Nghiên cứu, xây dựng phát triển các mô hình phân chia sản phẩm tại các mỏ kết nối của Vietsovpetro
Kết nối mỏ là giải pháp tận dụng cơ sở hạ tầng vật chất hiện hữu của các mỏ lớn để kết nối, phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên.
Phương thức này cho phép gia tăng hiệu quả kinh tế các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ, mở ra triển vọng phát triển và đưa các mỏ dầu
nhỏ, hạn chế về trữ lượng vào khai thác sớm.
Quá trình kết nối mỏ có thách thức khác nhau về mặt kỹ thuật và kinh tế, khả năng kết nối, thu gom, mức độ cải hoán hệ thống công
nghệ để tiếp nhận, phân chia sản phẩm Đối với trường hợp kết nối các mỏ vào hệ thống công nghệ thuộc chủ sở hữu khác, vấn đề phân
chia sản phẩm có ý nghĩa quan trọng liên quan đến lợi ích trực tiếp của các chủ đầu tư.
Bài báo phân tích các mô hình phân chia sản phẩm của Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” đang áp dụng cho các mỏ kết nối, đánh
giá khả năng cập nhật/nâng cấp các phần mềm mô phỏng có độ tin cậy cao, cho phép đánh giá nhanh về mặt kỹ thuật sự thay đổi của lưu
lượng chất lưu trong hệ thống khi qua các quá trình xử lý công nghệ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, xây dựng phát triển các mô hình phân chia sản phẩm tại các mỏ kết nối của Vietsovpetro
41DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 PETROVIETNAM NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH PHÂN CHIA SẢN PHẨM TẠI CÁC MỎ KẾT NỐI CỦA VIETSOVPETRO TẠP CHÍ DẦU KHÍ Số 1 - 2021, trang 41 - 48 ISSN 2615-9902 Trần Lê Phương1, Lê Đăng Tâm1, Chu Văn Lương1, Phạm Thành Vinh1, Nguyễn Vi Hùng1, Tống Cảnh Sơn1 Nguyễn Viết Văn2, Đỗ Dương Phương Thảo1, A.G. Axmadev1, Châu Nhật Bằng1, Nguyễn Hữu Nhân1, Đoàn Tiến Lữ1 Trần Thị Thanh Huyền1, Lê Thị Đoan Trang1, Bùi Mai Thanh Tú1 1Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” 2Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long - Hoàn Vũ Email: vinhpt.rd@vietsov.com.vn https://doi.org/10.47800/PVJ.2021.01-02 Tóm tắt Kết nối mỏ là giải pháp tận dụng cơ sở hạ tầng vật chất hiện hữu của các mỏ lớn để kết nối, phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên. Phương thức này cho phép gia tăng hiệu quả kinh tế các mỏ có trữ lượng trung bình và nhỏ, mở ra triển vọng phát triển và đưa các mỏ dầu nhỏ, hạn chế về trữ lượng vào khai thác sớm. Quá trình kết nối mỏ có thách thức khác nhau về mặt kỹ thuật và kinh tế, khả năng kết nối, thu gom, mức độ cải hoán hệ thống công nghệ để tiếp nhận, phân chia sản phẩm Đối với trường hợp kết nối các mỏ vào hệ thống công nghệ thuộc chủ sở hữu khác, vấn đề phân chia sản phẩm có ý nghĩa quan trọng liên quan đến lợi ích trực tiếp của các chủ đầu tư. Bài báo phân tích các mô hình phân chia sản phẩm của Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” đang áp dụng cho các mỏ kết nối, đánh giá khả năng cập nhật/nâng cấp các phần mềm mô phỏng có độ tin cậy cao, cho phép đánh giá nhanh