Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay

Trên cơ sở làm rõ quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện nay, tác giả tiếp tục đưa ra một số kiến giải mới bổ sung vào nội hàm của khái niệm lực lượng sản xuất

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 1

Trang 1

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 2

Trang 2

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 3

Trang 3

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 4

Trang 4

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 5

Trang 5

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 6

Trang 6

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 7

Trang 7

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 11/01/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay

Nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
140 
NHẬN THỨC QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI 
TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG 
BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC HIỆN NAY 
Đới Thị Thêu1 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở làm rõ quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về quy luật 
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đặt trong bối 
cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ trên nền tảng công nghệ 
thông tin hiện nay, tác giả tiếp tục đưa ra một số kiến giải mới bổ sung vào nội hàm của 
khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng như nội dung của quy luật này cho 
phù hợp với sự phát triển về mọi mặt của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong 
thời kỳ hiện nay. 
Từ khóa: Quy luật, quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là 
một trong hai quy luật cơ bản, mà trên cơ sở đó, lần đầu tiên trong lịch sử các nhà sáng lập 
chủ nghĩa Mác - Lênin đã xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế xã hội, khẳng định 
sự phát triển của xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên từ chính quy luật nội tại của nó. 
Với vị trí quan trọng như vậy, quy luật này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà 
nghiên cứu triết học. Trong thời đại chúng ta, trước xu thế toàn cầu hóa và những phát minh 
lớn lao của khoa học - công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất 
mới, cùng với bước phát triển mới đầy phức tạp của quá trình nhận thức, và cả việc tồn tại 
những ý kiến trái ngược nhau đối với học thuyết Mác, v.v.. Chính sự vận động đó đã và đang 
xác nhận hoặc đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại một cách nghiêm túc, thật sự khoa học và 
ở trình độ hiện đại các chân giá trị của triết học Mác - Lênin đã được đề xuất từ các thế kỷ 
trước, trong đó bao gồm cả quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát 
triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu này, một mặt, đòi hỏi chúng ta phải đứng trên nguyên 
tắc khách quan để nhận thức lại cho đúng nguyên bản của các nhà sáng lập; mặt khác, cần 
đưa ra những kiến giải mới, phải bổ sung và phát triển các luận điểm cụ thể của triết học 
Mác nói chung, và quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của 
lực lượng sản xuất nói riêng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của nước ta, với 
trình độ phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại nhằm tiếp tục tạo động lực cho sự 
phát triển bền vững của đất nước. 
1 Giảng viên khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
141 
2. NỘI DUNG 
Một trong những tư tưởng cơ bản của Mác đã bị làm sai lệch nhiều nhất và gây ra 
nhiều tranh cãi nhất là tư tưởng về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển 
của lực lượng sản xuất. Nội dung chủ yếu của quy luật này là ứng với mỗi trình độ của lực 
lượng sản xuất, có một quan hệ sản xuất phù hợp. Lực lượng sản xuất phát triển làm mất dần 
trạng thái phù hợp ban đầu và tới một thời điểm nào đó sẽ nảy sinh mâu thuẫn với quan hệ 
sản xuất hiện thời. Mâu thuẫn được giải quyết bằng cách thay thế quan hệ sản xuất trước đó, 
lúc này đã được coi là “cũ”, “lỗi thời”, bằng quan hệ sản xuất mới, tương ứng với trình độ 
phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất. Quá trình diễn ra sự thay thế trạng thái phù hợp 
này bằng một trạng thái phù hợp khác, làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan 
hệ sản xuất được giải quyết, rồi lại phát sinh mâu thuẫn tiếp theo. Cứ như thế, sự phù hợp 
và mâu thuẫn chuyển hóa lẫn nhau tạo nên sự vận động của phương thức sản xuất, đưa xã 
hội từ phương thức sản xuất này lên phương thức sản xuất xã hội khác có trình độ cao hơn. 
Quy luật này được Mác diễn đạt rõ ràng như sau: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của 
mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - 
tức là những quan hệ sản xuất này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực 
lượng sản xuất vật chất của họ... Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản 
xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt 
đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội... Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước 
khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, 
vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện 
trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng 
bản thân xã hội cũ” [3; tr.13-15]. 
Theo quan điểm của Mác, quan hệ sản xuất có phù hợp thì lực lượng sản xuất mới 
phát triển, còn một khi nó mâu thuẫn với lực lượng sản xuất, tất yếu dẫn tới việc kìm hãm 
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó, chúng ta nhận thấy trong tư tưởng của Mác, lực 
lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất, biểu hiện ở trình độ của lực 
lượng sản xuất như thế nào thì nó sẽ quy định quan hệ sản xuất như thế đó và quan hệ sản 
xuất phải phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản 
xuất lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất và khi lạc hậu đến mức trở thành 
xiềng xích thì sẽ nổ ra cách mạng xã hội để xoá bỏ hình thái kinh tế - xã hội cũ. Đó là một 
tất yếu khách quan, là quy luật. 
Trong suốt một thời gian dài, quy luật đó đã chưa được nhận thức và vận dụng đúng 
ở các nước xã hội chủ nghĩa, mặc dù đã hiểu được tầm quan trọng của nó và cố gắng vận 
dụng vào cuộc sống hiện thực. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, người ta đã thêm vào quy 
luật được Mác diễn tả rất rõ ràng ấy hai chữ tính chất vào trước trình độ để từ đó tùy tiện ép 
buộc phải tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ nó để thiết lập quan hệ sản xuất  ... ổ sung những nội dung mới cho 
phù hợp với trình độ phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại. Cụ thể, về lực lượng sản 
xuất, trong mọi thời đại kinh tế, con người (sức lao động) luôn giữ vai trò quyết định; tuy 
nhiên, trình độ của người lao động luôn thay đổi. Chẳng hạn, trong thời kỳ công trường thủ 
công, phần lớn các công đoạn sản xuất được thực hiện bằng các thao tác của lao động cụ thể, 
nên trong các yếu tố của sức lao động thì sức lực cơ bắp lại nổi trội so với sức óc, thần kinh. 
Đến thời kỳ cơ khí máy móc, khía cạnh năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng lao động lại trở nên 
nổi bật, thay thế sức lực cơ bắp. Ngày nay, trong thời đại kinh tế tri thức, yếu tố quan trọng 
hàng đầu của người lao động là tri thức, nó vượt lên chiếm lĩnh ưu thế hơn hẳn so với kỹ 
năng, kinh nghiệm trước đây. Tri thức tự nó mang tính xã hội rất cao và thậm chí, còn mang 
tính nhân loại. Do vậy, khi nói về những bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất trong nền 
kinh tế tri thức, chúng ta thấy nổi lên một đặc điểm hết sức quan trọng là tính xã hội hoá, 
quốc tế hóa rất cao của nó. 
Hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không còn là công việc của riêng người lao động 
mà của cả một bộ phận ngày càng tăng lên những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, 
những kỹ sư, những nhà công nghệ. Sự thay đổi ấy làm cho những yếu tố tạo ra giá trị mới 
được kết tinh trong sản phẩm mà biểu hiện dưới hình thức là giá trị thặng dư cũng không 
hoàn toàn như cũ. Giá trị thặng dư được tạo ra không còn chỉ do lao động sống của người 
