Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế

Đoạn Sông Hương chảy qua Kinh Thành Huế có những chi lưu và phụ lưu. Bên hữu ngạn gần ga Huế mở một chi lưu: sông An Cựu, từ thế kỷ XVIII trở về trước còn gọi là sông Phủ Cam, nhà Nguyễn bắt đầu gọi là sông Lợi Nông.

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 1

Trang 1

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 2

Trang 2

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 3

Trang 3

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 4

Trang 4

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 5

Trang 5

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 6

Trang 6

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 7

Trang 7

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 8

Trang 8

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 9

Trang 9

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang Danh Thịnh 12/01/2024 1280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế

Những địa danh và di tích liên quan đến sông An Cựu ở khu vực Huế
24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
NHỮNG ĐỊA DANH VÀ DI TÍCH 
LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG AN CỰU Ở KHU VỰC HUẾ
 Lê Nguyễn Lưu*
 Nguyễn Công Trí**
I. Danh xưng con sông và những địa danh liên quan
Đoạn Sông Hương chảy qua Kinh Thành Huế có những chi lưu và phụ lưu. 
Bên hữu ngạn gần ga Huế mở một chi lưu: sông An Cựu, từ thế kỷ XVIII trở về 
trước còn gọi là sông Phủ Cam, nhà Nguyễn bắt đầu gọi là sông Lợi Nông.
1. Tên sông An Cựu
Tên cổ nhất là sông An Cựu, đơn giản vì nó chảy qua làng An Cựu, một làng 
vào hạng cổ nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Làng An Cựu đều có tên trong các tác phẩm địa phương chí cổ (Ô Châu cận 
lục thế kỷ XVI, Phủ biên tạp lục thế kỷ XVIII, Đồng Khánh địa dư chí thế kỷ XIX), 
thuộc đơn vị xã. Xã An Cựu nằm về phía đông nam đối với trung tâm thành phố 
Huế, địa bàn vốn rất rộng, trước thế kỷ XVI thuộc huyện Kim Trà; từ năm 1570, 
thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà. Sách Ô Châu cận lục (bản sao của Tàng Cổ 
Viện) ở mục Phong tục tổng luận, Dương Văn An viết: 安舊芳筵細細茶烹於玉蕊 
An Cựu phương diên, tế tế trà phanh ư ngọc nhụy (An Cựu mừng xuân, trà ngọc 
nhụy thơm tho có tiếng),(1) ở mục liệt kê danh sách lại chép nhầm ra An Bạc (chữ 
Hán 泊 Bạc gần giống với chữ 旧 Cựu viết rẻ). Đến đầu thế kỷ XIX, theo địa bạ, xã 
An Cựu vẫn thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà, đông giáp đất các xã Vân Thê, 
Vân Dương, Thanh Tuyền, Thần Phù, Lang Xá, Phú Xuân, Dương Phẩm; tây giáp 
đất các xã Vĩ Dã Thượng, Dương Xuân, Cư Chánh, Châu Chử, Thần Phù; nam và 
bắc giáp thôn Xuân Hòa (huyện Phú Vang), toàn diện tích gần 1650 mẫu 3 sào 5 
thước 4 tấc 2 phân; từ năm 1835, xã An Cựu thuộc tổng An Cựu, huyện Hương 
Thủy. Về sau được chia làm hai bộ phận, gọi là An Cựu Đông và An Cựu Tây. An 
Cựu Đông kéo từ vùng giáp Chợ Cống đến đường Thiên lý (quốc lộ 1A), gồm 
năm thôn (Nhất Đông... Ngũ Đông); An Cựu Tây tiếp theo lên đến tận vùng chùa 
