Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam

Ô nhiễm môi trường do sử dụng vật liệu nhựa, đặc biệt là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và tình trạng nóng lên toàn cầu do phát

thải CO

2 đã thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất nhựa sinh học. Bài báo giới thiệu các thông tin tổng quan về phạm vi ứng dụng,

nguyên liệu, quy trình sản xuất, tình hình thương mại hóa và xu hướng phát triển công nghệ của một số loại nhựa sinh học, thị trường

nhựa sinh học của thế giới, khu vực và tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá một số xu hướng sử dụng

và khả năng triển khai sản xuất nhựa sinh học

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 11600
Bạn đang xem tài liệu "Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam

Nhựa sinh học và khả năng triển khai tại Việt Nam
32 DẦU KHÍ - SỐ 4/2020 
HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
1.2. Khả năng phân hủy sinh học
Khả năng phân hủy sinh học là sự phân hủy của nhựa 
do tác động của vi sinh vật (như vi khuẩn, nấm, tảo) thành 
carbon dioxide (và/hoặc methane), nước, muối khoáng và 
sinh khối [4]. Cơ chế phân hủy sinh học của nhựa sinh học 
được trình bày trong Hình 2.
Tùy thuộc vào bản chất, thành phần nhựa sinh học và 
điều kiện môi trường, thời gian phân hủy có thể thay đổi 
trong một khoảng rộng, ví dụ: PLA: 28 - 98 ngày, PHA và PHB: 
18 - 300 ngày, PBS: 28 - 170 ngày Theo tiêu chuẩn châu Âu, 
vật liệu được xem là phân hủy sinh học nếu có khả năng tự 
phân hủy ít nhất 90% trong vòng 6 tháng. Một số thông tin cơ 
bản như phạm vi ứng dụng, nguyên liệu, quy trình sản xuất, 
tình hình thương mại hóa và xu hướng phát triển công nghệ 
Ngày nhận bài: 16/3/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 16/3 - 11/4/2020. 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 14/4/2020.
NHỰA SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI TẠI VIỆT NAM
Hình 1. Phân loại nhựa sinh học. Nguồn: Trinsenco, 2019
TẠP CHÍ DẦU KHÍ
Số 4 - 2020, trang 32 - 39
ISSN 2615-9902
Lê Dương Hải1, Nguyễn Hữu Lương1, Huỳnh Minh Thuận1, Nguyễn Hoàng Anh2
1Viện Dầu khí Việt Nam
2Công ty CP Sản xuất Nhựa Phú Mỹ
Email: luongnh.pvpro@vpi.pvn.vn
Tóm tắt
Ô nhiễm môi trường do sử dụng vật liệu nhựa, đặc biệt là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và tình trạng nóng lên toàn cầu do phát 
thải CO2 đã thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất nhựa sinh học. Bài báo giới thiệu các thông tin tổng quan về phạm vi ứng dụng, 
nguyên liệu, quy trình sản xuất, tình hình thương mại hóa và xu hướng phát triển công nghệ của một số loại nhựa sinh học, thị trường 
nhựa sinh học của thế giới, khu vực và tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá một số xu hướng sử dụng 
và khả năng triển khai sản xuất nhựa sinh học. 
Từ khóa: Nhựa sinh học, phân hủy sinh học, sinh khối.
1. Giới thiệu
1.1. Định nghĩa và phân loại
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất 
về nhựa sinh học (bioplastic). Khái niệm bioplastic là 
nhựa có nguồn gốc sinh học (bio-based) và/hoặc có 
khả năng phân hủy sinh học (biodegradable) được 
chấp nhận rộng rãi nhất [1 - 4]. Có 3 nhóm bioplastic 
được phân loại dựa vào đặc tính biobased hay 
biodegradable như mô tả ở Hình 1, gồm:
- Nhóm 1 (Bio-based): Bioplastic có nguồn gốc 
sinh học nhưng không có tính phân hủy sinh học. Các 
loại nhựa này như: Bio-PE, Bio-PP, Bio-PET có tính chất 
hoàn toàn giống với nhựa truyền thống (có nguồn gốc 
hóa thạch) là PE, PP, PET.
