Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS

PHẦN I

SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC

TIẾNG ANH THCS HỆ 10 NĂM

Việc sử dụng các trò chơi nói chung và trò chơi ngôn ngữ nói riêng từ lâu đã trở

thành công việc thường xuyên của giáo viên dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu chúng ta

sử dụng hoặc kết hợp các trò chơi vào giảng dạy một cách thiếu khoa học, không phù

hợp bài học hoặc đối tượng học sinh thì hiệu quả có thể lại đi theo chiều hướng tiêu

cực. Vì vậy, muốn bài học sinh động và mang lại hiệu quả, giáo viên cần phải nghiên

cứu kĩ các trò chơi và biết cách áp dụng trò chơi nào cho phù hợp với mục tiêu bài họ

và các hoạt động dạy học. Để có thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên tiếng Anh

THCS, chúng tôi xin giới thiệu cách thức tổ chức và cách kết hợp một số trò chơi

ngôn ngữ vào dạy học theo chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh THCS hệ 10

năm mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 43 trang viethung 10540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 1 
PHẦN I 
SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC 
TIẾNG ANH THCS HỆ 10 NĂM 
Việc sử dụng các trò chơi nói chung và trò chơi ngôn ngữ nói riêng từ lâu đã trở 
thành công việc thường xuyên của giáo viên dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên, nếu chúng ta 
sử dụng hoặc kết hợp các trò chơi vào giảng dạy một cách thiếu khoa học, không phù 
hợp bài học hoặc đối tượng học sinh thì hiệu quả có thể lại đi theo chiều hướng tiêu 
cực. Vì vậy, muốn bài học sinh động và mang lại hiệu quả, giáo viên cần phải nghiên 
cứu kĩ các trò chơi và biết cách áp dụng trò chơi nào cho phù hợp với mục tiêu bài họ 
và các hoạt động dạy học. Để có thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên tiếng Anh 
THCS, chúng tôi xin giới thiệu cách thức tổ chức và cách kết hợp một số trò chơi 
ngôn ngữ vào dạy học theo chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh THCS hệ 10 
năm mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Các trò chơi ngôn ngữ bao gồm một số các trò chơi quen thuộc như: Bingo, 
Chain game, Crossword puzzle, Finding friends, Find someone who, Guesing game, 
Hangman, Jumpled words, Kim’s game, Lucky numbers, Matching, Networks, 
Noughts and Crosses, Pemanism, Pyramid, Rub out and Remember, Simon says, 
Slaps the board, Shark attack, Snakes and Ladders, What and Where, Wordsquare.... . 
Ngoài ra, chúng ta còn có các trò chơi mới như: Vehicle bingo, Who am I?, Broken 
telephone, Battles ships, I go to the shops, Stand up sequences, Master mind, One 
word stories, Chain drawings, What’s on my head, Words snake, Draw dictations, 
Pass the ball, ....... 
1. Kết hợp các trò chơi trong phần Khởi động vào bài mới (Warm up) 
* Trò chơi “Hangman” 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 2 
Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán 
bằng số gạch ngắn trên bảng; 
Yêu cầu học sinh đoán các chữ có 
trong từ; 
Nếu học sinh đoán sai giáo viên gạch 
một gạch (theo thứ tự trong hình vẽ); 
Học sinh đoán sai 8 lần thì thua cuộc, 
giáo viên giải đáp từ; 
Đối với hình thức này, giáo viên chỉ cần đưa ra vài câu đố cho học sinh, hoặc 
các câu hỏi gợi mở bài mới nhằm giúp các em vui vẻ, tạo cảm giác thoải mái để học 
bài mới có hiệu quả cao hơn. 
Ví dụ: What is the end of everything? (The letter G) 