công nhân trực tiếp sản xuất, mà còn do lao động vật hoá, do lao động quản lý. Lao động 
quản lý trong thời kỳ hiện nay bao gồm: lao động quản lý của các chuyên gia quản lý (khi 
đó, họ thuộc về người lao động theo nghĩa hiện đại của từ này) và lao động quản lý của 
người sở hữu tư liệu sản xuất nếu họ tham gia quản lý doanh nghiệp. “Quản lý” lại là loại 
hình lao động phức tạp, nó là “bội số của lao động giản đơn” như Mác nói. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
144 
Ngay cả đối tượng lao động hiện nay cũng đã khác trước rất nhiều. Trong thời kỳ 
văn minh nông nghiệp, đối tượng lao động chủ yếu là ruộng đất; trong nền văn minh cơ 
khí, đối tượng lao động tiếp tục được mở rộng ra là các nguyên vật liệu như than đá, chất 
đốt, dầu khí, các nguyên liệu hóa thạch, các hầm mỏ... Nói chung là các nguyên vật liệu 
cần cho các ngành công nghiệp như sắt, thép, sợi, dệt vải, ô tô, cơ khí chế tạo máy... Trong 
thời đại ngày nay, ngoài những đối tượng trên thì còn xuất hiện một đối tượng mới nhưng 
đóng vai trò chủ yếu là thông tin, tri thức [8; tr.82]. Bên cạnh đó, tư liệu lao động chủ yếu 
hiện nay không còn là máy móc cơ khí mà được thay thế bằng hệ thống máy vi tính, máy 
tự động và sự ứng dụng ngày càng đi đến phổ biến của trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực 
khác nhau, từ việc phục vụ đời sống hàng ngày của con người cho đến giáo dục, tài chính 
ngân hàng, y tế Dự báo, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm 14% vào năm 2030 nhờ sự hỗ trợ 
từ trí tuệ nhân tạo [2]. 
Có thể thấy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nòng cốt là cách mạng 
công nghệ thông tin đã góp phần làm biến đổi nội dung và tính chất của lực lượng sản 
xuất. Về nội dung, các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đang có sự dịch chuyển mạnh 
mẽ, từ đối tượng lao động truyền thống là đất đai, nguyên liệu, tư bản sang thông tin, tri 
thức; công cụ lao động là máy móc cơ khí sang hệ thống các phần mềm tự động hóa, ứng 
dụng trí tuệ nhân tạo; lao động thủ công, lao động cơ khí sang lao động trí tuệ. Trong đó, 
một điều quan trọng hơn rất nhiều trong nền kinh tế tri thức là tri thức tạo ra được cơ chế lợi 
nhuận tăng dần, trong khi các yếu tố sản xuất truyền thống (đất đai, vốn, lao động), như 
chúng ta đã biết, lại tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần. Về tính chất, lực lượng sản xuất 
đang biến đổi theo hướng ngày càng mang tính xã hội hoá sâu sắc. Lực lượng sản xuất được 
xã hội hoá thể hiện ở việc tổ chức các yếu tố của lực lượng sản xuất diễn ra trên một quy mô 
lớn vừa đảm bảo khả năng chuyên môn hoá, vừa có khả năng phi chuyên môn hoá một cách 
rộng rãi [6]. 
Những đặc điểm và tính chất mới đó của lực lượng sản xuất quy định và đòi hỏi nội 
dung mới, tính chất mới của quan hệ sản xuất. Và vấn đề này các nhà khoa học lại có nhiều 
ý kiến hơn về việc phân định các yếu tố hợp thành quan hệ sản xuất. Chẳng hạn, trước đây 
khi dựa vào định nghĩa giai cấp của Lênin, người ta đã đi đến một ý kiến thống nhất về nội 
dung của quan hệ sản xuất gồm ba bộ phận: chế độ sở hữu; địa vị và sự trao đổi hoạt động 
giữa các giai cấp; và chế độ phân phối. Vào đầu những năm 1970, xuất hiện những luồng ý 
kiến mới về ba bộ phận cấu thành quan hệ sản xuất. Họ cho rằng, nội dung khái niệm quan 
hệ sản xuất dường như nó đã trở nên quá chật hẹp so với sự phát triển của lực lượng sản xuất 
lúc đó. Một sơ đồ bốn yếu tố đã được đưa ra thay thế, bao gồm: sản xuất, phân phối, trao 
đổi và tiêu dùng của cải vật chất. Mỗi yếu tố trong sơ đồ này mang dáng dấp như một công 
đoạn trong quy trình sản xuất. Và ngay sau đó đã có những ý kiến hoài nghi về các yếu tố 
trên cũng chưa phản ánh đầy đủ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng cần phải 
xem xét từ nhiều góc độ bằng cách tổng hợp các yếu tố trên: xem xét từ góc độ sở hữu đối 
với tư liệu sản xuất; các quan hệ trực tiếp và gián tiếp đối với tư liệu sản xuất; các quan hệ 
vốn có của tái sản xuất; động lực của sự phát triển sản xuất, các nhân tố tăng năng suất lao 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
145 
động. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất là để phù hợp với trình độ khác nhau của lực lượng 
sản xuất, do lực lượng sản xuất quy định [9; tr.54-72]. 
Ý kiến này không hẳn là không có cơ sở. Nếu xét dưới góc độ quan hệ sở hữu đối với 
tư liệu sản xuất thì quả thực đã có sự thay đổi rất nhiều. Trước đây, nói đến sở hữu thường 
thấy dưới các dạng vật chất như: sở hữu ruộng đất trong nền văn minh nông nghiệp; máy 
móc, trang thiết bị, các nguyên vật liệu, tư bản trong nền văn minh công nghiệp. Ngày nay, 
đang xuất hiện một hình thức sở hữu mới và ngày càng trở nên phổ biến, quyết định lợi thế 
so sánh của một quốc gia, một doanh nghiệp, đó là sở hữu thông tin, tri thức là chủ yếu. 
Thông tin, tri thức trở thành yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Trong nền kinh tế đó, 
thông tin và tri thức là nguồn lực cơ bản nhất của quốc gia. Ai nắm được trí tuệ, có khả năng 
điều tiết, chi phối nó, kẻ đó có sức mạnh chi phối sự phát triển xã hội theo mục tiêu và lợi 
ích của mình. Thực tế là, nhờ việc sở hữu một khối lượng thông tin lớn trên toàn cầu ở mọi 
lĩnh vực, các ông trùm mạng xã hội như Google, Amazon, facebook, Alibaba, v.v, đang thu 
về những khoản lợi nhuận kếch xù. 
Ở khía cạnh quan hệ tổ chức, quản lý, khi nghiên cứu quá trình tư bản hóa sản xuất, 
Mác đã nhận ra, người công nhân không thể sở hữu máy hơi nước và không thể lấy máy hơi 
nước đi cùng với mình khi họ chuyển từ công việc này sang công việc khác. Nhà tư bản cần 
phải sở hữu động cơ hơi nước và cần phải kiềm soát nó. Chính điều đó làm cho quá trình lao 
động vốn là nhu cầu tất yếu thuộc về con người thế nhưng lại bị biến thành “lao động bị tha 
hóa”. Thế nhưng, trong xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức không phải máy móc hay tư 
bản là cốt lõi làm gia tăng giá trị thặng dư mà chính là trí tuệ, nó thuộc sở hữu của người 
công nhân tri thức. Sự gia tăng của lao động trí tuệ ngày càng trở nên nổi trội so với các yếu 
tố khác, là “chìa khóa” để chấm dứt tình trạng “lao động bị tha hóa”. Lao động thực sự là 
một hoạt động sáng tạo và trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Quan hệ phân phối sản 
phẩm cũng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ các nguyên tắc phân phối theo lao động, 
mức độ góp vốn dưới dạng cổ phiếu, cổ phần, tài năng kinh doanh, v.v, sang các hình thức 
phân phối dựa trên sự sở hữu số lượng thông tin, trí tuệ. Vì thế, đặc điểm mới của quan hệ 
phân phối trong thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức là sự phân phối cho nhu cầu tiêu 
dùng vật chất (ăn, uống...) càng trở nên ít bức bách hơn, bởi nhu cầu vật chất của con người 
là có hạn và khả năng thoả mãn nhu cầu đó do lực lượng sản xuất tạo ra là không ngừng tăng 
theo cấp số nhân. Trái lại, nhu cầu tiêu dùng thông tin, tri thức lại vô hạn và ngày càng phức 
tạp, đa dạng. Sản xuất và phân phối thông tin, tri thức lại sẽ là nơi tập trung những mâu thuẫn 
phức tạp nhất trên lĩnh vực phân phối nói chung. 
Chính điều này đã kéo theo sự thay đổi của các nhân tố làm tăng năng suất lao động. 
Trong nền kinh tế truyền thống, yếu tố làm tăng năng suất lao động phụ thuộc nhiều vào 
tài nguyên thiên nhiên, tư bản hiện vật; trong khi đó với nền kinh tế tri thức, yếu tố quan 
trọng nhất là bộ óc con người và mạng thông tin toàn cầu. Xét riêng ở khía cạnh con người 
cũng đã có sự thay đổi rõ rệt, nếu thu nhập là mục tiêu quan trọng nhất khiến người lao 
động làm việc năng suất hơn trong thời đại công nghiệp thì trong nền kinh tế tri thức, mục 
tiêu tinh thần, mục tiêu phát triển cá nhân là yếu tố hàng đầu. Do đó, vấn đề giáo dục - đào 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
146 
tạo, nghiên cứu - phát triển, thông tin và phân phối thông tin nhằm tăng năng lực sản sinh 
và chuyển giao tri thức là những lĩnh vực chiến lược của các quốc gia. Hơn nữa, chi phí 
cho sức khoẻ để nâng cao năng lực thể chất với tư cách là một phần quan trọng của vốn 
con người (hay tư bản người) đang gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nhiều 
công trình của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) cho thấy có không ít nước đã 