- Nhóm 2 (Bio-based và Biodegradable): Bioplastic 
vừa có tính tự phân hủy sinh học vừa có nguồn gốc sinh 
học như PLA (Polylactic acid), Polyhydroxyalkanoates 
(PHA), TPS (Thermoplastic starch).
- Nhóm 3 (Biodegradable): Bioplastic chỉ 
có tính phân hủy sinh học (nhưng có nguồn gốc 
nguyên liệu hóa thạch) như: PBAT (Polybutylene 
adipate terephthalate), PCL (Polycaprolactone), 
PBS (Polybutylene succinate) và PEF (Polyethylene 
furanoate).
33DẦU KHÍ - SỐ 4/2020
PETROVIETNAM
của một số loại nhựa sinh học chính thuộc nhóm 2 và 3 
được trình bày ở Bảng 1 [15 - 27].
1.3. Nguyên liệu sinh học
Nguồn nguyên liệu sinh học (bio-based) thông dụng 
gồm 2 loại chính sau:
- Tinh bột, đường... được sử dụng trong quá trình lên 
men dưới tác dụng của vi sinh hoặc quá trình cơ lý để tạo 
thành bioplastic thuộc nhóm 2.
- Ethylene được sản xuất từ ethanol sinh học. Từ 
ethylene sẽ tổng hợp trực tiếp hoặc gián tiếp thành 
bioplastic nhóm 1.
Nguồn nguyên liệu sản xuất bioplastic nhóm 3 
thường sử dụng là các alcohol như 1,4-butanediol; 
Bioplastic 
Phân 
nhóm Ứng dụng Nguyên liệu Quy trình công nghệ 
Thương mại 
hóa 
Xu hướng 
phát triển 
PLA 2 
- Vật liệu nhựa in 3D 
là chủ yếu, bên cạnh 
lm, khối ép đùn; 
- Tiêu thụ lớn thứ 2 
trong nhóm 
bioplastic. 
Monomer (lactic acid và 
lactide) từ quá trình chế 
biến tinh bột ngô, sắn, 
mía trong đó ngô 
được dùng nhiều nhất. 
Hai phương pháp chính là 
ngưng tụ và polymer hóa 
trong đó quy trình 
polymer hóa (mở vòng 
polymer dưới sự có mặt 
của xúc tác kim loại) được 
áp dụng rộng rãi hơn. 
Các công ty đã 
thương mại hóa 
sản phẩm như: 
Dow, 
KANAZAWA 
INST... 
Mặc dù giá cao và vẫn 
còn một số tính chất 
cần cải thiện nhưng 
hiện nay rất nhiều 
doanh nghiệp tham gia 
sản xuất PLA. 
TPS 3 
Sử dụng như một 
loại nhựa nhiệt dẻo. 
Ứng dụng phù hợp 
là dùng làm lm 
hoặc bao bì đóng 
gói chứa sản phẩm 
khô. 
Tinh bột được biến tính 
dưới tác dụng của nhiệt 
và chất hóa dẻo (nước 
(ít) và có bổ sung chất 
hóa dẻo (10 - 50%, gồm 
glycerol, sorbitol, glycols, 
maltodextrin, và urea). 
Bẻ gãy cấu trúc tinh thể 
(granule) của tinh bột ở 
điều kiện hàm lượng nước 
thấp, nhiệt độ cao và có 
chất hóa dẻo trong thiết 
bị đùn có bánh răng. 
Thiết bị sản xuất 
dễ dàng được 
chế tạo. 
Phối trộn TPS với nhựa 
khác gồm cả bioplastic 
(có tính phân cực); dự 
báo khó tiêu thụ do 
nhược điểm về tính 
chất vật lý. 
PHA 2 
Làm bao bì đóng 
gói đựng thực 
phẩm...; vật tư y tế; 
màng nông nghiệp 
và cả công nghiệp 
ô tô. 
