Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020

24. Các dấu hiệu trực tiếp dự

báo sự tồn tại của khí hydrate

từ tài liệu địa chấn trên khu vực

nước sâu thềm lục địa Việt Nam

30. Ứng dụng mô hình địa cơ

học và ứng suất tới hạn xác định

hướng khe nứt mở trong đá móng

38. Tinh chỉnh và tối ưu các thông

số vận hành Phân xưởng PRU

nhằm tối đa thu hồi sản phẩm

propylene trong điều kiện phân

xưởng vận hành ở công suất cao

110 - 115% thiết kế

46. Ứng dụng công nghệ siêu

âm độ nhạy cao cho việc kiểm

tra, giám sát liên tục ăn mòn bên

trong đường ống, bể chứa dầu khí

 

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 81 trang viethung 11440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020

Tạp chí Dầu khí - Số 2 năm 2020
 SỐ 2 - 2020T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam 
Petro ietnam
ISSN-0866-854X
 SỐ 2 - 2020T¹p chÝ cña tËp ®oµn dÇu khÝ quèc gia viÖt nam - petrovietnam 
Petro ietnam
ISSN-0866-854X
Giấy phép xuất bản số 100/GP - BTTTT cấp ngày 15/4/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ
Tầng M2, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam - 167 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 024-37727108 | 0982288671 * Fax: 024-37727107 * Email: tcdk@pvn.vn
TỔNG BIÊN TẬP
TS. Nguyễn Quốc Thập
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. Lê Mạnh Hùng
TS. Phan Ngọc Trung
BAN BIÊN TẬP
TS. Trịnh Xuân Cường
TS. Nguyễn Minh Đạo
CN. Vũ Khánh Đông
TS. Nguyễn Anh Đức 
ThS. Nguyễn Ngọc Hoàn
ThS. Lê Ngọc Sơn
TS. Cao Tùng Sơn
KS. Lê Hồng Thái
ThS. Bùi Minh Tiến
ThS. Nguyễn Văn Tuấn
TS. Phan Tiến Viễn
TS. Trần Quốc Việt
TS. Nguyễn Tiến Vinh
THƯ KÝ TÒA SOẠN
ThS. Lê Văn Khoa
ThS. Nguyễn Thị Việt Hà
THIẾT KẾ 
Lê Hồng Văn
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, XUẤT BẢN
Viện Dầu khí Việt Nam
Ảnh bìa: Hoạt động dầu khí ngoài khơi Việt Nam. Ảnh: Phan Ngọc Trung
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
4 DẦU KHÍ - SỐ 2/2020 
TIÊU ĐIỂM
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có 
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA
Thay mặt Bộ Chính trị, ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban 
hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc 
gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong lĩnh vực dầu khí, Bộ 
Chính trị yêu cầu đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và 
sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm 
vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, 
khối sót cận biên... 
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
19DẦU KHÍ - SỐ 2/2020
PETROVIETNAM
Ban Công nghiệp khí và Lọc hóa dầu PVN cho biết, theo dự báo của một số tổ chức quốc tế (như IEA, Bloomberg), 
tốc độ tăng trưởng nhu cầu xăng dầu 
toàn cầu được dự báo giảm trong 
khoảng 10 - 20 năm tới do tiến bộ 
trong việc tiết kiệm nhiên liệu động 
cơ và sự thay thế bởi xe điện, nhiên 
liệu sạch; công suất các nhà máy lọc 