về mặt kỹ thuật sự thay đổi của lưu lượng chất lưu trong hệ thống khi qua các quá trình xử lý công nghệ. Từ khóa: Kết nối mỏ, vận chuyển dầu và khí, phân chia sản phẩm. 1. Giới thiệu Đến cuối năm 2020, Vietsovpetro đã kết nối thành công các mỏ như: Cá Ngừ Vàng, Nam Rồng - Đồi Mồi, Gấu Trắng, Thỏ Trắng với các mỏ Bạch Hổ và Rồng, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các nhà điều hành khác. Khi sản lượng dầu khai thác tại các mỏ suy giảm, Vietsovpetro đã tập trung nghiên cứu, triển khai giải pháp kết nối các mỏ dự kiến khai thác nằm bên cạnh các mỏ Bạch Hổ và Rồng để tận dụng công suất xử lý chất lỏng của thiết bị còn dư tại 2 mỏ này. Việc mở rộng kết nối các mỏ dầu lân cận với mỏ Bạch Hổ và Rồng sẽ mở ra triển vọng phát triển và đưa các mỏ dầu lân cận có trữ lượng thấp vào khai thác sớm. Hiện nay, Vietsovpetro đã kết nối các mỏ Cá Ngừ Vàng, Nam Rồng - Đồi Mồi, Cá Tầm, 04/3 vào hệ thống. Vietsov- petro đã vận dụng, nghiên cứu và xây dựng các mô hình phân chia sản phẩm khác nhau với tính chính xác và chi phí vận hành ở mức hợp lý được các bên đồng thuận sử dụng. 2. Các mô hình phân chia sản phẩm tại các mỏ kết nối của Vietsovpetro Phân chia sản phẩm khai thác được hiểu là xác định lượng hydrocarbon đo được từ các nguồn khác nhau [1]. Phân chia sản phẩm là hoạt động phổ biến ở các mỏ kết nối sử dụng hệ thống công nghệ thu gom, vận chuyển, tàng trữ sản phẩm khai thác chung. Quá trình phân chia sản phẩm dựa trên các kết quả đo đếm vật lý khác nhau: khối lượng, thể tích, năng lượng. Trong đó phân chia theo khối lượng, thể tích phổ biến cho những trường hợp phân chia hydro- carbon lỏng, phân chia theo năng lượng thường được sử dụng cho phân chia sản phẩm khai thác ở dạng khí. Dựa trên những điều kiện cụ thể của hệ thống công nghệ thu gom, đo lường sản phẩm khai thác và Ngày nhận bài: 26/12/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 26/12/2020 - 6/1/2021. Ngày bài báo được duyệt đăng: 7/1/2021. 42 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan mà có các nguyên lý phân chia khác nhau. Các nguyên lý phân chia phổ biến là: - Phân chia sản phẩm theo khối lượng theo nguyên tắc phân chia ngược; - Phân chia sản phẩm theo đơn vị thể tích theo nguyên tắc phân chia ngược; - Phân chia sản phẩm theo thành phần chất lưu; - Phân chia sản phẩm theo các mô hình mô phỏng, tính toán. Nguyên lý phân chia sản phẩm theo nguyên tắc phân chia ngược được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghệ khai thác dầu và khí [1]. Trong mô hình phân chia sản phẩm theo nguyên tắc ngược xét có n nguồn hydrocarbon vận chuyển ra điểm B để xử lý và tàng trữ, với lưu lượng dầu thể tích đo được tại B quy về cùng một điều kiện. Theo đó, lưu lượng hydrocarbon phân chia cho từng nguồn (i = 1... n) sẽ là: Qii = 1...n = kback allocation × Qimeasured Trong đó: Qii=1...n: Lượng hydrocarbon được phân chia cho nguồn i; Qimeasured: Lưu lượng thể tích dầu đo được ở cùng một điều kiện. Lượng dầu đo được tại các công trình X quy về điều kiện chuẩn được xác định dựa trên các tham số sau: - Hàm lượng nước WX; - Lưu lượng theo thể tích chất lỏng ở điều kiện vận hành VX; - Hệ số co ngót dầu của công trình X, SX. Phân chia sản phẩm theo các mô hình mô phỏng, sử dụng các công cụ tính toán của phần mềm (như HYSYS, PVTSIM, UNIX) để xác định lượng hydrocarbon lỏng được phân chia cho từng nguồn. 