Có nguồn gốc tự nhiên, 
bao gồm: đường, 
glucose và dầu thực vật. 
Polyester được hình thành 
trên cấu trúc cell dưới 
dạng granule và sau đó 
phá vỡ cấu trúc để tạo 
homo. 
Biopol được sản 
xuất bởi ICI và 
thương mại hóa 
bởi Monsato và 
sau này có 
Metabolix và rất 
nhiều công ty 
khác. 
- Tốt vì thể hiện được cả 
hai yếu tố tự phân hủy 
và nguồn gốc sinh học; 
- Dự đoán tăng trưởng 
20% mỗi năm; 
- Bổ sung các 
copolymer... để cải 
thiện tính chất; 
- Tổng hợp từ CO2 và 
hydro. 
PBS 3 
Sử dụng như nhựa 
PP, chủ yếu được sử 
dụng làm vật liệu 
bao bì, vật tư y tế. 
1,4-butanediol (hóa 
dầu) và succinic acid 
(sinh học). 
Ester trực tiếp succinic 
acid với 1,4-butanediol 
được áp dụng phổ biến 
hơn so với trans-
esterication process (từ 
succinate diesters). 
Bionolle (Showa 
Denko), GsPLA 
or BioPBS™ 
(Mitsubis ... ì
m
ềm
36 DẦU KHÍ - SỐ 4/2020 
HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
2.2. Thị trường Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ nhựa sinh 
học hoặc bán sinh học (nhựa truyền thống có pha trộn 
với nhựa sinh học có khả năng phân hủy sinh học nhưng 
không phân hủy hoàn toàn và phân hủy chậm hơn nhựa 
sinh học nhóm 2 như PLA) chủ yếu từ các doanh nghiệp 
với mong muốn thể hiện trách nhiệm với xã hội qua việc 
sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường. Các công ty sản 
xuất nước giải khát như Coca-Cola, PepsiCo đã sử dụng 
sản phẩm chai nhựa bio-PET và hệ thống siêu thị đã sử 
dụng túi nhựa có khả năng phân hủy sinh học.
Về nguồn cung cấp nguyên liệu để sản xuất sản phẩm 
nhựa sinh học, ngoại trừ tinh bột biến tính được sản xuất 
trong nước, các nguồn nguyên liệu khác đều nhập khẩu. 
Việt Nam đã có một số công ty sản xuất sản phẩm cuối từ 
nhựa sinh học có khả năng phân hủy 100% như: Anphat 
bioplastic, Biostarch hoặc nhựa có khả năng phân hủy 
sinh học (sử dụng kết hợp tinh bột và nhựa truyền thống 
PE, PP để sản xuất sản phẩm có khả năng phân hủy sinh 
học) như: Công ty CP Sản xuất Nhựa Phú Mỹ (PMP). Tuy 
nhiên, việc kinh doanh nhựa sinh học còn gặp khó khăn 
do Chính phủ chưa có chính sách cụ thể và lộ trình bắt 
buộc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện 
tại, chỉ có một số đơn vị bán lẻ là các siêu thị, chuỗi cửa 
hàng sử dụng bao bì có khả năng phân hủy sinh học. Một 
số yếu tố như giá bán cao, khoảng 50 - 100% so với loại 
nhựa truyền thống và một số đặc tính kỹ thuật (như độ 
trong, độ mềm dẻo) chưa so sánh được với các loại nhựa 
truyền thống đã cản trở khả năng thâm nhập thị trường 
của nhựa sinh học tại Việt Nam. Sản phẩm nhựa sinh học 
được sản xuất tại Việt Nam, bên cạnh tiêu thụ trong nước 
thì một phần cũng được xuất khẩu sang các nước có nhu 
cầu nhựa sinh học cao như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
3. Xu hướng sử dụng và tiềm năng áp dụng tại Việt Nam
3.1. Xu hướng
Trong 3 nhóm bioplastic (Bio-based; Bio-based và 
