Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn

Bài báo trình bày đặc điểm phức hệ hóa thạch khuê tảo (diatom, hay còn gọi là tảo silic) trong 25 mẫu trầm tích bề mặt đáy biển ở

khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn. Đặc trưng phức hệ hóa thạch khuê tảo phản ánh các mẫu trầm tích được thành tạo trong môi trường

biển nông và ở vùng khí hậu nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu đã phân chia phức hệ hóa thạch khuê tảo thành 3 vùng khác nhau do sự khác

biệt về tổng lượng hóa thạch và thành phần loài. Kết quả thể hiện sự phù hợp của phức hệ hóa thạch với điều kiện sinh thái của các trầm

tích ở khu vực nghiên cứu

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 1

Trang 1

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 2

Trang 2

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 3

Trang 3

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 4

Trang 4

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 5

Trang 5

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 6

Trang 6

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 7

Trang 7

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 8

Trang 8

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 6460
Bạn đang xem tài liệu "Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn

Phức hệ hóa thạch khuê tảo trong các trầm tích bề mặt đáy biển ở khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn
17DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
PETROVIETNAM
PHỨC HỆ HÓA THẠCH KHUÊ TẢO TRONG CÁC TRẦM TÍCH 
BỀ MẶT ĐÁY BIỂN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỂ NAM CÔN SƠN
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 11 - 2020, trang 17 - 25
ISSN 2615-9902
Nguyễn Văn Sử1, Mai Hoàng Đảm1, Nguyễn Thị Thu Cúc2
1Viện Dầu khí Việt Nam
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Email: sunv@vpi.pvn.vn
https://doi.org/10.47800/PVJ.2020.11-02
Tóm tắt
Bài báo trình bày đặc điểm phức hệ hóa thạch khuê tảo (diatom, hay còn gọi là tảo silic) trong 25 mẫu trầm tích bề mặt đáy biển ở 
khu vực Đông Nam bể Nam Côn Sơn. Đặc trưng phức hệ hóa thạch khuê tảo phản ánh các mẫu trầm tích được thành tạo trong môi trường 
biển nông và ở vùng khí hậu nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu đã phân chia phức hệ hóa thạch khuê tảo thành 3 vùng khác nhau do sự khác 
biệt về tổng lượng hóa thạch và thành phần loài. Kết quả thể hiện sự phù hợp của phức hệ hóa thạch với điều kiện sinh thái của các trầm 
tích ở khu vực nghiên cứu. 
Từ khóa: Khuê tảo, trầm tích bề mặt, môi trường biển nông, khí hậu nhiệt đới, Đông Nam bể Nam Côn Sơn.
1. Giới thiệu
 Biển Đông có tốc độ lắng đọng trầm tích lớn hơn 
so với nhiều vùng biển khác ở khu vực Thái Bình Dương. 
Nhiều nghiên cứu về cổ địa tầng và cổ sinh thái đã được 