2.1. Phân chia sản phẩm mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi Mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi được kết nối vào hệ thống thu gom, vận chuyển sản phẩm khai thác mỏ Rồng, Viet- sovpetro. Mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi có 2 giàn nhẹ được khai thác là RC-DM, RC-4. Sản phẩm khai thác RC-DM, RC-4, RC-5 cùng với RC-6 được vận chuyển về RP-1 để tách khí và bơm về tàu nổi chứa dầu FSO-6 để xử lý, tàng trữ và xuất bán. Tại FSO-6 đồng thời tiếp nhận các nguồn dầu bơm từ RP-2 bao gồm dầu mỏ Cá Tầm, RP-3. Sơ đồ thu gom vận chuyển và phân chia dòng dầu được thể hiện tại Hình 1 và 2. Lượng dầu Q (sm3) đo được tại các công trình RP-1, RP-2, Cá Tầm, RP-3 được quy về điều kiện chuẩn thông qua hệ số co ngót S từ lượng dầu V (m3) đo được ở điều kiện vận hành: Hình 1. Sơ đồ thu gom sản phẩm khai thác tại mỏ Nam Rồng - Đồi Mồi kback allocation = ⅀i=1 B RC-6 RP-1 RC-5/9 RC-DM RC-4 RP-2 CTC-1 RC-2 RP-3 Dầu tách khí Hỗn hợp dầu khí FSO-6 43DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 PETROVIETNAM QSCO/RP2 ... thác từ mỏ Cá Ngừ Vàng Hình 3. Sơ đồ thu gom sản phẩm khai thác tại mỏ Cá Ngừ Vàng 25 km V2 A-B-C V6 Bộ đệm nén V3 A-B V1 A-B-C V8 LP Compression Suction V9 LP compression discharge F3L F2 F1 Shuttle Tanker CPP2 Crude F11 FSO -01 BA VI FSO-03 CHI LINH FSO-04 VIETSOV-01 F15 F9 F14 Shuttle Tanker F8 Shuttle Tanker F10L F6 RP1 Crude RP3 Crude F13 F12 Vapour Losses Vapour Losses Vapour Losses Inv Inv Inv F13A F13B Steam generation Turbines on WIP F8 F9 F5 F10 LP Flare F11 HP Flare FE -7420 FQIR – 501 FQIR – 502 FQIR - 1002 FQIR - 0902 FQIR – 301A FQIR – 301B F5A F FQIT-2103A FQIT-2103B F FQIR-5506 F FQIR-5302 F FQIR-5701 FQIR-701A F FQIR-5801 FQIR-801A CCP F5B F4 Trung tâm mỏ Bạch Hổ (WHP) Phía Bắc mỏ Bạch Hổ (MSP) CNV Wellstream F18 FQIR – 401A FQIR – 401B Qv Qv Qv Qv F FQIT-2104 F FQIT-2105 F FQIT-2001 V14 Allocation Flow Diagram CPP -3 C (Issued in Procedure)Rev. J 2562 \... \AFD -1 rev bFile 2562 system Project 25 km Dầu tách khí Hỗn hợp dầu khí BK CNV CPP-3 CTP-2 FSO 45DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 PETROVIETNAM Hỗn hợp dầu khí mỏ Cá Ngừ Vàng được vận chuyển về bình tách CNV separator, tách khí và đo lượng lỏng trước khi trộn với dầu mỏ Bạch Hổ. Hệ số bất cân bằng: Lượng dầu QSCO/CNV_FSO được xác định dựa trên tổ hợp số liệu thể hiện sự khác biệt giữa lượng dầu đo được tại bình tách CNV separator và lượng dầu Cá Ngừ Vàng đo khi bơm đi tàu trong cùng một điều kiện, qua