Thiền Tông (Thuyền Tôn), cũng gồm năm thôn (Nhất Tây... Ngũ Tây). Từ Cách 
mạng tháng Tám 1945 thành công, thuộc xã An Thủy, huyện Hương Thủy; từ năm 
1958, trở thành xã Thủy An, quận Hương Thủy; từ năm 1975, vẫn là xã Thủy An, 
* Thành phố Huế.
** Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
25Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
huyện Hương Thủy (từ năm 1977 là huyện Hương Phú); năm 1981, xã Thủy An 
thuộc thành phố Huế; năm 1983, cắt bớt phần đất lập các phường An Cựu, Phước 
Vĩnh, Phú Hội. Ngày nay, làng An Cựu cổ không còn nữa, đất đai bị chia vào các 
phường xã khác như Phú Hội, Phú Nhuận, xã Thủy An; nay xã Thủy An tách thành 
hai phường An Đông, An Tây (hai phường này cũng là An Cựu Đông, An Cựu Tây 
cũ, chiếm phần lớn diện tích xã An Cựu cổ), nhưng vẫn còn đó ngôi đình An Cựu, 
chợ An Cựu, cầu An Cựu và sông An Cựu “nắng đục mưa trong”.
An Cựu cũng là một trong những làng văn hiến của châu Hóa xưa. Dương 
Văn An đã ghi nhận một ông họ Hồ (không rõ tên) xuất thân giám sinh, làm đến 
chức Hiến sát phó sứ đạo Quảng Nam, có tiếng giỏi chính sự, thường gọi tắt là Hồ 
Hiến Phó. Đến thế kỷ XVII - XVIII, một chi họ Nguyễn Khoa nhập tịch, người đầu 
tiên là Bảng Trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm, tác giả sách Nam triều công nghiệp 
diễn chí. Theo truyền ngôn, vì ông có công giúp dân làng thu hồi phần đất bị lân 
hương lấn chiếm, và tổ chức khai hoang thêm vùng Phát Lác, nên các cụ chức sắc 
mời ông đến ở; về sau nữa, họ này lại phân cư, nhánh trưởng dời sang xã Vĩ Dã 
lập cơ nghiệp. Ông được làng thờ như một tiên hiền cùng Hồ Hiến Phó và Khoa 
Bảng hầu Trần Lộc... Giai đoạn cận đại, An Cựu là quê hương của nữ danh cầm 
Đẩu Nương (chưa rõ tên thật), được Tùng Thiện Vương mến tài và triều đình nhà 
Nguyễn sắc phong thần, cũng được thờ tại đình. Đến hiện đại thì có nhà bác học 
Đặng Văn Ngữ, người đóng góp rất lớn cho nền y học Việt Nam.
Chứng tích còn lại của làng An Cựu là ngôi đình làng đồ sộ, hiện tọa lạc phía 
đông cách quốc lộ 1A khoảng bốn trăm mét, bên con đường nhỏ rẽ vào chỗ dưới 
“Ngoẹo Dàng Xay” thuộc phường An Cựu. Không ai rõ đình được xây dựng bắt 
đầu từ niên điểm nào của thế kỷ XVI, nhưng tôn tạo thời Tự Đức (1848-1883) và 
trùng tu những năm 1906, 1957, 1970. Vì làng quá rộng, trải qua nhiều đợt phân 
chia đất đai, nên giấy tờ cổ bị thất tán, ngôi đình cũng rơi vào số phận hoang phế, 
mãi đến gần đây mới được các bô lão gốc xã An Cựu lưu ý chăm sóc, nhưng “lực 
bất tòng tâm”, có đình mà không có làng, không có dân, tình trạng vẫn chưa cải tạo 
được mấy. Ngôi đình nằm trong khuôn viên rộng chừng 500m2, thế đất hơi thấp, dễ 
bị ngập nước khi mưa to, vốn nằm giữa cánh đồng với vài cụm cư dân, mặt hướng 
về phía tây, nhìn ra quốc lộ 1A, không có la thành. Sau bốn trụ biểu cao nề câu đối 
hai mặt trong ngoài là khu sân hình chữ nhật khá rộng, nhưng mang vẻ tiêu điều. 
Ngôi đình dài và thấp. Tiền đường kiểu nhà vỏ cua, mái đúc giả ngói âm dương, 
dài 14m, rộng 3m (diện tích nền 42m2). Bức hoành phi khắc bốn đại tự 孝義可嘉 
