Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày ứng dụng mã nguồn mở JoomLa trong việc xây dựng website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM. Chúng tôi cũng tổ chức thí điểm thực tế chương 2 trong học phần vật lý đại cương 1. Việc thí điểm mang đến một số kết quả khả quan cho sinh viên. Sinh viên tích cực, chủ động, sáng tạo hơn.

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 6

Trang 6

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 7

Trang 7

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 8

Trang 8

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 9

Trang 9

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang Danh Thịnh 09/01/2024 4560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương

Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Joomla xây dựng Website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương
Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) 71-83 
71 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA XÂY 
DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG 
Nguyễn Văn Dung*, Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa 
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM 
*
Email: dungnv@cntp.edu.vn 
Ngày nhận bài: 31/10/2016; Ngày chấp nhận đăng: 10/02/2017 
TÓM TẮT 
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày ứng dụng mã nguồn mở JoomLa trong việc xây 
dựng website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm 
TP.HCM. Chúng tôi cũng tổ chức thí điểm thực tế chương 2 trong học phần vật lý đại cương 1. 
Việc thí điểm mang đến một số kết quả khả quan cho sinh viên. Sinh viên tích cực, chủ động, 
sáng tạo hơn. 
Từ khóa: mã nguồn mở, JoomLa, website joomLa, vật lý đại cương. 
1. MỞ ĐẦU 
Một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay là ứng dụng và 
phát triển công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và website nói riêng vào trong dạy học [1]. 
Xu hướng này đã được thực tế chứng minh mang lại nhiều hiệu quả đáng khích lệ so với những 
PPDH truyền thống. 
Trong môi trường đại học (ĐH), với sự đầu tư tương xứng về cơ sở vật chất, sự phổ biến 
của các phương tiện truy cập mạng internet như máy tính, điện thoại di động, đặc biệt là sự 
thay đổi về hình thức đào tạo chuyển từ niên chế sang tín chỉ, đòi hỏi quỹ thời gian dành cho 
việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (SV) như là một tất yếu, SV được yêu cầu các kỹ năng 
về truy cập và học tập qua mạng internet nên không còn nhiều sự lạ lẫm với học tập trên 
website. Vì vậy các website dạy học có thể được sử dụng và truy cập một cách dễ dàng trở 
thành một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy và quản lý lớp học của giảng viên 
(GV), góp phần rèn luyện khả năng tự học, tính tích cực chủ động và sáng tạo của SV. 
Thiết kế và xây dựng website hỗ trợ dạy học trở nên đơn giản khi mà việc ứng dụng nguồn 
tài nguyên mã nguồn mở với những ưu điểm nổi bật là miễn phí, có sẵn và có thể chỉnh sửa 
được tính năng đã trở nên phổ biến. Quá trình này không đòi hỏi quá nhiều yếu tố kỹ thuật và 
trình độ CNTT phức tạp đối với người dạy. Thành quả đạt được là một hệ thống kiến thức logic, 
kết nối được vô số tài nguyên mở, tích hợp các công cụ để kiểm tra, đánh giá đo lường kết quả 
học tập của SV, đồng thời dễ dàng cho phép GV kết hợp với các PPDH tích cực khác để nâng 
cao chất lượng giảng dạy. 
Với những hiệu quả tích cực mà một website có thể mang lại trong dạy học ĐH, nhất là đối 
với những môn khoa học thực nghiệm như vật lý đại cương (VLĐC), chúng tôi thực hiện đề tài 
này nhằm nghiên cứu phần mềm mã nguồn mở JoomLa để thiết kế website dạy học VLĐC. 
Nguyễn Văn Dung, Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa 
72 
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở JoomLa để xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy 
học VLĐC theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, phù hợp với mục tiêu, nội dung 
chương trình của môn VLĐC; 
Nghiên cứu tổ chức hoạt động dạy và học VLĐC (Chương 2) với sự hỗ trợ của website dạy 
học trong trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh; 
Nghiên cứu kết quả thăm dò ý kiến của GV và SV để đánh giá những thuận lợi và khó 
khăn khi ứng dụng mã nguồn mở JoomLa xây dựng website hỗ trợ dạy học VLĐC và trong quá 
trình triển khai dạy học VLĐC với sự hỗ trợ của website. 
3. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ WEBSITE VÀ MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA 
3.1. Làm thế nào để có một website? 
a) Bước 1: Đăng ký tên miền (Domain name) 
Hiểu một cách đơn giản là bất cứ cái gì cũng đều có một cái tên và website cũng vậy, nó 
cũng cần có một cái tên và được gọi là tên miền. Đây chính là địa chỉ được dùng để truy cập vào 
website và sẽ có dạng  [2]. 
b) Bước 2: Thiết kế website 
Ở góc độ tự thiết kế website, chỉ cần có một ít kiến thức vi tính GV cũng có thể tự làm một 
website đơn giản bằng các chương trình như MS word, MS Frontpage, DreamWeaver,... hoặc 
làm các website động bằng cách cài đặt và sử dụng một trong các chương trình quản lý nội dung 
(CMS) miễn phí như: JoomLa, Mambo, Drupal,... các chương trình này sẽ giúp GV có được 
một website với nhiều kiểu trình bày rất đa dạng. Để tự thiết kế website, trên máy tính cần phải 
cài đặt chương trình Web Server để chạy thử, các chương trình Web Servser thông dụng và dễ 
sử dụng là WampServer và Xampp, đã được tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết cho 
website hoạt động [2]. 
c) Bước 3: Thuê máy chủ (Hosting) 
Sau khi đã có website và đã nắm được mọi kỹ thuật cũng như hoạt động của website thì 
việc tiếp theo là thuê Hosting. Hosting là nơi lưu trữ website, được đặt trên một máy chủ web 
(Web Server), máy chủ này cung cấp dịch vụ web và luôn được kết nối với internet để website 
hoạt động và cho phép mọi người truy cập [2]. 
d) Bước 4: Quản lý và duy trì website 
Website sau khi được xây dựng cần thường xuyên được cập nhật thông tin để đảm bảo độ 
tươi mới của nó, đặc biệt là việc thay đổi, bổ sung và tích hợp những tài nguyên và công cụ phù 
hợp với từng mục tiêu sư phạm cụ thể [2]. 
e) Bước 5: Quảng bá website 
Để website hoạt động có hiệu quả nhất, được nhiều người biết đến thì công việc quảng bá 
là cần thiết, ngoài cách làm cho website phong phú về nội dung, đẹp về hình thức để thu hút 
Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở JoomLa xây dựng website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương 
73 
khách hàng thì website phải được các máy tìm kiếm (Search Engine) thống kê khi người dùng 
tìm kiếm thông tin có liên quan. 
3.2. Tìm hiểu mã nguồn mở CMS JoomLa và hƣớng dẫn cài đặt 
a. CMS là gì? 
CMS là chữ viết tắt của Content Management System, hay còn gọi là hệ thống quản trị nội 
dung. CMS ra đời nhằm mục đích giúp cho việc quản lý, chỉnh sửa nội dung được dễ dàng. Hệ 
thống CMS giúp người quản trị tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện 
nay có rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức sử dụng CMS nhằm xây dựng và quản lý nội dung, 
bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí xây dựng website [2]. 
b. JoomLa là gì ...  kiến thức. Để thực hiện, GV có thể sử 
dụng các câu hỏi tự luận định tính hoặc tiến hành trắc nghiệm online ngay tại lớp với số đông và 
thu nhận ngay được kết quả thống kê để từ đó kiểm tra mức độ nhận thức, kỹ năng vận dụng 
kiến thức của SV sau mỗi nội dung hoặc vào thời điểm kết thúc tiết học. 
Hình 3. Giao diện trang nội dung học tập. 
Nguyễn Văn Dung, Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa 
76 
e) Trang bài tập 
Trang này cung cấp 3 nội dung bài tập: 
Bài tập mẫu: Bao gồm một số ví dụ tiêu biểu có kèm theo hướng dẫn giải để SV có thể tự 
nghiên cứu, tập làm quen với cách lập luận và áp dụng các công thức vào giải bài tập. 
Bài tập tự luận: Bao gồm các bài tập tự luận được yêu cầu SV luyện tập ở nhà, cố gắng 
hoàn thành sau mỗi tiết học. 
