Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình

Trong số các giác quan của con người, thì thị giác có vai trò đặc biệt

quan trọng đối với hội họa. Nếu một người có khả năng nhận biết về màu sắc, đường

nét và biết dùng những gam màu gần nhau, cùng tông, cùng gam hay biết vận dụng

các tổ hợp nét thẳng, cong, tròn,. để tạo nên một tổng thể hình hài hòa, thống nhất, thì

có thể coi là họ có năng khiếu về hội họa. Tuy nhiên, muốn trở thành người làm nghệ

thuật giỏi, còn cần rèn luyện để có sự phân biệt tinh tế các thông tin khách quan, đồng

thời có sự xúc cảm mạnh mẽ của trái tim. Người thầy phải có phương pháp giúp người

học rèn luyện các giác quan, phát huy khả năng tiềm tàng của các giác quan, mở rộng

biên độ, nâng dần thị hiếu thẩm mỹ cho họ

Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình trang 1

Trang 1

Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình trang 2

Trang 2

Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình trang 3

Trang 3

Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình trang 4

Trang 4

Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 7160
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình

Nhận thức thị giác là cơ sở xây dựng nguyên lý bố cục tạo hình
89
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
1. Những vấn đề cơ bản về nhận 
thức thị giác
1.1. Vai trò của các giác quan
Lịch sử tiến hóa của loài người gắn 
liền với sự phát triển và hoàn thiện các cơ 
quan cảm giác, hay các giác quan. Con 
người có năm giác quan cơ bản: thị giác, 
thính giác, vị giác, xúc giác và khứu giác. 
Ngoài ra, còn có một giác quan thứ sáu là 
trực giác. Năm giác quan cơ bản của con 
người được coi là cánh cửa để tiếp cận và 
tiếp nhận thông tin từ thế giới khách quan, 
từ đó hình thành và làm giàu thế giới nội 
tâm con người. Trong nhiều loại thông tin 
do các giác quan đem lại, có một loại đặc 
biệt – đó là thông tin thẩm mỹ. Đây chính 
là đối tượng quan tâm của giới nghệ sĩ. 
Giác quan nào trong năm giác quan 
của một người phát triển nhất, thì người ấy 
có biệt tài, năng khiếu liên quan đến giác 
NHẬN THỨC THỊ GIÁC
LÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG NGUYÊN LÝ BỐ CỤC TẠO HÌNH
Họa sĩ Nguyễn Văn Nghị *
Tóm tắt: Trong số các giác quan của con người, thì thị giác có vai trò đặc biệt 
quan trọng đối với hội họa. Nếu một người có khả năng nhận biết về màu sắc, đường 
nét và biết dùng những gam màu gần nhau, cùng tông, cùng gam hay biết vận dụng 
các tổ hợp nét thẳng, cong, tròn,... để tạo nên một tổng thể hình hài hòa, thống nhất, thì 
có thể coi là họ có năng khiếu về hội họa. Tuy nhiên, muốn trở thành người làm nghệ 
thuật giỏi, còn cần rèn luyện để có sự phân biệt tinh tế các thông tin khách quan, đồng 
thời có sự xúc cảm mạnh mẽ của trái tim. Người thầy phải có phương pháp giúp người 
học rèn luyện các giác quan, phát huy khả năng tiềm tàng của các giác quan, mở rộng 
biên độ, nâng dần thị hiếu thẩm mỹ cho họ.
Từ khóa: Giác quan, thị giác, nhận thức thị giác, tư duy hình tượng, màu sắc, 
đường nét.
Abstract: Among the human senses, sight is of particularly importance for 
painting. If someone is capable of recognizing colors, lines, and using colors that 
are close to one another, in the same tone, in the same scale, or using combinations 
of straight, curly, round lines ... to form an overall and harmonic image, he can be 
considered the gifted in painting. However, to become a good artist, it is necessary for 