hóa dầu tăng khoảng 15% trong giai 
đoạn 2018 - 2040 từ 100 triệu thùng/
ngày lên khoảng 115 triệu thùng/
ngày, dẫn đến dư thừa công suất 
lọc dầu. Do đó, xu hướng nâng cao 
hiệu quả hoạt động và sử dụng năng 
lượng có hiệu quả là yêu cầu thiết 
yếu để các nhà máy lọc hóa dầu có 
thể tồn tại và cạnh tranh được.
Tại PVN, hoạt động tiết kiệm 
sử dụng năng lượng hiệu quả nằm 
trong chương trình tổng thể tối ưu 
hóa nâng cao hiệu quả hoạt động 
các nhà máy khâu sau gồm: Tối ưu chi 
phí, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu/
năng lượng đầu vào: tìm kiếm nguồn 
nhiên liệu/năng lượng giá rẻ thay 
thế, sử dụng năng lượng tái tạo (mặt 
trời, gió, sinh khối), tối ưu công tác 
thương mại mua nguyên liệu/năng 
lượng đầu vào; tối ưu, đa dạng hóa, 
nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra: tối 
ưu cơ cấu sản phẩm, nghiên cứu đa 
dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia 
tăng cao; thực hiện chương trình tối 
ưu, tiết kiệm năng lượng.
Việc thực hiện chương trình tối 
ưu, tiết kiệm năng lượng tại các nhà 
Tại Kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ 2017 - 2019, ngày 5/3/2020, Hội đồng Khoa học và 
Công nghệ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xem xét, đánh giá hiện trạng và xu hướng 
sử dụng hiệu quả năng lượng các nhà máy lọc hóa dầu. Ngoài việc duy trì vận hành 
an toàn, ổn định, hiệu quả, các đơn vị cần mạnh dạn đầu tư, cải hoán/nâng cấp 
để đột phá trong việc giảm tiêu thụ năng lượng; tiếp tục triển khai các chương trình 
nghiên cứu dài hạn liên quan đến tối ưu hóa trong sản xuất, sử dụng năng lượng tiết 
kiệm, hiệu quả và phát triển bền vững.
TẠI CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
XU HƯỚNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Ảnh: PVFCCo
4 19
24. Các dấu hiệu trực tiếp dự 
báo sự tồn tại của khí hydrate 
từ tài liệu địa chấn trên khu vực 
nước sâu thềm lục địa Việt Nam
30. Ứng dụng mô hình địa cơ 
học và ứng suất tới hạn xác định 
hướng khe nứt mở trong đá móng
38. Tinh chỉnh và tối ưu các thông 
số vận hành Phân xưởng PRU 
nhằm tối đa thu hồi sản phẩm 
propylene trong điều kiện phân 
xưởng vận hành ở công suất cao 
110 - 115% thiết kế
46. Ứng dụng công nghệ siêu 
âm độ nhạy cao cho việc kiểm 
tra, giám sát liên tục ăn mòn bên 
trong đường ống, bể chứa dầu khí
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ HÓA CHẾ BIẾN DẦU KHÍ CÔNG NGHỆ DẦU KHÍ
53. Mô hình tổ chức quản lý hoạt 
động dầu khí thượng nguồn của 
Petronas 
KINH TẾ - QUẢN LÝ DẦU KHÍ
24 DẦU KHÍ - SỐ 2/2020 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
đã chỉ ra đó là sự hiện diện của một mặt BSR không liên 
quan với hàm lượng khí hydrate cao bên trên [3]. Mặt 
khác, một số khu vực không tồn tại mặt BSR nhưng đã 
phát hiện thấy khí hydrate - như vịnh Mexico [4, 5]. Trong 
trường hợp này để dự báo sự tồn tại của khí hydrate từ 
tài liệu địa chấn, sẽ dựa vào các dấu hiệu dị thường biên 