Hiếu nghĩa khả gia, lạc khoản đề sắc tứ năm Khải Định thứ tư (1919). Chính điện 
ba gian hai chái, dài 14m, rộng 6m (diện tích nền 84m2), kiểu nhà rường, kết cấu 
gỗ, có cửa bàn khoa “thượng song hạ bản” thông mặt trước. Các dãy cột lớn bị mối 
mọt, hư hỏng nghiêm trọng; các án thờ cũng không còn nguyên vẹn, chỉ các thần 
26 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
vị vẫn khá đầy đủ. Bức hoành phi treo trên gian giữa khắc bốn đại tự 永安舊址 
Vĩnh an cựu chỉ. Liễn đối đã mất hết (chúng tôi được biết có người đã sao chép lại 
đầy đủ, nhưng chưa tìm ra địa chỉ của người ấy). Các sắc phong thần hiện còn, gửi 
ở Thất Tộc từ đường (nhà thờ bảy họ, tức miếu Khai Canh ở đường Hùng Vương, 
gần chợ An Cựu), tập chúc văn và địa bạ thời Bảo Đại thì do tư nhân giữ gìn bảo quản. 
Xem danh hiệu thần kỳ trong bài văn tế và trên bài vị, ta thấy nhiều nhân 
thần, người có công trạng, chức tước ở địa phương, gốc tích rõ ràng hay mù mịt, 
như Hiến sát phó sứ Hồ đại lang tướng quân, Trần quý công, Địch Nghị Mai quý 
phủ, Thục phu nhân (Đẩu Nương), Bả ... uất tiền lương của trẫm để mua sắm, và các sở khác cũng thế. Ấy là tính 
về sau, hoàng trưởng tử lớn lên, sẽ cho làm của riêng, hoặc nếu y không hưởng được 
lộc vị, thì chuyển giao của riêng này cho anh em hay con cháu. Bởi vậy mà không 
dám xài phí đến sức dân và tiền công của Nhà nước. Đấy cũng là điều hay vậy. Ôi! 
Đã làm vua, thì của kho nhà nước cũng đều là của mình, còn xây dựng riêng, dành 
dụm riêng làm gì? Bắt chước Lộc Đài của nhà Thương, Viên Lâm của nhà Đường(44) 
chỉ chuốc lấy lời mỉa mai châm biếm của người đời mà thôi! Nhưng gặp thời buổi 
văn minh ngày nay, tiền bạc chi tiêu của Nhà nước đã có ngân sách, vua có bổng, 
quan có lộc, mỗi người lấy đó dùng cho nhu cầu riêng, chứ không như ngày xưa bắt 
ức triệu người phải cung phụng. Vì vậy, vua chúa các nước ở châu Âu xây dựng lâu 
đài, lấy riêng tài sản còn gấp trăm lần, so ra thì của cải trẫm chẳng đáng bao lăm. 
Huống chi nghĩ lại, tuổi tác trẫm đã cao, mà hoàng tử còn thơ ấu, đạo trời khó thấy 
trước, việc người ắt phòng xa, biết đâu sau này hoàng trưởng tử không được như 
trẫm, thì lo trước là hơn. Bèn sai khắc chữ vào biển ngạch đặt tại cung An Định, và 
lệnh cho Ty Cẩn Tín kê chép tất cả những gì có ở trong lầu vào sổ sách để lại về sau.
Tháng trọng thu năm Canh Thân niên hiệu Khải Định (1920)”.
Sau lầu Khải Tường là Cưu Tư Đài, tức nhà hát. Kiến trúc này đã sụp đổ và 
triệt giải, nhưng nay khai quật vẫn còn nền móng. Hai bên đài là hai dãy nhà tả 
hữu, nơi ở của các nhân viên, nay vẫn còn. Tiếp đến là con đường rộng rãi dẫn tới 
cổng sau, chạy giữa hai cái hồ nước hình chữ nhật; xưa hai bên hồ nước có những 
chuồng nuôi dã thú
Tuy ra đời muộn, nhưng cung An Định và lầu Khải Tường vẫn là một di 
tích cung đình khá đặc biệt, đánh dấu một thời đại trong lịch sử Việt Nam, thời 
đại phong kiến - thực dân. Giá trị của cung An Định chủ yếu là ở mặt nghệ thuật 
kiến trúc và mỹ thuật trang trí, tiêu biểu cho phong cách kiến trúc tân cổ điển (néo 
- classique) đầu thế kỷ XX. Mặc dù chịu ảnh hưởng phương Tây, song mỹ thuật 