có mức đầu tư ổn định và khá cao cho nghiên cứu - phát triển, giáo dục - đào tạo mà họ đã 
đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nói cách khác, coi trọng việc đầu 
tư cho đội ngũ trí thức là thái độ của một nền kinh tế hiện đại. Do đó, tình hình mới của 
phát triển sản xuất không hề làm thay đổi sự thực con người là nhân tố quan trọng nhất, 
tạo ra giá trị [10]. 
3. KẾT LUẬN 
Sinh thời các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin luôn coi học thuyết của mình là 
“kim chỉ nam” cho nhận thức và hành động của các Đảng Mácxít trên thế giới, những người 
cộng sản phải có nhiệm vụ bổ sung, phát triển cho phù hợp với tình hình mới. Vì thế, việc 
nhận thức lại quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất thời kỳ 
đổi mới của Đảng ta là một minh chứng hết sức có giá trị và rất thuyết phục theo đúng tinh 
thần của các nhà sáng lập học thuyết Mác. Ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật và công 
nghệ phát triển vượt bậc thì chúng ta vẫn có thể khẳng định chắc chắn rằng, tư tưởng về sự 
phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất vẫn còn nguyên giá trị. 
Chúng ta cần tiếp tục khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, đặc 
biệt là công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức để hình thành 
những luận điểm mới, bổ sung vào di sản kinh điển, làm cho di sản ấy có khả năng bao quát 
được những vấn đề của ngày hôm nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Alvin Toffler (2002), Làn sóng thứ ba, Nxb. Thanh Niên, Thanh Hóa. 
[2] Báo điện tử vtv.vn (2017), Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống, truy cập tại 
20170709081836762 .htm/. 
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, t.13, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 
Hà Nội. 
[4] C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, t.37, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, 
Hà Nội. 
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, 
Nxb. Sự thật, Hà Nội. 
[6] Nguyễn Thị Lan Hương (2006), Tác động của cuộc cách mạng trong công nghệ 
thông tin đến lực lượng sản xuất - nhìn từ góc độ triết học, Tạp chí Triết học, Số 9. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping
 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 37.2018 
147 
[7] Nguyễn Trọng Chuẩn (2008), Nâng cao nhận thức, bổ sung và phát triển triết học 
Mác - Lênin nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và thời đại mở rộng giao lưu 
quốc tế, Tạp chí Triết học, Số 9. 
[8] Phạm Ngọc Quang (2003), Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất, 
quan hệ sản xuất, Tạp chí Triết học, Số 3. 
[9] Trần Côn (1983), C.Mác và quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính 
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”, trong cuốn: 40 năm viện 
triết học - Một số kết quả nghiên cứu, Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2002), 
Viện triết học, Hà Nội, tr.54-72. 
[10] Trần Quân Tuyền (2007), Giá trị lao động và giá trị tri thức, Tạp chí Triết học, Số 7. 
CONCEIVING THE RULE OF PRODUCTION RELATIONS IN 
ACCORDANCE WITH THE DEVELOPMENT OF PRODUCTIVE 
FORCES IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION 
AND THE KNOWLEDGE ECONOMY 
Doi Thi Theu 
ABSTRACT 
Based on the clarification of the cognitive process of the Communist Party of Vietnam 
about the rule of production relations accordant with development of productive forces; 
nowadays with the context of globalization and the knowledge economy developing strongly 
on the information technology platform, the author continues to give some new explanations 
adding to the contents of the concept of the production relations, the productive forces as 
well as the content of the rule to suit with the development in all aspects of the productive 
forces and the production relations. 
Keywords: Rules, production relations, productive forces. 
Edited with the trial version of 
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

File đính kèm:

  • pdfnhan_thuc_quy_luat_quan_he_san_xuat_phu_hop_voi_trinh_do_pha.pdf