hệ số Kadj. Trong đó: QSCO/CNV_Separator lượng dầu Cá Ngừ Vàng đo được tại CNV separator. Lượng dầu chia cho mỏ Cá Ngừ Vàng được xác định như sau: QAllocated_SCO/CNV_FSO = QSCO/CNV_Separator Kadj × Kimb 2.3. Phân chia sản phẩm mỏ Thiên Ưng Sản phẩm khai thác từ mỏ Thiên Ưng được vận chuyển về BK-4A mỏ Bạch Hổ dưới dạng hỗn hợp lỏng - khí. Từ BK- 4A, khí và condensate được đưa qua BK-4 sau đó theo 2 đường ống đường kính 12 inch về BK-2, tiếp sau đó sang C1-5 trên CPP-2 để tách khí, khí tách ra với áp suất khoảng 10 barg được đưa sang giàn nén trung tâm CCP của mỏ Bạch Hổ. Condensate sau C1-5 được chia làm 2 phần: (i) được bơm vào đường ống khí hiện hữu Bạch Hổ - Dinh Cố để đi vào bờ với công suất bơm lớn nhất là 56 m3/giờ (2 máy bơm công suất mỗi bơm là 28 m3/giờ), khối lượng condensate bơm vào bờ được xác định bởi bộ đo Coriolis FT-1514A; (ii) condensate C1-5 sau khi đi qua bộ đo FT- 1514B được hòa trộn với dầu Bạch Hổ sau bình tách sử dụng điện trường cao (EG) sau đó hỗn hợp được đưa về bình buffer C2-3 để tách khí. Hỗn hợp dầu và condensate sau khi tách khí được bơm sang FSO VSP-01 để tàng chứa và xuất bán. Sơ đồ thu gom vận chuyển và phân chia dòng dầu được thể hiện tại Hình 5. Do lượng condensate từ Thiên Ưng về CPP-2 chỉ xuất hiện khi phóng thoi đẩy lỏng đường ống Nam Côn Sơn 2 với tần suất dự kiến khoảng 1 lần/tháng và mỗi lần phóng thoi lượng condensate chưa ổn định được đưa sang FSO cũng chỉ dao động trong khoảng 1.500 - 1.800 tấn, nên mô hình phân chia dựa trên nguyên lý khấu trừ (by differ- ence) đã được chấp thuận áp dụng, điều đó có nghĩa là kiểm soát sự thay đổi của dòng condensate C1-5 sau khi đi qua bộ đo Coriolis FT-1514B dưới dạng khối lượng (mass). Do condensate tách ra trong C1-5 và được xác định bởi bộ đo FT-1514B là dòng chất lưu ở điều kiện áp suất cao 10 - 11 barg và nhiệt độ thấp khoảng 24 - 28 oC khi đi qua các quá trình công nghệ trên CPP-2 và FSO một lượng khí sẽ được tách ra, khối lượng ban đầu của condensate sẽ giảm. Như vậy, lượng hao hụt condensate sẽ là một hàm phụ thuộc vào thành phần cấu tử của condensate Thiên Ưng, điều kiện tách khí trong bình tách C1-5, C2-3, điều kiện tách khí trên FSO trong tank công nghệ và tank chứa và quá trình công nghệ này có thể được mô phỏng bằng phần mềm HYSYS (process modelling) hoặc bằng thực nghiệm. Hình 5. Sơ đồ thu gom condensate Thiên Ưng Kimb = Q Q + QSCO/CTP3_CNV FSO SCO/FSO SCO/CTP_2_FSO Kadj = QSCO/CNV_FSO SCO/CNV_Separator Q C1-5 Khí condensate từ Thiên Ưng C2-3 M Bể công nghệ Bộ đo Coriolis Khí đốt Khí thấp áp về máy nén khí Dầu condensate xuất bán Dầu Bạch Hổ từ bình tách C-2 Khí cao áp về giàn nén khí Bể chứa dầu Khí đốt M Bộ đo turbine M Condensate về Dinh Cố Bộ đo Coriolis 46 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM Sau mỗi lần phóng thoi đẩy sản phẩm lỏng ra khỏi đường ống Nam Côn Sơn 2 thì thành phần, tính chất và khối lượng của condensate đến C1-5 đều có sự biến