 What has teeth but cannot bite? (A comb) 
 What am I? 
 “My face is marked. 
 My hands keep moving 
 I have no time to play 
 I must run all day.” (A clock) 
*Trò chơi: “Kim Game”: 
Đây là một trò chơi tốt để giúp học sinh ghi nhớ nhanh những gì chúng được 
nhìn qua. Trò chơi này có thể được sử dụng để kiểm tra bài cũ hoặc dẫn dắt vào bài 
mới. Học sinh làm việc cá nhân và ghi nhớ những từ hay những hình ảnh được đưa ra. 
 Ví dụ: Khi dạy Unit 1: My New School, Lesson 2: A Closer Look 1, Tiếng Anh 6 
giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim ngắn về các từ mới sẽ xuất hiện 
trong bài trong vòng 1 phút. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các từ có trong 
video. Giáo viên có thể sử dụng các bức tranh trong sách giáo khoa để tạo thành 
video. 
7 
1 
3 
8 
6 
4 
2 
5 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 3 
*Trò chơi Bingo: 
Trò chơi này có thể áp dụng để ôn tập và kiểm tra từ mới của học sinh. Học 
sinh làm việc cá nhân. Học sinh nhắc lại 10 đến 15 từ đã học. Giáo viên viết các từ đó 
lên bảng và yêu cầu mỗi học sinh chọn 5 từ bất kỳ. Sau đó giáo viên đọc các từ trên 
bảng nhưng không theo thứ tự. Học sinh nghe từ và đánh dấu vào những từ trong danh 
sách từ đã chọn của nình nếu có. Học sinh nào có tất cả năm từ được đánh dấu thì hô 
to “Bingo” và sẽ là người thắng cuộc. 
 fish, rice, vegetables, 
 bananas, water, soda, orange, meat, 
 noodles, chicken, milk, apple 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 4 
*Trò chơi Crossword puzzles (Trò chơi ô chữ): 
Trò chơi này không chỉ được dùng để kiểm tra các từ vựng của của học sinh mà 
còn kiểm tra kiến thức xã hội của học sinh. Đây cũng là trò chơi được sử dụng để giới 
thiệu chủ đề của bài mới. Học sinh làm việc 
theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ dựa vào các 
gợi ý để lật mở các chữ cái, từ đó đoán ra từ chìa khóa. Các câu hỏi gợi ý cho học sinh 
nên là các câu hỏi liên quan đến bài cũ và các câu hỏi có liên đến thực tế, kiến thức xã 
hội. 
Ví dụ: Khi dạy lesson 1: Getting started, Unit 3: My friends, giáo viên có sử dụng trò 
chơi ô chữ để gợi dẫn vào tên của bài như sau: 
S O F A 
G U E S T 
*Trò chơi Jumpled words (trò chơi tìm những từ bị xáo trộn vị trí các chữ cái): 
 Để kiểm tra các từ đã học, giáo viên viết 5 hoặc 6 từ đã bị xáo trộn vào bảng 
phụ treo trên bảng. Học sinh làm việc theo cặp hoặc cá nhân để xếp lại trật tự các từ 
đó vào bảng phụ. Có thể yêu cầu học sinh cho nghĩa tiếng việt của các từ đó để nâng 
cao tính thử thách của trò chơi. 
Ví dụ: Unit 3: My friends, Lesson 2: A Closer Look 1, Tiếng Anh 6. Giáo viên có thể 
sử dụng trò chơi này để dẫn dắt vào bài mới. 
B E D R O O M 
 P I C N I C 
K I T C H E N 
F O O D 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 5 
*Trò chơi Who am I?: 
Giáo viên thực hiện trò chơi này bằng cách viết các từ muốn kiểm tra vào các tờ 
giấy nhỏ. Sau đó, giáo viên gọi 1 số học sinh lên bảng chọn giấy và diễn tả bằng hành 
động, cử chỉ, không được nói bằng lời để những học sinh còn lại đoán được đó là từ 
gì. Trò chơi này có thể chơi cá nhân hoặc nhóm, để kiểm tra từ vựng hoặc gợi mở dẫn 
dắt học sinh vào nội dung của bài học mới. 
Ví dụ: Ở bài học về thể thao, giáo viên có thể dùng trò chơi này để kiểm tra từ 
vựng là các môn thể thao như wresting, rugby, weightlifting, hockey . , hoặc giáo 
viên có thể đưa ra các trò chơi quen thuộc như football, basketball, boxing, table 
