So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản

Luật Dầu khí (2018) quy định trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc

kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục

vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật [1].

Bài báo so sánh 4 cơ chế đảm bảo tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường, gồm: trái phiếu bảo

đảm; trái phiếu bảo đảm bằng tiền mặt; dự phòng thu dọn và hủy mỏ; tài khoản hủy mỏ cho 1 hợp đồng dầu khí cụ thể. Trên cơ sở đó, tác

giả đề xuất cơ chế đảm bảo tài chính cho hoạt động thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi Việt Nam, đảm bảo sự tuân thủ của nhà thầu/công ty

mỏ mà không giảm thu hút đầu tư.

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 1

Trang 1

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 2

Trang 2

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 3

Trang 3

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 4

Trang 4

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 5

Trang 5

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 6

Trang 6

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 7

Trang 7

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 8

Trang 8

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 9

Trang 9

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 10720
Bạn đang xem tài liệu "So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản

So sánh các cơ chế bảo đảm tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường mỏ khoáng sản
56 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
SO SÁNH CÁC CƠ CHẾ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC 
THU DỌN MỎ DẦU KHÍ NGOÀI KHƠI VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG MỎ 
KHOÁNG SẢN
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 11 - 2020, trang 56 - 65
ISSN 2615-9902
Lê Thị Huyền
Đại học Dầu khí Việt Nam
Email: huyenlt@pvu.edu.vn
https://doi.org/10.47800/PVJ.2020.11-05
Tóm tắt
Luật Dầu khí (2018) quy định trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc 
kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục 
vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật [1].
Bài báo so sánh 4 cơ chế đảm bảo tài chính cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi và phục hồi môi trường, gồm: trái phiếu bảo 
đảm; trái phiếu bảo đảm bằng tiền mặt; dự phòng thu dọn và hủy mỏ; tài khoản hủy mỏ cho 1 hợp đồng dầu khí cụ thể. Trên cơ sở đó, tác 
giả đề xuất cơ chế đảm bảo tài chính cho hoạt động thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi Việt Nam, đảm bảo sự tuân thủ của nhà thầu/công ty 
mỏ mà không giảm thu hút đầu tư.
Từ khóa: Cơ chế đảm bảo tài chính, thu dọn mỏ, phục hồi môi trường.
1. Giới thiệu
Trong dự án khai thác dầu khí hoặc khoáng sản, công 
tác thu dọn mỏ1 hoặc phục hồi môi trường2 đều diễn ra ở 
giai đoạn đóng mỏ3 khi chấm dứt hoạt động khai thác. Lúc 
này, nhà thầu không có thêm doanh thu từ việc khai thác, 
do vậy cần phải có các cơ chế bảo đảm để nhà thầu có đủ 
năng lực tài chính thực hiện công tác này [2, 3]. Trên thế 
giới, có rất nhiều trường hợp đóng mỏ sớm hoặc không 
có kế hoạch đã xảy ra [4] và việc đảm bảo tài chính là đặc 
biệt cần thiết [5, 6]. Vì vậy, đối với cơ quan quản lý, việc 
lựa chọn cơ chế bảo đảm tài chính để chắc chắn công tác 
phục hồi môi trường hoặc thu dọn mỏ được thực hiện đầy 
đủ là rất quan trọng. Trong khi đó, do cơ chế bảo đảm tài 
chính có thể làm giảm vốn hoạt động của nhà thầu, đặc 