thực hiện đối với các trầm tích Pleistocene-Holocene về 
các nhóm vi cổ sinh như: trùng lỗ (foraminifera), tảo vôi 
(calcareous nannofossil), trùng tia (radiolaria) và khuê 
tảo (diatom) [1 - 3] nhằm khôi phục các điều kiện cổ môi 
trường và cổ khí hậu ở khu vực này. Thềm lục địa Việt 
Nam thuộc rìa phía Tây của Biển Đông, có diện tích hơn 1 
triệu km2 và trải dài từ Bắc xuống Nam. Tại đây, các nghiên 
cứu về khuê tảo chưa nhiều và chủ yếu phát hiện, liệt kê, 
phân loại và mô tả các giống loài đang sống [4, 5]. Một số 
nghiên cứu hóa thạch nhóm sinh vật này trong trầm tích 
Đệ tứ đã được công bố, tuy nhiên chỉ tập trung ở vùng cửa 
sông và ven biển [6 - 9]. Các công trình nghiên cứu nêu 
trên chưa đề cập đến phức hệ khuê tảo trong trầm tích ở 
ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam.
Khuê tảo là nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước 
hiển vi [10], khung xương bằng hợp chất silic dioxide 
(SiO2.nH2O) và có các tô điểm phức tạp ở trên bề mặt vỏ. 
Khuê tảo rất đa dạng về hình thái, sống riêng lẻ hoặc liên 
kết thành các tập đoàn. Khuê tảo chiếm tỷ lệ lớn trong 
tổng sinh khối các hệ sinh thái nước, các phức hệ thường 
phong phú về chi, loài. Ước tính trên thế giới có khoảng 
10.000 - 12.000 loài khuê tảo đang sống và hóa thạch [10], 
có nghiên cứu đã thống kê hơn 100.000 loài [10, 11] hoặc 
thậm chí gần 200.000 loài [12]. Đồng thời, khuê tảo là 
nhóm sinh vật phân bố rộng rãi trong hầu hết các hệ sinh 
thái nước mặn, nước lợ và nước ngọt, từ vùng cực đến xích 
đạo [11]. Trong từng điều kiện, khuê tảo có các chi, loài 
đặc trưng riêng. Ngoài ra, khuê tảo thuộc nhóm sinh vật 
có thời gian sinh sản ngắn nhất (khoảng 2 tuần) [11], do 
đó rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường như: độ 
muối, nhiệt độ, hàm lượng chất dinh dưỡng. Vì vậy, khuê 
tảo được coi là nhóm sinh vật chỉ thị cho môi trường, là 
công cụ hữu ích cho các nghiên cứu cổ môi trường, cổ địa 
lý và cổ khí hậu, đặc biệt trong các trầm tích Đệ tứ [1 - 4, 
7 - 9].
Bể Nam Côn Sơn nằm ở phía Đông Nam thềm lục địa 
Việt Nam (Hình 1), là bể trầm tích Cenozoic lớn ở Việt Nam. 
Ở đây, nhiều nghiên cứu địa tầng dựa vào các hóa thạch 
vi cổ sinh đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu 
về hóa thạch khuê tảo chưa được quan tâm và công bố. 
Bài báo trình bày chi tiết các đặc điểm phức hệ khuê tảo 
trong 25 mẫu trầm tích bề mặt cùng mối quan hệ với môi 
trường thành tạo trầm tích và điều kiện khí hậu, nhằm tạo 
cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu sinh địa tầng và cổ sinh 
thái các trầm tích trong vùng nghiên cứu và các khu vực 
lân cận.
Ngày nhận bài: 26/8/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/8 - 4/11/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 9/11/2020.
18 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Các mẫu nghiên cứu được thu thập tại khu vực Đông 