Huế với tư cách là một trung tâm mỹ thuật thời Nguyễn nổi tiếng vẫn gìn giữ và 
tiếp tục phát huy những nội dung và tính chất mỹ thuật truyền thống của dân tộc. 
Vì thế, cung An Định và lầu Khải Tường đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích quốc 
gia, được trùng tu và đem vào sử dụng.
 L N L - N C T 
CHÚ THÍCH 
(1) Dương Văn An (1961), Ô Châu cận lục, Bản dịch: Bùi Lương, Nxb Văn hóa Á châu, Sài Gòn, tr. 58.
(2) Về hệ thống thần linh của làng An Cựu, xem thêm “Trích tuyển văn tế làng xã Thừa Thiên 
Huế”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7 (141), tr. 24-26. 
(3) Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Bản dịch Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân..., Nxb 
Khoa học, Hà Nội, tr. 377. Có lẽ người dịch không biết, thấy chữ Nôm viết với chữ Hán “nhi”, 
nên đọc thành “nhé”. Trong nguyên văn (bản của Viện Văn hóa VHc 553), chúng tôi đọc 
được: “有名〇粒小而長頗香十月半種三月半穫 Hữu danh nhe, lạp tiểu nhi trường, phả hương, 
thập nguyệt bán chủng, tam nguyệt bán hoạch” (chữ chúng tôi vòng lại gồm bộ 米 mễ và chữ 
而 nhi, đáng tiếc phần mềm chữ Nôm trên máy tính hiện nay lại không có chữ này!). “Nhe” 
đọc thành “de” chỉ là do phương âm đọc NH thành D, không chỉ ở Huế mà chung cho cả vùng 
Trung Trung Bộ (Bình - Trị - Thiên): cái nhà > cái dà; nhấp nhô > dấp dô...
(4) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục chính biên, đệ thất kỷ, Bản dịch: Cao 
Tự Thanh, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 214.
(5) Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập I, Bản dịch: Viện Sử học, 
Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 250 - 251.
(6) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, sđd, tr. 114, 115.
(7) Tức bà Tống Thị Lĩnh, người huyện Tống Sơn xứ Thanh Hóa, con ông Thiếu phó quận công 
Tống Phúc Vinh, mẹ họ Lê. Bà sinh năm Quý Tỵ (1653), quy y với sư Thạch Liêm Thích Đại 
Sán, pháp danh Hưng Tín. Bà mất ngày 22 tháng Ba năm Bính Tý (23/5/1696), được phong 
Quốc Thái phu nhân, táng tại làng Định Môn (nay là xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh 
Thừa Thiên Huế), lăng tên là Vĩnh Mậu, thờ tại Thái Miếu hữu nhị án.
(8) Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, tr. 113.
55Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
(9) Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, quyển tứ thập bát, tờ 14a - 14b.
(10) Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển thất, tờ 14a.
(11) Ưng Luận (1995), Ca dao xứ Huế - Bình giải, Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, tập I, 
Huế, tr. 33.
(12) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, sđd, tr. 114.
(13) Dương Văn An, Ô Châu cận lục, sđd, tr. 36.
(14) Dương Văn An, Ô Châu cận lục, sđd, tr. 44, 45.
(15) Các chúa Nguyễn chọn đất đóng phủ, thường đặt tên mới theo ước nguyện của mình: chúa 
Sãi đặt phủ Phúc An (người Huế quen đọc là Phước Yên), ông bắt đầu lấy chữ Phúc làm họ 
kép Nguyễn Phúc, mong được yên ổn lâu dài, chúa Thượng đặt phủ Kim Long, chúa Ngãi 
đặt phủ Phú Xuân.
