Sản xuất Hydro từ các nguồn tái tạo và sử dụng trong các nhà máy chế biến dầu khí tại Việt Nam
Phát triển hydro từ các nguồn tái tạo là xu thế chung hiện nay. Hai hướng chủ đạo để sản xuất hydro tái tạo là điện phân nước và khí
hóa sinh khối. Trong khi công nghệ khí hóa sinh khối đã được thương mại hóa hoàn toàn, công nghệ điện phân nước mới được thương mại
hóa một phần. Trong lĩnh vực chế biến dầu khí, để đảm bảo phát triển bền vững và tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, các nguồn tái tạo
nói chung và hydro tái tạo nói riêng có thể được tích hợp vào các nhà máy lọc - hóa dầu trên cơ sở lợi thế và bối cảnh cụ thể của các nhà
máy. Hydro tái tạo cho các Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Nhà máy Đạm Phú Mỹ có thể được đi từ quá
trình điện phân nước biển và nước sông sử dụng năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời. Đối với Nhà máy Đạm Cà Mau, hydro tái tạo có thể
được cung cấp thông qua quá trình khí hóa sinh khối.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sản xuất Hydro từ các nguồn tái tạo và sử dụng trong các nhà máy chế biến dầu khí tại Việt Nam
37DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 PETROVIETNAM SẢN XUẤT HYDRO TỪ CÁC NGUỒN TÁI TẠO VÀ SỬ DỤNG TRONG CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 11 - 2020, trang 37 - 55 ISSN 2615-9902 Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Thị Châu Giang, Huỳnh Minh Thuận Viện Dầu khí Việt Nam Email: luongnh.pvpro@vpi.pvn.vn https://doi.org/10.47800/PVJ.2020.11-04 Tóm tắt Phát triển hydro từ các nguồn tái tạo là xu thế chung hiện nay. Hai hướng chủ đạo để sản xuất hydro tái tạo là điện phân nước và khí hóa sinh khối. Trong khi công nghệ khí hóa sinh khối đã được thương mại hóa hoàn toàn, công nghệ điện phân nước mới được thương mại hóa một phần. Trong lĩnh vực chế biến dầu khí, để đảm bảo phát triển bền vững và tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, các nguồn tái tạo nói chung và hydro tái tạo nói riêng có thể được tích hợp vào các nhà máy lọc - hóa dầu trên cơ sở lợi thế và bối cảnh cụ thể của các nhà máy. Hydro tái tạo cho các Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Nhà máy Đạm Phú Mỹ có thể được đi từ quá trình điện phân nước biển và nước sông sử dụng năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời. Đối với Nhà máy Đạm Cà Mau, hydro tái tạo có thể được cung cấp thông qua quá trình khí hóa sinh khối. Từ khóa: Hydro, chế biến dầu khí, tái tạo, điện phân nước, khí hóa sinh khối, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Đạm Phú Mỹ. 1. Giới thiệu Hydro được xem là nguyên, nhiên liệu “sạch” nhất hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tương lai khi thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Hiện tại, có khoảng 96% hydro được sản xuất từ nguồn nguyên liệu không thể tái tạo, với khoảng 48% từ khí thiên nhiên, trong đó 30% từ quá trình reforming và 18% từ khí hóa than. Chỉ khoảng 4% được sản xuất bằng phương pháp điện phân nước. Để giải quyết vấn đề cạn kiệt nguồn nguyên liệu hóa thạch và giảm khí nhà kính CO2, các phương pháp bền vững sản xuất hydro từ nguồn nguyên liệu có thể tái tạo cần được phát triển [1]. Hình 1 trình bày tỷ trọng các nguồn sản xuất hydro hiện nay. Hydro có thể được sử dụng làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu cho các ngành công nghiệp lọc - hóa dầu. Tổng sản lượng hydro được sản xuất toàn cầu