độ điểm sáng (bright spot), khoảng trắng (blank zone) và 
cột khí (gas chimney) [4 - 6]. 
Phân tích tài liệu địa chấn với áp dụng tích hợp các 
phương pháp nghiên cứu kể trên đã cho phép dự báo sự 
tồn tại của khí hydrate ở khu vực nước sâu thuộc thềm lục 
địa Việt Nam.
Tài liệu sử dụng để dự báo sự tồn tại của khí hydrate 
qua các dấu hiệu trực tiếp chủ yếu dựa vào nguồn tài liệu 
quý giá trong tìm kiếm thăm dò dầu khí, đó là tài liệu địa 
chấn. Dự báo sự tồn tại khí hydrate từ tài liệu địa chấn trên 
khu vực nước sâu thềm lục địa Việt Nam (trình bày ở mục 
3) là kết quả tổng hợp từ công tác minh giải ... ông, Brooge FZC dự 
kiến trong Quý I/2020 sẽ hoàn thành 
dự án xây dựng nhà máy lọc dầu 
có công suất 250.000 thùng/ngày 
để sản xuất nhiên liệu sạch ở Fujai-
rah, UAE. Đây là nhà máy đầu tiên ở 
Trung Đông và Bắc Phi tuân thủ các 
quy định của IMO 2020. Saudi Ar-
amco trước đó đã ký hợp đồng với 
KBR Inc. để cung cấp công nghệ cho 
phân xưởng khử asphalt bằng dung 
môi siêu tới hạn (SDA) như một phần 
của dự án nâng cấp chất lượng xử 
lý cặn trong nhà máy lọc dầu và sản 
xuất nhiên liệu sạch tuân thủ các quy 
định IMO 2020 tại nhà máy lọc dầu 
có công suất 126.000 thùng/ngày ở 
Riyadh, Saudi Arabia. 
Ở Malaysia, Vitol dự kiến trong 
tháng 5/2020 sẽ đưa vào vận hành 
nhà máy lọc dầu công suất 30.000 
thùng/ngày tại Tanjung Bin, Johor. 
PJSC Lukoil đã xác nhận Lukoil Vol-
gogradneftepererabotka đã sản 
xuất dầu nhiên liệu có hàm lượng 
lưu huỳnh thấp hơn Quy định IMO 
2020 tại Nhà máy lọc dầu Volgograd, 
công suất hơn 281.000 thùng/ngày 
ở miền Nam nước Nga. Nhà máy lọc 
dầu Volgograd sẽ sản xuất khoảng 1 
triệu tấn/năm nhiên liệu này. Lukoil 
cũng đang thúc đẩy việc xây dựng 1 
77DẦU KHÍ - SỐ 2/2020 
PETROVIETNAM
xưởng khử asphalt tại nhà máy lọc 
dầu này. 
Tại châu Âu, ExxonMobil Corp., 
đã ký hợp đồng với Fluor Corp để 
tăng khoảng 45% sản lượng diesel 
chứa hàm lượng lưu huỳnh cực thấp 
tại Nhà máy Lọc dầu Fawley gần 
Southampton, Vương quốc Anh. Exx-
onMobil đang đầu tư hơn 1 tỷ USD 
để mở rộng nhà máy này, nhằm giảm 
nhu cầu nhập khẩu diesel vào Anh. 
Cụ thể, ExxonMobil bổ sung thêm 1 
phân xưởng xử lý hydro để loại bỏ lưu 
huỳnh từ nhiên liệu, tăng sản lượng 
diesel chứa hàm lượng lưu huỳnh cực 
thấp thêm 38.000 thùng/ngày. 
PKN Orlen SA đã ký hợp đồng 
với Honeywell UOP LLC để cung cấp 
công nghệ xử lý hiện đại giúp tăng 
sản lượng ethylene và aromatics, 
cũng như cải thiện tính linh hoạt của 
công nghệ sản xuất xăng dầu tại tổ 
hợp lọc hóa dầu có công suất 327.300 
thùng/ngày tại Plock, Ba Lan. 
OMV AG (Austria) cho biết đầu 
tư 64 triệu EUR để OMV Deutschland 
GMBH xây dựng phân xưởng sản 
xuất isobutene có độ tinh khiết cao 
tại nhà máy lọc dầu công suất 76.300 
thùng/ngày ở Burghausen, Đức. Total 
Raffinerie Mitteldeutschland GMBH 
đã đầu tư 150 triệu EUR để cải thiện 
khả năng cạnh tranh của Nhà máy 
Lọc dầu Leuna công suất 241.000 