Bài tập trắc nghiệm: Bao gồm các bài tập trắc nghiệm, chủ yếu là trắc nghiệm khách quan 
4 lựa chọn, yêu cầu SV hoàn thành cuối chương. 
f) Trang kiểm tra trắc nghiệm online 
Trang này được dùng để tiến hành kiểm tra kiến thức của SV. Thời điểm kiểm tra do GV 
quyết định, có thể là sau khi kết thúc từng nội dung kiến thức, từng bài học hoặc sau khi kết 
thúc chương. Việc kiểm tra có thể tiến hành ngay trên lớp để thu nhận kết quả học tập tức thời 
của người học hoặc kiểm tra ở nhà để củng cố, ôn tập kiến thức của SV. Ngoài ra, trang còn 
cung cấp các thông tin về quy định, cách thức làm bài trắc nghiệm. 
Hình 4. Giao diện trang kiểm tra trắc nghiệm. 
g) Trang khảo sát ý kiến 
Trang này được dùng để khảo sát, thăm dò ý kiến của GV và SV. Nội dung khảo sát bao 
hàm các vấn đề có liên quan đến việc đổi mới PPDH vật lý ở trường đại học, những thuận lợi và 
khó khăn, ưu điểm và hạn chế khi học tập với website trong giảng dạy VLĐC tại trường ĐH 
Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh nói riêng và trong môi trường giáo dục đại học nói 
chung. Trên cơ sở thống kê kết quả khảo sát thăm dò, giúp tác giả đưa ra được các nhận định, đề 
xuất được các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế, hát huy ưu điểm của mô hình này trong thực 
tiễn. 
h) Trang tài nguyên 
Trang này được dùng để cung cấp một số tài nguyên phục vụ cho việc học tập môn VLĐC, 
bao gồm: 
Thí nghiệm ảo: Gồm các thí nghiệm định dạng flash, có thể dùng làm thí nghiệm biểu diễn 
thay thế cho các thí nghiệm thực khi không có điều kiện thực hiện. 
Mô phỏng vật lý (Physics Applets – Viết tắt là Physlets): Cung cấp các bài tập mô phỏng 
vật lý, các mô phỏng này có thể được sử dụng trong các bài kiểm tra khái niệm, bài tập về nhà, 
minh họa, chứng minh trên lớp, và chuẩn bị thí nghiệm. 
Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở JoomLa xây dựng website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương 
77 
Ngoài ra còn một số nội dung tích hợp khác như video vật lý, web vật lý hay, giáo trình 
tham khảo. 
5. DẠY HỌC VỚI WEBSITE VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG 
5.1. Tổ chức dạy học vật lý đại cƣơng với website vatlydaicuong.edu.vn 
Vai trò của website dạy học là rất quan trọng. Hầu hết nội dung bài giảng, các nhiệm vụ 
học tập, bài tập luyện tập, bài tập kiểm tra đánh giá, bài tập thí nghiệm mô phỏng đều có thể 
được trình bày trên website. Đặc biệt khi được tích hợp một số module hỗ trợ khác, website sẽ 
cung cấp nhiều tính năng mới trong việc tương tác và thu nhận thông tin phản hồi của SV trong 
quá trình học tập trong và ngoài lớp. Sau đây là một quy trình vận dụng website dạy học VLĐC 
trên lớp gồm các giai đoạn như Hình 5. 
Hình 5. Một quy trình vận dụng website dạy học trên lớp [3]. 
Nguyễn Văn Dung, Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa 
78 
5.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm 
Trong cùng thời gian từ ngày 01/7/2016 đến 30/7/2016, tiến hành TNSP song song giữa 
hai lớp TN và ĐC là SV trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, học tập 
theo hệ tín chỉ: 
Nhóm TN: Lớp học phần có mã lớp 010100646401, gồm 45 SV, được dạy học với sự hỗ 
trợ của website vatlydaicuong.edu.vn. 
Nhóm ĐC: Lớp học phần có mã lớp 010100646402, gồm 40 SV, được dạy học theo các 
phương pháp truyền thống. 
Nội dung TNSP bao gồm các bài: Các định luật Newton; Các lực cơ học; Phương pháp 
động lực học; Động lượng, xung lượng; Mô-men động lượng, mô-men lực. 
Lớp TN: Tiến hành giảng dạy theo các tiến trình đã thiết kế trên web, ghi chép diễn biến 
toàn bộ tiết học, thu thập các phiếu học tập của SV trước và sau khi học tập trên web. 
Lớp ĐC: Tiến hành giảng dạy theo các phương pháp truyền thống, theo dõi ghi chép lại 
mọi hoạt động của GV và SV diễn ra trong tiết học. 