Biodegradable; Biodegradable), nhóm 2 sẽ được ưu tiên 
phát triển do vừa phân hủy sinh học vừa có nguồn gốc 
sinh học. Kết quả nghiên cứu sơ bộ về thị trường cho thấy 
PLA thuộc nhóm 2 được sử dụng nhiều nhất trong các 
loại bioplastic. PLA sẽ tiếp tục được khuyến khích trong 
tương lai. Điểm chính cần cải thiện của loại nhựa này là 
giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu khả năng phối trộn 
với sản phẩm khác để cải thiện tính năng của nhựa. Trong 
nhóm 3, PBAT là loại nhựa chiếm tỷ trọng cao nhất và cao 
thứ nhì, chỉ sau PLA. Với đặc tính kỹ thuật tương tự LDPE, 
PBAT dự kiến vẫn là loại nhựa sinh học chiếm tỷ trọng cao 
và được khuyến khích sử dụng. Nhóm 1 là các loại nhựa 
tương tự như nhựa truyền thống nhưng nguyên liệu có 
nguồn gốc sinh học. Nhóm nhựa này tuy hiện nay vẫn sử 
dụng tương đối nhiều nhưng do đặc tính không phân hủy 
sinh học nên khó được thị trường, những người tiêu dùng 
cuối yêu môi trường chấp nhận. Tuy nhiên, việc khuyến 
khích và xúc tiến sử dụng sẽ được nhiều công ty, chính 
phủ có nền công nghiệp sản xuất bioethanol, biomass 
phát triển triển khai.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng PHA có tiềm 
năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là khi sử dụng 
được nguồn vật liệu CO2 trong khí quyển và H2 sản xuất từ 
năng lượng tái tạo [12]. Quy trình sản xuất PHA từ khí thải 
nhà kính như Hình 6.
3.2. Đánh giá nhu cầu và tiềm năng áp dụng ở Việt Nam
Nhìn chung, ngành công nghiệp nhựa ở Việt Nam 
đang phát triển rất mạnh, sản phẩm cuối đáp ứng nhu 
Hình 6. Quy trình sản xuất PHA từ khí thải nhà kính. Nguồn: Wyss Institute, 2020
Khí thải nhà kính
Vi sinh đặc biệt
Lên men khí
Làm sạch và chế biến
Sản phẩm
Chăm sóc làm sạch 
cá nhân
Bao bì phân hủy 
sinh học
Nhựa sử dụng một 
lần có khả năng 
phân hủy sinh học
37DẦU KHÍ - SỐ 4/2020
PETROVIETNAM
cầu trong nước và xuất khẩu. Lượng nhựa nguyên sinh 
sử dụng ở Việt Nam rất lớn, sản xuất nhiều sản phẩm 
đa dạng, từ dân dụng cho đến công nghiệp. Ước tính, 
với sản lượng tiêu thụ nhựa bình quân mỗi người là 
63kg, tổng sản lượng nhựa tiêu thụ Việt Nam năm 2019 
khoảng 6 triệu tấn trong đó chỉ khoảng 10% được tái 
chế [11, 13].
Trong các loại nhựa truyền thống tiêu thụ tại Việt 
Nam, thì PP, PE và PET chiếm tỷ trọng lớn nhất với lượng 
tiêu thụ năm 2019 lần lượt khoảng 2 triệu tấn, 1,7 triệu 
tấn và 150 nghìn tấn [14]. Sản phẩm sản xuất từ các loại 
nhựa này được sử dụng nhiều trong các ngành bao bì 
thực phẩm, dệt may và đồ uống (Hình 5). Trong cơ cấu 
sử dụng của ngành nhựa Việt Nam, nhựa bao bì chiếm 
tỷ trọng lớn nhất, lên đến 36%, khoảng 2,1 triệu tấn vào 
năm 2017 (Hình 7). Do đó, nếu có thể thay thế được một 
phần các loại nhựa này thì tiềm năng sử dụng nhựa sinh 
học tại Việt Nam tương đối lớn. Ước tính với tỷ lệ thay 
thế như của thế giới, khoảng 1%, thì tổng nhu cầu nhựa 
sinh học của Việt Nam sẽ khoảng 60 nghìn tấn mỗi năm. 