biệt khi phải ký quỹ một khoản tiền lớn [7], lựa chọn cơ 
chế bảo đảm tài chính mà không giảm thu hút đầu tư, 
đồng thời đảm bảo nhà thầu tuân thủ nghĩa vụ thu dọn 
mỏ/phục hồi môi trường càng trở nên quan trọng đối với 
cơ quan quản lý. Bài báo này trả lời 3 câu hỏi chính: (i) các 
cơ chế bảo đảm tài chính đảm bảo nghĩa vụ thu dọn mỏ/
phục hồi môi trường được thực hiện?, (ii) các cơ chế đó 
ảnh hưởng đến vốn của nhà thầu ra sao? và (iii) cơ chế 
bảo đảm tài chính nào hiệu quả nhất đảm bảo nghĩa vụ 
thu dọn mỏ/phục hồi môi trường được thực hiện và ít ảnh 
hưởng đến đầu tư của các nhà thầu cho các dự án dầu khí/
khai thác khoáng sản nhất?
Việt Nam có tiềm năng lớn về dầu khí. Năm 2017, trữ 
lượng dầu thô của Việt Nam ước tính đạt 4,4 tỷ thùng, 
đứng thứ 3 ở châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ và còn có 
thể tăng thêm trong tương lai do phần lớn khu vực ngoài 
khơi chưa được thăm dò [8]. Tuy nhiên, một số mỏ dầu khí 
ngoài khơi của Việt Nam đang ở giai đoạn khai thác cuối 
[9, 10], vì vậy sẽ sớm bước sang giai đoạn thu dọn mỏ. 
Không chỉ vậy, bất kỳ mỏ dầu khí nào cuối cùng cũng cần 
thu dọn. Do đó, việc điều chỉnh kịp thời để cải tiến luật 
Việt Nam về thu dọn mỏ dầu khí để áp dụng cho các dự án 
Ngày nhận bài: 2/7/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 2/7 - 7/12/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 7/12/2020.
1Nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ “thu dọn mỏ” để chỉ quá trình bao gồm các hoạt động liên quan 
đến việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không 
còn sử dụng [2].
2Nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ “phục hồi môi trường” để ám chỉ các hoạt động cải tạo đất đã bị 
khai thác mỏ và được thực hiện sau khi hoạt động khai thác chấm dứt như là một phần của dự án 
khai thác mỏ.
3Vòng đời của một mỏ khoáng sản bao gồm 8 giai đoạn: thiết kế, thăm dò, cấp phép, xây dựng, khai 
thác, thu dọn/đóng cửa mỏ, sau khi đóng cửa mỏ và giải phóng khỏi dự án [3]. Tương tự, một dự án 
dầu khí bao gồm 6 giai đoạn: nhượng địa, thăm dò, phát triển, khai thác, đóng cửa mỏ và sau khi 
đóng cửa mỏ [4].
57DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
hiện tại và sắp được triển khai là điều quan trọng. Với đề 
xuất cho luật Việt Nam, nghiên cứu này góp phần vào việc 
đảm bảo các quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính cho công tác 
thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi trong suốt quá trình diễn 
ra dự án mà không làm giảm thu hút đầu tư.
2. Phương pháp
Bài báo này tiếp tục nghiên cứu của Ferreira và 
Suslick [1, 5, 11 - 13] về các cơ chế bảo đảm tài chính 
cho công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi. Ferreira và 
cộng sự đã tập trung vào việc đánh giá các tác động của 
các phương án bảo đảm tài chính đối với giá trị hiện tại 
ròng của người đầu tư và khoản thu của chính phủ trong 
các dự án khai thác dầu khí giả định ở thềm lục địa Brazil 
[5]. Trong khi đó, nghiên cứu này tập trung phân tích sự 
khác nhau của các cơ chế bảo đảm tài chính trong việc 
đảm bảo người điều hành thực hiện đầy đủ công tác thu 
dọn mỏ và phục hồi môi trường mà không làm giảm thu 
hút đầu tư. Nghiên cứu này cũng khác với nghiên cứu 
của Ferreira và Suslick về phương pháp luận. Ferreira và 
Suslick đã áp dụng 1 mô hình đánh giá tài chính cho các 
cơ chế bảo đảm tài chính dựa trên dòng tiền chiết khấu 
và phân tích độ nhạy cho các dự án khai thác dầu khí giả 