Bài kiểm tra cuối chương: cho cả 2 nhóm TN và ĐC nhằm đánh giá chất lượng, khả năng 
phân tích, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. 
5.2.1. Đánh giá định tính 
a. Thực hiện khảo sát thăm dò ý kiến của SV về hiệu quả của webssite dạy học VLĐC mang lại 
là rất đáng khích lệ 
Qua kết quả thăm dò ở Bảng 1 dưới đây cho thấy những tín hiệu phản hồi tích cực từ phía 
SV về hiệu quả mà webssite dạy học VLĐC mang lại, khi hầu hết các ý kiến đều đồng thuận với 
một tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là thúc đẩy SV hứng thú với môn học, rèn luyện thói quen học tập 
chủ động và tự lực, tích cực tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức một cách sâu sắc. 
Bảng 1. Thống kê kết quả thăm dò ý kiến SV về hiệu quả của webssite dạy học VLĐC. 
STT Nội dung 
Kết quả đánh giá (%) 
Rất không 
đồng ý 
Không 
đồng ý 
Phân 
vân 
Đồng 
ý 
Rất 
đồng ý 
1 
Giúp SV cảm thấy hứng thú với các tiết học 
vật lý, giảm áp lực học tập. 
7,1 8,9 12,5 60,7 10,7 
2 
Giúp SV có nhiều điều kiện tương tác với SV 
và GV thông qua website hỗ trợ dạy học. 
1,8 7,1 30,4 46,4 14,3 
3 
Giúp SV rèn luyện thói quen chủ động, tự lực 
trong học tập. 
5,4 3,6 14,3 66,1 10,7 
4 
Giúp SV có điều kiện trải nghiệm các mô 
phỏng đa phương tiện, hỗ trợ tiếp thu kiến 
thức được dễ dàng hơn. 
3,6 1,8 8,9 60,7 25,0 
5 
Giúp SV thu nhận được nhiều thông tin, tích 
hợp nhiều kiến thức liên môn do đó sẽ hiểu 
bài sâu hơn. 
3,6 0,0 19,6 66,1 10,7 
Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở JoomLa xây dựng website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương 
79 
b. Nhận xét về tiến trình dạy học 
Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được thực hiện theo tiến trình dạy học đã xây 
dựng, chúng tôi có những nhận xét sau: 
Có thể tiến hành dạy học với sự hỗ trợ của website như những tiết học bình thường. Các 
bài giảng xây dựng không quá tải với thời lượng lên lớp và khả năng của SV, các website có nội 
dung ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết đã hỗ trợ rất tốt cho 
mục đích tự học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ học tập do GV đề ra. Những công cụ thu 
nhận phản ứng của SV có thể giúp cho GV hình dung được những biểu tượng ban đầu và 
khoảng trống kiến thức của SV để từ đó thiết kế những hoạt động học tập trên lớp một cách 
cách hợp lý, phù hợp với nhiều loại đối tượng và tận dụng tối đa thời gian học tập trên lớp. 
Website đã tạo ra một kênh liên lạc giữa SV với SV, SV với GV. Nhờ đó đã tích cực hóa, 
thu hút sự chú ý của SV vào bài học. Kết quả điều tra cho thấy, sử dụng website làm cho các tiết 
học VLĐC trở nên sinh động và SV tỏ ra thích thú hơn với môn vật lý, tự nguyện tham gia vào 
những hoạt động học tập, xây dựng bài sôi nổi và tích cực hơn. 
5.2.2. Đánh giá định lượng 
a. Phân bố tần số, tần suất tích lũy 
Bảng 2. Bảng phân bố tần số & tần suất tích lũy của lớp đối chứng (ĐC) và thực nghiệm (TN) 
Điểm 
Lớp TN Lớp ĐC 
Tần số Tần suất tích lũy (%) Tần số Tần suất tích lũy (%) 
4,0 0 0,0 1 2,5 
4,4 0 0,0 4 12,5 
4,8 2 4,4 2 17,5 
5,2 1 6,7 2 22,5 
5,6 4 15,6 2 27,5 
6,0 4 24,4 3 35,0 
6,4 1 26,7 4 45,0 
6,8 2 31,1 4 55,0 
7,2 4 40,0 5 67,5 
7,6 3 46,7 3 75,0 
8,0 7 62,2 1 77,5 
8,4 5 73,3 3 85,0 
8,8 4 82,2 1 87,5 
9,2 3 88,9 2 92,5 
9,6 2 93,3 2 97,5 
10,0 3 100,0 1 100,0 
Nguyễn Văn Dung, Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa 
80 
b. Mô tả thống kê qua các tham số 
Điểm trung bình của lớp TN là 7,6178, cao hơn lớp ĐC là 6,8000. 