Sản lượng này là tương đối lớn và với tốc độ tăng trưởng 
nhu cầu nhựa hàng năm của Việt Nam khoảng 10,8%/
năm thì tiềm năng phát triển của nhựa sinh học Việt Nam 
vẫn đáng kể.
3.3. Đánh giá khả năng sản xuất bioplastic tại Việt Nam 
Đối với loại nhựa nhóm 1, Việt Nam có thể xem xét 
khả năng sản xuất bio-PE, bio-PP từ nguồn nguyên liệu 
bio-ethylene, bio-propylene được sản xuất từ các nguồn 
nguyên liệu sinh khối như biomass, bioethanol trong 
nước. Việc sản xuất các sản phẩm bio-PE, bio-PP này dễ 
dàng thực hiện được tại phân xưởng sản xuất PP của Nhà 
máy Lọc dầu Dung Quất hay của Liên hợp Lọc hóa dầu 
Nghi Sơn hoặc tại các dự án sản xuất PE (Liên hợp Lọc 
hóa dầu Nghi Sơn), PP (Nhà máy PP Hyosung) đang được 
đầu tư xây dựng. Do không có sự khác biệt về tính chất 
nguyên liệu nên việc sản xuất bio-PE, bio-PP hoàn toàn 
khả thi về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, dự kiến giá thành sản 
xuất nguyên liệu bio-ethylene và bio-propylene cao do 
hiện tại Việt Nam chưa phát triển nền công nghiệp này 
nên việc sản xuất sản phẩm bio-PE, bio-PP sẽ khó cạnh 
tranh so với sản phẩm bio-PE, bio-PP nhập khẩu. Ngoài 
ra, sản phẩm bio-PE, bio-PP dự kiến sẽ gặp trở ngại trong 
việc thâm nhập thị trường Việt Nam dưới danh nghĩa 
là bioplastic vì sản phẩm cuối không khác gì PE thông 
thường.
Đối với nhựa nhóm 2, PLA là một khả năng có thể 
được xem xét thông qua việc cải hoán các nhà máy sản 
xuất bioethanol hiện hữu tại công đoạn lên men để 
chuyển từ sản xuất bioethanol sang sản xuất PLA. Theo 
đó, các nhà máy này có thể sản xuất linh động đồng 
thời 2 loại sản phẩm (bioethanol và PLA) hoặc chỉ một 
loại sản phẩm (bioethanol hoặc PLA) tùy theo nhu cầu 
thị trường và hiệu quả mang lại cho nhà máy. Việt Nam 
là nước với đặc thù sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ 
trọng lớn nên có nhiều nguồn nguyên liệu sinh khối, 
gồm cả tinh bột để cung cấp nguồn nguyên liệu sinh 
học, vì vậy, sẽ có thuận lợi trong việc sản xuất bioplastic 
nhóm 2. Tuy nhiên, một số yếu tố như nền sản xuất còn 
nhỏ lẻ, thị trường nguyên liệu và sản phẩm phân tán và 
đặc biệt là gần 2 nước có nền công nghiệp nhựa sinh 
học đã phát triển khá lâu (Trung Quốc, Thái Lan), việc 
sản xuất nhựa sinh học nhóm 2 dự báo vẫn chưa có khả 
năng cạnh tranh với nhựa truyền thống và nguồn nhựa 
sinh học nhập khẩu. Các phân xưởng chế biến nhựa sinh 
học ở Việt Nam hiện hoạt động dưới hình thức phối trộn 
các nguyên vật liệu để sản xuất nhựa/sản phẩm nhựa có 
khả năng phân hủy sinh học.