đổi. Nguyên nhân là do có một số tác nhân thay đổi như sau: - Tỷ lệ khai thác của các giếng trên BK-TNG; - Tỷ lệ khí của mỏ ĐH trong thành phần chung; - Tổng lưu lượng khí và condensate vận chuyển qua đường ống Nam Côn Sơn 2 thay đổi; - Thời gian giữa các lần phóng thoi, hay thời gian lưu của condensate trong đường ống càng lâu thì thành phần của condensate càng nặng lên; - Nhiệt độ nước biển bao bọc xung quanh đường ống thay đổi theo mùa. Kết quả của quá trình tính toán tổn hao condensate C1-5 được lấy theo mô hình HYSYS, dựa trên cân bằng pha của các cấu tử trong pha khí và pha lỏng. Trong thực tế thì quá trình tách khí trong tank công nghệ và tank hàng trên FSO sẽ kéo dài nhiều ngày (điều này đã được kiểm chứng bằng mô hình HYSYS khi không có condensate Thiên Ưng, kết quả mô hình HYSYS tương đương với các phương pháp khác). Kết quả của quá trình phân chia theo nguyên lý khấu trừ là khối lượng (mass). Nhiệt độ và áp suất làm việc trung bình của bình tách C1-5 được tính trên cơ sở trung bình trọng số theo công thức: Trong đó các dữ liệu được lấy từ file excel trích xuất từ Flow Computer như sau: TT1514Bi: Tín hiệu tại thời điểm i về nhiệt độ bình tách C1-5 (oC); PT1513i: Tín hiệu tại thời điểm i về áp suất bình tách C1-5 (barg); FT1514Ai: Tín hiệu tại thời điểm i về lưu lượng conden- sate bơm về bờ (tấn/giờ); FT1514Bi: Tín hiệu tại thời điểm i về lưu lượng conden- sate đưa sang C2-3 (tấn/giờ); N: Tổng số dòng dữ liệu trong trong file excel đại diện cho đợt phóng thoi. Nhiệt độ và áp suất làm việc trung bình của bình tách C2-3 trên CPP-2 được tính trên cơ sở trung bình trọng số theo công thức: Trong đó, các dữ liệu được lấy từ file excel trích xuất từ Flow Computer như sau: TT513i: Tín hiệu tại thời điểm i về nhiệt độ bình tách C2-3 (oC); PT513i: Tín hiệu tại thời điểm i về áp suất bình tách C2-3 (barg); FT1514Bi: Tín hiệu tại thời điểm i về lưu lượng conden- sate đưa sang C2-3 (tấn/giờ); N: Tổng số dòng dữ liệu trong trong file excel đại diện cho đợt phóng thoi. Tính toán thành phần khối lượng cấu tử mẫu conden- sate: xiR: Thành phần khối lượng cấu tử i trong mẫu conden- sate C1-5 được tái tạo; xi: Thành phần khối lượng cấu tử i trong mẫu conden- sate ổn định; yi: Thành phần khối lượng cấu tử i trong mẫu khí được tách ra; GOR: Tỷ số khí dầu (sm3/sm3); ρoil: Mật độ của condensate ổn định được quy về điều kiện chuẩn 15 oC; ρg: Mật độ của khí tách ra được quy về điều kiện chuẩn 15 oC. Tính toán MW của condensate C1-5 trên cơ sở tính toán tái tạo từ MW của condensate ổn định và MW khí tách: ρoil: Mật độ của condensate ổn định được quy về điều kiện chuẩn 15 oC; ρg: Mật độ của khí tách ra được quy về điều kiện chuẩn 15 oC; = ∑ 1514 × ( 1514 + 1514 ) ∑ ( 1514 + 1514 ) = ∑ 1513 × ( 1514 + 1514 ) ∑ ( 1514 + 1514 ) C1-5 C1-5 1 1 1 1 ∑1 ∑1 ∑1 ∑1 = 513 × 1514 1514 = 513 × 1514 1514 = × + × × + × = + × + × C1-5 47DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 