 Độ lệch trung bình của giá trị trung bình của mỗi mẫu ra khỏi giá trị trung bình của dân số 
của lớp TN là 0,21796 nhỏ hơn lớp ĐC là 0,25661, chứng tỏ chất lượng điểm số lớp TN có sự 
đồng đều hơn, được thể hiện trong Bảng 3. 
Độ lệch của phân bố so với giá trị trung bình của lớp TN là -0.262 < 0, trong khi của lớp 
ĐC là 0.136 > 0, chứng tỏ điểm số trong mẫu lớp TN nghiêng về phía điểm cao, trong khi lớp 
ĐC nghiêng về phía điểm thấp. 
c. Biểu đồ phân bố tần số 
Hình 6. Biểu đồ phân bố tần số điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC. 
Bảng 3. Các tham số thống kê mô tả cho mẫu. 
 Lớp TN Lớp ĐC 
 Sĩ số 45 40 
 Điểm trung bình của mẫu 7,6178 6,8000 
 Sai số chuẩn của mẫu 0,21796 0,25661 
 Số trung vị 7,8400 6,8000 
 Lớp TN Lớp ĐC 
 Điểm số có nhiều SV đạt được nhất 8,00 7,20 
 Độ lệch chuẩn 1,46214 1,62291 
 Phương sai 2,138 2,634 
 Độ lệch của phân bố so với giá trị trung bình -0,262 0,136 
 Mức độ phân bố tập trung -0,860 -0,753 
 Chênh lệch điểm thấp nhất và điểm cao nhất 5,20 6,00 
 Điểm thấp nhất 4,80 4,00 
 Điểm cao nhất 10,00 10,00 
Tổng điểm 342,80 272,00 
Lớp ĐC 
Điểm trung bình của mẫu = 6.80 
Độ lệch chuẩn = 1.623 
Lớp TN 
Điểm trung bình của mẫu = 7.62 
Độ lệch chuẩn = 1.462 
Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở JoomLa xây dựng website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương 
81 
d. Kiểm định giả thuyết thống kê 
Đặt giả thuyết kiểm định (hai chiều) sự khác biệt về điểm trung bình của hai lớp với mức ý 
nghĩa = 0.05. 
 H0: Sự khác biệt về điểm trung bình của hai lớp TN và ĐC không có ý nghĩa thống kê. 
 H1: Sự khác biệt về điểm trung bình của hai lớp TN và ĐC có ý nghĩa thống kê. 
Tiến hành kiểm định: Thực hiện kiểm định bằng t-Test vì phân bố chọn mẫu của lớp TN là 
phân bố chuẩn. Kết quả t-Test như Bảng 4. 
Kết quả của t-Test: Sig. (2-tailed) = 0.017 < 0.05: Kết quả này bác giả thuyết H0 và ủng hộ 
giả thuyết H1. Như vậy sự khác biệt về điểm trung bình của hai lớp ĐC và TN là có ý nghĩa 
thống kê. 
Tương quan đồ thị phân bố tần số và tần suất giữa lớp TN và lớp ĐC 
Đường tích luỹ của lớp TN nằm bên phải và phía dưới đường tích luỹ của lớp ĐC theo 
chiều tăng lên của điểm số Xi, chứng tỏ tỉ lệ SV khá, giỏi ở lớp TN cao hơn lớp ĐC, kết quả học 
tập của SV lớp TN là tốt hơn, sự khác biệt về điểm trung bình giữa lớp TN và lớp ĐC là có ý 
nghĩa thống kê, Hình 7 và Hình 8. 
Bảng 4. Kết quả phép kiểm định tham số (t-Test). 