thùng/ngày tại Đức. MOL (Hungary) 
đã ký hợp đồng với Frames để cung 
cấp thiết bị khử muối cho Nhà máy 
lọc dầu Duna ở Szazhalombatta, 
công suất 166.500 thùng/ngày, gần 
Budapest. Các đề án tương tự cũng 
sẽ được tiến hành ở châu Á, châu Phi, 
châu Mỹ. 
Tàu khoan Stena Carron. Nguồn ExxonMobil
Trần Ngọc Toản
78 DẦU KHÍ - SỐ 2/2020
PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN
Hình 1. So sánh hiệu quả xuyên thấu đạn HMX và HNS 
TỐI ƯU HÓA BẮN MỞ VỈA CHO GIẾNG SƯ TỬ TRẮNG 
TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ CAO, ÁP SUẤT CAO 
Việc lựa chọn loại đạn và phương pháp bắn nhằm tối 
ưu hóa thông số bắn mở vỉa là thách 
thức rất lớn đối với việc bắn mở vỉa 
cho các giếng có điều kiện nhiệt độ 
cao, áp suất cao ở mỏ Sư Tử Trắng. 
Với các giếng có nhiệt độ cao trên 
177oC, đạn HNS sẽ được chọn trong 
trường hợp sử dụng phương pháp 
bắn vỉa bằng TCP hoặc coiled tubing 
(yêu cầu thời gian chất nổ tiếp xúc với 
nhiệt độ cao lâu hơn so với bắn vỉa 
bằng wireline). Ngược lại, đạn HMX 
sẽ được sử dụng khi bắn vỉa bằng 
wireline. Thời gian trung bình cho 
1 lần thả bắn wireline từ 6 - 8 tiếng, 
trong khi phương pháp TCP, coiled 
tubing có thể lên đến trên 2 ngày.
Hiệu quả xuyên thấu của đạn 
HMX trung bình cao hơn từ 30 - 50% 
so với đạn HNS, do đó đạn HMX sẽ 
cho lưu lượng khai thác cao hơn so 
với đạn HNS cùng kích cỡ. Do đó, đạn 
HMX được lựa chọn để sử dụng bắn 
mở vỉa cho các giếng Sư Tử Trắng (trừ 
giếng ST-1P ban đầu dùng đạn HNS 
do phương pháp bắn vỉa bằng TCP). 
Ngoài thách thức trên, công 
tác bắn mở vỉa cho các giếng Sư Tử 
Trắng còn gặp thách thức trong quá 
trình thi công, lựa chọn thiết bị đáp 
ứng điều kiện giếng: độ sâu lớn gần 
5.000mMD, 8.500psi trong giếng khí 
có H2S, CO2 yêu cầu các thiết bị phải 
có tiêu chuẩn nhiệt độ áp suất cao 
trên 177oC, 10.000psi, chịu được H2S, 
CO2 đặc biệt là trong môi trường khí, 
giếng sâu rất thách thức cho việc lựa 
chọn loại cáp tời để đảm bảo vận 
hành ổn định trong thời gian dài. 
Đặc biệt, vấn đề kiểm soát giếng do 
áp suất khí bề mặt cao (lên đến trên 
5.000psi) và nguy cơ chênh áp giữa 
các khoảng bắn do sự giảm áp không 
đều trong quá trình khai thác có thể 
gây ra kẹt súng, đứt cáp khi bắn. 
Kết quả đo MPLT cho thấy dòng 
chảy từ vỉa vào giếng không liên tục 
dọc theo chiều dài khoảng bắn mở 
vỉa. Kết quả cho dòng thực tế về mặt 
sản lượng cũng như tỷ lệ (%) cho 
dòng đối với từng khoảng bắn mở 
vỉa thấp hơn so với mô hình có được 
từ kết quả đo tính chất vỉa sau khi 
khoan. Từ việc phân tích hiệu quả cho 
dòng, Công ty Liên doanh điều hành 
Cửu Long (Cuu Long JOC) đã đánh 
giá lại số liệu từ công nghệ mỏ, khoan 
đến hoàn thiện giếng, từ đó đưa ra 
các giải pháp kỹ thuật tương ứng. 
Theo đó, sản lượng khai thác của 
giếng bắn mở vỉa phụ thuộc vào: 
tính chất, kích thước vỉa; hiệu quả 
của súng, đạn sử dụng (chiều dài bắn 
mở vỉa, độ rộng lỗ bắn mở vỉa); độ 
tương thích của dung dịch bắn mở 