định [5]. Trong khi đó, nghiên cứu này so sánh các cơ chế 
bảo đảm tài chính dựa trên pháp luật Việt ... o một hợp đồng dầu 
khí cụ thể sẽ thuận lợi hơn cho nhà thầu nếu khoản tiền 
thanh toán trước hay tiền trong tài khoản có thể trả dần 
cho nhà thầu để thực hiện thu dọn mỏ trong quá trình 
diễn ra dự án và tiền lãi thu được từ khoản tiền này có 
thể trả lại nhà thầu hàng năm để hỗ trợ nhu cầu vốn. 
Bên cạnh đó, nhà thầu có thể đóng trước khoản tiền cho 
trái phiếu bảo đảm bằng tiền mặt và khoản tiền đầu tiên 
cho tài khoản hủy mỏ cho một hợp đồng dầu khí cụ thể 
trong vòng một năm kể từ khi khai thác dòng dầu khí 
đầu tiên. Xét cơ chế dự phòng thu dọn và hủy mỏ đã 
được áp dụng cho công tác thu dọn mỏ dầu khí tại Việt 
Nam, Chính phủ cần lưu ý khả năng thiếu hụt quỹ thu 
dọn mỏ nếu nhà thầu bị phá sản tại một thời điểm nào 
đó trong quá trình diễn ra dự án. Khi áp dụng bất kỳ cơ 
chế nào trong 4 loại trên, Chính phủ cần phối hợp với 
PVN giám sát nhà thầu chặt chẽ để đảm bảo tiền rút từ 
quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính tương đương chi phí 
thực hiện thu dọn mỏ trên thực tế. Bên cạnh đó, là nhà 
quản lý quỹ bảo đảm nghĩa vụ tài chính, PVN cần giải 
63DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
quyết các vấn đề thủ tục hành chính phát sinh một cách 
cẩn trọng.
Lời cám ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Dầu 
khí Việt Nam trong khuôn khổ đề tài mã số GV1903.
Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Dầu khí, 
Số 51/VBHN-VPQH, 12/10/2018.
[2] D.F. Ferreira and S.B. Suslick, “A new approach for 
accessing offshore decommissioning: A decision model 
for performance bonds”, SPE International Conference 
on Health, Safety, and the Environment in Oil and Gas 
Exploration and Production, Stavanger, Norway, 26 - 28 
June, 2000. DOI: 10.2118/61219-MS.
[3] World Bank Multistakeholder Initiative, “Towards 
sustainable decommissioning and closure of oil fields and 
mines: A toolkit to assist government agencies”. 2010.
[4] Silvana Tordo, Fiscal systems for hydrocarbons: 
Design issues. World Bank, 2007. 
[5] Alison Leigh Browne, Daniela Stehlik, and Amma 
Buckley, “Social licences to operate: for better not for 
worse; for richer not for poorer? The impacts of unplanned 
mining closure for “fence line” residential communities”, 
Local Environment, Vol. 16, No. 7, pp: 707 - 725, 2011. DOI: 
10.1080/13549839.2011.592183.
[6] D.F. Ferreira and S.B. Suslick, “Identifying potential 
impacts of bonding instruments on offshore oil projects”, 
Resources Policy, Vol. 27, No. 1, pp. 43 - 52, 2001. DOI: 
10.1016/S0301-4207(01)00007-1.
[7] P.H. Whitbread-Abrutat, A.D. Kendle, and N.J. 
Coppin, “Lessons for the mining industry from non-mining 
landscape restoration experiences”, Mine Closure 2013, 
Australian Centre for Geomechanics, pp. 625 - 640, 2013. 
DOI: 10.36487/ACG_rep/1352_52_Whitbread-Abrutat.
[8] David Gerard, “The law and economics of 
reclamation bonds”, Resources Policy, Vol. 26, No. 4, pp. 189 
- 197, 2000. DOI: 10.1016/S0301-4207(00)00033-7.
[9] U.S. Energy Information Administration, “Vietnam”. 
[Online]. Available: https://www.eia.gov/international/
analysis/country/VNM.
[10] D. Burdon, S. Barnard, S.J. Boyes, and M. Elliott, 
“Oil and gas infrastructure decommissioning in marine 
protected areas: System complexity, analysis and 
challenges”, Marine Pollution Bulletin, Vol. 135, pp. 739 - 
758, 2018. DOI: 10.1016/j.marpolbul.2018.07.077.
