đông của đới uốn nếp Kampot và đổi hướng về phía Bắc. Phần rìa Đông của đới uốn nếp Kampot hình thành một "bậc nhảy phải" (right step) của hệ thống đứt gãy Mae Ping, được gọi là cấu trúc step-over Mekong-Tonle Sap, nối giữa đứt gãy đồng bằng Me- kong và đứt gãy Mae Ping. Biên độ trượt bằng trái 21km và trượt bằng phải 5km cho đứt gãy đồng bằng Mekong phù hợp với kết luận của Morley (2013) cho rằng biên độ dịch chuyển của hệ thống đứt gãy Mae Ping đã suy yếu ở phần phía Đông Nam khu vực Tonle Sap. Cấu trúc step-over Mekong - Tonle Sap cũng đóng vai trò là đới nén ép trong giai đoạn trượt bằng trái và đới tách giãn trong giai đoạn trượt bằng phải. Hoạt động tách giãn ở bể Cửu Long không bị ảnh hưởng bởi hoạt động giãn đáy Biển Đông. Hoạt động tách giãn ở bể Nam Côn Sơn, bắt đầu vào gần cuối giai đoạn tách giãn ở bể Cửu Long (32Ma) có phương Bắc - Nam, khác với phương Tây Bắc - Đông Nam ở bể Cửu Long. Tách giãn phương Tây Bắc - Đông Nam ở bể Nam Côn Sơn và giãn đáy Biển Đông hoạt động sau giai đoạn tách giãn ở bể Cửu Long. Đới nâng Côn Sơn gần như không bị ảnh hưởng đứt gãy, đóng vai trò phân chia cấu trúc 2 bể. Mặc dù cả 2 bể có thể đã dịch chuyển về phía Đông Nam do hoạt động di thoát (escape) của Indochina, hoạt động tách giãn ở bể Cửu Long liên quan trực tiếp tới quá trình thúc trồi trong khi tách giãn ở bể Nam Côn Sơn liên quan tới hoạt động giãn đáy Biển Đông. So với các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu của VPI đã phân tích chi tiết đặc điểm cấu trúc 3D và lịch sử biến dạng của bể Cửu Long dựa trên bộ tài liệu địa chấn 3D phủ phần lớn diện tích bể; liên hệ giữa đặc điểm phát triển cấu trúc bể Cửu Long với các cấu trúc cổ như đai uốn nếp Kampot và chùm đai mạch trên bờ phương Bắc Đông Bắc. Bên cạnh đó, liên hệ lịch sử phát triển bể Cửu Long với hệ thống đứt gãy Mae Ping dựa trên cơ sở cho các tài liệu mới. Nghiên cứu đã làm rõ lịch sử phát triển cấu trúc-kiến tạo bể Cửu Long dựa trên một bộ tài liệu đồ sộ và có độ chi tiết cao, cũng như liên hệ chặt chẽ với lịch sử phát triển địa chất khu vực. Đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá tiềm năng dầu khí và giảm thiểu rủi ro trong công tác tìm kiếm thăm dò ở bể Cửu Long. Bài báo “Tectonic evolution and regional setting of the Cuu Long basin, Vietnam” được Tectonophys- ics công bố do các tác giả của Viện Dầu khí Việt Nam (gồm: TS. William J.Schmidt, KS. Bùi Huy Hoàng, TS. James W.Handschy, KS. Vũ Trọng Hải, TS. Trịnh Xuân Cường, TS. Nguyễn Thanh Tùng) thực hiện, được đăng tải trên đường link: https://www.sci- encedirect.com/science/article/pii/ S0040195119300733?via%3Dihub. Hình 2. Mặt cắt địa chấn qua khu vực trung tâm bể Cửu Long
File đính kèm:
- tap_chi_dau_khi_so_3_nam_2019.pdf