Nam bể Nam Côn Sơn (Hình 1) theo chương trình lấy mẫu 
đáy biển của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển An toàn 
và Môi trường Dầu khí (CPSE), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) 
thực hiện vào tháng 10/2019. Tại các vị trí lấy mẫu, độ sâu 
đáy biển dao động 80 - 130 m (Bảng 1). Mẫu nghiên cứu là 
các trầm tích cát mịn, bở rời, lấy ở lớp 2 cm trên cùng của 
trầm tích tầng mặt đáy biển. Tổng cộng có 25 mẫu trầm 
tích được thu thập, kí hiệu S1 tới S25 (Hình 1, Bảng 1). Các 
mẫu được gia công và phân tích tại Trung tâm Phân tích 
Thí nghiệm, VPI.
Các mẫu được gia công chủ yếu theo phương pháp 
của R.W. Barttarbee [13]. Ngoài ra, hóa thạch khuê tảo 
trong các mẫu được làm giàu theo Trần Đức Thạnh [14]. 
Các mẫu (khoảng 5 g/mẫu) được xử lý với H2O2 30% để loại 
bỏ vật chất hữu cơ, đun với HCl 10% để loại bỏ thành phần 
carbonate và tiếp tục xử lý với HNO3 25% để tẩy bỏ các 
mảnh hữu cơ. Tẩy khoáng vật sét bằng dung dịch sodium 
pyrophosphate (Na4P2O7.nH2O), sau đó làm giàu các mảnh 
vỏ hóa thạch có trong mẫu bằng dung dịch nặng (CdI2 + 
KI) tỷ trọng 2,5. Mẫu sau khi xử lý được pha loãng và nhỏ 
lên kính phủ 22 × 22 mm, sau đó sấy khô trên bếp điện 
ở 60 oC. Gắn kính phủ vào lam kính bằng nhựa naphrax 
(chiết suất = 1,73) ở 130 oC.
Lát mỏng được quan sát dưới kính hiển vi quang học 
Axio Imager A2 và Leica DM4000B, độ phóng đại 400 lần 
(sử dụng v ... 
D
I
1
5
4
2
3
7
2
5
2
2
2
6
5
6
7
8
D
I
6
12
6
1
12
13
2
1
1
11
14
4
17
13
5
5
28
38
75
30
D
I
7
2
11
5
4
51
3
4
30
16
5
6
7
9
4
126
26
105
51
32
48
92
90
42
D
I
4
1
1
2
2
6
1
2
1
D
I
39
30
26
8
9
22
11
10
24
2
5
1
4
1
5
2
3
2
5
6
2
2
D
I
4
1
1
1
1
1
D
I
5
6
7
1
1
11
3
4
9
7
6
8
1
4
5
7
5
8
30
3
7
10
16
13
14
D
I
6
10
22
6
4
14
2
6
5
6
4
16
6
13
12
10
2
8
1
12
11
1
D
I
3
1
8
16
1
10
3
5
3
5
1
9
11
7
12
6
1
8
1
16
38
14
D
I
3
2
13
1
1
9
12
1
4
14
13
6
9
4
4
3
7
14
14
21
D
I
1
1
2
2
1
1
1
1
2
D
I
5
2
4
2
1
5
1
1
10
1
5
10
16
8
28
16
7
4
6
8
11
32
D
I
224
40
185
120
28
120
30
38
61
60
45
16
60
47
254
82
216
234
960
114
364
360
608
765
345
D
I
14
2
3
1
1
3
1
3
1
10
8
3
1
1
1
4
6
5
5
*
11
13
67
45
44
105
25
39
24
13
5
6
30
10
60
96
62
300
32
35
70
148
165
76
D
I
3
6
22
5
1
2
15
3
1
10
44
2
1
4
7
26
6
3
7
20
D
I
1
1
7
2
2
2
3
6
1
8
6
9
D
I
58
21
34
15
6
34
3
12
28
2
5
1
10
17
45
30
24
46
30
12
18
46
104
75
72
D
I
10
8
21
6
5
18
3
7
10
4
5
5
10
13
12
38
7
32
18
9
12
13
30
11
D
I
4
1
2
5
3
1
2
D
I
1
1
1
2
2
1
1
1
1
D
I
3
2
4
17
8
5
1
1
3
6
14
D
I
2
4
4
3
2
10
3
3
34
7
1
1
11
1
7
13
8
10
32
6
16
10
11
26
30
Nhóm ven bờ Nhóm ven bờ~biển Nhóm biển
Số 
hiệu 
mẫu
Tổng lượng hóa thạch các nhóm môi trường Một số loài khuê tảo đặc trưng cho các môi trường
Nhóm 
mẫu
Bi
ển
 n
ôn
g
Phần trăm (%)
Hình 10. Đặc điểm phân bố hóa thạch khuê tảo theo độ muối của môi trường nước
23DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