[11] Vietnam News, “PVN sets target of adding up to 
30m tonnes to oil reserves”, 15/3/2019. [Online]. Available: 
https ://v ietnamnews.vn/economy/507134/pvn-
setstarget-of-adding-up-to-30m-tonnes-to-oil-reserves.
html.
[12] D.F. Ferreira and S.B. Suslick, “Financial assurance 
bonds: An incentive mechanism for environmental 
compliance in the oil sector”, SPE International Conference 
on Health, Safety and Environment in Oil and Gas Exploration 
and Production, Kuala Lumpur, Malaysia, 20 - 22 March, 
2002. DOI: 10.2118/74025-MS.
[13] Doneivan F. Ferreira, Saul B. Suslick, and 
Paula C.S.S. Moura, “Analysis of environmental bonding 
system for oil and gas projects”, Natural Resources 
Research, Vol. 12, No. 4, pp. 273 - 290, 2003. DOI: 
10.1023/B:NARR.0000007806.90842.8f.
[14] Doneivan Ferreira, Saul Suslick, Joshua Farley, 
Robert.Costanza, and Sergey Krivov, “A decision model 
for financial assurance instruments in the upstream 
petroleum sector”, Energy Policy, Vol. 32, No. 10, pp. 1173 - 
1184, 2004. DOI: 10.1016/S0301-4215(03)00080-6.
[15] Katherine Lynn Baker, Costs of reclamation on 
Southern Appalachian Coal Mines: a cost-effectiveness 
analysis for reforestation versus hayland/pasture 
reclamation. Virginia Polytechnic Institute and State 
University, 2008. 
[16] Mark J. Kaiser, Brian F. Snyder, “Supplemental 
bonding in the Gulf of Mexico: the potential effects of 
increasing bond requirements”, International Journal of Oil, 
Gas and Coal Technology, Vol. 2, No. 3, pp. 262 - 279, 2009.
[17] Ryan Yonk, Josh.T. Smith, and Arthur R. Wardle, 
“Exploring the policy implications of the surface mining 
control and reclamation act”, Resources, Vol. 8, No. 1, pp. 
1 - 18, 2019. DOI: 10.3390/resources8010025. 
[18] Flávia Kaczelnik Altit and Mark Osa Igiehon, 
“Decommissioning of upstream oil and gas facilities”, 
Proceedings of the 53rd Annual Rocky Mountain Mineral 
Law Institute, The Rocky Mountain Mineral Law 
Foundation, 2007. [Online]. Available: 
schweitzer-online.de/static/catalog_manager/live/
media_files/representation/zd_std_orig__zd_schw_
orig/000/046/457/9781905783236_content_pdf_1.pdf.
[19] F. Jahn, M. Cook, and M. Graham, “Chapter 
64 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
18: Decommissioning”, Developments in Petroleum 
Science, Vol. 55, pp. 419 - 425, 2008. DOI: 10.1016/S0376-
7361(07)00018-0.
[20] East Ayrshire Council, “Planning permission 
for application Ref. 09/0511/PP dated 30 March 2011”, 
Planning Application Ref. 09/0511/PP, East Ayrshire 
Council, 2011. [Online]. Available: 
east-ayrshire.gov.uk/onl ine/appl icat ionDetai ls .
do?activeTab=documents&keyVal=KMPQAYGF01B00. 
[21] East Ayrshire Council, “Planning enforcement 
notice for Dunstonhill site opencast coal mine, near Patna”, 
2/4/2015. 
[22] East Ayrshire Council, “Planning enforcement 
notice for Netherton opencast coal mine, Skares”, 
2/4/2015. 
[23] East Ayrshire Council, “Opencast mining in East 
Ayrshire - Steps to recovery”, 19/9/2013. 
[24] East Ayrshire Council, “Minute of agreement 
among East Ayrshire Council, The Scottish Coal Company 
Limited, SRG Estates Limited, the Scottish Ministers, and 
Diana Mary Wheeker”, Planning Application Ref. 08/0783/
FL, East Ayrshire Council, 2010. 
[25] East Ayrshire Council, “Minute of variation of 
minutes of agreement among East Ayrshire Council, 
Aardvark TMC Limited, The Partners of and Trustees for the 
Firm of Young Brothers, The Dumfries Estate Trustees and 