tennis  để dẫn dắt học sinh vào bài học mới. 
*Trò chơi: “Word Snakes”: 
Đây là một trò chơi đơn giản về từ vựng để bắt đầu hoặc kết thúc một bài học. 
Bạn có thể kiểm tra từ vựng của của một chủ đề nà ... y. 
- (Chú ý: để biết được trang nào mình 
cần liên kết đến thì ta mở trang đó ra 
và nhìn lên trên thanh bảng chọn, để 
biết được mình đang làm việc ở trang 
bao nhiêu). 
- Lưu lại và chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 
2. 3. Các thao tác đối tượng. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 24 
(Các thao tác đối tượng giúp ta gán các hiệu ứng tương tác cho đối tương) 
a. Ẩn/ hiện. 
(Thao tác Ẩn/hiện giúp ta thực hiện thao tác click vào 1 đối tượng nào đó thì 1 đối 
tượng khác sẽ ẩn đi hoặc hiện ra). 
Cách làm: 
* Bước 1: Tạo đối tượng cần click và đối tượng cần ẩn hiện. (giả sử hình dưới) 
* Bước 2: 
- Chọn đối tượng cần click. 
- Vào “Trình duyệt thao tác”, chọn “ Các 
thao tác đối tượng”, Chọn “Ẩn”. 
- Trong mục “Đích” click vào nút hai chấm tìm 
đến đối tượng cần ẩn/hiện sau đó click nút 
“OK”. 
- Cuối cùng ấn nút “Áp dụng các thay đổi”. 
- Lưu lại và chuyển sang chế độ trình chiếu để 
kiểm tra. 
- (Chú ý: Nếu muồn đối tượng cần ẩn/hiện ẩn 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 25 
đi ta click chuột phải lên đối tượng đó sau đó đánh dấu vào mục “Ẩn”. Và lưu 
lại). 
b. Làm hiện dần đối tượng. 
(Thao tác làm hiện dần đối tượng giúp ta thực hiện thao tác click vào 1 đối tượng nào 
đó thì 1 đối tượng khác sẽ hiện dần ra). 
Cách làm: 
* Bước 1: 
- Tạo một đối tượng cần click. Và đối tượng cần hiện dần 
 (Giả sử hình dưới) 
* Bước 2: 
- Chọn đối tượng cần click. 
- Vào “Trình duyệt thao tác” chọn “Các 
thao tác đối tượng”, Chọn “Ít trong mờ 
hơn”. 
- Trong mục “Độ trong mờ” ta đánh số mà ta 
muốn hiện (số càng lớn thì càng hiện nhanh 
và ngược lại). Trong mục “Đích” Click 
vào nút hai chấm và tìm đến đối tượng ta 
cần hiện dần và click “OK”. 
- Click chọn “Áp dụng các thay đổi”. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 26 
* Bước 3: 
- Chọn “Đối tượng cần làm hiện dần”. Sử dụng nút lệnh thứ 4 “Thanh trượt 
trong mờ” kéo thanh trượt về phía trái để cho đối tượng này mờ đi. 
- Lưu lại và chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 
(Chú ý: Đối với làm mờ dần đối tượng đi thì ta cũng làm tương tự như vậy tuy nhiên 
lúc này ta chọn “Trong mờ hơn” và bỏ bước 3) 
c. Đưa về trước. 
(Thao tác đưa về trước giúp ta thực hiện thao tác click vào 1 đối tượng nào đó thì 1 
đối tượng khác sẽ được đưa về trước). 
Cách làm: 
* Bước 1: 
- Tạo 1 đối tượng cần click. Và đối tượng cần mang về trước (Giả sử hình dưới). 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 27 
* Bước 2: 
- Chọn đối tượng cần click. 
- Vào “Trình duyệt thao tác”, chọn “Các thao tác 
đối tượng”, chọn “Đưa về trước”. 
- Trong mục “Đích” ta click vào nút hai chấm tìm 
đến đối tượng cần đưa về trước. 
- Click nút “Áp dụng các thay đổi”. 
- Cuối cùng lưu lại và chuyển sang chế độ trình 
chiếu để kiểm tra. 
(Chú ý: Với thao tác “Đưa về sau” ta cũng làm tương 
tự như vậy) 
d. Đổi giá trị văn bản 
(Khi click vào 1 đối tượng thì giá trị của văn bản này sẽ được thay thế bời 1 văn bản 
khác) 
* Bước 1: 
- Tạo 1 văn bản chứa dấu cách trống bằng cách sử dụng công cụ văn bản. 
- Tạo các đối tượng cần click (ở đây là Câu1, Câu2). 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 28 
* Bước 2: 