(16) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Tập 1, sđd, tr. 107.
(17) Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Thuận Hóa, lời chú 57, tr. 163.
(18) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, sđd, tập Năm, tr. 284.
(19) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, sđd, tập Năm, tr. 380.
(20) Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, sđd, tập Sáu, tr. 223.
(21) Đề thơ: nguyên văn “題糕 Đề cao”. Theo Kiến văn hậu lục, ngày Trùng Cửu, Lưu Mộng Đắc 
làm thơ, muốn dùng chữ “糕 cao” để gieo vần, ngặt vì ngũ kinh không có chữ này, nên thôi. 
Tống Tử Kinh cho là không hợp lý, nên ăn bánh cao, một thứ bánh bằng bột nếp, và làm thơ 
có câu: “劉郎不敢題糕字 / 虛負詩中一世家 Lưu lang bất cảm đề cao tự / Hư phụ thi trung nhất 
thế gia (Đề cao chẳng dám chàng Lưu ấy / Luống phụ trong thơ một thế gia). Về sau, người 
ta gọi “đề cao” là làm thơ. Đây cũng có thể vua Thiệu Trị nhắc lại việc ngày trước mình đươc 
theo vua cha lên chơi núi Ngự Bình, uống rượu làm thơ.
(22) Tung hô: nguyên văn “hô tam”, tức “tam hô” hay “tam chúc”. Do tích Hán Vũ Đế vào núi Tung 
Cao chơi, nghe trong núi âm vang tiếng hô “vạn tuế” (muôn năm) ba lần (có lẽ do các quan 
hô to, tiếng vang dội lại từ trong núi, hay địa phương cho người nấp sẵn trong núi, đợi vua 
đến rồi hô lên ba lần để chúc).
(23) Sông núi hiểm nguy: dịch thành ngữ “sơn hà bách nhị”, “bách nhị” là hai người chống lại 
được một trăm người, đó là nhờ cái thế hiểm yếu của núi sông, chỉ cần hai người cầm kích 
chống đỡ thì dù đối phương một trăm người cũng không vượt qua được. 
(24) Khu vực đàn Nam Giao của triều Nguyễn xây năm 1806 hiện còn, nằm trên mặt bằng gò 
đất phía nam Sông Hương và sông An Cựu, thuộc địa phận làng Dương Xuân, quy mô gồm 
bản thân nền đàn, Trai Cung (nhà để vua ở chay tịnh ba ngày trong mỗi lần tế) và Thần Khố 
(kho công, nơi cất chứa đồ dùng cho việc tế lễ, tức tự khí), chung quanh trồng thông, rào 
bằng tre xanh, về sau dựng thêm nhà Tả Túc, Hữu Túc (nơi các quan tạm trú để chầu hầu 
nhà vua), phòng trà (dành cho đội Thượng Trà, lo đồ uống cho vua), nhà bếp (dành cho đội 
Thượng Thiện, lo thức ăn cho vua) ở hai bên Trai Cung (1815), và Thần Trù (nơi hạ súc vật 
và làm đồ cúng, dựng năm 1827).
(25) Nội Các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, sđd, tập 13, tr. 96.
(26) Cưu: một loài chim, còn gọi là tu hú, chim gáy hay chim ngói, không biết làm tổ, đẻ nhờ vào 
tổ chim khác.
(27) Kinh kệ đưa: nguyên văn “dũng triều âm”, tiếng nước triều vọt lên, còn nói “hải triều âm”, 
tiếng sóng biển, chỉ âm thanh nhà Phật (tụng kinh, chuông, mõ) có sức mạnh thức tỉnh con 
người thoát khỏi mê lầm.
(28) Trường học mới: dịch thoát “tân Lỗ Trạch”. Lỗ Trạch là cái nhà ở nước Lỗ, chỉ nhà của 
Khổng Tử, cũng là nơi ông dạy học. Sử chép về sau, Lỗ Cung Vương phá nhà Khổng Tử 
để xây điện mới, phát hiện trong vách mấy quyển sách Thượng thư, Lễ ký, Luận ngữ, chữ 
viết như con nòng nọc, nên gọi là khoa đẩu văn (khoa đẩu: con nòng nọc), và các sách ấy 
gọi là Cổ văn Thượng thư, Lễ cổ kinh, Cổ văn Luận ngữ. Cái nhà mới nước Lỗ đây chỉ phủ 