vỉa so với lưu chất, thạch học của vỉa; 
xâm nhập nhiễm bẩn thành hệ gây ra 
trong quá trình khoan, bắn mở vỉa; 
phương pháp làm sạch giếng trong 
và ngay sau khi bắn mở vỉa. 
Dữ liệu thống kê cho thấy khi 
tổng hợp các yếu tố: sử dụng súng, 
đạn có hiệu năng cao (độ xuyên 
thấu); sử dụng dung dịch bắn mở 
vỉa sạch; dung dịch bắn mở vỉa 
tương thích với lưu chất vỉa và thạch 
học; kết hợp bắn vỉa dưới cân bằng 
underbalance; tiến hành mở vỉa cho 
dòng ngay sau khi bắn vỉa nhằm hạn 
chế khả năng nhiễm bẩn thành hệ có 
thể đạt đến 60 - 70% số lượng lỗ bắn 
cho dòng, còn lại 20 - 30% các lỗ bắn 
khác không cho dòng, không tạo kết 
nối dòng chảy từ vỉa vào giếng.
Từ kết quả phân tích hiệu quả 
cho dòng và hiệu quả dòng chảy 
qua lỗ bắn mở vỉa, Cuu Long JOC đã 
nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật: 
Bắn vỉa lại bằng wireline kết hợp 
chênh áp âm; bắn vỉa sử dụng kỹ 
79DẦU KHÍ - SỐ 2/2020 
PETROVIETNAM
Phạm Văn Hoanh (giới thiệu)
thuật StimGun Proppellant; xử lý 
hóa học; nứt vỉa vùng cận đáy giếng. 
Trong đó, Cuu Long JOC đã lựa chọn 
bắn vỉa lại bằng wireline kết hợp đưa 
giếng vào khai thác do giải pháp này 
có ưu điểm: triển khai đơn giản, chi 
phí thấp và có khả năng cao cải thiện 
điều kiện khai thác.
Để đảm bảo sản lượng khai thác 
2 giếng ST-5P và ST-6P và hoàn thiện 
thiết kế cho kế hoạch phát triển 
tổng thể mỏ Sư Tử Trắng, Cuu Long 
JOC đã khẩn trương triển khai công 
tác bắn lại vỉa. Chuẩn bị thiết bị, đạn 
súng có hiệu quả xuyên thấu tốt nhất 
cho việc bắn lại 80m ở 2 giếng, mỗi 
giếng 40m. Khoảng bắn vỉa ban đầu 
và khoảng bắn vỉa lại của giếng ST-5P 
là 350m; 42m và giếng ST-6P là 343m; 
38m. Lên kế hoạch chi tiết, đánh giá 
rủi ro liên quan đến: Bắn mở vỉa trong 
khi giếng đang ở chế độ khai thác; sự 
chênh lệch áp giữa các khoảng bắn 
do áp suất vỉa bị giảm áp nhiều và 
mức độ giảm áp giữa các khoảng 
bắn khác nhau; bắn vỉa trong điều 
kiện thời tiết bất lợi, tốc độ gió lớn và 
không có sự hỗ trợ của giàn khoan.
Với khoảng bắn lại 40m trong 
tổng số khoảng 350m ở từng giếng, 
sau 6 tháng khai thác ở cùng áp suất 
dòng chảy như trước khi bắn vỉa lại, 
lưu lượng giếng ST-5P ổn định ở 20 
triệu ft3/ngày, 3.800 thùng dầu/ngày 
(so với trước khi bắn vỉa là 9 triệu ft3/
ngày; 1.500 thùng dầu/ngày ), giếng 
ST-6P ổn định ở 25 triệu ft3/ngày, 
3.400 thùng dầu/ngày (so với trước 
khi bắn vỉa là 15 triệu ft3/ngày; 1.800 
thùng dầu/ngày).
Giải pháp bắn vỉa lại đã đem 
lại lợi nhuận cho các bên tham gia 
khoảng 55,6 triệu USD và cho Tổng 
công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí 
(PVEP) khoảng 27,8 triệu USD. 
Từ kết quả bắn lại vỉa của 2 giếng 
ST-5P, ST-6P và kinh nghiệm từ các 
giếng ST-1P, ST-2P, ST-3P, ST-4P, Cuu 
Long JOC đã rút ra kinh nghiệm áp 
dụng cho giai đoạn phát triển tổng 
thể mỏ Sư Tử Trắng như sau:
- Đối với các giếng có tính chất 
vỉa tốt (như ST-1P, ST-2P, ST-5P, ST-6P), 
phương pháp bắn vỉa wireline qua 
bộ thiết bị lòng giếng là phù hợp để 