- Chọn đối tượng cần click (ở đây ta chọn Câu1). 
- Mở trình duyệt thao tác/Các thao tác đối tượng/Đổi giá trị văn bản. 
- Trong mục “Thuộc tính thao tác”: 
 + Mục Đích (văn bản) Click vào nút chọn tên văn bản chứa cách trống, 
sau đó click nút ok. 
 + Trong mục Văn bản ta đánh nội dung cần thay thế (ở đây giả dụ ta đánh: 
Câu1: Việt Nam có tất cả bao nhiểu tỉnh?). 
 Chú ý: Vì trong mục Văn bản ta không thể trình bày được văn bản, nên khi cần 
trình bày nội dung này, người làm cần trình bày nội dung đó ở Word trước 
sau đó mới copy nội dung này vào mục Văn bản. 
- Cuối cùng ta chọn Áp dụng các thay đổi, Sau đó lưu lại và chuyển sang chế độ 
trình chiếu để kiểm tra. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 29 
(Cách làm thao tác “bổ sung văn bản” cũng tương tự như thao tác “đổi giá trị văn 
bản”) 
3.2. Ứng dụng phần mềm ActivInspire trong soạn giảng môn tiếng Anh 
Việc ứng dụng phần mềm ActivInspire vào thực tế mang lại hiệu quả cao 
và giúp học sinh thích thú hơn trong việc học môn tiếng anh và giải quyết những 
khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó làm cho 
giờ học lý thú hơn, học sinh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Ta có thể ứng dụng phần 
mềm này để soạn và tổ chức một số hoạt động dạy học như sau: 
a, Sử dụng “Trình duyệt Thao tác” để soạn trò chơi “The hidden picture” (Đoán 
bức tranh bị ẩn) 
- Một bức tranh sẽ được che ẩn đi bởi các ô màu hình chữ nhật. Học sinh làm 
việc theo 2 nhóm. Khi giáo viên click chuột lần lượt vào ô màu nào thì ô đó sẽ 
biến mất và một phần bức tranh hiện ra. Nhóm nào trả lời trước thì sẽ giành 
chiến thắng. 
- Các bước tiến hành soạn như sau: 
+ Dùng công cụ “Chèn phương tiện” trên thanh menu “Chèn” để đưa bức ảnh 
vào màn hình bài giảng. 
+ Sau đó, sử dụng công cụ “Hình dạng” trong hộp công cụ chính (Main 
Toolbox) phía trên màn hình để tạo các ô hình chữ nhật che bức tranh lại. 
+ Dùng trình duyệt Thao tác Ẩn/hiện trong menu “Các trình duyệt” phía bên 
trái màn hình để làm các ô màu ẩn đi khi click chuột vào. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 30 
Hình 2: Màn hình hiển thị lúc bắt đầu trò chơi 
Hình 3: Màn hình hiển thị trong lúc chơi 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 31 
b, Sử dụng “Trình duyệt thao tác” để soạn trò chơi “Shark Attack” (Cá mập tấn 
công) 
- Giáo viên có thể sử dụng trò chơi này trong phần Warm - up 
- Một từ khóa sẽ được che ẩn đi bởi các ô màu hình vuông. Học sinh làm việc 
theo 2 nhóm: Snow White và Cinderella để đoán các chữ cái của từ khóa. 
- Nếu học sinh trả lời đúng, giáo viên click vào ô chữ có chữ cái đó để hiển thị 
chữ cái. Nếu học sinh trả lời sai, thì giáo viên click vào Snow White hoặc 
Cinderella và kéo xuống một bậc thang. 
- Các bước tiến hành soạn như sau: 
+ Dùng công cụ “Chèn phương tiện” trên thanh menu “Chèn” để đưa bức ảnh 
Snow White, Cinderella, Cá mập vào màn hình bài giảng. Dùng công cụ “Hình 
dạng” trong hộp công cụ chính (Main Toolbox) phía trên màn hình để tạo ra các 
bậc thang. 
+ Đánh lần lượt từng chữ cái của từ khóa vào màn hình, sau đó tiếp tục dùng công 
cụ “Hình dạng” để tạo các ô vuông che các chữ cái đó. 
+ Dùng trình duyệt Thao tác Ẩn/hiện trong menu “Các trình duyệt” phía bên trái 
màn hình để làm các ô ẩn đi khi click chuột vào. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 32 
Hình 4: Màn hình hiển thị lúc bắt đầu trò chơi 