PETROVIETNAM
thấp hơn so với vùng I và II. Kết quả ghi nhận số 
loài và thứ loài ở các mẫu dao động 15 - 44, tổng 
số lượng hóa thạch của phức hệ và từng cá thể suy 
giảm đáng kể so với các mẫu ở vùng I và vùng II 
(Hình 11), các cá thể đều có tần suất bắt gặp ít hoặc 
hiếm (Hình 10). Tỷ lệ % số loài và thứ loài lớp trung 
tâm và lông chim tương đối đồng đều, nhưng tổng 
số lượng cá thể lớp trung tâm chiếm ưu thế hơn 
(57 - 84%) so với lớp lông chim (16 - 43%) (Hình 11).
- Vùng III: gồm 11 mẫu S1, S5, S6, S8, S12, 
S13, S25, S17, S18, S22 và S23 (Hình 12), phân bố ở 
độ sâu nước biển từ 112 - 170 m (Bảng 1). Các hóa 
thạch lớp trung tâm (73 - 93%) cho thấy sự thống 
trị về số lượng so với lớp lông chim (7 - 27%), và 
phong phú nhất so với các vùng khác (Hình 11). 
Trong đó, các loài và thứ loài thuộc nhóm sống 
trôi nổi có số lượng cá thể chiếm ưu thế vượt 
trội trong các mẫu, điển hình là: Alveus marinus, 
Asterolampra marylandica, Asteromphalus arachne, 
Azpeitia nodulifera, Az. africana, Coscinodiscus 
asteromphalus, Cs. radiatus, Planktoniella sol 
(Hình 10). Thành phần loài đa dạng ở mức trung 
bình tới cao, số loài và thứ loài dao động 42 - 57, 
Hs = 1,96 - 3,25. Ngoài ra, các loài và thứ loài nhóm 
nước mặn cũng cho thấy số lượng vượt trội (85 - 
95%) so với các loài ven bờ (5 - 15%) (Hình 11). 
Phức hệ hóa thạch khuê tảo ở các mẫu phân 
tích thể hiện tính đa dạng loài trung bình tới cao 
(số loài và thứ loài dao động 15 - 65, Hs = 1,96 - 
3,50). Tỷ lệ số loài và thứ loài thuộc lớp lông chim 
chiếm ưu thế so với lớp trung tâm, tuy nhiên tổng 
số lượng hóa thạch lớp trung tâm, sống trôi nổi trong môi trường 
biển có tỷ lệ vượt trội (52 - 93%) so với lớp lông chim sống đáy (7 
- 48%), (Hình 9). Đồng thời, phức hệ hóa thạch ghi nhận sự vắng 
mặt của các loài và thứ loài khuê tảo nước ngọt. Như vậy, đặc 
điểm phức hệ hóa thạch khuê tảo phản ánh các mẫu trầm tích 
nghiên cứu được lắng đọng ở môi trường biển nông.
Theo sự phân chia các kiểu môi trường trầm tích của I. Koizumi 
[23] khi nghiên cứu khuê tảo ở Thái Bình Dương: vùng nước biển 
1. Lớp trung tâm
2. Lớp lông chim có rãnh
3. Lớp lông chim không rãnh
100
1. Nhóm sống đáy
2. Nhóm trôi nổi
100
1. Nhóm nước ngọt
2. Nhóm nước lợ
3. Nhóm nước lợ~biển
4. Nhóm biển
100
 S2
 S3
 S4
 S7
 S9
 S10
 S11
 S14
 S24
 S15
 S16
 S19
 S20
 S21
 S1
 S5
 S6
 S8
 S12
 S13
 S25
 S17
 S18
 S22
 S23
I
II
III
M
ôi
 tr
ườ
ng
 tr
ầm
 tí
ch
1. Lớp trung tâm
2. Lớp lông chim có rãnh
3. Lớp lông chim không rãnh
2000
Số lượng
1. Nhóm sống đáy
2. Nhóm trôi nổi
2000
1. Nhóm nước ngọt
2. Nhóm nước lợ
3. Nhóm nước lợ~biển
4. Nhóm biển
2000
1. Lớp trung tâm
2. Lớp lông chim có rãnh
3. Lớp lông chim không
rãnh
80 5
2.92
3.34
3.23
2.82
3.48
3.3
3.3
3.43
3.5
2.73
2.66
2.08
2.9
3.04
2.69
3.25
2.8
2.71
1.96
2.61
2.15
2.34
2.54
2.36
2.71
Số lượng loài
Số 
hiệu 
mẫu