hiện nay khoảng 7,7 EJ/ năm (1 EJ = 1018 J) và dự kiến tăng đến 10 EJ/năm vào năm 2050. Ứng dụng chủ yếu của hydro là làm nguyên liệu cho sản xuất ammonia (51%), lọc dầu (31%), sản xuất methanol (10%) và những ứng dụng khác (8%). Hình 2 trình bày tỷ lệ sử dụng hydro trong các lĩnh vực khác nhau. Thị trường Ngày nhận bài: 19/8/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 19/8 - 23/9/2020. Ngày bài báo được duyệt đăng: 3/11/2020. Hình 2. Tỷ lệ sử dụng hydro trong các lĩnh vực trên thế giới [1] Hình 1. Tỷ trọng các nguồn sản xuất hydro [1] 51% 10% 31% 8% Ammonia Methanol Ứng dụng trong lọc dầu Khác 48% 30% 18% 4% Khí tự nhiên Dầu Than đá Điện phân 38 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 NĂNG LƯỢNG MỚI hydro được mong chờ sẽ tăng 5 - 10% mỗi năm cho nhu cầu tiêu thụ trong chế biến những phân đoạn dầu nặng và năng lượng cho mảng giao thông [1]. Tại Việt Nam, hydro chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trong các nhà máy chế biến dầu khí (lọc dầu, đạm). Nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dầu khí ngày càng đa dạng dẫn đến nhu cầu hydro ngày càng tăng. Các loại dầu chua (chứa nhiều lưu huỳnh), khí thiên nhiên có hàm lượng CO2 cao (> 10%) sẽ yêu cầu lượng hydro sử dụng nhiều hơn trong quá trình chế biến để đảm bảo được công suất hoạt động và các tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt. Trong các nhà máy lọc dầu, hydro được sử dụng để xử lý loại bỏ lưu huỳnh và các tạp chất khác (N, O, kim loại) ra khỏi các dòng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm thông qua quá trình xử lý bằng hydro (hydrotreating), khử xúc tác từ dạng oxide sang dạng kim loại hoạt động, hoặc no hóa các hợp chất chưa bão hòa (hydro hóa). Hydro có thể được sản xuất từ các phân xưởng CCR như là một sản phẩm phụ hoặc từ các phân xưởng sản xuất hydro thông qua quá trình steam reforming các loại nguyên liệu hydrocarbon như khí thiên nhiên, LPG, naphtha. Đối với Nhà máy Lọc dầu Dung Quất hiện tại, hydro chủ yếu đi từ phân xưởng CCR. Tuy nhiên, trong tương lai, khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được nâng cấp mở rộng nhu cầu sử dụng hydro sẽ tăng cao và cần có nguồn hydro bổ sung từ phân xưởng sản xuất hydro (HGU). Đối với Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, hydro chủ yếu đi từ phân xưởng CCR và phân xưởng sản xuất hydro từ LPG, tỷ lệ nhỏ hydro cũng được thu hồi từ offgas. Theo xu hướng phát triển bền vững, các nguồn tái tạo được tích hợp vào các nhà máy lọc dầu. Trong đó, nguồn hydro tái tạo là một trong những giải pháp đầy triển vọng nhằm thay thế cho lượng hydro bổ sung đi từ phân xưởng sản xuất hydro của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sau nâng cấp mở rộng hoặc Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn. Đối với các nhà máy đạm, hydro được sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu khí thiên nhiên thông qua quá trình reforming hơi nước (steam reforming) để tạo ra hỗn hợp khí tổng hợp syngas (H2 và CO). Hydro là nguyên liệu cơ bản để tổng hợp ammonia, sau đó được chuyển hóa tiếp để tạo ra sản phẩm urea. Lượng hydro tạo ra từ quá trình reforming có quan hệ mật thiết với hàm lượng CO2 có trong khí thiên nhiên. Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau cung cấp ra thị trường hàng năm 1,6 triệu tấn urea, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Tuy nhiên, với sự suy giảm về sản lượ ... khu vực có sẵn nguồn sinh khối. Trong khi đó, công nghệ sản xuất hydro từ điện phân nước đã được thương mại hóa một phần và triển khai với quy mô công suất khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới. Chi phí sản xuất H2 bằng phương pháp điện phân nước sẽ cạnh tranh được với phương pháp truyền thống (reforming hơi nước khí thiên nhiên) nếu có thể giảm được chi phí đầu tư (CAPEX) và giảm giá thành điện đầu vào. Công nghệ PEM và alkaline ngày càng trở nên cạnh tranh hơn trong khi các chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng được dự báo sẽ giảm đáng kể (từ 50 - 80%). Công nghệ điện phân nước biển hiện tại vẫn chưa được thương mại hóa do khó khăn về kỹ thuật và chi phí rất cao. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề này nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật và giảm chi phí vẫn đang được triển khai. Hệ thống điện phân tích hợp với quá trình quang hóa sử dụng năng lượng mặt trời được thấy là phương pháp hiệu quả về kỹ thuật để sản xuất hydro. Điện gió và mặt trời sẽ có hiệu quả chi phí tốt hơn so với điện than vào năm 2030 đối với 20 GW công suất đầu tiên tại các địa điểm có tiềm năng tốt nhất. Mặc dù các dự án điện gió và điện mặt trời tốt nhất có tính cạnh tranh cao, các dự án này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với sản xuất điện truyền thống. Hiện nay, PVN đã phát triển gần như hoàn thiện chuỗi khai thác, thu gom, xử lý, sản xuất và phân phối các sản phẩm dầu khí từ nguồn tài nguyên dầu khí trong nước. Dư địa để gia tăng trữ lượng và sản lượng dầu khí trong nước của PVN không còn lớn. Về dài hạn, PVN vẫn là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp năng lượng là chính, vì vậy tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của PVN trong lĩnh vực năng lượng là hợp lý. Mặt khác, với cơ sở hạ tầng hiện tại (Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Đạm Cà Mau, Nhà máy Đạm Phú Mỹ) và sự sẵn có các nguồn tái tạo tại các khu vực đặt nhà máy (năng lượng gió, mặt trời, sinh khối, sông và biển), các nhà máy có phần vốn góp của PVN có được lợi thế nhất định khi tích hợp các nguồn tái tạo vào các nhà máy hiện hữu để nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững đối với chuỗi hoạt động khâu sau. Theo đó, các định hướng tích hợp hydro tái tạo sau có thể được xem xét như sau: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất áp dụng điện phân nước biển sử dụng năng lượng từ điện gió, điện mặt trời; Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn áp dụng điện phân nước biển sử dụng năng lượng từ điện gió, điện mặt trời; Nhà máy Đạm Phú Mỹ áp dụng điện phân nước sông sử dụng năng lượng từ điện mặt trời; Nhà máy Đạm Cà Mau áp dụng khí hóa sinh khối. Tài liệu tham khảo [1] IRENA, Renewable capacity highlights, 2019. [2] Marcelo Carmo, David L.Fritz, Jürgen Mergel, and Detlef Stolten, “A comprehensive review on PEM water electrolysis”, International Journal of Hydrogen Energy, Vol. 38, No. 12, pp. 4901 - 4934, 2013. DOI: 10.1016/j. ijhydene.2013.01.151. [3] S.Giddey, S.Badwal, and A.Kulkarni, “Review of electrochemical ammonia production technologies and materials”, International Journal of Hydrogen Energy, Vol. 38, No. 34, pp. 14576 - 14594, 2013. DOI: 10.1016/j. ijhydene.2013.09.054. [4] M.Laguna-Bercero, “Recent advances in high Bảng 15. Nhu cầu về nguồn nước và năng lượng tiêu thụ khi triển khai sản xuất hydro tái tạo từ quá trình điện