him to practice and train more to get a subtle distinction between pieces of objective 
information, and win a strong emotion from his heart. The teacher must apply proper 
methods to help learners train the senses, promote the potential of the senses, expand 
the amplitude and gradually increase their aesthetic taste.
Key words: Senses, sight, visual perception, image mind, color, lines.
* Giảng viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng,
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
90
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
quan đó. Cơ sở khoa học của nhận thức do 
giác quan mang lại là sự vận động của thần 
kinh cảm giác và mối liên hệ của chúng với 
thần kinh trung ương trên não bộ. Cảm giác 
sinh ra do thông tin được truyền từ các cơ 
quan cảm giác về não bộ để nhận biết, xử 
lý và lưu trữ. Tuy nơron thần kinh của con 
người khá tương đồng, nhưng mỗi người 
lại có những khả năng nhận biết khác nhau: 
người giỏi nhạc thường phân biệt âm thanh 
tốt hơn; người làm nghệ thuật tạo hình giỏi 
phân biệt sự thay đổi tinh tế của đường nét, 
màu sắc... Vì vậy, những người hoạt động 
trong các ngành nghệ thuật cần phải có và 
cần rèn luyện để có sự phát triển các giác 
quan và khả năng liên quan.
Khi dạy vẽ, người thầy có thể biết được 
năng khiếu của người học thông qua khả 
năng nhận biết của họ về màu sắc, đường 
nét. Nếu họ biết dùng những gam màu gần 
nhau, cùng tông, cùng gam hay biết vận 
dụng các tổ hợp nét thẳng, cong, tròn,... để 
tạo nên một tổng thể hình hài hòa, thống 
nhất, thì có thể coi là họ có năng khiếu về 
hội họa. Tuy nhiên, những khả năng đó mới 
chỉ là cơ sở ban đầu. Muốn trở thành người 
làm nghệ thuật giỏi còn cần rèn luyện để 
có sự phân biệt tinh tế các thông tin khách 
quan, đồng thời có sự xúc cảm mạnh mẽ 
của trái tim khi quan sát, tổng hợp, biểu 
đạt thế giới khách quan theo nhận thức chủ 
quan. Sự nhạy cảm, tinh tế của các giác 
quan thể hiện ở biên độ, tức là dải rộng của 
sự nhận biết. Trong biên độ đó, khả năng 
phân biệt của người này lớn hơn người kia, 
qua đó, có thể đánh giá được năng khiếu 
cảm nhận của mỗi người. Người thầy phải 
có phương pháp giúp người học rèn luyện 
các giác quan, phát huy khả năng tiềm tàng 
của các giác quan, mở rộng biên độ, nâng 
dần thị hiếu thẩm mỹ cho họ.
Thông tin từ thế giới bên ngoài tác 
động tới tất cả các giác quan cùng một lúc. 
Các thông tin đó được cảm nhận, chia sẻ 
và liên kết với nhau. Do đó, cảm giác mà 
chúng ta có được là một cảm giác phức 
hợp do các giác quan đem lại. Mối liên 
kết giữa hai hay nhiều giác quan là những 
liên tưởng. Người giàu liên tưởng sẽ có 
kho kỷ niệm lớn hơn, phong phú hơn so 
với những người khác. Khi chúng ta quan 
sát một màu thì lập tức các màu gần bước 
sóng với nó từ kho kỷ niệm được lưu trữ 
trong bộ não sẽ lần lượt được gọi lên để 
so sánh, cân nhắc một cách tinh vi. Người 
có năng khiếu hay sự nhạy cảm về thị giác 
có những liên tưởng đặc biệt, tinh tế khác 
thường. Trong khi nhìn màu sắc, họ lại có 
cảm giác về vị ngọt, chua, cay, đắng, 
hoặc có thể liên tưởng đến âm thanh... 
Đây là cơ sở quan trọng cho việc sáng tạo 
và thưởng thức nghệ thuật.
1.2. Chức năng của thị giác
Nghiên cứu về quy luật nhận thức 
thị giác là vấn của nhiều lĩnh vực khoa 
học khác nhau: dân tộc học, xã hội học, 
sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật,... 
Trong chương trình nghiên cứu nguyên 
lý bố cục trong môn học Cơ sở tạo hình 
mặt phẳng ở Khoa Mỹ thuật ứng dụng 