của Tùng Thiện Vương, cũng là một vị thầy ở thế kỷ XIX.
(29) Bậc thầy xưa: nguyên văn “cựu Hà Gian”. Hà Gian Vương là tước hiệu của tông thất nhà 
Hán, tên Lưu Đức, ông là con vua Hán Cảnh Đế (156-54 TCN), nhưng không màng công 
danh phú quý, ngồi dạy học, sống vui đạo quên nghèo (lạc đạo vong bần), chủ việc thiện, 
được nhân dân kính trọng, yêu mến.
(30) Phụ lão nước Tề: chưa rõ điển tích.
(31) Chu gia phân khí: con cháu của vua nhà Chu thời Tam đại. Trong hoàng tộc Chu, các anh 
em, con cháu của thiên tử ở kinh đô được chăm sóc đầy đủ, có tòa điện riêng để hàng tháng 
tụ họp, thết đãi rất ân cần, nồng hậu, tạo điều kiện để họ giúp thiên tử bình trị thiên hạ; ai có 
công lớn cũng được cắt đất phong ấp. 
(32) Chín trù: chín mưu kế, nguyên tắc để trị nước, xuất từ thiên Hồng phạm trong Kinh Thư.
(33) Tiến Sảng: tên cái đình do vua Minh Mạng cho xây trên đỉnh núi Thúy Vân, sau tháp Điều 
Ngự chùa Thánh Duyên, để ngồi ngắm sóng biển ở cửa Tư Hiền.
(34) Nhạt tựa sông: nguyên văn “đạm tự lưu”, cũng như “đạm nhược thủy”, nhạt như nước, 
không mùi không vị nhưng lâu dài, bền vững, trong sạch. Xưa có câu: “朋友之交淡若水 Bằng 
hữu chi giao đạm nhược thủy” (Giao tình của bạn bè nhạt như nước. Luận ngữ).
(35) Trong ngoài: chỉ làm quan trong kinh đô và ngoài các tỉnh. Việc nước: nguyên văn “tuân 
tuyên”, chữ lấy trong Kinh Thi, phần Tiểu nhã, thiên Hoàng hoàng giả hoa, nói quan nhậm 
lệnh vua sai đi làm việc, đi sứ thăm hỏi các nước láng giềng, có câu: “載馳載驅周爰咨詢 Tái 
trì tái khu / Chu viên tư tuân (Chạy nhanh chạy gấp / Thăm hỏi khắp nơi). Tuyên là tuyên 
bố, nói cho mọi người biết chính lệnh của nhà vua, pháp luật của nhà nước để giáo hóa 
dân chúng biết tuân theo. Đây chỉ chức Tuần phủ thời Nguyễn. Dân sĩ: nhân dân và sĩ phu, 
người bình thường và người có học.
(36) Tử thần: con cái (đối với cha mẹ) và bề tôi (đối với vua). Chúng tôi để nguyên văn vì phép 
đối (dân sĩ - tử thần). Nói xuôi thuận là: thần tử (tôi con).
(37) Biết khôn giữ dại: nguyên văn “tri bạch thủ hắc”, biết trắng mà giữ lấy đen, tức hiểu biết 
nhiều, đầy đủ, nhưng cứ làm như chẳng biết gì, để được yên thân, chứ cứ khoe khoang ta 
đây biết nhiều, sẽ có lúc mang vạ.
(38) Trước Chu sau Lỗ: Chu là nước thiên tử, Lỗ là nước chư hầu, mà Lỗ lại có Khổng Tử, vị 
“vạn thế sư biểu”; đây chỉ triều đình trên có vua nhà Nguyễn, mà dưới có những gia đình 
như gia đình Tuy Lý Vương lại là trong họ vua, nhận mệnh vua để giáo hóa nhân dân, thì là 
một hạnh phúc lớn.
(39) Sân thi lễ: nguyên văn “Lý đình thi lễ”, chỉ cha dạy cho con học, truyền thống giáo dục gia 
đình. Theo Luận ngữ, Khổng Tử đang đứng một mình, con là Lý, tự Bá Ngư, đi ngang qua 
sân. Khổng Tử hỏi: “Con đã học Lễ chưa?” (Lễ tức Kinh Lễ). Cũng có lúc ông khuyên con 
57Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
nên học Kinh Thi để biết nhiều thứ trên đời, hỏi: “Con đã học Thi chưa?”. Vì vậy, từ “đình 
huấn”, “lý đình” nói về giáo dục trong gia đình, cha mẹ dạy dỗ con cái.
(40) Theo bài viết của Trần Huy Thanh trong hồ sơ di tích lưu trữ tại Nhà Bảo tàng Văn hóa thành 