The Scottish Ministers”, Planning Application Ref. 09/0891/
PP, East Ayrshire Council, 2010. 
[26] East Ayrshire Council, “Minute of variation 
among East Ayrshire Council, ATH Resources Plc, Aardvark 
TMC Limited, and Denise Tait Chambers”, Planning 
Application Ref. 09/0511/PP, East Ayrshire Council, 2011. 
[27] East Ayrshire Council, “Decommissioning, 
restoration, aftercare and mitigation financial guarantees”, 
21/5/2014. 
[28] Jim Mackinnon, Chris Norman, James Fowlie, 
“Report of Independent Review of regulation of opencast 
coal operations in East Ayrshire”, East Ayrshire Council, 
2014. 
[29] East Ayrshire Council, “East Ayrshire Council 
response regarding the restoration bonds of Dunstonhill, 
Duncanziemere and Netherton”, Email communication to 
the author, 23/7/2018.
[30] East Ayrshire Council, “Application Ref. 13/0865/
PP at Duncanziemere Surface Coal Mine, Lugar by OCCW 
(Duncanziemere) Limited”, 4/4/2014. 
[31] East Ayrshire Council, “Update Report - Netherton 
Opencast coal site restoration bond”, 13/8/2014.
[32] East Ayrshire Council, “Dunstonhill Opencast site 
restoration bond”, 19/2/2014.
[33] East Ayrshire Council, “Update report - 
Dunstonhill and Ponesk Opencast coal site restoration 
bonds”, 4/6/2014.
[34] East Ayrshire Council, “Update report - 
Dunstonhill and Netherton Opencast coal sites - Revised 
restoration schemes”, 1/4/2015. 
[35] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định về việc thu dọn 
các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt 
động dầu khí, Quyết định 40/2007/QĐ-TTg, 21/3/2007. 
[36] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định về việc thu dọn 
các công trình, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động 
dầu khí, Quyết định 49/2017/QĐ-TTg, 21/12/2017. 
[37] Peter Arbo and Pham Thi Thanh Thuy, “Use 
conflicts in marine ecosystem-based management - The 
case of oil versus fisheries”, Ocean & Coastal Management, 
Vol. 122, pp. 77 - 86, 2016.
[38] Scottish Coal Company Limited, “Dunstonhill 
Surface Mine – Amended Planning Application Supporting 
Statement & Supplementary Environmental Information”, 
Planning Application Ref. 08/0783/FL, East Ayrshire Council, 
2009. 
[39] East Ayrshire Council, “Application Ref. 09/0511/
PP: Proposed extension to Laigh Glenmuir Surface Mine, 
land at Duncanziemere, near Lugar, Cumnock by Aardvark 
TMC Limited”, Head of Planning and Economic Development 
to the Southern Local Planning Committee dated 27 May 
2010, Planning Application Ref. 09/0511/PP, East Ayrshire 
Council, 2010. 
[40] East Ayrshire Council, “Application Ref. 09/0891/
PP: Phased extraction of coal by surface mining methods 
with progressive restoration and ancillary works on 
land at Netherton, off Newfield road, near Cumnock by 
Aardvark TMC Limited”, Head of Planning and Economic 
Development to the Southern Local Planning Committee 
dated 25 June 2010, East Ayrshire Council, 2010. 
[41] SLR Consulting Limited, “Planning Application 
for Proposed Surface Mining Operations at Netherton, 
New Cumnock, East Ayrshire: Environmental Statement, 
65DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI PETROVIETNAM
Planning Statement and Pre-Application Consultation 
Report”, Planning Application Ref. 09/0891/PP, East Ayrshire 
Council, 2009. 
[42] East Ayrshire Council, “Application Ref. 08/0783/
FL: Extraction of coal by surface mining methods with 
restoration to forestry, parkland, public access and nature 