PETROVIETNAM MWoil: Trọng lượng phân tử của condensate ổn định được xác định trong phòng thí nghiệm bằng; MWg: Trọng lượng phân tử của khí tách ra (Flashed gas) được xác định dựa trên thành phần khí. Mô hình mô phỏng cho tính toán lượng condensate Thiên Ưng sau khi được nhập đầy đủ các thông số công nghệ và thành phần tính chất của các cấu tử và phân đoạn (Hình 6). Kết quả tính toán từ mô hình mô phỏng cho phép xác định lượng con- densate Thiên Ưng còn lại tàng trữ và xuất bán trên FSO. Dựa trên các bộ số liệu từ mô hình mô phỏng cho phép chúng ta xây dựng công thức thực nghiệm áp dụng cho condensate Thiên Ưng đánh giá sự hao hụt trong quá trình công nghệ (Hình 7). Công thức thực nghiệm cho phép đánh giá nhanh mất mát condensate Thiên Ưng trong hệ thống thu gom xử lý tàng trữ theo mối quan hệ phụ thuộc của các thông số hệ thống công nghệ và tính chất chất lưu của condensate Thiên Ưng. Y = a × Х1 + b × Х2 + c × Х3 + d × Х4 + e × Х5 + f × Х6 + g × Х7 + h × Х8 + i × Х9 + k Trong đó: a = 73,77896904 b = -0,892855713 c = 6,208990561 d = 0,581383216 e = 0,709107773 f = -0,30933858 g = -90,30695494 h = 0,874029514 i = 81,81200351 j = -0,204966919 k = -0,892855713 C1 .5_ M ay _2 01 9 C2 -3 (C PP -2 ) C2 -3 _G as Co nd en sa te To FS O Pr oc es s ta nk pr oc es s ga s Co nd to Ca rg oT an k Q2 Ca rg o ta nk Ca rg oG as Ex po rt oil Q3 N2 Q4 C1 .5 _M ay _2 01 9 Te m pe ra tu re Pr es su re M as s F low M ole cu lar W eig ht M as s D en sit y Ac tu al Vo lum e F low 25 ,38 10 ,30 10 0, 0 99 ,92 72 3, 3 13 8, 2 C ba r_ g to nn e/ d kg /m 3 m 3/d Co nd en sa te To FS O Te m pe ra tu re Pr es su re M as s F low Liq M as s D en sit y @ St d C on d 39 ,70 0, 95 00 93 ,35 74 7, 3 C ba r_ g to nn e/ d kg /m 3 Co nd to Ca rg oT an k Te m pe ra tu re Pr es su re M as s F low Ac tu al Liq uid Fl ow Liq M as s D en sit y @ St d C on d 52 ,83 0, 08 7 87 ,41 12 0, 5 75 7, 0 C ba r_ g to nn e/ d m 3/d kg /m 3 Ex po rt oil Te m pe ra tu re Pr es su re M as s F low Liq Vo l F low @ St d C on d 48 ,11 0, 08 0 86 ,60 11 4, 19 C ba r_ g to nn e/ d m 3/d C2 -3 _G as Te m pe ra tu re Pr es su re M as s F low 39 ,70 0, 95 00 6, 65 0 C ba r_ g to nn e/ d TE E- 10 0 LP Ga sF lar e Re m ain C2 -3 Ga s TE E- 10 0 Flo w Ra tio (1 ) Flo w Ra tio (2 ) 0, 05 43 0, 94 57 Re m ain C2 -3 Ga s Te m pe ra tu re Pr es su re M as s F low M as s H igh er H ea tin g V alu e 39 ,70 0, 95 00 6, 28 9 48 ,12 3 C ba r_ g to nn e/ d M J/k g N2 Te m pe ra tu re Pr es su re St d G as Fl ow 51 ,50 0, 10 0 11 4, 5 C ba r_ g ST D_ m 3/d Hì nh 6. M ô h ình H YS YS đã đư ợc xâ y d ựn g c ho vi ệc tín h t oá n t ổn ha o c on de ns at e C 1- 5 t rên cá c t hiế t b ị c ôn g n gh ệ C PP -2 và FS O 48 DẦU KHÍ - SỐ 1/2021 THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ PETROVIETNAM Y: Lượng mất mát công nghệ của condensate Thiên Ưng (% khối lượng); Х1: Nhiệt độ С-1-5 ( oC); Х2: Áp suất С-1-5 (bar); Х3: Nhiệt độ С-2-3 ( oC); Х4: Áp suất С-2-3 (bar); Х5: Nhiệt độ tank công nghệ của FSO ( oC); Х6: Áp suất tank công nghệ của FSO (bar); Х7: Nhiệt độ tank tàng trữ của FSO ( oC); Х8: Áp suất tank tàng trữ (bar); Х9: Mật độ condensate Thiên Ưng tại điều kiện С-1-5 (kg/m3). 