Đối với nhựa nhóm 3, việc nghiên cứu và tìm kiếm sản 
phẩm để phát triển, thay thế nhựa truyền thống sẽ phù 
hợp với nhu cầu thị trường Việt Nam hơn. Trong nhóm 
này, PBAT, PBS là các loại nhựa nổi trội, sử dụng nhiều 
trong lĩnh vực bao bì và may mặc, do đó, có thể xem là 
những loại nhựa tiềm năng thay thế cho PE và PP. Ngoài 
ra, PEF cũng là loại sản phẩm có thể được chú trọng, xem 
xét nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ vì có thể thay 
thế PET trong tương lai. Để có thể sản xuất các sản phẩm 
này tại Việt Nam, cần xem xét đánh giá xây dựng nhà máy 
mới hoàn toàn. Các nhà máy sản xuất nhựa hiện hữu (PE, 
PP) không thể cải hoán để sản xuất sản phẩm nhựa nhóm 
3 này.Hình 7. Cơ cấu tiêu thụ nhựa Việt Nam theo ngành. 
Nguồn: VPA, FPT sercurities, 2019
38 DẦU KHÍ - SỐ 4/2020 
HÓA - CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
4. Kết luận 
Qua thu thập thông tin tổng quát và sơ bộ về thị 
trường, nhóm tác giả rút ra kết luận sau:
- Mặc dù là sản phẩm thân thiện với môi trường 
nhưng việc sử dụng nhựa sinh học vẫn còn chiếm tỷ trọng 
thấp trong tổng sản lượng nhựa được sản xuất, chỉ dưới 
1%. Tuy nhiên, do nhu cầu nhựa của Việt Nam tương đối 
lớn và đang tăng trưởng nên việc xem xét khả năng đầu tư 
sản xuất nhựa sinh học cần được quan tâm.
- Nhóm nhựa sinh học tiềm năng phát triển nhất 
hiện nay là PLA và PBAT. Một số loại nhựa mới như PEF, 
PHA có thể được áp dụng rộng rãi hơn trong tương lai do 
tính ưu việt của sản phẩm so với nhựa truyền thống (PET) 
hoặc sản xuất từ nguồn nguyên liệu dư thừa và năng 
lượng tái tạo (PHA).
- Các doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam có thể 
tham gia vào thị trường nhựa tương lai này nhưng sẽ gặp 
thách thức lớn do Việt Nam chưa bắt buộc việc sử dụng 
nhựa sinh học trong bao bì, sản phẩm nhựa dùng 1 lần; vị 
trí gần 2 quốc gia có công nghiệp nhựa sinh học phát triển 
là Trung Quốc và Thái Lan. PBAT, PBS, PEF bio-PE là loại 
nhựa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể xem xét nghiên 
cứu cơ hội đầu tư/hợp tác đầu tư.
Để hoàn thiện bức tranh về nhựa sinh học và khả 
năng áp dụng tại Việt Nam, các nghiên cứu chuyên sâu 
hơn về thị trường, công nghệ gồm cả nghiên cứu cơ bản 
và nghiên cứu cơ hội đầu tư cần được thực hiện ở bước 
tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
[1]. European Bioplastics, "What are bioplastics?".
www.european-bioplastics.org/bioplastics/.
[2]. NaturePlast, "Definition of bioplastics". www.
natureplast.eu/en/the-bioplastics-market/.
[3]. Trinsenco, "Unlocking the potential of bioplastics", 
Bioplastics, 2019.
[4]. Sustainability for All, "What are bioplastics?". 
www.activesustainability.com.
[5]. SpecialChem, "Bioplastics blending and 
compounding in practice". www.polymer-additives.
specialchem.com.
[6]. ReportLinker, "Global markets and technologies 
for bioplastics". www.reportlinker.com.
[7]. Centre for Management Technology Pte. Ltd., 
"Bioplastics in the circular economy: Sustainability, 
product innovations & waste management". www.
cmtevents.com.
[8]. HowStuffWorks, "What is the future of 
bioplastics?". www.science.howstuffworks.com.
[9]. European Bioplastics, "Bioplastics market data". 
www.european-bioplastics.org.
[10]. Plastics Europe, "Plastics - the facts 2019", 2019.
[11]. FPT Securities, "Báo cáo ngành nhựa tháng 
8/2019", 2019.
[12]. "Circe: Transforming greenhouse gases into 
biodegradable products". www.wyss.harvard.edu.