phố Huế.
(41) Đáng tiếc là chúng tôi chưa rõ danh tính nhà thiết kế công trình này, là người Việt Nam hay 
kỹ sư Pháp.
(42) Bằng cách dùng từ “như” chín lần trong chương 3 và chương 6: “天保定爾以莫不興如山如
阜如岡如陵如川之方至以莫不增/如月之恒如日之升如南山之壽不騫不崩如松柏之茂無不爾或承 
Thiên bảo đính nhĩ, dĩ mạc bất hưng, như sơn, như phụ, như cương, như lăng, như xuyên 
chi phương chí dĩ mạc bất tăng/ Như nguyệt chi hằng, như nhật chi thăng, như Nam Sơn 
chi thọ bất khiển bất băng, như tùng bách chi mậu vô bất nhĩ hoặc thừa” (Trời giữ gìn người 
chắc chắn để không gì là không thịnh vượng, như núi, như gò, như đồi, như sườn non, như 
sông chảy khắp miền không gì không tăng thêm/ Như mặt trăng mọc, như mặt trời lên, sống 
mãi như núi Nam không nghiêng không đổ, như tùng bách tốt tươi, cho người được đầy đủ 
trọn vẹn). 
(43) Theo Phan Thuận An, tượng do một lính thợ người Quảng Nam thực hiện tại Huế. “Đầu bịt 
khăn chữ nhất (kiểu khăn xếp), mặc áo Tây khoác ngoài có xẻ tà nhưng lại thêu rồng, mây 
và sóng. Ngực áo đeo đầy mề đay (bên phải đeo 3 cái, bên trái đeo 4 cái). Hai vai mang gù 
có tua. Tay phải để thỏng hơi đưa về phía trước, tay trái chống kiếm đeo bên hông, ngón tay 
có đeo nhẫn hoa, chân đi giày da” ( Dẫn theo Trần Huy Thanh, bài viết trong hồ sơ di tích lưu 
tại Nhà Bảo tàng Văn hóa thành phố Huế, sau có in trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 
số 3 năm 1997). 
(44) Vua Trụ nhà Thương xây dựng Lộc Đài rất to lớn, làm nơi ăn chơi hưởng lạc, sau bị Chu 
Văn Vương khởi binh đánh diệt. Vua Huyền Tông nhà Đường lập cung thất Viên Lâm, lập 
đội nữ nhạc gọi là Lê Viên tử đệ, chuyên múa hát cho vua và Dương Quý Phi thưởng thức; 
sau Tiết độ sứ An Lộc Sơn nổi loạn, vua tôi phải chạy lánh vào đất Thục.
TÓM TẮT
Sông An Cựu, đoạn chảy qua thành phố Huế là địa bàn của nhiều ngôi làng cổ ra đời ngay 
từ thời người Việt mới vào khai phá vùng đất Thừa Thiên Huế. Trong quá trình đô thị hóa vùng 
Huế, làng xưa dần mất đi, nhường chỗ cho phố chợ, công sở, phủ đệ của các ông hoàng bà 
chúa, các cơ sở tôn giáo... Bài viết này đề cập một số địa danh và di tích gắn bó mật thiết với 
dòng sông An Cựu ở khu vực Huế. Đây đều là những địa danh quen thuộc với người dân xứ Huế 
và cả những người yêu Huế nhưng không phải ai cũng am hiểu tường tận.
ABSTRACT
PLACE NAMES AND RELICS RELATED TO AN CỰU RIVER IN THE AREA OF HUẾ
There are a lot of ancient villages along the bank of An Cựu River founded in the early 
time the Vietnamese people exploited the land in Thừa Thiên Huế. Due to the urbanization of 
Huế, these ancient villages have gradually disappeared and been replaced by markets, streets, 
government offices, residences of the princes and princesses, religious establishments, etc... This 
article mentioned some places and relics closely associated with An Cựu River in the area of Huế, 
which are familiar places to Huế’s inhabitants and those who love Huế but no-one’s knowledgeable. 
58 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018

File đính kèm:

  • pdfnhung_dia_danh_va_di_tich_lien_quan_den_song_an_cuu_o_khu_vu.pdf