gia tăng sản lượng với khả năng thi 
công đơn giản và chi phí thấp hơn 
so với các phương pháp như nứt vỉa 
thủy lực hoặc các phương pháp bắn 
vỉa khác (như TCP, coiled tubing).
- Chọn loại đạn HMX có độ 
xuyên thấu tốt hơn loại đạn HNS, 
từ đó phương pháp bắn vỉa bằng 
wireline (đạn HMX) có ưu điểm hơn 
so với các phương pháp bắn vỉa bằng 
TCP hay coiled tubing (đạn HNS).
- Dung dịch bắn vỉa cần đảm 
bảo độ sạch và tương thích với vỉa. 
Cần hạn chế thời gian dung dịch 
hoàn thiện giếng tiếp xúc với vỉa vì 
sau một thời gian dung dịch sẽ xâm 
nhập vào giếng, có thể gây ra nhiễm 
bẩn do không tương thích. 
- Đưa giếng vào khai thác sau 
khoảng bắn vỉa đầu tiên để đưa hết 
chất lỏng hoàn thiện giếng ra ngoài, 
hạn chế dung dịch bắn vỉa tiếp xúc 
với vỉa, các khoảng bắn tiếp theo sẽ 
được thực hiện trong môi trường khí 
có kết hợp với việc đưa giếng vào 
khai thác sẽ tối ưu hiệu quả làm sạch 
các lỗ bắn mở vỉa.
- Kiến nghị bắn vỉa chỉ sau khi 
thiết bị bề mặt đi vào vận hành để 
cho phép làm sạch vỉa ngay sau khi 
bắn. Kết hợp cho giếng vào khai 
thác trong quá trình bắn vỉa để tạo 
underbalance và dòng chảy nhằm 
tối ưu hóa việc làm sạch các lỗ bắn 
mở vỉa.
- Trong mọi trường hợp, hạn 
chế việc dập giếng sau khi bắn vỉa.
- Phương pháp bắn vỉa bằng 
wireline qua bộ hoàn thiện giếng 
không cần sự hỗ trợ của giàn khoan, 
giúp linh hoạt, chủ động hơn trong 
quá trình thi công, góp phần tiết 
kiệm đáng kể so với phương án TCP, 
coilded tubing cần giàn.
Áp dụng giải pháp bắn mở vỉa lại 
2 giếng ST-5P và ST-6P làm gia tăng 
đáng kể sản lượng khai thác dầu khí, 
có ý nghĩa quan trọng trong việc 
triển khai kế hoạch phát triển tổng 
thể mỏ Sư Tử Trắng, giảm thiểu rủi 
ro về địa chất, công nghệ mỏ, từ đó 
nâng cao độ tin cậy của mô hình sản 
lượng, kinh tế của các giếng ở giai 
đoạn phát triển tổng thể. Giải pháp 
đã được công nhận sáng kiến cấp 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Hình 2. Mô tả lỗ bắn mở vỉa 
80 DẦU KHÍ - SỐ 2/2020 
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhằm dự báo và đánh giá tác động của giá dầu thô 
đến các lĩnh vực hoạt động của Tập 
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Trung 
tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý 
Dầu khí (EMC), Viện Dầu khí Việt Nam 
(VPI) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu 
dự báo và đánh giá tác động của giá 
dầu thô đến hoạt động sản xuất kinh 
doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt 
Nam đến năm 2025”. 
Nhóm tác giả đã tổng hợp các 
dự báo về giá dầu thô đến năm 2025 
của các tổ chức dự báo trên thế giới. 
Trong đó, phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng đến giá dầu, lịch sử biến động 
giá dầu trong quá khứ, quan hệ cung 
- cầu trong hệ thống kinh tế toàn cầu. 
Từ đó, đưa ra bức tranh biến động giá 
dầu trong tương lai đến năm 2025.
Nhóm tác giả đã xây dựng mô 
hình dự báo cũng như các giả định 