Tổng lượng hóa thạch Nhóm sống đáy/trôi nổi Các nhóm theo môi trường Đa dạng loài
Nhóm 
mẫu
Phần trăm (%) Số lượng Phần trăm (%) Số lượng Phần trăm (%) Chỉ số Shannon & Wiener
Bi
ển
 n
ôn
g
Hình 11. Môi trường trầm tích biển nông và đặc trưng phức hệ khuê tảo ở 25 mẫu bề mặt
Hình 12. Sơ đồ phân chia các nhóm mẫu theo phức hệ khuê tảo ở 25 mẫu bề mặt
24 DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
30 - 200 m xếp vào môi trường biển nông (thềm), tương 
ứng với đới ánh sáng, ở vùng này có cả khuê tảo trôi nổi 
và sống đáy. Như vậy, mặc dù các mẫu trầm tích đều có 
nguồn gốc môi trường biển nông, nhưng phức hệ hóa 
thạch có sự khác biệt về tổng số lượng hóa thạch và thành 
phần loài ở các vùng. Sự khác biệt này phản ánh các mẫu 
trầm tích ở vùng III được lắng đọng trong điều kiện sâu 
hơn so với vùng I và II, thể hiện bởi sự ưu trội của các loài 
và thứ loài khuê tảo biển, trôi nổi. Trong khi đó, các mẫu 
trầm tích ở vùng I chịu sự ảnh hưởng của lục địa nhiều 
nhất bởi sự có mặt của nhiều loài khuê tảo lông chim, 
sống đáy môi trường nước lợ ven bờ. Đặc biệt, trong toàn 
bộ mẫu phân tích vắng mặt khuê tảo nước ngọt chứng tỏ 
vùng nghiên cứu không chịu ảnh hưởng của nguồn vật 
liệu từ đất liền đưa ra.
4. Kết luận
Phức hệ hóa thạch khuê tảo ở 25 mẫu trầm tích bề 
mặt khá phổ biến, đa dạng loài trung bình đến cao và đa 
số các mảnh vỏ được bảo tồn tốt, rất ít mảnh vỏ bị phá hủy 
hoặc bào mòn. Kết quả phân tích ghi nhận có 101 taxa 
(gồm 98 loài và 3 thứ loài) thuộc 44 chi, 29 họ, 19 bộ và 3 
lớp. Lớp lông chim có rãnh chiếm ưu thế về thành phần 
loài gồm 53 loài và 1 thứ loài tương đương 53,46%. Lớp 
trung tâm có 41 loài và 2 thứ loài chiếm 42,58%. Lớp lông 
chim không rãnh có thành phần loài thấp nhất, chỉ có 4 
loài tương đương 3,96%. Lớp khuê tảo trung tâm thống 
trị về số lượng mảnh vỏ hóa thạch (52 - 93%) ở các mẫu 
phân tích. Phổ biến nhất là Azpeitia nodulifera, tần suất 
xuất hiện từ trung bình tới cao cho thấy loài này có khả 
năng chống chịu cao với sự hòa tan silic ở khu vực Biển 
Đông. Bên cạnh Azpeitia nodulifera, còn gặp nhiều khuê 
tảo đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới 
trong các mẫu phân tích.
Sự thống trị về số lượng mảnh vỏ của nhóm khuê tảo 
biển, trôi nổi và nhóm nhiệt đới trong các mẫu phân tích 
cho thấy trầm tích được thành tạo trong vùng biển ấm 
nhiệt đới tương đối xa bờ. Ba vùng thành tạo trầm tích 
với sự khác biệt rõ rệt về tổng số lượng hóa thạch, thành 
phần loài, tỷ lệ các loài trôi nổi và sống đáy, tỷ lệ các loài 
nhóm biển và ven bờ trong mẫu cũng thể hiện mức độ 
ảnh hưởng của lục địa tới vùng nghiên cứu. Sự vắng mặt 
của khuê tảo nước ngọt cho thấy vùng nghiên cứu không 
có nguồn trầm tích từ đất liền đưa ra.
Đối với vùng thành tạo trầm tích II cần có sự nghiên 
cứu chi tiết hơn những hoạt động của các yếu tố thủy động 