Hình 5: Màn hình hiển thị trong lúc chơi 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 33 
c, Sử dụng công cụ “Chèn” để đưa các hình ảnh, âm thanh, video vào bài giảng 
để giới thiệu từ vựng trong bài 
- Giáo viên có thể sử dụng công cụ “Chèn” để soạn phần dạy từ vựng mới cho bài 
giảng thêm sinh động, gây hứng thú cho học sinh như chèn hình ảnh, âm thanh, 
video có liên quan tới từ vựng cần giảng dạy. 
- Giáo viên click chuột vào các hình ảnh để hiện các từ vựng cần dạy. Sau đó 
click vào phần phiên âm của các từ đó để nghe cách đọc từ đó. 
- Các bước tiến hành như sau: 
+ Dùng công cụ “Chèn phương tiện” trong menu Chèn để chèn các hình ảnh 
hoặc đoạn video vào màn hình bài giảng. 
+ Dùng trình duyệt Thao tác “Ẩn/hiện” trong menu “Các trình duyệt” phía bên trái 
màn hình để làm các từ mới hiện lên màn hình bảng tương tác. 
+ Dùng trình duyệt Thao tác “Mở tài liệu, tập tin” trong menu “Các trình duyệt” 
phía bên trái màn hình để chạy các file âm thanh hoặc video. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 34 
Hình 8: Màn hình hiển thị lúc giảng dạy từ vựng và mở phần phiên âm 
Hình 9: Màn hình hiển thị lúc mở phần video để dạy từ vựng 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 35 
d, Sử dụng trình duyệt Thao tác “Ẩn/hiện” để soạn phần Check vocabulary (Kiểm 
tra từ vựng) cho bài giảng, đồng thời cho học sinh dùng bút ActivePen để viết câu 
trả lời lên bảng tương tác 
- Giáo viên có thể sử dụng trình duyệt Thao tác “Ẩn/hiện” của phần mềm 
ActivInspire để soạn phần “Rub out and Remember’ (Xóa và nhớ) khi muốn 
kiểm tra từ vựng sau khi đã dạy xong. 
- Giáo viên yêu cầu từ 1 đến 2 học sinh dùng bút ActivPen viết các từ vựng đã 
học lên bảng tương tác. Sau đó giáo viên click chuột vào từng từ để hiển thị 
đáp án. 
- Các bước tiến hành soạn như sau: 
+ Dùng bàn phím đánh các từ vựng và nghĩa lên màn hình bài giảng. 
+ Sử dụng “Trình duyệt thao tác” và thao tác Ẩn/Hiện để làm ẩn đi các từ vựng. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Hình 10: Màn hình hiển thị lúc bắt đầu kiểm tra từ vựng 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 36 
Hình 11: Màn hình hiển thị lúc kiểm tra đáp án 
e, Sử dụng phần mềm ActivInspire và thiết bị Activote để soạn phần bài tập trắc 
nghiệm 
- Giáo viên có thể sử dụng thiết bị Activote để soạn các bài tập thể loại Trắc 
nghiệm nhằm tạo sự thích thú cho học sinh, đồng thời có thể dễ dàng kiểm tra 
xem toàn bộ câu trả lời của tất cả học sinh trong lớp. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu câu hỏi trên màn hình bảng tương tác, sau đó yêu cầu 
học sinh dùng thiết bị Activote của riêng mình ra để chọn câu trả lời là A, B, C 
hoặc D. Sau đó giáo viên sẽ hiển thị kết quả làm bài của học sinh xem ai đã trả 
lời đúng hay sai. 
- Các bước tiến hành như sau: 
+ Trước hết cần đăng ký thiết bị Activote và gán tên mỗi thiết bị cho một học sinh 
tương ứng. 
+ Sau đó dùng công cụ “Chèn câu hỏi” trong menu Chèn của phần mềm 
ActivInspire để tạo câu hỏi trắc nghiệm. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 37 
+ Click chuột vào biểu tượng “Bắt đầu/ Dừng bỏ phiếu” để bắt đầu phần trả lời 
của học sinh. Sau đó xem trên bảng kết quả hiển thị trên màn hình bảng tương tác. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Hình 12: Màn hình hiển thị lúc hiển thị câu hỏi của bài tập 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 38 
Hình 13: Màn hình hiển thị tên các học sinh đã làm xong phần bài tập này 