Thống kê nhóm 
 Lớp Sĩ số 
Điểm trung 
bình của mẫu 
Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn của mẫu 
Điểm 
1 45 7,6178 1,46214 0,21796 
2 40 6,8000 1,62291 0,25661 
Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai mẫu độc lập 
 Kiểm định 
phương sai đồng 
nhất 
Kiểm định tham số 
F 
Giá trị P 
(Sig.) 
t 
Giá trị 
bậc tự 
do (df) 
Giá trị P 
Sig. (2-
tailed) 
Sự khác 
biệt của 
mẫu 
Sự khác 
biệt của 
sai số 
chuẩn 
95% Độ tin cậy của 
sự khác biệt 
Thấp hơn Cao hơn 
Điểm 
Phương sai 
đồng nhất 
0,236 0,629 2,444 83 0,017 0,81778 0,33460 0,15226 1,48329 
Phương sai 
không đồng 
nhất 
2,429 79,087 0,017 0,81778 0,33668 0,14764 1,48791 
Nguyễn Văn Dung, Đinh Nguyễn Trọng Nghĩa 
82 
Hình 7. Biểu đồ tương quan so sánh phân bố tần số điểm Xi của lớp ĐC và lớp TN. 
Hình 8. Biểu đồ phân bố tần suất tích lũy của lớp ĐC và lớp TN. 
6. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu này đã giới thiệu tổng quan về phần mềm mã nguồn mở JoomLa, sơ lược các 
bước cần thiết để xây dựng được một website hỗ trợ dạy học, trên cơ sở đó thiết kế website hỗ 
trợ dạy học VLĐC. Website này về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu sư phạm về mặt nội 
dung, tính thẩm mỹ và đã tích hợp được khá đầy đủ các công cụ kiểm tra, đánh giá cũng như 
tăng cường mối liên hệ giữa người dạy và người học. Từ đó trở thành một phương tiện hữu hiệu 
góp phần tăng cường tính tích cực, tự lực cho SV và nâng cao kết quả dạy học môn VLĐC. 
Quá trình thực nghiệm sư phạm cũng đã được triển khai, giảng dạy thí điểm Chương 2 – 
Động lực học chất điểm đối với SV hệ đại học chính quy tại trường ĐH Công nghiệp Thực 
phẩm TP.HCM. Kết quả đánh giá đã cho thấy tính khả thi trong việc ứng dụng mã nguồn mở 
JoomLa để thiết kế website dạy học và những tín hiệu tích cực mà website dạy học mang lại, 
SV học tập sôi nổi, tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo và kết quả học tập được nâng cao. Tuy 
nhiên để kết quả trên mang tính khái quát và có độ tin cậy hơn, quá trình thực nghiệm cần được tiến 
hành trên phạm vi đối tượng và chương trình rộng hơn, thời gian thực nghiệm nhiều hơn. 
Hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ vào việc đổi mới PPDH vật lý đồng thời làm 
phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà sư phạm có mong muốn tiếp tục tìm hiểu 
về mã nguồn mở JoomLa để thiết kế và xây dựng những website dạy học cho riêng mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.. 
2. Nguyễn Tấn Thành (2010), Quản trị website JoomLa, Tài liệu Lưu hành nội bộ trường 
Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 
3. Nguyễn Văn Dung (2016), Vận dụng mô hình dạy học vừa đúng lúc vào dạy học phần 
động lực học chất điểm - Chương trình vật lý đại cương với sự hỗ trợ của website dạy 
Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở JoomLa xây dựng website hỗ trợ dạy học vật lý đại cương 
83 
học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học Thái Doãn Thanh (chủ biên), Lê Văn Nam, Đinh 
Nguyễn Trọng Nghĩa (2010), Giáo trình Vật lý đại cương – Tập 1 Cơ nhiệt, TL Lưu hành 
nội bộ trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh. 
ABSTRACT 
APPLICATION OF JOOMLA OPEN SOURCE IN DEVELOPING A WEBSITE 
SUPPORTING TEACHING GENERAL PHYSICS 
Nguyen Van Dung
*
, Dinh Nguyen Trong Nghia 
Ho Chi Minh city University of Food Industry 
*
Email: dungnv@cntp.edu.vn 
In this paper, we present the application of JoomLa! open source in developing a wesite 
supporting teaching general physics at Hochiminh City University of Food Industry. We also do 
an experimental teaching with chapter 2 in the module General Physics 1. This experimental 
teaching brought positive results for students. Students are more positive, proactive, and 
innovative. 
Từ khóa: Open source, JoomLa, JoomLa website, Physics. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_ma_nguon_mo_joomla_xay_dung_website_ho_t.pdf