3. Kết luận Vietsovpetro đã nghiên cứu, áp dụng và phát triển các mô hình phân chia dầu khí khác nhau đáp ứng các đặc thù của mỗi trường hợp kết nối. Mô hình kết nối theo quy trình phân chia ngược cho phép xác định lượng dầu phân chia cho các nguồn dầu với kết quả được nhiều bên chấp nhận. Sử dụng các công cụ mô phỏng tính toán cũng là phương thức xác định phân chia dầu khí có độ tin cậy cao. Việc áp dụng các công thức thực nghiệm cho phép đánh giá nhanh về kỹ thuật sự thay đổi của lưu lượng chất lưu trong hệ thống khi đi qua các quá trình xử lý công nghệ khác nhau. Tài liệu tham khảo [1] American Petroleum Institute, “Manual of petroleum measurement standards chapter 20.3 Measurement of multiphase flow”, 2013. Hình 7. So sánh kết quả tính toán và công thức thực nghiệm 19/7/18 27/10/18 4/2/19 15/5/19 23/8/19 1/12/19 10/3/20 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 M ất m át cô ng ng hệ co nd en sa te Th iên Ư ng (% kh ối lượ ng ) Thời gian Kết quả tính toán Công thức thực nghiệm Summary Oil and gas field tie-in is a solution to take advantage of the existing infrastructure of major oil and gas fields to connect with and develop the marginal fields. This approach allows to increase the economic efficiency of small and medium reserves, open prospects for developing and bringing small and marginal fields into early production. The field tie-in process faces different technical and economic challenges, including connecting and gathering capability, and levels of technological modification for receiving and distributing products. In the case of fields connected to the technological system of other owners, product distribution has important implications relating to the direct interests of the investors. The article analyses the product distribution models which Vietsovpetro is applying to the tie-in fields, evaluating the possibility of updating/upgrading simulation softwares with high reliability, allowing rapid technical assessment of the changes in the flow of fluid in the system through technological treatment processes. Key words: Oil and gas field tie-in, oil and gas transportation, product distribution. RESEARCH AND DEVELOPMENT OF PRODUCT DISTRIBUTION MODELS FOR VIETSOVPETRO’S TIE-IN FIELDS Tran Le Phuong1, Le Dang Tam1, Chu Van Luong1, Pham Thanh Vinh1, Nguyen Vi Hung1, Tong Canh Son1 Nguyen Viet Van2, Do Duong Phuong Thao1, A.G. Axmadev1, Chau Nhat Bang1, Nguyen Huu Nhan1, Doan Tien Lu1 Tran Thi Thanh Huyen1, Le Thi Doan Trang1, Bui Mai Thanh Tu1 1Vietsovpetro 2Hoang Long - Hoan Vu JOC Email: vinhpt.rd@vietsov.com.vn
File đính kèm:
- nghien_cuu_xay_dung_phat_trien_cac_mo_hinh_phan_chia_san_pha.pdf