của Trường Đại học Kinh doanh và Công 
nghệ Hà Nội, chúng tôi chỉ đặt giới hạn 
nghiên cứu các nguyên lý thị giác nhằm 
phục vụ việc đào tạo các họa sĩ, các nhà 
thiết kế mỹ thuật công nghiệp.
Các nhà văn, nhà thơ thường ví “con 
mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Thực tế thì 
con mắt bộc lộ thế giới nội tâm của con 
người mạnh mẽ nhất trong các cơ quan 
cảm giác và thông tin thị giác là kênh 
thông tin hữu hiệu nhất trong tất cả các 
kênh thông tin. Lượng thông tin mà mắt 
ta thu được trong 1 phút là 1.000 bit. 90% 
ký ức của chúng ta có được nhờ thị giác. 
Vì thế, sẽ không quá khi nói rằng “Con 
mắt là cửa chính của tâm hồn”.
91
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Ở góc độ cao thấp của tư duy, tư duy 
hình tượng được coi là ở bậc cao nhất, 
là mảnh đất của mỹ thuật, đồng thời là 
cơ sở cho các môn nghệ thuật khác phát 
triển. Nó thể hiện một phần quan trọng 
trong nhân cách của một người, bởi nó 
tiếp cận, xử lý và lưu trữ lượng lớn thông 
tin giao thoa giữa thế giới nội tâm và thế 
giới bên ngoài.
Chức năng của thị giác được biểu hiện 
đa dạng, tác động đến quá trình tư duy, 
sáng tạo của họa sĩ trong lĩnh vực tạo hình. 
Hai câu thơ sau trong truyện Kiều của đại 
thi hào Nguyễn Du cho ta thấy tác giả rất 
giỏi về phương pháp quy nạp thị giác:
Long lanh đáy nước in trời, 
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Phong cảnh thơ mộng, hữu tình được 
miêu tả sống động, Không gian, thành 
quách hiện hữu trong sự phóng khoáng, 
lãng mạn, với đường nét, màu sắc, cấp độ 
rõ ràng. Câu thơ thể hiện rõ bản chất, chức 
năng của thị giác: phân biệt tối sáng; phân 
biệt màu sắc; phân biệt điểm, nét, mảng; 
phân biệt khối; phân biệt sự chiếm dụng 
của khối; cảm nhận không gian ba chiều.
Trong các chức năng của thị giác, cần 
chú ý đến hai yếu tố cơ bản:
a) Yếu tố mang tính khái niệm thị giác
Không thể nhận biết một cách trực 
tiếp về tính khái niệm của hình dạng. Nó 
không tồn tại trong thực tế, mà chỉ tồn 
tại trong ý niệm sáng tạo của con người 
trước khi sáng tạo ra hình tượng. Chúng 
ta có khái niệm về điểm, khi nhìn định của 
các góc nhọn; có ý niệm về không gian, 
khi nhìn vào một khối. Những ý niệm về 
điểm, đường, diện, thể tích,... – tất cả đều 
mang tính khái niệm. Khái niệm là những 
thành tố thúc đẩy người sáng tác cấu trúc 
nên những yếu tố mang tính thị giác, đồng 
thời giúp chúng ta hiểu được bản chất vận 
động của các yếu tố thị giác. Sự vận động 
của các yếu tố thị giác chính là những quy 
luật cốt yếu xây dựng nên những nguyên 
lý cơ bản về bố cục tạo hình.
b) Yếu tố thị giác
Bản chất yếu tố thị giác là sự trực 
quan hóa yếu tố khái niệm. Có thể nhìn 
thấy các yếu tố này trong thực tế. Do đó, 
yếu tố thị giác là thành phần biểu hiện 
chủ yếu trong bố cục. Yếu tố thị giác bao 
gồm:
- Hình tượng. Gồm hình dạng (hình 
tự nhiên, hình bộ phận, hình trừu tượng, 
hình tích cực), màu sắc (sắc loại, sắc độ, 
sắc điệu), dạng bề mặt (bề mặt thị giác, bề 
mặt xúc giác).
 Định nghĩa Điểm Đường Diện Khối
 Động Chỉ có vị trí, Quỹ tích Quỹ tích Quỹ tích
 (tích cực) không có kích di động di động di động
 thước to, nhỏ của điểm của đường của diện
 Tĩnh Là giới hạn Là giới hạn Là giới hạn Không gian bị
 (tiêu cực) hoặc giao tiếp hoặc giao tiếp hoặc biện vật thể
 của đường của diện của khối chiếm chỗ
Các yếu tố khái niệm của hình dạng theo định nghĩa kiểu hình học
92
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội
Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Xét về các yếu tố trong không gian 