tính toán tác động của giá dầu thô 
đến các lĩnh vực hoạt động của PVN 
giai đoạn đến năm 2020, định hướng 
đến năm 2025. Từ đó, chỉ ra các yếu 
tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất 
kinh doanh và đánh giá mức độ ảnh 
hưởng của biến động giá dầu đến 
từng lĩnh vực hoạt động của PVN. 
Định hướng chung trong tương 
lai khi giá dầu được dự báo tăng 
trong thời gian dài:
 + Tăng trưởng trong lĩnh vực 
thăm dò khai thác cần được đẩy 
mạnh để tạo tiền đề cho các lĩnh 
vực khác phát triển đồng thời tận 
dụng đòn bẩy tăng trưởng của lĩnh 
vực khác. Trong đó, ưu tiên các mỏ 
có dòng tiền tốt, các dự án đồng bộ 
với phát triển mỏ, các dự án chế biến 
sâu; chuyển nhượng các dự án E&P 
có rủi ro cao;
 NGHIÊN CỨU DỰ BÁO VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU THÔ 
ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
 + Ở lĩnh vực chế biến dầu khí, 
- Đối với các nhà máy đạm, cần 
triển khai nghiên cứu và ứng dụng 
các giải pháp nâng cao hiệu quả 
quản trị sản xuất tối ưu hóa nguồn 
lực để nâng cao hiệu quả sản xuất 
kinh doanh;
- Đối với Công ty CP Lọc hóa 
dầu Bình Sơn (BSR), cần có phương 
án tài chính để hạn chế rủi ro trong 
giai đoạn triển khai nâng cấp mở 
rộng.
 + Đối với lĩnh vực điện, giá dầu có 
tác động ngược chiều đến lợi nhuận 
các nhà máy điện khí. Nghiên cứu 
đánh giá cho lĩnh vực điện cần được 
tiếp tục tiến hành cho giai đoạn rộng 
hơn cùng với sự kết hợp bối cảnh khi 
thị trường điện cạnh tranh để có xác 
định chính xác nhất hiệu quả đầu tư 
các nhà máy điện mới trước các quyết 
định dừng/giãn đầu tư.
 + Với khoảng giá dầu thô như 
dự báo và cơ cấu đầu tư, chỉ tiêu lợi 
nhuận của PVN theo các kịch bản 
tham chiếu là có hiệu quả và tương 
đối ổn định trong toàn giai đoạn;
 + Nếu vẫn áp dụng cơ chế tài 
chính thu chi như hiện tại thì nguồn 
thu của PVN sẽ không đủ cân đối 
cho nhu cầu đầu tư trong giai đoạn 
tới, do vậy kiến nghị Chính phủ, các 
bộ/ngành xem xét cơ chế nguồn vốn 
đầu tư cho PVN;
 + Đối với lĩnh vực điện, đặc 
biệt các nhà máy điện than có nhu 
cầu đầu tư lớn, lại không nằm trong 
chuỗi giá trị dầu khí nên nhóm tác 
giả khuyến nghị xem xét dừng giãn 
các dự án này nhằm giảm gánh nặng 
vốn đầu tư cho PVN để tập trung 
phát triển lĩnh vực cốt lõi E&P.
Nguyễn Thu Hà (giới thiệu)
Mô hình kinh tế 
Công ty Mẹ
E&P (27 mô hình kinh tế dự án)
- Dự án khai thác: 17 dự án 
trong nước 4 dự án nước ngoài
- Dự án đang phát triển: 6 (sẽ 
khai thác trong giai đoạn đến 
2025)
Dịch vụ dầu khí (4 mô hình 
kinh tế của đơn vị
- Mô hình kinh tế PVDrilling
- Mô hình kinh tế PVOIL
- Mô hình kinh tế PVTrans
- Mô hình kinh tế PTSC
Khí: Mô hình kinh tế của 
PVGAS và PVN
Điện: Mô hình kinh tế của 
PVPower (4 mô hình kinh tế 
của các nhà máy điện khí)
Chế biến dầu khí
(4 mô hình kinh tế đơn vị)
- Mô hình kinh tế BSR
- Mô hình kinh tế NSRP
- Mô hình kinh tế PVFCCo
- Mô hình kinh tế PVCFC

File đính kèm:

  • pdftap_chi_dau_khi_so_2_nam_2020.pdf