[13]. Hoàng Nam, "Tìm giải pháp thúc đẩy ngành công 
nghiệp tái chế nhựa tại Việt Nam". www.vietnamplus.vn.
[14]. VPI, "Hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ của VPI từ 
thống kê tổng hợp số liệu hải quan", 2020.
[15]. Tobias Standau, Chunjing Zhao, Svenja Murillo 
Castellón, Christian Bonten and Volker Altstädt, "Chemical 
modification and foam processing of polylactide (PLA)", 
Polymers, Vol. 11, No. 2, 2019. 
[16]. Yunzi Hu, Walid A.Daoud, Cheuk KKL and 
Carol Sze Ki Lin, "Newly developed techniques on 
polycondensation, ring-opening polymerization and 
polymer modification: Focus on poly (Lactic acid)", 
Materials, Vol. 9, No. 3, 2016.
[17]. Rosa Turco, Rodrigo Ortega-Toro, R.Tesser, 
Salvatore Mallardo, Sofía Collazo-Bigliardi, Amparo Chiralt 
Boix, Mario Malinconico, Massimo Rippa, M.Di Serio and 
Gabriella Santagata, "Poly (Lactic acid)/Thermoplastic 
starch films: Effect of cardoon seed epoxidized oil on their 
chemicophysical, mechanical, and barrier properties", 
Coatings, Vol. 9, 2019.
[18]. Abdorreza Mohammadi Nafchi, Mahdiyeh 
Moradpour, Maliheh Saeidi and Alias A.Karim, 
"Thermoplastic starches: Properties, challenges, and 
prospects", Starch - Starke, Vol. 65, pp. 61 - 72, 2013.
[19]. Industrial Chemistry Research Institute, 
"Thermoplastic starch (TPS)", www.ichp.pl.
[20]. Bioplastics News, "Polyhydroxyalkanoates or 
PHA". www.bioplasticsnews.com
[21]. Creative Mechanisms, "Everything you need to 
know about PHA". www.creativemechanisms.com.
[22]. Marketwatch, "Global industry analysis, size, 
39DẦU KHÍ - SỐ 4/2020
PETROVIETNAM
Summary
Bioplastic development is driven by environmental pollution issues caused by plastic products, especially single-use plastics, and 
global warming due to CO2 emission. The article provides an overview of the usage, feedstock, production process, commercialisation, 
and technology development of a certain number of bioplastics. In addition, bioplastic markets in the region and in the world, as well as 
the potential for development in Vietnam are also presented. On that basis, trending uses of bioplastics and their potential production 
are analysed and evaluated. 
Key words: Bioplastic, biodegradable, biomass.
BIOPLASTIC AND ITS POTENTIAL IN VIETNAM
Le Duong Hai1, Nguyen Huu Luong1, Huynh Minh Thuan1, Le Hoang Anh2
1Vietnam Petroleum Institute
2Phu My Plastics Production Joint Stock Company
Email: luongnh.pvpro@vpi.pvn.vn
share, growth, trends and forecast 2019 - 2023", 28 
February, 2019. www.marketwatch.com.
[23]. Maximilian Lackner, "PBAT: A versatile material 
for biodegradable and compostable packaging", 
International Conference on Sustainable Bioplastics, 10 - 11 
November, 2016. 
[24]. Rabiatul Manisah Mohamed and Kamal Yusoh, 
"A review on the recent research of polycaprolactone 
(PCL)". www.researchgate.net.
[25]. M.Labet and W.Thielemans, "Synthesis of 
polycaprolactone: A review", Chemical Society Reviews, Vol. 
38, No. 12, pp. 3484 - 3504, 2009.
[26]. Marketwatch, "Polycaprolactone market 
anticipated to witness significant growth by 2024". www.
marketwatch.com.
[27]. Bioplastics News, "Polyethylene furanoate PEF". 
www.bioplasticsnews.com.

File đính kèm:

  • pdfnhua_sinh_hoc_va_kha_nang_trien_khai_tai_viet_nam.pdf