gồm: điểm (chiếm chỗ rất nhỏ so với 
không gian nó tồn tại), đường (chiều dài 
rất lớn so với chiều rộng), diện (có độ mở 
rộng về bốn phía), khối (chiếm chỗ trong 
không gian ba chiều).
- Thể của hình. Bao gồm các thông 
số về to nhỏ, số lượng, phương hướng, 
bóng đổ,
1.3. Các đặc tính ưu việt của thị giác
Kênh thông tin thị giác là một trong 
các kênh hữu hiệu nhất không chỉ để điều 
hòa con người và ý thức của họ mà còn góp 
phần giúp con người thành một thực thể 
hoàn thiện. Thông tin thị giác có khả năng 
mở rộng tri thức con người hiệu quả hơn bất 
kỳ một cơ chế thông tin nào khác. Điều đó 
là do các đặc tính ưu việt của thị giác.
Khi quan sát các đối tượng thị giác 
vận động trên trường của chúng, trong ta 
xuất hiện những cảm giác: ổn định, bất ổn 
định, rời rạc, chật chội, nặng nề, rối mắt... 
Đây là biểu hiện đặc tính cảm nhận của 
thị giác.
Nếu trường thị giác là hình chữ nhật, 
đặt đối tượng thị giác ở bên trái, sẽ cảm 
thấy ổn định hơn ở bên phải. Đó là thói 
quen cảm nhận thị giác của người Việt 
Nam, vì người Việt Nam viết chữ từ trái 
qua phải (H. 1a). Người Trung Quốc lại 
viết chữ từ phải sang trái, nên cảm nhận 
thị giác của họ sẽ ngược với người Việt 
Nam (H. 1b). Đây là biểu hiện đặc tính 
thuộc thói quen của thị giác.
 (Hình 1a) (Hình 1b)
93
Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Những phong tục, tập quán của các 
dân tộc khác nhau tạo ra những nhận thức 
thị giác khác nhau. Đó là biểu hiện đặc 
tính tạo sự nhận thức đa dạng, phong 
phú của thị giác.
2. Những yếu tố cơ bản tác động 
đến nhận thức thị giác
Quan sát, nhận dạng một đối tượng 
bao gồm các quá trình sau:
- Ánh sáng tác động vào đối tượng thị 
giác (vật thể), phản chiếu vào võng mạc 
làm ta nhận ra hình ảnh của vật thể (quá 
trình quang học);
- Thông tin về vật thể do mắt tiếp 
nhận được truyền tới não bộ (quá trình 
sinh học);
- Não phân tích, phán đoán lượng 
thông tin (quá trình tâm lý). Đây là quá 
trình bao gồm cả hai yếu tố khách quan và 
chủ quan về nhận thức thị giác.
Họa sĩ cần có ý thức về cả ba quá 
trình này để áp dụng, tạo ra những hình 
tượng sống động, mang đặc trưng riêng 
của nghệ thuật tạo hình từ những thông tin 
thị giác mang tính chủ quan. Đây chính là 
bản chất của nghệ thuật tạo hình và điều 
này đòi hỏi sự nhạy bén trong phương 
pháp quan sát, tập hợp, phân tích, phán 
đoán, tổng hợp thông tin của họa sĩ. Thiên 
nhiên qua mắt nhìn của họa sĩ là sự tái 
hiện hình ảnh, thể hiện sự chuyển đổi từ 
quan niệm và tư tưởng của họ thành hình 
tượng vừa mang tính hiện thực, vừa mang 
tính tượng trưng.
Kết quả sự phản ánh thông tin thị 
giác qua tri thức là những tín hiệu trực 
tiếp. Bản thân hình ảnh vốn là hình tượng 
mang tính đặc thù. Khi dùng nó để đại 
diện cho một loại sự vật, nó sẽ có chức 
năng như một tín hiệu. Tín hiệu thông tin 
được sàng lọc qua thị giác là những tín 
hiệu mang tính triết lý. Khi một hình ảnh 
có khả năng đại diện cho một nội dung 
nào đó, nhưng lại không thể phản ánh đặc 
trưng thị giác điển hình của nội dung đó 
thì nó chỉ là tín hiệu mang tính khái niệm, 
do đó nó có ý nghĩa triết lý.
Nhận thức chủ quan và nhận thức 
khách quan là hai yếu tố gắn bó, tương 
tác với nhau, tác động mạnh mẽ đến nhận 
thức thị giác. Họa sĩ cần nắm vững đặc 
điểm này để điều tiết thông tin thị giác, 
sàng lọc nó để xây dựng hình tượng nghệ 
thuật đặt ý tưởng thẩm mỹ cao./.

File đính kèm:

  • pdfnhan_thuc_thi_giac_la_co_so_xay_dung_nguyen_ly_bo_cuc_tao_hi.pdf