Hình 14: Màn hình hiển thị kết quả học sinh làm phần bài tập này 
f, Sử dụng “Trình duyệt thuộc tính” để soạn các bài tập Matching 
- Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để soạn các bài tập thể loại Matching 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 39 
như nối từ với định nghĩa, nối các từ ở cột A với cột B, v.v. 
Ví dụ như bài tập nối từ với định nghĩa của chúng: 
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng dùng chuột kéo các hình có các thể loại 
phim vào các ô định nghĩa tương ứng. 
- Nếu từ đó đúng với định nghĩa thì nó sẽ nằm trong ô từ khóa. Nếu từ không 
đúng với định nghĩa thì nó sẽ tự động quay lại vị trí ban đầu của từ đó, học 
sinh không thể kéo vào ô từ khóa được. 
- Các bước tiến hành soạn như sau: 
+ Dùng công cụ Hình dạng trong hộp công cụ chính (Main Toolbox) để tạo 6 hình 
vuông màu khác nhau và đánh các định nghĩa của từ cần nối vào 6 ô vuông đó. 
+ Dùng “Trình duyệt thuộc tính”: Sử dụng công cụ “Thùng chứa” trong trình 
duyệt này để tạo các ô vuông là “đối tượng chứa” và các từ khóa là “đối tượng 
được chứa”. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Hình 15: Màn hình hiển thị Task 1 phần Reading của Unit 13: Films and Cinema 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 40 
g, Sử dụng công cụ “Hiển thị” (REVEALER) để soạn 
- Giáo viên có thể sử dụng công cụ này để soạn các bài tập thể loại “Talk 
about” (Thảo luận về) trong phần Post nhằm giúp học sinh tự tin hơn 
trong quá trình nói. 
Ví dụ như bài tập củng cố phần Post-Reading hoặc Post-Speaking: 
- Giáo viên gọi từ 1 đến 2 học sinh lên trước bảng tương tác, học sinh sẽ dùng 
công cụ Revealer kéo màn che từ trên xuống, đến mỗi dữ kiện xuất hiện thì 
học sinh sẽ nói về dữ kiện đó và tiếp tục cho đến dữ kiện cuối cùng. 
- Các bước tiến hành như sau: 
+ Dùng bàn phím đánh các dữ kiện về hoạt động hàng ngày của ông Vy và bà 
Tuyết lên màn hình. 
+ Dùng công cụ Revealer để che nội dung lại, theo hướng từ trên xuống. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 41 
Hình 20: Màn hình hiển thị lúc bắt đầu 
Hình 21: Màn hình hiển thị lúc học sinh bắt đầu nói 
h, Sử dụng bút ActivPen để giảng dạy 
 Giáo viên có thể sử dụng công cụ này để soạn các bài tập thể loại “Talk 
about” (Thảo luận về) trong phần Post-reading nhằm giúp học sinh tự tin hơn 
trong quá trình nói: 
- Giáo viên gọi từ 1 đến 2 học sinh lên trước bảng tương tác. Học sinh sẽ dùng 
bút ActivPen lên các dữ kiện, sau đó trình bày bằng lời nói về Marie Curie dựa 
trên các dữ kiện đó. 
- Các bước tiến hành như sau: 
+ Dùng bàn phím đánh các dữ kiện về nhân vật bà Marie Curie lên màn hình bảng 
tương tác. 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 42 
+ Dùng công cụ “Hình dạng” trong hộp công cụ chính (Main Toolbox) để tạo các 
hình mũi tên màu xanh. 
- Giáo viên sẽ trình chiếu trên bảng như hình ảnh dưới đây: 
Hình 22: Màn hình hiển thị lúc bắt đầu phần bài tập 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Tiếng Anh THCS 
 Năm học 2016-2017 43 
MỤC LỤC 
TT NỘI DUNG TRANG 
1 
Phần I. SỬ DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN 
NGỮ TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH THCS HỆ 
10 NĂM 
1 
2 
Phần II. SỬ DỤNG ActivBoard VÀ ActivInspire 
TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THCS 
14 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_mon_tieng_anh_thcs.pdf