lực ảnh hưởng tới quá trình lắng đọng trầm tích gây ra hiện 
tượng hiếm gặp các hóa thạch khuê tảo ở vùng này.
Tài liệu tham khảo
[1] Hui Jiang, Yulong Zheng, Lihua Ran, and Marit 
Solveig Seidenkrantz, “Diatoms from the surface sediments 
of the South China Sea and their relationships to modern 
hydrography”, Marine Micropaleontology, Vol. 53, No. 3 - 4, 
pp. 279 - 292, 2004. DOI: 10.1016/j.marmicro.2004.06.005.
[2] Yue Huang, Hui Jiang, M. Sarnthein, Karen Luise 
Knudsen, and Dongling Li, “Diatom response to changes 
in palaeoenvironments of the northern South China Sea 
during the last 15000 years”, Marine Micropaleontology, 
Vol. 72, No. 1 - 2, pp. 99 - 109, 2009. DOI: 10.1016/j.
marmicro.2009.04.003.
[3] Meiqin Sun, Dongzhao Lan, and Zhimin Cao, 
“Diatoms from the southwestern continental slope, South 
China Sea, and their paleoenvironmental significance 
since last glacial times”, Progress in Natural Science, 
Vol. 19, No. 10, pp. 1413 - 1418, 2009. DOI: 10.1016/j.
pnsc.2009.03.007.
[4] Trương Ngọc An, Phân loại tảo silic phù du biển 
Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1993.
[5] Đặng Thị Sy, “Tảo silic vùng cửa sông ven biển Việt 
Nam”, Luận án Phó Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Tự 
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.
[6] Trần Đức Thạnh, “Phân bố tảo silic trong trầm tích 
bề mặt vùng ven biển từ cửa Văn Úc tới cửa Ba Lạt”, Tạp chí 
Tài nguyên và Môi trường biển, Tập 1, tr. 67 - 72, 1991.
[7] Tạ Thị Kim Oanh và Nguyễn Văn Lập, “Diatom - 
chỉ thị môi trường trầm tích và dao động mực nước biển 
trong Pleistocen muộn - Holocen”, Tạp chí các khoa học về 
trái đất, Tập 22, Số 3, tr. 226 - 233, 2000.
[8] Đào Thị Miên, Nguyễn Ngọc và Nguyễn Thị Thu 
Cúc, “Ý nghĩa của các phức hệ Diatomeae trong việc xác 
định nguồn gốc trầm tích cuối Holocen giữa - Holocen 
muộn ở một số đồng bằng ven biển Việt Nam”, Tạp chí Địa 
chất, Tập 295, Số 7 - 8, tr. 1 - 14, 2006.
[9] Nguyễn Thị Thu Cúc và Doãn Đình Lâm, 
“Diatomeae và sự thay đổi môi trường trầm tích Holocen 
khu vực cửa sông ven biển sông Tiền”, Tạp chí Khoa học Trái 
đất và Môi trường, Tập 29, Số 3, tr. 14 - 25, 2013.
[10] G.R. Hasle and E.E. Syvertsen, “Marine diatoms”, 
Identifying marine phytoplankton, Carmelo Tomas. (Ed.). 
Academic Press, Harcourt Brace & Company, 1997: pp. 5 
- 385.
[11] F.E. Round, R.M. Crawford, and D.G. Mann, The 
25DẦU KHÍ - SỐ 11/2020 
PETROVIETNAM
diatoms: Biology & Morphology of the genera. Cambridge 
University Press, Cambridge, 1990.
[12] V. Jone, “Diatom introduction”, Encyclopedia of 
Quaternary Science, pp. 476 - 484, 2007. DOI: 10.1016/B0-
44-452747-8/00232-5.
[13] R.W. Barttarbee, “Diatom analysis”, Handbook of 
palaeoecology and palaeohydrology. John Wiley and Sons, 
Chichester, 1986.
[14] Trần Đức Thạnh, “Phương pháp gia công mẫu 