phân nước tại một số nhà máy lọc hóa dầu tại Việt Nam Nhà máy Quá trình công nghệ Sản lượng H2 (tấn/giờ) Lượng điện cần tiêu thụ (MWh/năm) (a), (b) Lượng nước yêu cầu (tấn/năm) (b) Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Nâng cấp mở rộng) H2 bổ sung 0,47 186.120 33.502 Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn H2 bổ sung từ LPG 17,43 6.902.280 1.242.410 Nhà máy Đạm Phú Mỹ H2 bổ sung khi sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên chứa 30% CO2 2,05 (c) 811.800 146.124 Thay thế hoàn toàn nguyên liệu khí thiên nhiên 12,31 4.874.760 877.457 Nhà máy Đạm Cà Mau H2 bổ sung khi sử dụng nguyên liệu khí thiên nhiên chứa 30% CO2 1,89 (c) 748.440 134.719 Thay thế hoàn toàn nguyên liệu khí thiên nhiên 11,33 4.486.680 807.602 Tổng lượng tiêu thụ tối đa hàng năm 16.449.840 2.960.971 (a) Ước tính trên cơ sở chi phí năng lượng tiêu tốn để sản xuất 1 kg H2 là 50 kWh; (b) Ước tính trên cơ sở số ngày hoạt động là 330 ngày/năm; (c) Ước tính trên cơ sở sự giảm sản lượng H2 trong syngas khi nguyên liệu chứa 30% CO2 do sự xảy ra đồng thời của phản ứng dry reforming và steam reforming. Nguồn: VPI, 2020 54 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 NĂNG LƯỢNG MỚI temperature electrolysis using solid oxide fuel cells: A review”, Journal of Power Sources, Vol. 203, pp. 4 - 16, 2012. DOI: 10.1016/j.jpowsour.2011.12.019. [5] Seyed Ehsan Hosseini and Mazlan Abdul Wahid, “Hydrogen production from renewable and sustainable energy resources: promising green energy carrier for clean development”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, Vol. 57, pp. 850 - 866, 2016. DOI: 10.1016/j. rser.2015.12.112. [6] Aldo Saul Gago, Jörg Bürkle, Philipp Lettenmeier, Tobias Morawietz, Michael Handl, Renate Hiesgen, Fabian Burggraf, Pilar Angel Valles Beltran, and Kaspar Andreas Friedrich, “Degradation of proton exchange membrane (PEM) electrolysis: The influence of current density”, ECS Transactions, Vol. 86, pp. 695 - 700, 2018. DOI: 10.1149/08613.0695ecst. [7] Sergio Yesid Gómez and Dachamir Hotza, “Current developments in reversible solid oxide fuel cells”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, Vol. 61, pp. 155 - 174, 2016. DOI: 10.1016/j.rser.2016.03.005. [8] Sukhvinder P.S.Badwal, Sarbjit Giddey, and Christopher Munnings, “Emerging technologies, markets and commercialization of solid‐electrolytic hydrogen production”, Wiley Interdisciplinary Reviews: Energy and Environment, Vol. 7, No. 3, 2018. DOI: 10.1002/wene.286. [9] Alexander Buttler and Hartmut Spliethoff, “Current status of water electrolysis for energy storage, grid balancing and sector coupling via power-to-gas and power-to-liquids: A review”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, Vol. 82, pp. 2440 - 2454, 2018. DOI: 10.1016/j.rser.2017.09.003. [10] IRENA, "Innovation landscape brief: Renewable Power-to-Hydrogen", 2019. [Online]. Available: https:// w w w. i r e n a . o r g / - / m e d i a / F i l e s / I R E N A / A g e n c y / Publication/2019/Sep/IRENA_Power-to-Hydrogen_ Innovation_2019.pdf. [11] IRENA, “Global energy transformation: The REmap transition pathway”, 2019. [Online]. Available: www.irena. org/-/media/Files/IRENA/Agency/ Publication/2019/Apr/ IRENA_GET_REmap_ pathway_2019.pdf. [12] Martín David, Carlos Ocampo-Martínez, and Ricardo Sánchez-Peña, “Advances in alkaline water electrolyzers: A review”, Journal of Energy