conservation interests, Dunstonhill, Lethanhill, Patna by 
the Scottish Coal Company Limited”, Head of Planning 
and Economic Development to the Special Southern Local 
Planning Committee dated 17 December 2009, Planning 
Application Ref. 08/0783/FL, East Ayrshire Council, 2009. 
[43] East Ayrshire Council and East Ayrshire Health 
and Social Care Partnership, Southern locality profile - Local 
outcome improvement plan summary needs assessment 
2017. The Community Planning Partnership, 2017. 
[44] The Scottish Government, “Local area labour 
markets in Scotland: Statistics from the annual population 
survey 2013”, 7/5/2014. [Online]. Available: 
gov.scot/Resource/0044/00449714.pdf.
[45] East Ayrshire Council, “Application Ref. 05/0232/
FL: Proposed extraction of coal by opencast method, 
restoration of site and associated engineering works at 
Laigh Glenmuir farm, near Cumnock by ATH Resources 
plc”, Head of Planning, Development and Building Standards 
to the Development Services Committee dated 11 January 
2006, Planning Application Ref. 05/0232/FL, East Ayrshire 
Council, 2006. 
[46] RPS Planning & Development, “Dunstonhill 
Surface Mine Environmental Statement - Chapter 5: Need, 
Benefits & Socio-economic Impacts of the Development”, 
Planning Application Ref. 08/0783/FL, East Ayrshire Council, 
2008.
[47] Petrovietnam Technical Services Corporation, 
“Vung Tau - A long-standing Vietnam oil and gas hub”, 
Company News, 2014. 
[48] Petrovietnam, “Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt 
Nam: 44 năm đồng hành, phát triển cùng đất nước", 2019. 
[Online]. Available: 
aspx?NewsID=a20f8571-5483-491a-80df-3fbd808cd5c5.
[49] Hargreaves Services PLC, “Acquisition 
of assets from Aardvark”. [Online]. Available: 
https://www.investegate.co.uk/hargreavesservs-
plc--hsp-/rns/acquisition-of-assets-
fromaardvark/201305160700118376E/.
[50] Vietnam Petroleum Institute (VPI), 
“Environmental impact assessment report for the Z 
complex early production project in Block Y offshore 
South Vietnam”, 2007.
[51] Viện Dầu khí Việt Nam (VPI), “Chương trình quản 
lý an toàn dự án vận hành mỏ X”, 2017.
[52] Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, “Biện 
pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất công trình 
mỏ X”, 2015. 
Summary
The Petroleum Law (2018) stipulates that in the process of conducting oil and gas activities, after completing each stage or phase 
or terminating the oil and gas contract, organisations and individuals conducting oil and gas activities must decommission fixed works, 
equipment and facilities no longer in use and restore the environment in accordance with the law [1].
This paper compares 4 different bonding mechanisms for offshore oil and gas decommissioning and mine restoration, namely surety 
bonds, cash collateral bonds, decommissioning and abandonment provisions, and lease-specific abandonment accounts. On that basis, 
the author recommends financial assurance mechanisms for oil and gas decommissioning and restoration offshore Vietnam to ensure the 
compliance of operators without discouraging potential investments. 
Key words: Financial assurance mechanism, restoration, decommissioning.
COMPARATIVE ANALYSIS OF FINANCIAL ASSURANCE INSTRUMENTS 
FOR OFFSHORE OIL AND GAS DECOMMISSIONING AND MINE 
RESTORATION
Le Thi Huyen
PetroVietnam University 
Email: huyenlt@pvu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_cac_co_che_bao_dam_tai_chinh_cho_cong_tac_thu_don_mo.pdf