làm giàu tảo silic trong trầm tích”, Tạp chí các khoa học về 
trái đất, Tập 37, Số 2, tr. 97 - 103, 2015.
[15] N.Ingram Hendey, “An introductory account 
of the smaller Algae of British coastal waters”, Fishery 
Investigation, Series IV, Part V: Bacillariaceae (Diatoms). 
London, Her Majesty’s Stationery Office, 1964.
[16] A.P. Jousé, “Atlas of microorganisms in 
bottom sediments of the oceans”, Diatoms, radiolarian, 
silicoflagellates and coccoliths. Publishing house “Nauka”, 
Moscow, 1977.
[17] T.V. Desikachary, “Marine diatoms of the 
Indian ocean region”, Atlas of Diatoms. Madras Science 
Foundation, Madras, 1986, Plates 1 - 77.
[18] T.V. Desikachary, “Marine diatoms of the 
Indian ocean region”, Atlas of Diatoms. Madras Science 
Foundation, Madras, 1987, Plates 78 - 221.
[19] T.V. Desikachary, “Marine diatoms of the 
Indian ocean region”, Atlas of diatoms. Madras Science 
Foundation, Madras, 1987, Plates 222 - 400.
[20] T.V. Desikachary, “Marine diatoms of the 
Indian ocean region”, Atlas of Diatoms. Madras Science 
Foundation, Madras, 1988, Plates 401 - 621.
[21] T.V. Desikachary, “Marine diatoms of the 
Indian ocean region”, Atlas of Diatoms. Madras Science 
Foundation, Madras, 1989, Plates 622 - 809.
[22] S.R. Stidolph, F.A.S. Sterrenburg, K.E.L. Smith, 
and A. Kraberg, “Stuart R. Stidolph diatom atlas”, U.S. 
Geological Survey, 2012. DOI: 10.3133/ofr20121163.
[23] I. Koizumi, “Diatom records|Pacific”, Encyclopedia 
of Quaternary Science. Elsevier B.V, pp. 576 - 598. 2007.
[24] John A. Barron, Elisabeth Fourtanier, and Steven 
M. Bohaty, “Oligocene and earliest Miocene diatom 
biostratigraphy of ODP Leg 199 Site 1220, equatorial 
pacific”, Proceedings of the Ocean Drilling Program, 
Scientific Results, Vol. 199, 2004. DOI: 10.2973/odp.proc.
sr.199.204.2004.
[25] Claude E. Shannon and Warren Weaver, The 
mathematical theory of communication. University of 
Illinois Press, Urbana, 1949.
Summary
The paper presents the characteristics of diatom assemblages taken from 25 samples of surface sediments in the southeastern part of 
Nam Con Son basin. The characteristics of diatom assemblages indicate a neritic condition and tropical climate. Three diatom assemblages 
were distinguished due to the significant differences in the total abundance and species composition. The result shows a clear suitability 
between the distribution of diatoms and the ecology of the samples in the study area. 
Key words: Diatoms, surface sediments, neritic condition, tropical climate, southeastern part of Nam Con Son basin.
MARINE DIATOM ASSEMBLAGES FROM SURFACE SEDIMENTS
OF SOUTHEASTERN PART OF NAM CON SON BASIN
Nguyen Van Su1, Mai Hoang Dam1, Nguyen Thi Thu Cuc2
1Vietnam Petroleum Institute
2Hanoi University of Science, VNU
Email: sunv@vpi.pvn.vn

File đính kèm:

  • pdfphuc_he_hoa_thach_khue_tao_trong_cac_tram_tich_be_mat_day_bi.pdf