Storage, Vol. 23, pp. 392 - 403, 2019. DOI: 10.1016/j.est.2019.03.001. [13] Tractebel, Engie and Hinicio, "Study on early business cases for H₂ in energy storage and more broadly Power to H₂ Applications", Fuel Cells and Hydrogen Joint Undertaking, 2017. [14] Chris Ainscough, David Peterson, and Eric Miller, "Hydrogen production cost from PEM electrolysis", 2014. [15] IRENA, "Hydrogen from renewable power technology outlook for the energy transition", 2018. [16] ENGIE, “The GRHYD demonstration project”, 2018. [Online]. Available: https://www.engie.com/en/ businesses/gas/hydrogen/power-to-gas/the-grhyd- demonstration-project. [17] Fuel Cells and Hydrogen (FCH), “Hybalance inaugurates and advanced facility for the production of green hydrogen”. [Online]. Available: https://www. fch.europa.eu/news/hybalance-inaugurates-advanced- facility-production-green-hydrogen. [18] Enel Chile S.A., “Enel operates world’s first “plug and play” micro-grid powered by solar pv and hydrogen-based storage in Chile”, 31/5/2017. [Online]. Available: https://www.enel.cl/en/meet-enel/media/ news/d201705-enel-operates-worlds-first-plug-and-play- micro-grid-powered-by-solar-pv-and-hydrogen-based- storage-in-chile.html. [19] L. Brasington, “European utilities support UN Development Goals”, Cleantech Group, 2018. [Online]. Available: https://www.cleantech.com/european-utilities- support-un-development-goals/. [20] Eva Maria Plunger, “H2 future hydrogen meeting future needs of low carbon manufacturing value chains”, Programme Review Days 2018, Brussels, 14 - 15 November 2018. [Online]. Available: https://www.fch.europa.eu/ sites/default/files/documents/ga2011/6_Session%206_ H2FUTURE%20%28ID%204811834%29.pdf. [21] European Commission, “Hydrogen meeting future needs of low carbon manufacturing value chains”, 2017. [Online]. Available: https://cordis.europa. eu/ project/rcn/207465/reporting/en. [22] FCH JU, “Project REFHYNE”, Fuel Cell and Hydrogen Joint Undertaking, 2018. [Online]. Available: www.fch. europa.eu/project/clean-refinery- hydrogeneurope. [23] Greencarcongress, "Thyssenkrupp offering large- scale water electrolysis", 27/7/2018. [Online]. Available: https://www.greencarcongress.com/2018/07/20180728- tk.html. [24] Andreas Franke, “Danish companies plan 1.3- GW green hydrogen project to fuel transport”. [Online]. Available: https://www.spglobal.com/platts/en/market- insights/latest-news/electric-power/052620-danish- companies-plan-13-gw-green-hydrogen-project-to-fuel- transport. 55DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 PETROVIETNAM [25] H.Ahmad, S.K.Kamarudin, L.J.Minggu, and M.Kassim, “Hydrogen from photo-catalytic water splitting process: A review”, Renewable and Sustainable Energy Review, Vol. 43, pp. 599 - 610, 2015. DOI: 10.1016/j. rser.2014.10.101. [26] Ryu Abe, “Recent progress on photocatalytic and photoelectrochemical water splitting under visible light irradiation”, Journal of Photochemistry and Photobiology C: Photochemistry Reviews, Vol. 11, pp. 179 - 209, 2010. DOI: 10.1016/j.jphotochemrev.2011.02.003. [27] Tahereh Jafari, Ehsan Moharreri, Alireza Shirazi Amin, Ran Miao, Wenqiao Song and Steven L.Suib, “Photocatalytic water splitting - The untamed dream: A review of recent advances”, Molecules, Vol. 21, No. 7, pp. 900, 2016. DOI: 10.3390/molecules21070900. [28] Rengui Li, “Latest progress in hydrogen production from solar water splitting via photocatalysis, photoelectrochemical, and photovoltaic- photoelectrochemical solutions”, Chinese Journal of Catalysis, Vol. 38, No. 1, pp. 5 - 12, 2017. DOI: 10.1016/ S1872-2067(16)62552-4. [29] Matthias Binder, Michael Kraussler, Matthias Kuba, and Markus Luisser, “Hydrogen from biomass gasification”, IEA Bioenergy, 2018. [30] Binh M.Q.Phan, Long T.Duong, Viet D.Nguyen, Trong B.Tran, My H.H.Nguyen, Luong H.Nguyen, Duc A.Nguyen, and Loc C.Luu, “Evaluation of the production potential of bio-oil from Vietnamese biomass resources by fast pyrolysis”, Biomass and Bioenergy, Vol. 62, pp. 74- 81, 2014. DOI: 10.1016/j.biombioe.2014.01.012. [31] Milan Hrabovsky, “Chapter 3: Thermal plasma gasification of biomass”, Progress in Biomass and Bioenergy Production, Shahid Shaukat (Eds.), IntechOpen, 2011. DOI: 10.5772/18234. [32] Frédéric Fabry, Christophe Rehmet, Vandad- Julien Rohani, and Laurent Fulcheri, Waste Gasification by Thermal Plasma: A Review, Waste and Biomass Valorization, Vol. 4 (3), pp. 421 - 439, 2013. DOI: 10.1007/s12649-013- 9201-7. [33] Bryan Sims, “Proving out plasma gasification”. [Online]. Available: articles/2144/proving-out-plasma-gasification. [34] Pavlos Nikolaidis and Andreas Poullikkas, “A comparative overview of hydrogen production processes”, Renewable and Sustainable Energy Reviews, Vol. 67, pp. 597 - 611, 2017. DOI: 10.1016/j.rser.2016.09.044. [35] Ibrahim Dincer and Canan Acar, “Review and evaluation of hydrogen production methods for better sustainability”, International Journal of Hydrogen Energy, Vol. 40, pp. 11094 - 11111, 2015. DOI: 10.1016/j. ijhydene.2014.12.035. [36] Javier Dufour, David P.Serrano, Jose L.Gálvez, Jovita Moreno, and Antonio González, “Hydrogen production from fossil fuels: life cycle assessment of technologies with low greenhouse gas emissions”, Energy & Fuels, Vol. 25, No. 5, pp. 2194 - 2202, 2011. DOI: 10.1021/ ef200124d. [37] Nguyen Quoc Khanh, “Analysis of future generation capacity scenarios for Vietnam”, GreenID, 2017. [38] Jason Gregory, Game engine architecture. CRC Press, 2018. Summary Renewable hydrogen is a trending development nowadays. The two main routes for its production are water electrolysis and biomass gasification. Biomass gasification is a fully commercialised technology while water electrolysis is still an unmatured technology. In the downstream sector, for their sustainable development and making full use of available infrastructure, renewable hydrogen can be introduced to refineries and petrochemical plants on the basis of their advantages and conditions. For Dung Quat Refinery, Nghi Son Refinery and Petrochemical Complex, and Phu My Fertilizer Plant, renewable hydrogen can be obtained by water electrolysis using wind and/or solar energy. For Ca Mau Fertilizer Plant, biomass can be considered as the potential feedstock for hydrogen production using gasification technology. Key words: Hydrogen, petroleum processing, renewable, water electrolysis, biomass gasification, Dung Quat Refinery, Nghi Son Refinery and Petrochemical Complex, Ca Mau Fertilizer Plant, Phu My Fertilizer Plant. HYDROGEN PRODUCTION FROM RENEWABLE RESOURCES FOR USE IN REFINERIES AND PETROCHEMICAL PLANTS IN VIETNAM Nguyen Huu Luong, Nguyen Thi Chau Giang, Huynh Minh Thuan Vietnam Petroleum Institute Email: luongnh.pvpro@vpi.pvn.vn
File đính kèm:
- san_xuat_hydro_tu_cac_nguon_tai_tao_va_su_dung_trong_cac_nha.pdf